Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Trần Thanh Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Trần Thanh Sơn

TẬP ĐỌC

THƯ THĂM BẠN (Tiết 5)

I. MỤC TIÊU:

-Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.

-Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.

-Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.

II. CHUẨN BỊ:

-Tranh minh hoạ bài đọc.

 -Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.

 -Băng giấy viết câu, đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 81 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Trần Thanh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3:
ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết3)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được:
 -Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và vượt qua khó khăn.
 -Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
 -Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
 -Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài “Trung thực trong học tập”.
 +Kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
 -GV nhận xét, ghi điểm.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Kể chuyện một học sinh nghèo vượt khó.
 -GV giới thiệu: Trong cuộc sống thường xảy ra những rủi ro, chúng ta cũng có thể rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có thể làm gì để vượt lên số phận?
 Truyện “Một học sinh nghèo vượt khó” trong SGK kể về trường hợp bạn Thảo. Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?
 -GV kể chuyện.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Câu 1 và 2- SGK trang 6)
 -GV chia lớp thành 2 nhóm.
 òNhóm 1: Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày?
 òNhóm 2 : Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
 -GV ghi tóm tắt các ý trên bảng.
 -GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi (Câu 3- SGK trang 6)
 -GV nêu yêu cầu câu 3:
 +Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?
 -GV ghi tóm tắt lên bảng 
 -GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 7).
 -GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a/. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c/. Chép luôn bài của bạn.
d/. Nhờ người khác làm bài hộ.
đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
e/. Bỏ không làm.
 -GV kết luận: Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực.
 -GV hỏi:
 Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì?
-HS đọc ghi nhớ.
-HS lắng nghe.
-Cả lớp nghe.1-2 HS tóm tắt lại câu chuyện.
-Các nhóm thảo luận.Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
-Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết.
-HS cả lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết.
-HS nêu cách sẽ chọn và giải quyết lí do.
-HS phát biểu
-HS lắng nghe.
-1-2HS đọc ghi nhớ trong SGK/6
3. Củng cố dặn dò:
-Thế nào là vượt khó trong học tập?
-CHUẨN BỊ bài tập 2- 3 trong SGK trang 7.
-Thực hiện các hoạt động:
 +Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập.
 +Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập.
-HS trả lời.
-Cả lớp CHUẨN BỊ.
-HS cả lớp thực hành
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
TẬP ĐỌC
THƯ THĂM BẠN (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU:
-Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
-Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
-Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh minh hoạ bài đọc.
 -Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.
 -Băng giấy viết câu, đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: : Truyện cổ nước mình
- 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ – Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài ntn ?. Gv nhận xét ghi điểm
 - 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ – Nêu ý nghĩa bài thơ ? 
-2HS lên bảng.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Gv treo tranh. Bức tranh thể hiện tình yêu thương của mọi người đ/với đồng bào bị lũ lụt. Bạn nhỏ thể hiện tấm lòng yêu thương, chia sẻ của mình ntn chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc :Thư thăm bạn. – Gv ghi tựa.
a. luyện đọc bài mới
 Gv bức thư chia thành 3 đoạn
 - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (3 lượt).Gv khen HS đọc đúng. Sửa chữa HS phát âm sai và đọc giọng quá to. Chú ý ngắt nghỉ hơi ở câu dài.Giải nghĩa từ khó.
-HS đọc theo cặp
-Gọi 1 HS đọc.
-Gv đọc diễn cảm bức thư- giọng trầm buồn, chân thành
b. Tìm hiểu bài mới
* Đ1 – HS đọc thầm gv kết hợp hỏi:
- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ? 
-Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? 
* Đ2-3 – HS đọc thầm, trả lời
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ? nhận xét bổ sung. Gv hỏi tiếp:
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ? (3 câu)
 HS làm việc nhóm 4 – đọc thầm những dòng mở đầu và kết thúc bức thư, trả lời câu hỏi:
-Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư? 
-Nêu ý chính của bài?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
 -Gọi HS đọc đọan nối tiếp. Hướng dẫn tìm giọng đọc hay.
 Gv đính Đ1 lên bảng hướng dẫn HS cách đọc.
-GV đọc mẫu. 
- 1 HS đọc lại. HS đọc nhóm đôi.
-HS thi đọc diễn cảm Đ1
-HS lắng nghe.
-3HS đọc nối tiếp.
-HS đọc nhóm đôi.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
-HS đọc thầm. Trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS đọc thầm. Trả lời
-HS trả lời, nhận xét. 
-Thảo luận nhóm.
-HS trả lời.
-1số HS nêu.
-3 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
-HS đọc
-3HS thi đọc diễn cảm. NX.
3. Củng cố dặn dò:
-Bức thư thể hiện tình cảm gì ? ( tình thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.)
-Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa? Giáo dục tư tưởng.
-Về nhà các em đọc lại bức thư, xem trước bài Người ăn xin
-HS trả lời.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
TOÁN
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (TT) (Tiết 11)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
 -Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
 -Củng cố về các hàng, lớp đã học.
 -Củng cố bài toán về sử dụng bảng thống kê số liệu.
II. CHUẨN BỊ:
-Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu) như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 10.
-Kiểm tra VBT ở nhà của một số HS.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 -GV: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
 a.Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu : 
 -GV treo bảng các hàng, lớp như SGK lên bảng.
 -GV vừa viết vào bảng trên vừa giới thiệu: Cô có 1 số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
 -Bạn nào có thể lên bảng viết số trên.
 -Bạn nào có thể đọc số trên.
 -GV hướng dẫn lại cách đọc.
 +Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. GV vừa giới thiệu vừa dùng phấn gạch chân dưới từng lớp để được số 342 157 413
 -GV yêu cầu HS đọc lại số trên.
 -GV có thể viết thêm một vài số khác cho HS đọc.
 b.Luyện tập.
 Bài 1:MT: Viết số vào bảng có sẵn.
 -GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập, trong bảng số GV kẻ thêm một cột viết số.
 -GV yêu cầu HS viết các số mà bài tập yêu cầu.
 -GV yêu cầu HS kiểm tra các số bạn đã viết trên bảng.
 -GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số.
 -GV chỉ các số trên bảng và gọi HS đọc số.
 Bài 2: MT: Đọc số.
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết các số trong bài lên bảng, có thể thêm một vài số khác, sau đó chỉ định HS bất kì đọc số.
 Bài 3:MT: Viết số.
 -GV lần lượt đọc các số trong bài và một số số khác, yêu cầu HS viết số theo đúng thứ tự đọc.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4: MT: Đọc số dựa vào bảng thống kê.
 -GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn bảng thống kê số liệu của bài tập và yêu cầu HS đọc.
 -GV yêu cầu HS làm bài theo cặp, 1 HS hỏi, HS kia trả lời, sau mỗi câu hỏi thì đổi vai.
 -GV lần lượt đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
 -GV có thể yêu cầu HS tìm bậc học có số trường ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số HS ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số GV ít nhất (hoặc nhiều nhất). 
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-1 HS lên bảng cả lớp viết vào giấy nháp.-Một số HS đọc .
-HS thực hiện tách số thành các lớp theo thao tác của GV.
-Một số HS đọc cá nhân, 
-HS đọc đề bài.
-1 HS lên bảng ,cả lớp viết vào vở
-HS kiểm tra và nhận xét 
- 1 HS chỉ số cho HS kia đọc, sau đó đổi vai.
-Mỗi HS được đọc từ 2 đến 3 số.
-Đọc số.
-Đọc số theo yêu cầu của GV.
-3 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào vở.
-HS đọc bảng số liệu.
-HS làm bài.
-3 HS lần lượt trả lời từng câu hỏi trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS cả lớp.
3. Củng cố dặn dò:
-GV viết các số:1235460; 54120756; 8745621; 124564397.Đại diện 2 dãy HS thi đua đọc.
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và CHUẨN BỊ bài sau.
-Mỗi dãy 2 HS đọc. NX.
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
KHOA HỌC
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
 -Kể được tên có chứa nhiều chất đạm và chất béo.
 -Nêu được vai trò của các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.
 -Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa chất đạm và chất béo
II. CHUẨN BỊ:
-Các hình minh hoạ ở trang 12, 13 / SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo mà em biết?
-Nêu vai trò cũa chất đạm và chất béo đối với cơ thể? 
-2HS trả lời.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo ?
MỤC TIÊU: Phân loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
Cách tiến hành: Thảo luận nhóm đôi.
 -Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 / SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm, những thức ăn nào chứa nhiều chất béo ?
 -Gọi HS trả lời câu hỏi: GV nhận xét, bổ sung.
* GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm ?
 -Những thức ăn nào có chứa nhiều chất béo?
Hoạt động 2: Vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.
MỤC TIÊU: 
 -Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và
 thức ă ... m . 
 +Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
 GV nhận xét và kết luận ý đúng.
 3/.Khai thác khoáng sản :
 Hoạt dộng cá nhân :
 - GV cho HS quan sát hình 3 và đọc SGK mục 3 để trả lời các câu hỏi sau :
 +Kể tên một số khoáng sản có ở HLS?
 +Ở vùng núi HLS ,hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ?
 +Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân .
 +Tại sao chúng ta phải bảo vệ ,giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí ?
 +Ngoài khai thác khoáng sản ,người dân miền núi còn khai thác gì ?
 GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu hỏi .
-Đọc ghi nhớ trong SGK.
-HS nghe.
-HS dựa vào mục 1 trả lời.
-HS tìm vị trí .
-HS quan sát và trả lời :
-HS khác nhận xét và bổ sung .
-Chia nhóm.
-HS dựa vào tranh ,ảnh để thảo luận .
-HS đại diện nhóm trình bày kết quả.
-HS nhóm khác nhận xét,bổ sung .
-HS cả lớp quan sát hình 3 và đọc mục 3 ở SGK rồi trả lời :
-HS khác nhận xét,bổ sung. 
-3 HS đọc .
3. Củng cố dặn dò:
 -Người dân ở HLS làm những nghề gì ?
 -Nghề nào là nghề chính ?
 -Kể tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở HLS .
 - GV tổng kết bài .
 -Dặn HS về nhà học bài và CHUẨN BỊ trước bài :Trung du Bắc Bộ .
 -Nhận xét tiết học .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
ÂM NHẠC
HỌC HÁT: BẠN ƠI LẮNG NGHE (Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
3. Củng cố dặn dò:
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN (Tiết 8)
I. MỤC TIÊU:
-Tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn 
-Kể lại câu chuyện theo cốt truyện một cách hấp dẫn , sinh động . 
II. CHUẨN BỊ
-Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý .
-Giấy khổ to + bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
_ Gọi 1 HS trả lời câu hỏi : Thế nào là cốt truyện ? Cốt truyện thường có những phần nào ?
_ Gọi HS kể lại chuyện Cây khế? 
_ Gọi HS đọc cốt truyện về tính ngay thẳng , thật thà mà em đã được đọc được nghe
_ Nhận xét và cho điểm từng HS . 
-3HS lên bảng.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng cốt truyện . Lớp mình sẽ thi xem bạn nào có trí tưởng tượng phong phú , ham thích làm văn kể chuyện .
*.Hướng dẫn làm bài tập 
 a) Tìm hiểu ví dụ 
_ Gọi HS đọc đề bài 
_ Phân tích đề bài .Gạch chân dưới những từ ngữ : ba nhân vật , bà mẹ ốm , người con , bà tiên. 
_ Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì ?
_ Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính . Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại một câu. 
 b) Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt chuyện 
_ GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
_ Gọi HS đọc gợi ý 1. 
_ Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi vào 1 bên bảng 
 1 . Người mẹ ốm như thế nào ? 
 2 .Người con chăm sóc mẹ như thế nào ? 
 3 .Để chữa khỏi bệnh cho mẹ , người con gặp những khó khăn gì ? 
 4 . Người con đã quyết tâm như thế nào ? 
 5 . Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào ? 
_ Gọi HS đọc gợi ý 2 
 3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ ,người con gặp những khó khăn gì ? 
 4. Bà tiên làm như thế nào để thử thách lòng trung thực của người con ? 
 5.Cậu bé đã làm gì ? 
c) Kể chuyện 
_Kể trong nhóm : Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý 
_ Kể trước lớp 
_ Gọi HS tham gia thi kể . Gọi lần lượt 1 HS kể theo tình huống 1 và một HS kể theo tình huống 2 .
_ Gọi HS nhận xét , đánh giá lời kể của bạn 
_ Nhận xét cho điểm HS. 
-HS nghe.
_ 2 HS đọc đề bài 
_HS theo dõi.
_HS trả lời.
_ lắng nghe 
_ HS phát biểu.
_ 2 HS đọc thành tiếng. 
_ Trả lời tiếp nối theo ý mình. 
_NX, BS. 
_ 2 HS đọc thành tiếng 
_ Trả lời.NX, BS.
_ Kể chuyện theo nhóm , 1 HS kể , các em khác lắng nghe , bổ sung , góp ý cho bạn 
-4-5 HS thi kể 
_ Nhận xét. Tìm ra một bạn kể hay nhất , 1 bạn tưởng tượng ra cốt truyện hấp dẫn mới lạ.
3. Củng cố dặn dò:
_Goi 1-2 HS nêu lại cách xây dựng cốt truyện?
_ Nhận xét tiết học .
_ Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và CHUẨN BỊ bài sau .
_HS nêu.
_HS nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
TOÁN
GIÂY, THẾ KỈ (Tiết 20)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 -Làm quen với đơn vị đo thời gian : giây, thế kỉ.
 -Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút ., giữa năm và thế kỉ .
II. CHUẨN BỊ:
-Một chiếc đồng hồ thật , loại có cả ba kim giờ , phút, giây và có các vạch chia theo từng phút .
 -GV vẽ sẵn trục thời gian như SGK lên bảng phụ và giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS đọc tên các đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé và ngược lại.
-Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì gấp hoặc kém nhau mấy lần? Cho VD.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
-1số HS trả lời.
-HS trả lời, nhận xét. 
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đơn vị đo thời gian nữa, đó là giây và thế kỉ.
a.Giới thiệu giây, thế kỉ: 
 * Giới thiệu giây:
 -GV cho HS quan sát đồng hồ thật, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ.
 -GV hỏi: Khoảng thời gian kim giờ đi từ số 1 đến số2 là bao nhiêu giờ ?
 -Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút ?
 -Một giờ bằng bao nhiêu phút ?
 -GV chỉ kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi: Bạn nào biết kim thứ ba này là kim chỉ gì ?
 -GV giới thiệu: Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch liền sau đó trên mặt đồng hồ là một giây.
 -GV yêu cầu HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết khi kim phút đi được từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu ?
 -Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây.
 -GV viết lên bảng: 1 phút = 60 giây.
 * Giới thiệu thế kỉ:
 -GV: Để tính thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ, 1 thế kỉ dài bằng 100 năm.
 -GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK và giới thiệu:
 +Đây được gọi là trục thời gian. Trên trục thời gian, 100 năm hay 1 thế kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa hai vạch dài liền nhau.
 +Người ta tính mốc các thế kỉ như sau:
 ¬Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất.
 ¬Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai.
 ¬Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ thứ ba
 ¬Từ năm 1900 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi.
 -GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. Sau đó hỏi:
 +Năm 1879 là ở thế kỉ nào ?
 +Năm 1945 là ở thế kỉ nào ?
 +Em sinh vào năm nào ? Năm đó ở thế kỉ thứ bao nhiêu ?
 +Năm 2005 ở thế kỉ nào ? Chúng ta đang sống ở thế kỉ thứ bao nhiêu ? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào ?
 -GV giới thiệu: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ mười lăm ghi là XV.
 -GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19, 20, 21 Bằng chữ số La Mã.
 b.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1: MT: Đổi đơn vị đo thời gian.
 TH: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài.
 -GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 -Yêu cầu HS nêu cách làm.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 -GV hướng dẫn HS xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỉ nào và ghi vào vở.
Bài 4 -GV hướng dẫn phần a:
 +Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy ?+Năm nay là năm nào ?
 +Tính từ khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long đến nay là bao nhiêu năm ? Tính bằng cách nào?
 -GV yêu cầu HS làm tiếp phần b.
 -GV chữa bài và cho điểm HS.
-HS nghe.
-HS quan sát và chỉ theo yêu cầu..
-HS trả lời, nhận xét. 
-1 giờ bằng 60 phút.
-HS nêu .
-HS nghe giảng.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS đọc: 1 phút = 60 giây.
-HS nghe và nhắc lại:
1 thế kỉ = 100 năm.
HS theo dõi và nhắc lại.
-HS trả lời.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS ghi ra nháp một số thế kỉ bằng chữ số La Mã.
-1HS đọc yêu cầu.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Theo dõi và chữa bài.
-HS làm bài.
-Sửa bài.
-HS theo dõi và trả lời.
-HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
3. Củng cố dặn dò:
-1 giờ bằng mấy phút? 1 phút bằng mấy giây? 1 thế kỷ bằng mấy năm?
-Năm 1830 thuộc thế kỉ thứ mấy?
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 3 và CHUẨN BỊ bài sau.
HS trả lời.
-HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
KỸ THUẬT
KHÂU THƯỜNG ( TT-Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
 -HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
 -Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
 -Rèn luyện tính kiên trì, sư khéo léo của đôi bàn tay.
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh quy trình khâu thường.
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu kích 20 – 30cm.
 +Len (hoặc sợi) khác màu với vải.
 +Kim khâu len (kim khâu cỡ to), thước may, kéo, phấn vạch.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ học tập. 
-CHUẨN BỊ đồ dùng học tập.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Khâu thường.
* Hướng dẫn cách làm:
 Hoạt động 3: HS thực hành khâu thường
 -Gọi HS nhắc lại kĩ thuật khâu mũi thường.
 -Vài em lên bảng thực hiện khâu một vài mũi khâu thường để kiểm tra cách cầm vải, cầm kim, vạch dấu.
 -GV nhận xét, nhắc lại kỹ thuật khâu mũi thường theo các bước:
 +Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
 +Bước 2: Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu.
 -GV nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu. 
 -HS thực hành khâu.
 -GV chỉ dẫn thêm cho các HS còn lúng túng.
 Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành. 
 -GV dán bảng các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: 
 +Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của mảnh vải.
 +Các mũi khâu tương đối đều và bằng nhau, không bị dúm và thẳng theo đường vạch dấu.
 +Hoàn thành đúng thời gian quy định.
 -GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm động viên, khích lệ các em.
 -GV đánh giá sản phẩm của HS . 
-HS lắng nghe.
-HS nêu.
-2 HS lên bảng làm.
-HS lắng nghe.
-HS thực hành cá nhân theo nhóm.
-HS trình bày sản phẩm.
-1 HS đọc tiêu chí đánh giá.
-HS tự đánh giá sản phẩm của bạn, của mình theo tiêu chuẩn .
-HS nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét về sự CHUẨN BỊ, tinh thần học tập của HS.
 - CHUẨN BỊ vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường”.
HS nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T 3Son.doc