Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Đặng Văn Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Đặng Văn Sơn

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Hs hiểu: Con người phải sống. thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau.

- Mọi người cần phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch.

- Những việc cần làm để môi trường trong sạch.

- Biết đồng tình ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trưòng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu học tập.

- Tranh vẽ về bảo vệ môi truờng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 35 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Đặng Văn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 30
 	 Ngày soạn : 07 / 04 / 2010
	 Ngày giảng : Thứ hai ngày 12 tháng 04 năm 2010
1.Đạo đức
Tiết 30: Bảo vệ môi trường ( tiết 1).
I. Mục đích yêu cầu :
- Hs hiểu: Con người phải sống. thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau.
- Mọi người cần phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch.
- Những việc cần làm để môi trường trong sạch.
- Biết đồng tình ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trưòng.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu học tập.
- Tranh vẽ về bảo vệ môi truờng.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. KTBC: 3p
? Chúng ta nhận được gì từ môi truờng ?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 25p
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Chia nhóm, nêu yêu cầu hoạt động.
- Yêu cầu hs thảo luận nội dung thông tin SGK/ 43,44
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- Kết luận kết quả.
? Theo em, môi trường sống trong tình trạng như vậy là vì đâu?
- Kết luận kết quả.
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/36.
*Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến
 ( bài tập 1/ SGK)
- Gọi hs đọc, nêu yêu cầu.
- yêu cầu hs trình bày ý kiến cá nhân và giải thích lí do.
- Nhận xét kết quả.
? Vậy, để bảo vệ môi trường, chúng ta cần làm gì? tránh làm gì?
- Kết luận chung.
* Hoạt động 3: tiếp nối
? Vì sao ta cần bảo vệ môi trường?
? Để giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, ta cần làm gì?
3. củng cố dặn dò: 3p
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học.
- Dặn hs: Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương nơi em sống.
- 2 em trả lời, lớp nhận xét.
- Trao đổi nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến, bổ sung.
+ Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực.
+ Dầu tràn: gây ô nhiễm biển, sinh vật và con người nhiễm bệnh.
+ Rừng bị thu hẹp: lượng nước ngầm giảm, hạn hán, lũ lụt thường xảy ra...
+ Do chặt phá cây cối, tàn phá rừng phòng hộ, vứt rác bẩn bừa bãi, đổ chất thải, nước thải bẩn ra sông , biển...
- 1-2 em đọc.
* Làm việc cá nhân
- 1 em nêu.
- Lần lượt trình bày ý kiến.
+ Những việc thể hiện ý thức bảo vệ môi trường: b, c, đ, g.
+ Những việc chưa thể hiện ý thức bảo vệ môi trường: a,d,e,h vì đã gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, môi trường sống.
+ Cần: hạn chế thải rác, khói, nước thải, hoá chất độc hại vào môi trường, trồng nhiều cây xanh.
+ Tránh: chặt phá cây rừng bừa bãi, xả chất thải bừa bãi....
- 2-3 em nối tiếp trả lời
___________________________________________________
2.Toán
Tiết 146 : Luyện tập chung.
I. Mục đích yêu cầu :
Giúp HS củng cố về:
- Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.
- Giải toán tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Tính diện tích hình bình hành.
II. Đồ dùng dạy học :
- Gv: bảng phụ.
- Hs: sgk
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ktbc: 5p
- Gọi HS chữa bài cũ.
- Gọi 1 số em nêu lại các bước giải bài toán khi biết tổng ( hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó?
- Chấm 1 số VBT
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới : 32p
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn luyện tập
- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Gọi 1 số em nêu lại cách thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số; thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chứa phân số.
- Yêu cầu hs làm VBT.
- Gọi hs lần lượt trình bày bài làm.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Gọi hs đọc bài toán.
? Muốn tính diện tích hình bình hành, ta làm ntn?
- Yêu cầu hs làm VBT, 1 em làm bảng phụ.
- Gọi hs trình bày bài giải.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Gọi Hs đọc đề toán.
- Hướng dẫn hs phân tích đề, xác định dạng toán và các bước giải. 
- Yêu cầu hs làm VBT.
- Gọi 1 em chữa bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Gọi Hs đọc đề toán.
- Hướng dẫn hs phân tích đề, xác định dạng toán và các bước giải. 
- Yêu cầu hs làm VBT.
- Gọi 1 em chữa bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
- HS đọc y/c bài tập, làm bài, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò : 3p
- Hệ thống kiến thức luyện tập.
- Tổng kết bài.
- Nhận xét giờ học.
- BVN : VBT
- 1hs lên bảng làm.
*Bài 1 ( SGK/153)
a. b. 
c. d. 
e. 
*Bài 2( SGK/153)
Bài giải
Chiều cao của hình bình hành là:
18 x = 10 ( cm )
Diện tích hình bình hành là:
18 x 10 = 180 ( cm2)
 Đáp số: 180 cm2 
*Bài 3( SGK/153)
Bài giải
... Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 ( phần)
Số ôtô có trong gian hàng là:
63 : 7 x 5 = 45 (chiếc) 
 Đáp số: 45 chiếc
*Bài 4( SGK/153)
Bài giải
... Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
9 - 2 = 7 ( phần)
Tuổi con là:
35 : 7 x 2 = 10 (tuổi) 
 Đáp số: 10 tuổi 
*Bài 5( SGK/153)
- Phân số chỉ số phần đã tô màu ở hình H bẵng phân số chỉ phần tô màu ở hình B.
________________________________________________
3.Tập đọc
Tiết 59: Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất
I. Mục đích yêu cầu :
1. Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về những gian khổ, hy sinh mà đoàn thám hiểm đã trải qua, sứ mạng vinh quang mà họ đã đạt được.
- Đọc toàn bài với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung chính của bài: Ca ngợi Ma- gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc: " Vượt Đại Tây Dương....tinh thần.”
- Bản đồ thế giới.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
A. ktbc : 5p
- Gọi Hs đọc thuộc lòng bài “ Trăng ơi...từ đâu đến ” và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới : 32p
1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK.
- Giới thiệu về nhà thám hiểm Ma- gien - lăng và chuyến thám hiểm hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất của ông.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- Hướng dẫn hs luyện đọc: Xê- vi- la, Ma- gien – lăng, Ma- tan.
- Hướng dẫn chia đoạn.
- Gọi Hs đọc nối tiếp ( 3 lượt ); G kết hợp :
 + Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
 + Giải nghĩa từ ( Như chú giải SGK )
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- G đọc mẫu.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi Hs đọc câu hỏi SGK.
- Yêu cầu hs trao đổi theo nhóm và nêu ý kiến.
? Ma- gien - lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
? Vì sao Ma- gien - lăng đặt tên cho đại dơng mới tìm đợc là Thái Bình Dương?
- Giảng và nêu thêm : Eo biển dẫn ra Thái Bình Dương sau này có tên là eo biển Ma- gien - lăng.
? Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
? Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại ntn?
? Hạm đội của Ma- gien - lăng đã đi theo hành trình nào?
- Treo bản đồ thế giới và giới thiệu về hành trình của đoàn thám hiểm.
? Đoàn thám hiểm đã đạt được những kết quả gì?
- Yêu cầu hs đọc thầm toàn bài và nêu ý từng đoạn.
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về các nhà thám hiểm?
? Nội dung chính của bài là gì?
- Tóm tắt ý kiến và chốt nội dung, ghi bảng.
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi 3 em nối tiếp đọc, nêu giọng đọc.
- Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 
 " Vượt Đại Tây Dương....tinh thần.”
- Yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho Hs thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò : 3p
? Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, các em cần phải làm gì?
 - Nhận xét giờ học, dặn Hs luyện đọc, học thuộc lòng đoạn 3 và chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Quan sát chân dung nhà thám hiểm Ma- gien - lăng.
- Theo dõi đọc
- Mỗi lượt 4 em đọc nối tiếp.
HS 1: Ngày 20... vùng đất mới.
HS 2: Vợt Đại Tây Dương... Thái Bình Dương.
HS 3: Thái Bình Dương...tinh thần.
HS 4: Đoạn đường từ đó...mình làm.
HS 5 : Những thuỷ thủ...Tây Ban Nha.
HS 6: Chuyến đi đầu tiên...vùng đất mới.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi đọc.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- HS trao đổi theo nhóm.
- Các nhóm nối tiếp nêu ý kiến.
+ Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
+ Vì ông thấy nơi đây sóng yên biển lặng.
+ Bị hết thức ăn, nước ngọt, đối mặt với cái chết, phải giao tranh với dân đảo Ma- tan, Ma- gien - lăng đã chết.
+ Bị mất bốn chiếc thuyền, gần hai trăm người bỏ mạng, chỉ huy là Ma- gien - lăng bị chết, chỉ còn một chiếc thuyền và mời tám ngời sống sót. 
+ Châu Âu- Đại Tây Dương- Châu Mĩ- Thái Bình Dương- Châu á- ấn Độ 
Dương- Châu Phi.
- Quan sát.
+ Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
- Nối tiếp nêu:
Đ1: Mục đích của cuộc thám hiểm.
Đ2: Phát hiện ra Thái Bình Dương.
Đ3: Những khó khăn của đoàn thám hiểm.
Đ4: Giao tranh với dân đảo Ma-tan và Ma- gien - lăng bỏ mạng.
Đ5: Trở về Tây Ban Nha.
Đ6: Kết quả của đoàn thám hiểm.
+ Là những người dũng cảm, ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá, vượt qua mọi khó khăn để mang lại những cái mới cho loài người.
+ Ca ngợi Ma- gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
- 2-3 em nhắc lại nội dung.
- 3 em mỗi em đọc 2 đoạn, nêu giọng đọc phù hợp.
- Luyện đọc theo cặp.
- Các nhóm thi đọc, lớp nhận xét, chấm điểm.
+ hs phát biểu.
__________________________________________________
4.Lịch sử
Tiết 30: Những chính sách về kinh tế , văn hoá 
của vua Quang Trung.
I. Mục đích yêu cầu :
Sau bài học, HS biết:
- Một số chính sách về kinh tế, văn hoá của vua Quang Trung, tác dụng của các chính sách đó đối với việc ổn định và phát triển đất nước.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tư liệu tham khảo.
- Phiếu thảo luận nhóm.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. ktbc: 5p
- Gọi hs trả lời câu hỏi bài cũ SGK
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : 32p
- Giới thiệu và ghi tên bài học mới.
*Hoạt động 1 : Quang Trung xây dựng đất nước.
- Phát phiếu thảo luận.
- Gọi hs đọc nội dung, yêu cầu thảo luận.
- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày, bổ sung kết quả.
- Gọi hs tóm tắt lại các chính sách của vua Quang Trung để ổn định và xây dựng đất nước.
- Tổng kết hoạt động 1
*Hoạt động 2 : Quang Trung- Ông vua luôn chú trọng bảo tồn văn hoá dân tộc.
- Gọi hs đọc SGK.
? Tại sao vua Quang Trung luôn đề cao chữ Nôm?
- Giảng giải, cung cấp tư liệu mở rộng.
? Em hiểu câu" xây dựng đất nước, lấy việc học làm đầu của vua Quang Trung ntn?
- Mở rộng thêm về cuộc đời và công lao của vua Quang Trung.
- Đọc tài liệu tham khảo.
* Hoạt động kết t ...  bài TDPTC.
 x x x x x 
 x x x x x 
- Tập đồng loạt theo 3 hàng dọc
- GV nêu tên động tác, làm mẫu, cho hs thực hiện, G uốn nắn.
- Cho hs tập hợp theo đội hình 2 hàng dọc sau vạch chuẩn bị
- Khi có hiệu lệnh mới được tiến vào vạch chuẩn bị để thực hiện tư thế chuẩn bị hoặc nhặt bóng.
- GV nêu tên trò chơi, cùng hs nhắc lại cách chơi.
- Cho hs chơi thử 2 lần.
- Chia nhóm 3, cho hs chơi, nhắc nhở an toàn tập luyện.
 x x x x x 
 x x x x x 
____________________________________________________
2.Tập làm văn
Tiết 60: Điền vào giấy tờ in sẵn.
I. Mục đích yêu cầu :
- Hs biết điền dúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Hiểu tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
 II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu tạm trú tạm vắng cho từng hs và phiếu to dán trên bảng lớp.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
A. ktbc: 5p
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng và hoạt động của con chó, mèo.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới : 32p
1. Giới thiệu bài
+ Em đã từng viết vào những loại giấy tờ in sẵn nào?
- Nêu yêu cầu bài học, ghi tên bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Treo phiếu phô tô:
? Đây là gì?
- Gọi 2 Hs đọc yêu cầu bài và nội dung phiếu.
- Hướng dẫn hs cách viết từng mục.
- Yêu cầu hs tự làm phiếu, sau đó đổi chéo để chữa bài.
- Gọi hs đọc phiếu đã điền hoàn chỉnh.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Gọi Hs đọc yêu cầu .
- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi.
? Khi nào cần phải viết loại phiếu này?
? Viết phiếu này để gửi cho ai? Tác dụng của nó?
C. Củng cố, dặn dò : 3p
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs về ghi nhớ cách viết phiếu.
- 4 em đọc.
- Lớp theo dõi, nhận xét, chấm điểm.
- hs nêu.
* Bài tập 1:
- Quan sát.
+ Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Làm bài cá nhân, chữa bài.
- 3-4 em đọc, lớp nhận xét.
* Bài tập 2:
- 2 em đọc.
+ Khi đi khỏi nhà mình qua đêm cần khai báo để xin tạm vắng, khi đến nơi mình ở lại, cần khai báo tạm trú.
+ Gửi đến cán bộ đăng kí tạm trú, tạm vắng của khu dân cư nơi mình đi, đến để họ quản lí hộ khẩu theo quy định của pháp luật. Nhờ nó, khi có việc gì xảy ra với người xin đăng kí tạm trú, tạm vắng, cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
____________________________________________________
3.Toán
Tiết 150 : Thực hành.
I. Mục đích yêu cầu :
- HS biết cách đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây.
- Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất bằng cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu.
II. Đồ dùng dạy học :
- HS chuẩn bị theo nhóm: 1 thước dây, 1 số cột mốc, cọc tiêu.
- Phiếu ghi kết quả( VBT)
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
A. ktbc : 5p
- Gọi 1 hs lên chữa bài tập về nhà
- Gv : nx, chữa bài, ghi điểm.
B. Bài mới : 32p
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn thực hành trong lớp.
* Đo đoạn thẳng trên mặt đất.
- Gv chọn lối đi giữa lớp học, chấm 2 điểm A và B.
- Nêu vấn đề: Dùng thước dây để đo được khoảng cách giữa 2 điểm A và B.
? Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa A và B?
- Yêu cầu hs thực hành đo độ dài AB và nêu kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm làm tốt.
* Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất.
- Yêu cầu hs quan sát hình minh hoạ SGK.
- Nêu tác dụng và cách gióng cọc tiêu.
3. Thực hành ngoài lớp học.
- Nêu yêu cầu thực hành( như SGK ).
- Yêu cầu các nhóm thực hành và ghi kết quả.
- Giúp đỡ các nhóm yếu.
4. Báo cáo kết quả.
- Yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thực hành.
- Nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt.
C. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs chuẩn bị giờ sau.
-
- Quan sát.
- Nối tiếp nêu ý kiến:
+ Cố định 1 đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với vạch số 0 trên thước.
+ Kéo thẳng dây thước tới điểm B.
+ Đọc số đo ở vạch trùng với B. Đó chính là độ dài đoạn AB.
- Thực hành đo, nêu kq.
- Quan sát, lắng nghe.
- Theo dõi.
- Thực hành theo nhóm.
_______________________________________________
4.Khoa học
Tiết 60: Nhu cầu không khí của thực vật.
I. Mục đích yêu cầu :
Giúp học sinh: 
- Nêu được vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.
- Hiểu được vai trò của ô- xi và các- bô - níc trong quá trình hô hấp và quang hợp.
- Biết được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình minh hoạ SGK/ 120,121
- Cây số 2, bài 57.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. ktbc : 5p
- Gọi H trả lời câu hỏi :
? Tại sao khi trồng cây, người ta phải bón thêm phân cho cây?
? Thực vật cần những loại chất khoáng nào? Nhu cầu về mỗi loại chất khoáng của thực vật có giống nhau không?
- G tuyên dương, cho điểm.
2. bài mới: 32p
* giới thiệu bài:
? Thực vật cần những điều kiện gì để sống và phát triển bình thường?
- Nêu yêu cầu giờ học.
* hoạt động 1 : Vai trò của không khí đối với thực vật
- Đưa trực quan (cây số 2) và giới thiệu: đây là cây số 2 trong thí nghiệm ở bài 57, hãy nhắc lại quá trình thực nghiệm các em đã làm với cây này. Kết quả ra sao?
? Em thấy không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật?
? Theo em biết, không khí gồm những thành phần nào?
- Kết luận chung. 
* hoạt động 2: Sự trao đổi khí củathực vật.
- Treo 2 tranh vẽ và giới thiệu: sự trao đổi khí của thực vật diễn ra trong 2 quá trình: quang hợp và hô hấp. 
- Gọi H đọc yêu cầu thảo luận:
? Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện sự trao đổi khí?
? Quá trình quang hợp diễn ra khi nào? Trong quá trình quang hợp, thực vật hút vào khí gì và thải ra khí gì?
? Quá trình hô hấp diễn ra khi nào? Trong quá trình hô hấp, thực vật hút vào khí gì và thải ra khí gì?
? Điều gì xảy ra nếu một trong hai quá trình đó ngừng hoạt động?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận ( 5 phút) 
- Gọi hs trình bày lết quả. 
* Gv tiểu kết: Thực vật không có cơ quan tiêu hoá như người và động vật nhưng để sống và phát triển, chúng vẫn phải “ ăn”, “uống” và “thải ra”. Chúng ăn các chất khoáng, uống nước và lấy một phần không khí bằng rễ. Chúng thở chủ yếu bằng lá. Lá cây được xem như lá phổi của cây... 
* hoạt động 3: ứng dụng nhu cầu không khí của thực vật trong trồng trọt.
 - Nêu yêu cầu thảo luận: Em hãy cho biết, trong trồng trọt con người đã ứng dụng nhu cầu về khí các- bô- níc và khí ô- xi của thực vật như thế nào? 
- Yêu cầu H thảo luận cặp ( 2 phút )
- Gọi 1HS trả lời, các em khác bổ sung.
- Kết luận, cung cấp thêm kiến thức: Muốn cho cây trồng đạt năng suất cao hơn thì tăng lượng khí các- bô- níc lên gấp đôi (Nhưng nếu tăng cao hơn nữa thì cây trồng sẽ chết, điều này giải thích vì sao cây cối ở gần những nhà máy có nhiều khí thải hay gần lò gạch hay bị chết).
- Gọi H đọc mục “ Bạn cần biết”.
hoạt động kết thúc
 trò chơi: nhà khoa học trả lời
- Nêu luật chơi.
1. Tại sao ban ngày khi đứng dưới tán lá của cây, ta thấy mát mẻ? 
2. Tại sao vào ban đêm, ta không nên để nhiều hoa và cây cảnh trong phòng ngủ?
3. Lượng khí các- bô- níc trong thành phố đông dân, khu công nghiệp nhiều hơn mức cho phép, giải pháp nào có hiệu quả nhất cho vấn đề này?
C. Củng cố dăn dò: 3p
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về vẽ lại sơ đồ sự trao đổi khí ở thực vật và chuẩn bị bài sau: Sự trao đổi chất ở thực vật.
- 2 em lần lượt trả lời:
- Vì khoáng chất trong đất không đủ cho cây sinh trưởng và phát triển, người ta bón phân để cung cấp đầy đủ chất khoáng cần thiết cho cây.
- Thực vật cần các loại chất khoáng như: ka-li, ni-tơ, phốt-pho...Các loại câykhác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau.
- Cần nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng.
Hoạt động cả lớp
- Để nơi có ánh sáng, tưới nước thường xuyên nhưng bôi một lớp keo mỏng trong suốt lên hai mặt lá để ngăn cản sự trao đổi khí của lá.
- Sau một thời gian, cây héo dần đi rồi chết.
- Không khí rất quan trọng đối với thực vật, nếu thiếu không khí cây sẽ chết.
- Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi và khí ni- tơ, ngoài ra còn có khí các- bô- níc, hơi nước và khói bụi.
Thảo luận nhóm 
- Quan sát, lắng nghe.
- 1 em đọc.
- Các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả:
+ Lá cây là bộ phận chủ yếu thực hiện sự trao đổi khí qua 2 quá trình: quang hợp và hô hấp.
+ Quá trình quang hợp chỉ diễn ra khi có ánh nắng mặt trời. Trong quá trình quang hợp thực vật hút khí các- bô- níc và thải ra khí ô- xi.
+ Quá trình hô hấp diễn ra suốt ngày đêm. Trong quá trình hô hấp, thực vật hút vào khí ô- xi , thải ra khí các- bô- níc và hơi nước.
+ Nếu một trong hai quá trình đó ngừng hoạt động thì thực vật sẽ chết.
- Đại diện 1 nhóm lên bảng chỉ sơ đồ và trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung và trình bày lại kết quả đúng.
Thảo luận cặp
 - Trao đổi cặp và trả lời:
+ Làm cho đất luôn tơi, xốp, thoáng giúp cây có đủ ô-xi để hô hấp tốt và phát triển tốt hơn.
+ Bón phân xanh, phân chuồng cho cây vì khi các loại phân này phân huỷ sẽ thải ra nhiều khí các- bô- níc.
+ Trồng nhiều cây xanh để điều hoà không khí, tạo ra nhiều khí ô-xi giúp bầu không khí trong lành.
- 1-2 em đọc.
- Suy nghĩ, xung phong giải đáp.
1. Vì vào ban ngày, dưới ánh sáng mặt trời, cây đang thực hiện quá trình quang hợp. Quá trình này, lá cây hút vào khí các- bô- níc, thải ra khí ô-xi và hơi nước làm cho không khí mát mẻ.
2.Vì lúc ấy, cây đang thực hiện quá trình hô hấp. Cây sẽ hút hết lượng khí ô-xi trong phòng ngủ và thải ra nhiều khí các- bô -níc làm cho không khí ngột ngạt và ta sẽ bị mệt.
3. Để đảm bảo sức khoẻ cho con người và động vật thì giải pháp có hiệu quả nhất là trồng nhiều cây xanh.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Sinh hoạt tuần 30
Nội dung sinh hoạt
Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ.
2. Lớp trưởng lên nhận xét chung nề nếp của lớp
GV căn cứ vào nhận xét của các tổ, xếp thi đua giữa các tổ trong lớp
3. GV nhận xét chung:
- GV nhận xét, đánh giá nề nếp của từng tổ, của lớp, có khen – phê tổ, cá nhân.
a. Ưu điểm
+ Nề nếp.
+ Học tập.
+ Các hoạt động khác.
b. Nhược điểm
+ Nề nếp.
+ Học tập.
+ Các họat động khác.
4. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Khắc phục những mặt còn hạn chế , phát huy những ưu điểm đã đạt được .
- Tập trung cao độ vào học tập , phát huy tinh thần học nhóm , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .
5. Văn nghệ: GV tổ chức cho HS lên biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.
Kí duyệt
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docL4 tuan 30 CKT.doc