Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu

I. MỤC TIÊU

- Thực hiện được các phép tính về phân số. Biết tìm phân số của một số .

- Giải bài toán có liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng hoăch hiệu và tỉ số của hai số đó .

- Tính diện tích hình bình hành .

- Hoàn thành bài 1,2,3,4

- Rèn kĩ năng giải bài toán thuộc các dạng trên .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi bài 5

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.

 

doc 21 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 408Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
Chào cờ
Nội dung do nhà trường tổ chức
_______________________________________________________
Tập đọc
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
i. mục đích yêu cầu 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Ma- gien -lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mênh lịc sử : Khẳng đinh trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .
- Ham hiểu biết , thích khám phá thế giới .
ii. đồ dùng dạy học 
- ảnh chân dung Ma- gien -lăng .
iii. các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài ''Trăng ơi .... từ đâu đến ?''
B. Bài mới 
1.Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài và cho HS xem tranh trong SGK
2. Hướng dẫn luyện đọc :
- Đọc cả bài, nêu cách chia đoạn.
- Gọi đọc nối tiếp lần 1 kết hợp giúp HS luyện đọc từ khó: Xê- vi - la, Ma- gien- lăng, Nam Mĩ, ninh nhừ giày, Ma- tan, 
- HD tìm hiểu nghĩa một số từ cuối bài: Ma- tan, sứ mạng
- Luyện đọc nối tiếp lần 2 trong nhóm
-Thi đọc trước lớp
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm toàn bài và lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK
- GV chốt lại lời giải đúng và rút ra ý chính của đoạn.
ý 1: Mục đích cuộc thám hiểm của Ma- gien -lăng
ý 2: ( đoạn 2,3,4,5 ) Những khó khăn trên đường đi thám hiểm
ý 3: Kết quả cuộc thám hiểm của Ma- gien - lăng
- Y/c trao đổi rút ra ND chính của bài.( GV ghi bảng )
4.Đọc diễn cảm
- Gọi HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài và nêu cách đọc.
- GV treo bảng phụ HD luyện đọc diễn cảm đoạn : “ Vượt Đại Tây Dương .........ổn định được tinh thần "
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
5. Củng cố bài
- Đọc toàn bài , nêu ND bài.
- Em thích nhất đoạn văn nào ? Vì sao?
-2 HS đọc và trả lời câu hỏi 
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ.
-1 HS khá đọc – nêu cách chia đoạn. ( 3đoạn )
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
-HS yếu luyện đọc từ khó và tìm hiểu nghĩa của một số từ mục chú giải
-HS luyện đọc theo nhóm đôi
-2 nhóm thi đọc nối tiếp. 1- 2 HS đọc cả bài.
- HS thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi
-3 HS khá, giỏi nêu ý chính của 3 đoạn
- HS khá đọc và nêu ND bài.
-6 HS khá đọc nối tiếp 6 đoạn và nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn
-HS nghe xác định giọng đọc
-HS thi đọc diễn cảm.
-1 HS khá đọc 
- 2,3 HS khá nêu ý kiến
____________________________________
TOáN
Luyện tập chung
i. Mục tiêu
- Thực hiện được các phép tính về phân số. Biết tìm phân số của một số .
- Giải bài toán có liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng hoăch hiệu và tỉ số của hai số đó .
- Tính diện tích hình bình hành .
- Hoàn thành bài 1,2,3,4
- Rèn kĩ năng giải bài toán thuộc các dạng trên .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi bài 5
iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ : 
- KT vở bài tập của HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu bài – ghi bảng 
2 .Luyện tập 
Bài 1 Đọc và x/đ y/c của bài 
- GV hướng dẫn hs thực hiện theo yêu cầu bài tập 
- GV hỏi HS ôn lại cách tính cộng, trừ , nhân chia phân số 
- GVchữa bài và củng cố cách cộng, trừ , nhân chia phân số, cách tính giá trị biểu thức
Bài 2:Cho HS nêu yêu cầu của bài tập , x/đ dạng toán
- Y/c Hs tự làm sau đó chữa bài 
- GV củng cố cách tính diện tích HBH
Bài 3, bài 4: Cho HS nêu yêu cầu bài .
GV đặt câu hỏi để hướng dẫn HS xáca định dạng toán và cách giải 
- GV củng cố cách giải toán tổng ( hiệu ) và tỉ số của 2 số 
- Y/c so sánh sự giống và khác nhau của 2 dạng toán này.
Bài 5 :Dành cho HS khá giỏi
- GV treo bảng phụ HD x/đ y/c của bài 
- Gọi HS lên viết p/s tương ứng và giải thích tại sao?
3. Củng cố bài:
- Giải đáp thắc mắc của HS các kiến thức về p/s
- HS nêu yêu cầu của bài 
- HS tự làm bài rồi chữa bài 
-HS nêu yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở
- 2 HS đọc đề phân tích và nêu dạng toán, cách giải
- 2 HS lên bảng làm bài , lớp làm bài vào vở . 
- HS giỏi nêu.
- 1HS đọc đề bài .
- 1HS khá lên bảng làm bài.
- HS nêu ý kiến
_______________________________________________________
Buổi chiều : Đồng chí Mạc Thị Hương - lên lớp
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 29 tháng3 năm 2011
Buổi sáng Đồng chí Mạc Thị Hương lên lớp
__________________________________________________________________
chiều Dạy phân loại đối tượng
Học sinh khá giỏi khối 4
Môn Tiếng việt
Luyện tập về cách viết đoạn giàu sức gợi tả, gợi cảm , sinh động hấp dẫn hơn
Hoạt động 1: GV cung cấp lý thuyết để HS nắm vững
1.Ghi nhớ:
*Đoạn văn là một bộ phận của bài văn. Một bài văn hoàn chỉnh phải có ít nhất 3 đoạn: Mở bài(MB), thân bài(TB) và kết bài(KB).Phần MBvà KB người ta thường trình bày thành 1 đoạn. Riêng phần TB, ta có thể tách thành 2à3 đoạn, tuỳ theo từng yêu cầu của đề.
*Đoạn văn gồm nhiều câu văn được liên kết chặt chẽ cả về nội dung và hình thức( ý và lời). Vì vậy, khi viết đoạn, chúng ta cần đảm bảo được sự liên kết chặt chẽ đó . Sự liên kết về ý thể hiện ở chỗ nội dung của mỗi câu cùng hướng về, nói về một đối tượng .Sự liên kết về lời thể hiện ở các phép liên kết câu( phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng,...). Đoạn nào không bảo đảm được sự liên kết đó thì đoạn văn sẽ trở lên lộn xộn, thiếu mạch lạc.
* Các đoạn văn trong một bài văn lại liên kết với nhau thành một bài văn hoàn chỉnh. Liên kết đoạn văn là làm cho nội dung bài văn( văn bản) chặt chẽ và liền mạch. Cách liên kết đoạn cũng tương tự như liên kết câu. Ta có thể dùng từ ngữ có tác dụng nối, dùng câu nối,...và có thể liên kết theo không gian hoặc thời gian.
VD về liên kết theo thời gian :
- Đầu hè năm ngoái,....Sáng nào,....ít hôm sau,.....Chẳng bao lâu,.....(Liên kết theo thời gian - áng chừng)
- Xuân về,....Hè tới,.....Thu sang,.....Khi trời chuyển mình sang đông,.....(Liên kết theo thời gian - Mùa).
- Mới sáng tinh mơ,...Khi mặt trời lên,.....Đến giữa trưa,.....Tới chiều tà,.....Khi hoàng hôn buông xuống,.....(liên kết theo thời gian trong ngày).
VD về liên kết theo không gian : 
- Nhìn từ xa,....Lại gần,....Trên cành,......Dưới tán lá,....(Liên kết theo không gian : từ xa đến gần).
- Hiện ngay trước mắt tôi là....Dưới mặt đất,....Trên cao ,....Phóng tầm mắt ra,.... xa,...(Liên kết theo không gian: từ gần đến xa).
*Đoạn văn tiêu biểu thường có mở đoạn bằng một câu khái quát,câu chủ đề, nêu ý chính của cả đoạn, tiếp theo là những câu diễn giải nhằm làm sáng tỏ 
lời nhận định của câu mở đoạn .
VD: 
 Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tuỳ theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc toả mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh.
 (Theo Thi Sảnh)
*Ta cũng có thể diễn giải, liệt kê các chi tiết trước rồi mới kết đoạn bằng một câu khái quát , nhằm tóm lại những điều đã diễn giải ở trên.
VD, với đoạn văn : 
“Biển và trời những hôm có trăng đẹp quá! Trăng lên cao.Mặt nước sáng loá. Bầu trời càng sáng hơn. Cả một vùng nước sóng sánh,vàng chói lọi”.
Ta cũng có thể sắp xếp lại như sau : 
“ Trăng lên cao.Mặt nước sáng loá. Bầu trời càng sáng hơn. Cả một vùng nước sóng sánh,vàng chói lọi. Biển và trời những hôm có trăng đẹp quá!”.
*Lưu ý :
Cái hay của một đoạn văn thể hiện rõ nét nhất ở ý. ý càng mới mẻ, càng sâu sắc, độc đáo thì đoạn văn càng có sức thuyết phục. ý phải diễn đạt thành lời. ý hay mà không biết cách diễn đạt thì lời văn trở nên sáo rỗng. Lời văn hay là lời văn chân thành, trong sáng, giản dị, có hình ảnh, có âm thanh, có nhạc điệu,...và có cách sắp xếp(bố cục) chặt chẽ.
2.Bài tập thực hành (Tập trung vào thể loại miêu tả):
Bài 1:
Dựa vào các câu thơ sau đây, em hãy viết thành một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê hương:
 Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,
 Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.
 Sum sê xoài biếc,cam vàng,
 Dừa nghiêng, cau thẳng hàng hàng nắng soi.
 (Việt Nam – Lê Anh Xuân)
*Đáp án :
Đất nước ta mỗi miền đều có những vẻ đẹp riêng. Đây là ngọn núi đá sừng sững, bốn mùa lộng gió.Buổi sớm, núi lấp lánh ánh vàng của màu nắng, màu mây.Buổi chiều, núi sẫm lại như ánh khói lam chiều toả lên từ các mái bếp. Kia là dòng sông chan hoà ánh nắng. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thổi qua , những gợn sóng lăn tăn lại sáng loá lên, tưởng chừng như có trăm nghìn viên ngọc trai được dát xuống mặt sông. Lẩn khuất đâu đây những mái nhà cao thấp nằm nép mình bên những rặng dừa xanh mát, với những trái xoài đung đưa trên vòm lá và những trái cam mọng nước thấp thoáng trong vườn.....
Hãy tưởng tượng mình đã trưởng thành và viết một đoạn văn nói về cuộc gặp gỡ với cô giáo cũ, dựa vào 3 câu văn sau:
Một ngày hè, tôi về thăm cô giáo cũ. Gặp lại cô, tôi rất xúc động. Lúc chia tay, cô trò bịn rịn không rứt.
*Đáp án 1: (Thể hiện tình cảm chân thành và niềm vui của trò sau khi gặp lại cô giáo 
cũ)
Vào một ngày hè, tôi trở về thăm cô giáo cũ. Ngôi nhà vẫn như xưa. Cô giáo tôi đã già đi nhiều. Gặp lại cô, tôi lặng người đi vì xúc động. Cô đã kể cho tôi nghe bao sự biến đổi trong những ngày xa cách. Tôi cũng kể cho cô nghe từng bước trưởng thành của tôi. Cô hỏi tôi về những bạn bè cùng lớp, về công việc, về gia đình tôi,...
Thoáng chốc đã hết một ngày. Mây tím đã lượn lờ trôi trên nền trời. Cô trò tôi chia tay, bao lưu luyến...
*Đáp án 2: (Thể hiện sự băn khoăn, day dứt, ân hận của học trò sau khi gặp lại cô giáo )
Vào một buổi chiều tháng năm, tôi trở về thăm lại cô giáo cũ. Vẫn chiếc sân rộng dưới bóng lờ mờ của những cây đào già ngày xưa, khiến tôi có cảm giác như đang đi ngược lại với thời gian...
Cô nhận ra tôi không chút ngỡ ngàng. Cô trò tôi thoả sức trò chuyện. Câu chuyện thường xoay quanh những chuyện vui buồn của lớp tôi. Tôi định kể cho cô nghe về công việc của tôi bây giờ. Nhưng hầu như cô đã biết cả. Cô bảo tôi: “Em biết không, các bạn viết thư cho cô nhiều lắm”. Còn chuyện của cô, của gia đình cô hầu như rất mới mẻ với tôi.Qua thư bạn bè tôi viết cho cô, tôi biết thêm về cuộc sống của mỗi người. Những dòng chữ thân quen, những tình cảm chân tình của các b ...  câu cảm có dấu chấm cảm.
Bài 3/121
 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi
-> GV nhận xét, chốt: Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc...
-> Ghi nhớ/ 121
3- Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1/121
-> Muốn chuyển câu kể thành câu cảm ta thêm các từ ngữ nào?
Bài 2/ 121
 -> Cần phải sử dụng câu cảm đúng văn cảnh.
Bài 3/121
- GV nhận xét, chốt: Câu cảm có thể dùng để bộc lộ cảm xúc vui buồn...
3. Củng cố bài:
 - Đọc ghi nhớ ?
- GV nêu một số tình huống cho trước tổ chức cho các nhóm thi bộc lộ cảm xúc
- 2 HS lên bảng đặt câu, HS khác nêu miệng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làmVBT.
- HS trả lời
- HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời miệng
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- HS trình bày.
- 2 HS đọc.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm mẫu một câu
- HS trao đổi nhóm đôi làm VBT.
- HS trình bày.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đặt câu vào VBT.
- HS đọc các câu. 
- HS khác nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- HS trả lời miệng.
- 2 HS đọc lại ghi nhớ.
- 3 tổ mỗi tổ 3 HS tham gia chơi
____________________________________________
Toán(TH)
Luyện tập ứng dụng của tỉ lệ bản đồ 
i. mục tiêu 
HS biết tính từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ cho trước , biết cách tính đọ dài thật trên mặt đất .
Rèn kĩ năng giải các loại toán liên quan đến bản đồ .
Yêu thích môn học 
ii. đồ dùng dạy học 
Vở bài tập 
iii. các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nhắc lại cách tính độ dài thu nhỏ hoặc độ dài thực tế trên bản đồ.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : nêu yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
- HD học sinh làm các bài trong vở BTT tiết 148; 149
3. Bài tập mở rộng cho HS giỏi
Bài 1: Một sân chơi hình chữ nhật có chiều dài 40m, chiều rộng 20m được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000. Em hãy vẽ hình chữ nhật thu nhỏ đó rồi tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật thu nhỏ vừa vẽ. 
4. Củng cố bài :
-GV giải đáp thắc mắc của HS 
- 4 HS nhắc lại 
- HS khá tự làm, HS TB yếu GV HD giải từng bài 
- HS khá giỏi trao đổi cặp đôi và làm bài vào vở Toán (TH) sau đó cùng chữa bài.
- HS nêu ý kiến
______________________________________________
Hoạt động tập thể
Tổ chức Hội vui học tập
I.Muc đích
- giúp họ sinh hiểu được các em hiểu thêm về quê hương và con người hải Dươmg cùng những lễ hội truyền thông
II. Lên lớp
Hoạt động 1: GV nêu MĐYC của tiết học
Hoạt động 2: GV cho HS trưng bày và thuyết minh về các bức tranh sưu tầm được
Hoạt động 3: GV tổ chức cho HS tham gia TLCH
Câu 1
Thành phố Hải Dương được giải phóng vào ngày 30-10-1950 . Đúng hay Sai ?
Thành phố Hải Dơng đợc giải phóng vào ngày 30-10-1954 . 
Câu 2
Tên gọi Hải Dơng có nghĩa là “ ánh sáng từ miền duyên hải chiếu về “. Đúng hay Sai? 
Câu 3
Hải Dơng gồm 13 huyện và thành phố. Đúng hay Sai?
Hải Dơng gồm 12 huyện và thành phố.
Câu 4: Ai được mệnh danh là Lưỡng quốc Trạng nguyên ? ( Mạc Đĩnh Chi)
Câu 5 : Đền thờ của ông được đặt ở đâu? ( Long Động - NAm Tân - Nam Sách)
Câu 6: Muốn thăm làng gốm cổ truyền Chu Đậu, bạn sẽ đến:
A. Xã Hưng Đạo – huyện Tứ Kỳ 
B. Xã Thống Nhất – huyện Gia Lộc 
C. Xã Thái Tân – huyện Nam Sách
Câu 7: xã nào thuọc huyện Nam Sách được vinh dự đón Bác Hồ về thăm? (Nam 
Chính) .....
Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011
Tập làm văn
Điền vào giấy tờ in sẵn
i. mục đích yêu cầu 
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn - Phiếu khai báo tạm trú , tạm vắng ( BT1)
- Hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm vắng, tạm trú ( BT2)
- GD HS có ý thức tôn trọng pháp luật và thực hiện theo pháp luật .
ii. đồ dùng dạy học 
 - bảng phụ ghi phiếu tạm trú. Vở BTTV
iii. các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra bài cũ :
-Nêu các bước cần tiến hành khi quan sát con vật. 
 B. Bài mới 
1.Giới thiệu bài :GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2, HD làm bài tập
Bài 1: Đọc và x/đ y/c của bài
- GV treo bảng phụ ghi phiếu khai báo tạm trú , tạm vắng . và y/c HS làm vào vở BTTV theo sự HD của GV ( GV HD từng mục cần điền trong phiếu ) 
- Gọi HS đọc bài đã điền - nhận xét sửa chữa 
Bài 2 : Đọc và x/đ y/c của bài
- GV y/c HS đóng vai thảo luận cặp đôi câu hỏi của BT2
- Gọi từng cặp đóng vai giải quyết tình huống 
- GV cùng HS nhận xét và thống nhất câu trả lời 
3. Củng cố bài :
- Vì sao phải khai khai báo tạm trú , tạm vắng? Diều đó có tác dụng gì?
- Khi khai khai báo tạm trú , tạm vắng em cần chú ý điều gì?
- 2 HS nêu .
- 1 HS đọc đề nêu y/c 
- HS tự làm theo HD của GV
- 1 HS đọc đề nêu y/c 
- HS làm việc cặp đôi : HS1 vai mẹ. HS2 vai con
- 3,4 cặp lên bsảng thể hiện 
- 2 HS giỏ trả lời
________________________________________
Toán
Thực hành
i. mục tiêu 
- Củng cố kiến thức liên quan đến bản đồ 
- Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây 
- Biết cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất . Hoàn thành BT1
-Yêu thích môn học 
ii. đồ dùng dạy học 
- Thước dây, Cọc tiêu 
iii. các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra VBT của HS 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV Nêu MĐYC của tiết học 
2.Hướng dẫn học sinh thực hành tại lớp 
 - GV hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất như trong SGK .
3. Thực hành ngoài lớp 
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ 
Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm , cố gắng để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau 
4. Luyện tập -Thực hành 
Bài 1 : Yêu cầu HS dựa vào cách đo 
Giao việc : Nhóm 1 đo chiều dài lớp học 
Nhóm 2 đo chiều rộng lớp học 
Nhóm 3 đo khoảng cách giữa hai cây trong sân trường 
Ghi kết quả đo được theo nội dung bài học .
Bài 2: Tập ước lượng độ dài 
GV hướng dẫn Hs thực hiện như bài 2 trong SGK , mỗi HS ước lượng 10 bước chân em được khoảng mấy mét , rồi dùng thước đo kiểm tra lại .
5.Củng cố bài :
 - HD tập ứơc lượng và đo độ dài sân nhà em và ghi lại kq
-2 HS nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất như trong SGK .
- Các nhóm tiến hành đo theo phân công và HD của GV.Ghi kết quả đo được theo nội dung bài học .
- HS thực hiện như bài 2 trong SGK , mỗi HS ước lượng 10 bước chân em được khoảng mấy mét , rồi dùng thước đo kiểm tra lại .
- HS về nhà thực hiện 
_____________________________________________
Khoa học
Nhu cầu không khí của thực vật
I. Mục tiêu : 
 - Nhận biết được những chất khí mà thực vật cần trong quá tình hô hấp và quang hợp . - - --- Biết tác dụng của từng loại chất khí với thực vật . 
- Vận dụng những kt đã học vào cuộc sống. 
II.Đồ dùng dạy học :
Tranh SGK . 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu vai trò của chất khoáng đối với cây trồng.
- Hãy lấy ví dụ chứng tỏ ở mỗi giai đoạn phát triển của cây thì một loài cây lại có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Nêu MĐ yc tiết học 
2. Các hoạt động 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các chất khí mà thực vật lất vào và thải ra trong quá tình hô hấp
- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi: quan sát các hình trong SGK. và trả lời câu hỏi.
 + Chất khí nào TV lấy vào trong quá trình hô hấp?
 + Chất khí nào TV thải ra trong quá trình hô hấp?
- GV cho các nhóm nêu  
- GV chốt cho HS rút ra KL ( SGK ) 
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu các chất khí mà thực vật lất vào và thải ra trong quá trình quang hợp.
- Y/c HS quan sát tranh SGk và trả lời câu hỏi:
 + Chất khí nào TV lấy vào trong quá trình quang hợp?
 + Chất khí nào TV thải ra trong quá trình quang hợp?
- GV cho các nhóm nêu  
- GV chốt cho HS rút ra KL ( SGK ) 
 3: Củng cố bài : 
Gv cho hs thực hành làm các bài tập trong VBT khoa học.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận : 
- đại diện một số cặp phát biểu ý kiến.
- HS đọc SGK.
- Cho HS tiếp tục qs tranh SGK 
- HS nêu  
- HS các nhóm thảo luận 
- Đại diẹn nhóm báo cáo kq 
- HS đọc SGK.
- HS tự làm bài 
____________________________________________________
Tiếng Việt(TH)
Luyện tập: câu khiến, câu cảm 
Câu khiến : 
 A) Ghi nhớ :
 - Câu khiến ( câu cầu khiến, câu mệnh lệnh) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn ,... của người nói, người viết với người khác.
 - Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
 - Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách sau :
+ Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải,... vào trước ĐT.
+ Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,...vào cuối câu.
+ Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,...vào đầu câu.
 - Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.
*Lưu ý : Khi nêu yêu cầu, đề nghị, phải giữ phép lịch sự. Muốn vậy, cần có cách xưng hô cho phù hợp và thêm vào trước hoặc sau ĐT các từ Làm ơn, giùm, giúp,...
 - Ta cũng có thể dùng câu hỏi để nêu yêu cầu, đề nghị.
Bài tập thực hành:
Bài 1
Đặt câu khiến theo các yêu cậu dưới đây:
Câu khiến có từ đừng (hoặc chớ, nên , phải ) ở trước ĐT làm VN.
Câu khiến có từ lên (hoặc đi, thôi ) ở cuối câu.
Câu khiến có từ đề nghị ở đầu câu.
*Đáp án : VD : Con đừng ngồi lâu trước máy vi tính.
Bài 2
Đặt câu khiến có từ Làm ơn đứng trước ĐT.
Đặt câu khiến có từ giúp ( giùm ) đứng sau ĐT.
.Câu cảm: 
 A) Ghi nhớ:
 - Câu cảm ( câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót , ngạc nhiên,...) của người nói.
 - Trong câu cảm, thường có các từ : Ôi ,chao, chà, quá, lắm ,thật,...Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than.
Bài tập thực hành:
Bài 1:
Đặt câu cảm , trong đó có :
Một trong các từ : Ôi, ồ, chà đứng trước.
Một trong các từ lắm , quá, thật đứng cuối.
*Đáp án : VD: Ôi, biển đẹp quá !
Bài 3:
Hãy diễn đạt cảm xúc của mình trong những tình huống sau đây bằng những câu cảm 
Được đọc một quyển truyện hay.
Được tặng một món quà hấp dẫn.
Bất ngờ gặp lại một người bạn thân xa nhau đã lâu.
Làm hỏng một việc gì đó.
Gặp phải một sự rủi ro nào đó.
*Đáp án :
VD: e) Ôi, thật là xui xẻo !
_____________________________________________
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
	 - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần; đề ra phương hướng 
trong tuần tới.
II. Nội dung:
	1- Kiểm điểm nề nếp, họat động tuần 30
- Ban cán sự lớp lần lượt trình bày theo phân cấp kết quả theo dõi thi đua trrong tuần
-Lớp trưởng lên báo cáo tổng hợp về hoạt động trong tuần của lớp.
- ý kiến của các thành viên trong lớp.
+ ưu điểm: 
+ Tồn tại:
2- Phổ biến công tác thi đua tuần 31
-Nề nếp : 
-Học tập :
-TDVS :
-Các hoạt trọng tâm : Củng cố ôn tập và hệ thống hoá kiến thức 
3.Văn nghệ : Tổ chức cho các em múa hát về đảng, vầ Bác Hồ, Đoàn TNCS

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2010_2011_nguyen_dinh_suu.doc