Thứ hai TẬP ĐỌC Tiết 59
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đ dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, pht hiện Thi Bình Dương và những vùng đất mới. ( Trả lời đươc các câu hỏi1, 2, 3, 4 trong SGK).
KNS*: - Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân.
- Giao tiếp: trình by suy nghĩ, ý tưởng.
II/ Đồ dùng dạy-học:
Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
(Từ ngày 02/04đến ngày 06/ 04/2012 ) Thứ/ngày Tiết PP CT Môn Tên bài Ghi chú Thứ hai 02-04 2012 1 CC 2 52 TĐ Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất KNS 3 130 T Luyện tập 4 53 TD GV bộ môn 5 27 Lịch sử Những chính sách ... của vua Quang Trung Thứ ba 03 – 04 2012 1 27 Đ.Đ Bảo vệ môi trường KNS 2 27 CT Nhớ - viết : Đường đi Sa - Pa 3 27 AN GV bộ môn 4 131 T Luyện tập chung 5 53 KH Nhu cầu về chất khoáng của thực vật Thứ tư 04- 04 2012 1 53 LT-C Mở rộng vốn từ : Du lịch – Thám hiểm (tt) 2 27 KC Kể chuyện đã nghe , đã đọc 3 132 T Luyện tập chung 4 27 ĐL Thành phố Đà Nẵng 5 53 TD GV bộ môn Thứ năm 05 – 04 2012 1 55 TĐ Dòng sông mặc áo 2 53 TLV Luyện tập quan sát con vật 3 27 KT GV bộ môn 4 133 T Tỉ lệ bản đồ 5 54 KH Nhu cầu không khí của thực vật Thứ sáu 06 – 04 2012 1 54 LT-C Câu cảm 2 27 MT GV bộ môn 3 134 T Ưng dụng của tỉ lệ bản đồ 4 54 TLV Điền vào giấy tờ in sẵn KNS 5 T.Anh SH (GDNGLL) GV bộ môn Thứ hai TẬP ĐỌC Tiết 59 HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT I. Mục đích, yêu cầu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đ dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, pht hiện Thi Bình Dương và những vùng đất mới. ( Trả lời đươc các câu hỏi1, 2, 3, 4 trong SGK). KNS*: - Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân. - Giao tiếp: trình by suy nghĩ, ý tưởng. II/ Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A/ KTBC: Trăng ơi ... từ đâu đến? - Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung bài - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Bài đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất giúp các em biết về chuyến thám hiểm nổi tiếng vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng, những khó khăn, gian khổ, những hi sinh, mất mát đoàn thám hiểm đã phải trải qua để thực hiện sứ mệnh vẻ vang. 2) HD đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - Luyện đọc: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài - Giải nghĩa từ: Ma-tan, sứ mạng - Bài đọc với giọng như thế nào? - YC hs luyện đọc trong nhóm đôi - Gọi 1 hs đọc cả bài - GV đọc diễn cảm b) Tìm hiểu bài KNS*: - Giao tiếp: trình by suy nghĩ, ý tưởng. - Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? - Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? - Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào? - Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì? - Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm? C/ HD đọc diễn cảm - Gọi 3 hs đọc lại 6 đoạn của bài - YC hs lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng trong bài - HD đọc diễn cảm đoạn 2,3 - YC hs luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt. C/ Củng cố, dặn dò: KNS*: - Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân. - Hãy nêu nội dung bài? - Kết luận nội dung đúng (mục I) - Về nhà luyện đọc bài nhiều lần - Bài sau: Dòng sông mặc áo. - 2 hs đọc thuộc lòng và nêu nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. - Lắng nghe - Luyện cá nhân - 6 hs đọc nối tiếp 6 đoạn - Giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. - Luyện đọc nhóm đôi - 1 hs đọc cả bài - Lắng nghe - Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. - Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân. - HS chọn ý c - Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. + Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra. + Những nhà thám hiểm là những người ham hiểu biết, ham khám phá những cái mới lạ, bí ẩn. + Những nhà thm hiểm có nhiều công hiến lớn lao cho loài người... - 3 hs đọc to trước lớp - Lắng nghe, trả lời: mênh mông, Thái Bình Dương, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, cạn, hết sạch, uống nước tiểu, ninh nhừ giày, thắt lưng da, vài ba người chết, ném xác, ổn định - HS luyện đọc theo cặp - Vài hs thi đọc diển 4 cảm - Trả lời theo sự hiểu - Vài hs lặp lại TOÁN Tiết 146 LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - Biết nêu bài tóan Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước. Bài tập cần làm bài 1, bài 3 và bài 4 . II/ Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em tiếp tục luyện tập về bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó. B/ Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Gọi hs đọc đề bài - YC hs suy nghĩ, nêu các bước giải - Yc hs tự làm bài, gọi 1 hs lên bảng giải Bài 3: Gọi hs đọc đề bài - Yc hs làm vào vở - Chấm bài, yc hs đổi vở nhau kiểm tra - Nhận xét Bài 4: Vẽ sơ đồ lên bảng - YC hs nhìn vào sơ đồ, suy nghĩ sau đó đọc đề toán mình đặt trước lớp. - Chọn một vài đề toán, cùng hs phân tích, nhận xét - YC hs tự giải bài toán mình đặt, gọi một vài em lên bảng giải - Cùng hs nhận xét kết luận bài giải đúng C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà tự giải lại các bài toán đã làm ở lớp - Bài sau: Luyện tập chung - Nhận xét tiết học - Lắng nghe - 1 hs đọc đề bài + Vẽ sơ đồ + Tìm hiệu số phần bằng nhau + Tìm số thứ hai + Tìm số thứ nhất - Tự làm bài Hiệu số phần bằng nhau là: 3 - 1 = 2 (phần) Số thứ hai là: 30 : 2 = 15 Số thứ nhất là: 30 + 15 = 45 Đáp số: số thứ nhất: 45 Số thứ hai: 15 1 hs đọc đề bài - Tự làm bài , 1 hs lên bảng giải Hiệu số phần bằng nhau: 4 - 1 = 3 (phần) Số gạo nếp là: 540 : 3 = 150 (kg) Số gạo tẻ là: 540 + 180 = 720 (kg) - Quan sát - Suy nghĩ, tự đặt đề toán - Lần lượt đọc đề toán trước lớp - Tự làm bài, 1 vài em lên bảng giải LỊCH SỬ Tiết 30 NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG I/ Mục tiêu: Nêu được những công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước: + Đ cĩ nhiều chính sch nhằm “Pht triển kinh tế: “Chiếu khuyến nơng”, đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển. + Đ cĩ nhiều chính sch nhằm pht triểu văn hóa, giáo dục: “Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm, Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hóa, giáo dục phát triển. II /Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A/ KTBC: Quang Trung đại phá quân Thanh 1) Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân, Quang Trung làm gì? 2) Quân ta tấn công đồn Hà Hồi vào thời gian nào? 3) Vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh? - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Các em đã biết Quang Trung là một nhà quân sự đại tài. Không những vậy, ông còn biết đưa ra và tổ chức thực hiện những chính sch kinh tế, văn hóa tiến bộ. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung. 2. Bi mới: * Hoạt động 1: Quang Trung xây dựng đất nước - Nêu: Dưới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển. Sau khi đánh đuổi quân Thanh, vua Quang Trung đã có nhiều chính sách về kinh tế. - Các em hãy thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau: Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó? Kết luận: Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông; đúc tiền mới, YC nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước tự do trao đổi hàng hóa, mở cửa biển cho thuyền nước ngoài vào buôn bán. * Hoạt động 2: Quang Trung-Ông vua luôn chú trọng bảo tồn vốn văn hóa dân tộc - Các em hãy dựa vào thông tin trong SGK thảo luận nhóm 4 trả lời: Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ nôm? - Giảng: Vua Quang Trung rất coi trọng tiếng nói dân tộc, muốn đưa tiếng nói chữ Nôm thành chữ viết của nước ta, thay cho chữ Hán. Các văn kiện nhà nước dần dần được viết bằng chữ Nôm. Năm 1789 kì thi Hương đầu tiên được tổ chức ở Nghệ An, thí sinh phải thi thơ phú bằng chữ Nôm. - Em hiểu câu "Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu" của vua Quang Trung như thế nào? Kết luận: Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc. Đất nước muốn phát triển được, cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành. * Hoạt động 3: Tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung - Công việc đang thuận lợi thì điều gì xảy ra? - Tình cảm của người đời đối với ông ra sao? Kết luận: Quang Trung mất, thế là các công việc mà ông đang tiến hành phải dang dở. Ông mất đã để lại trong lòng người dân sự thương tiếc vô hạn. Quang Trung -ông vua thật sự tài năng và đức độ. C/ Củng cố, dặn dò: - Kể những chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung. - Gọi hs đọc ghi nhớ - Giáo dục: Nhớ ơn Vua Quang Trung - Bài sau: Nhà Nguyễn thành lập - Nhận xét tiết học. 1) Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp. Tại đây ông cho lính ăn tết trước rồi mới chia thành 5 đạo quân tiến đánh Thăng Long. 2) Vào đêm mùng 3 Tết năm Kỉ Dậu 3) Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy. - Lắng nghe - Lắng nghe - Thảo luận nhm đôi, sau đó trả lời + Nội dung: Lệnh cho dân trờ về quê cày, khai phá ruộng hoang. Chỉ vài năm mùa màng tốt tươi trở lại. + Cho đúc tiền mới, mở cửa biên giới với Trung Quốc để cho dân 2 nước tự do trao đổi hàng hóa; mở cửa biển cho thuyền nước ngoài vào buôn bán. +Tác dụng: Thúc đẩy các ngành nông nghiệp, thủ công phát triển, hàng hóa không bị ứ đọng. - Lắng nghe - Thảo luận nhóm 4, trả lời + Vì chữ Nôm đã có từ lâu đời ở nước ta. Đề cao chữ Nôm là đề cao vốn quí của dân tộc, nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc. - Lắng nghe - Vì học tập giúp con người mở mang kiến thức làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ học mới thành tài để giúp nước. - Lắng nghe - Năm 1792 vua Quang Trung mất - Người đời vô cùng thương tiếc một ông vua tài năng và đức độ. - Lắng nghe - 1 hs kể lại - Vài hs đọc to trước lớp Thứ ba Đạo đức Tiết 30 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ( Tiết 1) I/ Mục tiêu: - Biết được sự ... ng vẫn phải thực hiện quá trình trao đổi chất "ăn", "uống", "thải ra". Khí các-bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ, nước và các chất khoáng cần thiết có trong đất được rễ cây hút lên. Thực vật thực hiện được khả năng kì diệu đó là nhờ chất diệp lục có trong lá cây. Trong lá cây có chứa chất diệp lục nên thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tạo chất bột đường từ khí các-bô-níc và nước để nuôi dưỡng cơ thể. - Nêu ứng dụng trong trồng trọt và nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật. - Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật. Giảng: Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phẩn của cây đều tham gia hô hấp, đặc biệt quan trọng là lá và rễ. Để cây có đủ ô-xi giúp quá trình hô hấp tốt, đất trồng phải tơi, xốp, thoáng. Kết luận: - Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp con người đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các-bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi, xố, thoáng khí. C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/121 - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Trao đổi chất ở thực vật. - Nhận xét tiết học. 1) 1 hs đọc to trước lớp 2) Các loài cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. VD: lúa, ngô cần nhiều ni-tơ và phốt pho; cà rốt, khoai lang cần nhiều ka-li; các loại rau và cây lấy sợi như đay, gai cần nhiều ni-tơ. Cùng một cây những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. - Lắng nghe - Không khí gồm 2 thành phần chính là khí ô xi và khí ni-tơ. Ngoài ra, trong không khí còn chứa khí các-bô-níc. - Khí ô xi và khí các-bô-níc rất quan trọng đối với thực vật. - Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trả lời. 1) Hút khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi 2) Hút khí ô xi và thải ra khí các-bô-níc và hơi nước 3) Khi có ánh sáng Mặt Trời 4) Diễn ra suốt ngày đêm 5) Thực vật sẽ chết - Lắng nghe - Trả lời theo sự hiểu - Lắng nghe - Muốn cho cây trồng đạt năng suất cao hơn thì tăng lượng khí các-bô-níc lên gấp đôi. + Bón phân xanh, phân chuồng cho cây vù khi các loại phân này phân huỷ thải ra nhiều khí các-bô-níc. - Trồng nhiều cây xanh để điều hòa không khí, tạo ra nhiều khí ô xi giúp bầu không khí trong lành cho người và động vật hô hấp. - Lắng nghe, ghi nhớ - Vài hs đọc to trước lớp Thứ sáu LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 60 CÂU CẢM I/ Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ). - Biết chuyển câu kể đ cho thnh cu cảm (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc được bộ lộ qua câu cảm (BT3). II/ Đồ dùng dạy-học: - Bảng lớp viết sẵn các câu cảm ở BT1 - Một bảng nhóm để các nhóm thi làm BT2 III/ Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A/ KTBC: MRVT: Du lịch-Thám hiểm - Gọi hs làm lại bài tập 3 - Nhận xét B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, các em có thể gặp những chuyện khiến các em phải ngạc nhiên, vui mừng, thán phục hoặc buồn bực. Trong những tình huống đó, các em thường biểu lộ thái độ bằng những câu cảm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về loại câu này. 2) Tìm hiểu bài - Gọi hs nối tiếp nhau đọc các BT1,2,3 - Hai câu văn trên dùng để làm gì? - Cuối các câu trên có dấu gì? Kết luận: Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc: vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên... của người nói. Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật... khi viết cuối câu cảm thường có dấu chấm than. - Gọi hs đọc ghi nhớ 3) Luyện tập Bài 1: Gọi hs đọc yc BT - YC hs tự làm bài (phát bảng nhĩm cho 2 hs) - Gọi hs phát biểu ý kiến - Mời hs dán bảng nhóm, nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Câu kể a) Con mèo này bắt chuột giỏi. b) Trời rét. c) Bạn Ngân chăm chỉ. d) Bạn Giang học giỏi Bài 2: Gọi hs đọc y/c - YC hs làm bài theo cặp Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c - Nhắc nhở: Các em cần nói cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu cảm. Có thể nêu thêm tình huống nói những câu đó. a) Ôi, bạn Nam đến kìa! b) Ồ, bạn Nam thông minh quá! c) Trời, thật là kinh khủng! C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ. - Tự đặt 3 câu cảm và viết vào vở. - Bài sau: Thêm trạng ngữ cho câu. - Nhận xét tiết học. - 2 hs đọc đoạn văn đã viết về hoạt động du lịch hay thám hiểm - Lắng nghe - 3 hs nối tiếp nhau đọc - Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bô lông mèo - A! con mèo này khôn thật! dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông mèo. - Cuối câu có dùng dấu chấm than - Lắng ngh e - Vài hs đọc trước lớp - 1 hs đọc y/c - Tự làm bài - Lần lượt phát biểu Câu cảm - Chà, con mèo này bắt chuột giỏi quá! - Ôi, trời rét quá! - Bạn Ngân chăm chỉ quá! - Chà, bạn Giang học giỏi ghê! - 1 hs đọc y/c - HS làm bài nhóm đôi a) Trời, cậu giỏi thật! - Bạn thật là tuyệt ! - Bạn giỏi quá!... b) Ôi, cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt! - Trời ơi, lâu quá rồi mình mới gặp cậu! - Trời, bạn làm mình cảm động quá! - 1 hs đọc y/c - Lắng nghe, thực hiện a) Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ. (Hôm nay cả lớp được đi tham quan Việc Bảo tàng Quân đội. Mọi người đều tập trung đông đủ, chỉ thiếu bạn Nam. Tất cả nng lòng chờ đợi, bỗng một bạn nhìn thấy Nam từ xa đang đi lại, bèn kêu lên: Ôi, bạn Nam đến kìa!) b) Bộc lộ cảm xúc thán phục. (Cô giáo ra cho cả lớp một cây đố thật khó, chỉ mỗi mình bạn Nam giải được. Bạn Hải thán phục thốt lên: Ồ, bạn Nam thông minh quá!) c) Bộc lộ cảm xúc ghê sợ. (Em xem một trích một đoạn phim kinh dị của Mĩ, trên ti vi, thấy một con vật quái dị, em thốt lên: Trời, thật là kinh khủng!) - Lắng nghe, thực hiện TOÁN Tiết 150 ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ I/ Mục tiêu: Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. Bài tập cần làm bài 1, bài 2 . * Giảm tải: Với các bài tập cần làm, chỉ cần làm ra kết quả, không cần trình bày bài giải. II/ Đồ dùng dạy-học: Hình vẽ SGK III/ Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài toán 1: - YC hs xem bản đồ trường Mầm Non và nêu bài toán. . Trên bản đồ, độ rộng của cổng trường thu nhỏ là bao nhiêu? . Tỉ lệ bản đồ là bao nhiêu? . 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu? . 2 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu ngoài thực tế? - YC hs trình bày bài giải. 2. Giới thiệu bài toán 2: - YC hs đọc đề toán + Độ dài thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu? + Tỉ lệ bản đồ là bao nhiêu? + 1mm trên bản đồ ứng với độ dài thực là bao nhiêu? + 102 mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu? 3) Thực hành: Bài 1: YC hs làm vào SGK, sau đó đọc kết quả Bài 2: Yc hs làm vào vở, 1 hs lên bảng giải C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Thực hành - Nhận xét tiết học - Xem bản đồ - Là 2 cm - Tỉ lệ 1 : 300 - 300 cm - 600 cm - HS giải Chiều rộng thật của cổng trường: 2 x 300 = 600 (cm) 600 cm = 6m Đáp số: 6m - 1 hs đọc đề toán + Là 102 mm + 1 : 1 000 000 + 1 mm trên bản đồ ứng với độ dài thực là 1 000 000 mm + Là 102 x 1 000 000 - Trình bày bài giải Quãng đường Hà Nội - Hải Phòng dài là: 102 x 1 000 000 = 102 000 000 (km) 102 000 000 mm = 102 km Đáp số: 102 km - Tự làm bài, sau đó nêu kết quả: 1 000 000 cm; 45 000dm; 100000mm - Tự làm bài Chiều dài thật của phòng học là: 4 x 200 = 800 (cm) 800 cm = 8m Đáp số: 8m TẬP LÀM VĂN: Tiết 60 ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I/ Mục tiêu: Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2). KNS*: - Thu thập, xử lí thơng tin. - Đảm nhận trách nhiệm công dân. II/ Đồ dùng dạy-học: - 1 bản pô tô phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng cỡ to III/ Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A/ KTBC: Gọi hs đọc lại đoạn văn tả ngoại hình con mèo (hoặc con chó) đã viết BT3, 1 hs đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo (hoặc cho chó) đã viết ở BT4 - Nhận xét B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học 2) HD hs làm bài tập Bài tập 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của phiếu KNS*: - Thu thập, xử lí thơng tin. - Treo tờ phiếu phô tô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND ( chứng minh nhân dân) - Gợi ý: BT này đặt trong 1 tình huống là em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác. Vì vậy: + Ở mục Địa chỉ, em phải ghi địa chỉ của người họ hàng. + Ở mục Họ và tên chủ hộ, em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi. + Ở mục 1. Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em. + Ở mục 6. Ở đâu đến hoặc đi đâu, em khai nơi mẹ con em ở đâu đến (không khai đi đâu, vì hai mẹ con khai tạm trú, không khai tạm vắng) + Ở mục 9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo, em phải ghi họ, tên của chính em, + Ở mục 10. Em điền ngày, tháng, năm. + Mục Cán bộ đăng kí là mục dành cho cán bộ (công an) quản lí khu vực tự kí và viết họ, tên. Cạnh đó là mục dành cho Chủ hộ (người họ hàng của em) kí và viết họ tên. - YC hs tự điền nội dung vào phiếu - Gọi hs nối tiếp nhau đọc tờ khai - Cùng hs nhận xét Bài tập 2: Gọi hs đọc yc KNS*: - Đảm nhận trách nhiệm công dân. - Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ hỏi: "Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không?". Em trả lời mẹ thế nào? Kết luận: Cần phải đăng kí tạm trú, tạm vắng khi rời đang ở đến nơi khác sinh sống. C/ Củng cố, dặn dò: - Ghi nhớ cách điền vào phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng. - Bài sau: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật. - Nhận xét tiết học. - 2 hs thực hiện theo yc - Lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhớ - Tự điền vào phiếu - Nối tiếp đọc tờ khai - Nhận xét - 1 hs đọc to trước lớp - Suy nghĩ, trả lời: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan Nhà nước có căn cứ điều tra, xem xét. - Lắng nghe, ghi nhớ SINH HOẠT CUỐI TUẦN I. Nhận xét tuần qua : Thực hiện nội quy Vệ sinh phòng lớp , sân trường Chăm sóc cây Chuyên cần II. Kế hoạch tuần tới : Phân công làm vệ sinh Chăm sóc cây Thực hiện nội quy KT của tổ trưởng Duyệt của BGH Ngàytháng 03 năm 2012 Tổ trưởng Ngàytháng 03 năm 2012 P. Hiệu trưởng
Tài liệu đính kèm: