Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2012-2013 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2012-2013 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. ( Trả lời đươc các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).

- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5.

- KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân; Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

II. Đồ dùng dạy-học:

- Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy-học:

 

doc 37 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2012-2013 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng 4 năm 2012
Môn: TOÁN 
Tiết 146 	Bài: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Thực hiện được phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, Bài 3.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra việc ghi chép, thực hiện bài tập ở nhà của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. 
HĐ 2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: 
- Gọi HS nhắc lại qui tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số 
- Yêu cầu HS thực hiện vào bảng con
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 2: 
- Gọi HS nhắc lại qui tắc tính diện tích hình bình hành. tìm phân số của một số 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Bài toán thuộc dạng nào?
- Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó? 
- Yêu cầu HS giải bài toán trong nhóm đôi (2 nhóm làm trên phiếu). 
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 4: Khuyến khích HSKG.
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Chấm bài, yêu cầu HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
Bài 5: Khuyến khích HDKG.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét, sửa sai.
 4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- Hát tập thể.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
-Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Vài HS nhắc lại 
- Thực hiện bảng con. 
a. 
- Điều chỉnh, sửa sai.
- Lấy đáy nhân chiều cao
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở:
Giải:
 Chiều cao của hình bình hành:
 18 x 
 Diện tích của hình bình hành:
 18 x 10 = 180 (cm2)
 Đáp số: 180 cm2 
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- 1 HS đọc to trước lớp. 
- Dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm các số 
- Giải bài toán trong nhóm đôi. 
Giải:
 Tổng số phần bằng nhau: 
 2 + 3 = 5 (phần) 
Số ô tô có:
 63 : 7 x 5 = 45 (ô tô) 
 Đáp số: 45 ô tô
- Lắng nghe, điều chỉnh và sửa sai.
- 1 HS đọc to trước lớp.
- HS tự làm bài. 
Giải:
Hiệu số phần bằng nhau:
9 - 2 = 7 (phần)
Tuổi con là:
35 : 7 x 2 = 10 (tuổi)
 Đáp số: 10 tuổi 
- HS viết phân số chỉ số ô được tô màu trong mỗi hình và tìm hình có phân số chỉ số ô tô màu bằng với phân số chỉ số ô tô màu của hình H.
- Câu đúng là hình B. 
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 59 	Bài: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. ( Trả lời đươc các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).
- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5.
- KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân; Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Trăng ơi từ đâu đến và nêu nội dung bài. 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
-Bài đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất giúp các em biết về chuyến thám hiểm nổi tiếng vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng, những khó khăn, gian khổ, những hi sinh, mất mát đoàn thám hiểm đã phải trải qua để thực hiện sứ mệnh vẻ vang. 
HĐ 2. HD luyện đọc.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Gợi ý chia đoạn.
 - Gọi HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài lần 1.
 - Luyện đọc đúng: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan,...
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài lần 2.
- HDHS giải nghĩa từ: Ma-tan, sứ mạng,
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm đôi.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
HĐ 3. Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, cả bài. Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? 
- Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? 
- Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
- Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì? 
- Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm? 
HĐ 4. HD đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu cả bài.
- Gọi HS đọc lại 6 đoạn của bài.
- Yêu cầu HS lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng và tìm giọng đọc trong bài.
- HD đọc diễn cảm đoạn 2,3. 
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
- Cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu nội dung bài? 
- Về nhà luyện đọc bài nhiều lần. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS đọc thuộc lòng và nêu nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. 
- Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung.
-Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- 6 đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài lần 1.
- Luyện đọc cá nhân. 
- HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài lần 2.
- HS đọc chú giải SGK.
- Luyện đọc nhóm đôi.
- 1 HS đọc cả bài, lớp đọc thầm theo. 
- HS đọc thầm từng đoạn, cả bài. Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
- Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân. 
- HS chọn ý c. 
- Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. 
+ Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra.
+ Những nhà thám hiểm là những người ham hiểu biết, ham khám phá những cái mới lạ, bí ẩn.
+ Những nhà thám hiểm có nhiều công hiến lớn lao cho loài người... 
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- 6 HS đọc to trước lớp. 
- Lắng nghe, trả lời: mênh mông, Thái Bình Dương, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, cạn, hết sạch, uống nước tiểu, ninh nhừ giày, thắt lưng da, vài ba người chết, ném xác, ổn định.
 Đọc bài với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. 
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Vài HS thi đọc diển 4 cảm. 
- Cùng GV nhận xét, bình chọn.
- Trả lời ý kiến cá nhân.
- Lắng nghe và thực hiện. 
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 30 	Bài: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.
- Nêu được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.
- Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Không đồng tình với với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
- KNS: Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường; Thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường; Bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường; Đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
- Phiếu giao việc.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Cần làm gì để tham gia giao thông an toàn? 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Em đã nhận được gì từ môi trường? 
- Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
HĐ 2. Trao đổi thông tin
- Gọi HS đọc 2 sự kiện SGK/43.
- Gọi HS đọc 3 câu hỏi SGK/44.
- Các em hãy thảo luận nhóm 6 để trả lời các câu hỏi sau:
1. Qua những thông tin trên, theo em môi trường bị ô nhiễm do các nguyên nhân nào? 
2. Những hiện tượng trên ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?
3. Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? 
- Gọi đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu).
Kết luận: Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: khai thác rừng bừa bãi, vứt rác xuống sông, ao hồ, dầu đổ ra sông,...Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người: bệnh, đói nghèo, có thể chết do môi trường ô nhiễm... 
- Môi trường bị ô nhiễm chủ yếu do ai gây ra? Thầy mời các em đọc phần ghi nhớ SGK/44. 
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? 
HĐ 3. Bày tỏ ý kiến (BT1 SGK/ 44)
- Gọi HS đọc BT1. 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến, các em cho rằng ý kiến nào có tác dụng bảo vệ môi trường thì giơ thẻ xanh, sai giơ thẻ màu đỏ, Sau đó các em sẽ giải thích vì sao ý kiến đó đúng hoặc sai. 
a. Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư.
b. Trồng cây gây rừng.
c. Phân loại rác trước khi xử lí.
d. Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt.
đ. Làm ruộng bậc thang. 
e. Vứt rác súc vật ra đường.
g. Dọn sạch rác thải trên đường phố.
h. Đặt khu chuồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn.
Kết luận: Môi trường bị ô nhiễm trầm trọng là do chính con người gây ra. Vì vậy chúng ta có thể làm những việc có tác dụng bảo vệ môi trường như: trồng cây xanh, dọn sạch rác thải trên đường phố,...
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.Thực hành bảo vệ môi trường. Về nhà tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương. 
- Nhận xét tiết học. 
- Để tham gia giao thông an toàn, điều trước hết là phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ về an toàn giao thông. Sau đó cần phải vận động mọi người xung quanh cùng tham gia giao thông an toàn.
- Lắng nghe, điều chỉnh hành vi và thái độ của cá nhân.
- Nước; không khí; cây; thức ăn,...
-Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc to 2 sự kiện. 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc to trước lớp. 
- Chia nhóm 6 thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày:
1. Do đất bị xói mòn, khai thác rừng bừa bãi, vứt rác bẩn xuống sông, ao, hồ, chặt phá cây cối, dầu đổ vào đại dương ... ộ, em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi.
+ Ở mục 1. Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em.
+ Ở mục 6. Ở đâu đến hoặc đi đâu, em khai nơi mẹ con em ở đâu đến (không khai đi đâu, vì hai mẹ con khai tạm trú, không khai tạm vắng). 
+ Ở mục 9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo, em phải ghi họ, tên của chính em. 
+ Ở mục 10. Em điền ngày, tháng, năm.
+ Mục Cán bộ đăng kí là mục dành cho cán bộ (công an) quản lí khu vực tự kí và viết họ, tên. Cạnh đó là mục dành cho Chủ hộ (người họ hàng của em) kí và viết họ tên. 
- Yêu cầu HS tự điền nội dung vào phiếu. 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc tờ khai.
- Cùng HS nhận xét, bổ sung. 
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ hỏi: "Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không?". Em trả lời mẹ thế nào? 
Kết luận: Cần phải đăng kí tạm trú, tạm vắng khi rời đang ở đến nơi khác sinh sống. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ cách điền vào phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, điều chỉnh và bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc to trước lớp. 
- Lắng nghe. 
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- Tự điền vào phiếu 
- Nối tip đọc tờ khai 
- Nhận xét, bổ sung (nếu có). 
- 1 HS đọc to trước lớp. 
- Suy nghĩ, trả lời: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan Nhà nước có căn cứ điều tra, xem xét. 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Ghi nhớ, thực hiện.
 Môn: TOÁN 
Tiết 150 	Bài: THỰC HÀNH
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.
- Bài tập cần làm bài 1.
- KNS: Tự phục vụ; quản lý thời gian; hợp tác trong nhóm nhỏ.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc...
- Cọc tiêu (để gióng thẳng hàng trên mặt đất). 
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế. 
- Kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm. 
HĐ 2. HD thực hành tại lớp 
a) Đo đoạn thằng trên mặt đất
- Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi.
- Nêu yêu cầu: Chúng ta sẽ dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B. 
- Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa 2 điểm A và B? 
- Kết luận cách đo đúng như SGK. 
- Gọi HS cùng thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B. 
b) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK và nêu:
+ Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.
+ Cách gióng cọc tiêu như sau: 
. Đóng 3 cọc tiêu ở 3 điểm cần xác định
. Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu:
+ Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là 3 điểm chưa thẳng hàng. 
+ Nhìn thấy 1 cạnh (sườn) của 2 cọc tiêu còn lại là 3 điểm đã thẳng hàng. 
HĐ 3. Thực hành ngoài lớp học
- Yêu cầu: Dựa vào cách đo như thầy HD và hình vẽ trong SGK, các em thực hành đo độ dài giữa 2 điểm cho trước. 
* Giao việc: Nhóm 1,2 đo chiều dài lớp học, nhóm 3,4 đo chiều rộng lớp học, nhóm 5,6 đo khoảng cách hai cây bàng trên sân trường sau đó ghi kết quả đo được theo nội dung BT1 
- Theo dõi, hướng dẫn nhóm lúng túng và ghi nhận kết quả thực hành của mỗi nhóm.. 
- Nhận xét kết quả thực hành của các nhóm 
Bài 2: Khuyến khích HSKG. Tập ước lượng độ dài. 
- Yêu cầu HS tập trung theo 3 hàng ngang và sau đó mỗi em sẽ ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét.
- Yêu cầu HS dùng thước đo kiểm tra lại. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập thực hành gióng cọc tiêu trên mặt đất và tập ước lượng các bước đi của mình. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Nhóm trưởng báo cáo. 
- Theo dõi. 
- HS phát biểu ý kiến. 
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- 1 HS cùng GV thực hành. 
- Quan sát, lắng nghe. 
- Các nhóm thực hành.
- Báo cáo kết quả thực hành.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Thực hành.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: KĨ THUẬT 
Tiết 30 	 Bài: LẮP XE NÔI 
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
- Với HS khéo tay: Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Mẫu cái đu đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc mục ghi nhớ SGK/87.
- Nêu qui trình lắp xe nôi? 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành lắp ráp xe nôi.
HĐ 2. HS thực hành lắp xe nôi
a) HS chọn chi tiết 
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp. 
- Kiểm tra, giúp đỡ HS chọn đúng và đủ các chi tiết 
b) Lắp từng bộ phận 
- Các em quan sát kĩ hình cũng như nội dung các bước lắp xe nôi trước khi lắp 
- Nhắc nhở: Các em chú ý vị trí trong, ngoài của các thanh, lắp thanh chữ U dài vào đúng hàng rỗ trên tấm lớn; vị trí tấm nhỏ với tấm chữ U khi lắp thành xe và mui xe. 
c) Lắp ráp xe nôi 
- Khi lắp xe nôi các em chú ý điều gì? 
- Khi lắp xe xong, các em kiểm tra sự chuyển động của xe.
HĐ 3. Đánh giá kết quả học tập
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. 
- Treo bảng các tiêu chuẩn đánh giá. 
- Nhận xét, xếp loại sản phẩm của HS.
- Yêu cầu HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ trong giờ học và kĩ năng lắp ghép xe nôi. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện yêu cầu của GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS lấy bộ lắp ráp và chọn các chi tiết lắp xe nôi. 
- Hợp tác cùng GV.
- Quan sát các hình và thực hành lắp xe nôi.
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- Lắp theo qui trình và vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch. 
- Tự kiểm tra.
- Trưng bày sản phẩm.
- 1 HS đọc tiêu chí đánh giá:
+ Lắp xe nôi đúng mẫu và theo đúng qui trình.
+ Xe nôi lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
+ Xe nôi chuyển động được. 
- Xếp loại sản phẩm của mình và của bạn.
- Thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: ĐỊA LÝ 
Tiết 30 	Bài: THÀNH PHỐ HUẾ 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
+ Thành phố Huế từng là Thủ đô của nước ta thời Nguyễn.
+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ).
- KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác trong nhóm nhỏ; xác định giá trị.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ hành chính VN
- Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
1. Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung?
2. Kể tên một số ngành công nghiệp có ở các tỉnh duyên hải miền Trung? 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Thành phố Huế được gọi là Cố Đô, được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Hôm nay, thầy cùng các em tới tham quan thành phố này.
HDD 2. Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ.
- Treo bản đồ VN, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào thông tin trong SGK, trả lời: Thành phố Huế nằm ở tỉnh nào? Thành phố nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn? Nêu tên dòng sông chảy qua thành phố Huế. 
- Có thể gọi 1 vài HS khá giỏi lên chỉ trên bản đồ tỉnh, TP nơi em đang sống, sau đó xác định từ nơi em ở đi hướng nào để đến Huế. 
Kết luận: Sông Hương hay còn gọi là Hương Giang là dòng sông thơ mộng chảy qua TP Huế. Người ta cũng gọi Huế là TP bên dòng Hương Giang. Không chỉ nổi tiếng vì có thiên nhiên đẹp, Huế trở nên nổi tiếng vì từng là cố đô với nhiều công trình kiến trúc cổ. 
HĐ 3.Huế- TP du lịch
- Gọi HS đọc mục 2.
- Quan sát hình 1, các em hãy cho biết nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của TP Huế?
- Đi xuôi dòng Hương Giang, còn có rất nhiều khu nhà vườn xum xuê,
- Treo các tranh, ảnh và giới thiệu tên các địa danh trong ảnh: Những cảnh đẹp này và những khu công trình kiến trúc cổ đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm, khiến Huế trở thành TP du lịch nổi tiếng.
- Bây giờ các em thảo luận nhóm 4 để giới thiệu về vẻ đẹp của địa danh đó và giới thiệu các hoạt động du lịch có thể có theo hướng dẫn.
- Gọi đại diện nhóm trình bày 
Kết luận: Sông Hương chảy quan TP Huế, có các vườn cây cối xum xuê che bóng mát cho các khu cung điện , lăng tẩm, chùa, miếu; thêm nét đặc sắc về văn hóa: ca múa cung đình; làng nghề; văn hóa ẩm thực. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Tại sao Huế là TP du lịch nổi tiếng? 
- Con người ở TP Huế rất mến khách, nhẹ nhàng, cần mẫn chăm chỉ và khéo tay. Chúng ta tự hào vì TP Huế đã góp phần làm VN nổi tiếng trên thế giới về tài nghệ của con người. 
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, điều chỉnh, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát lược đồ, thông tin trong SGK thảo luận nhóm đôi, trả lời:
+ TP Huế nằm ở tỉnh Thừa Thiên-Huế.
+ TP nằm ở phía đông của dãy Trường Sơn.
+ Con sông chảy qua TP Huế là sông Hương.
- 1-2 HS khá, giỏi thực hiện 
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- 1 HS đọc to trước lớp. 
- Điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ, kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, khu lưu niệm Bác Hồ.
- 1 HS lên vừa chỉ vào chiều chảy của sông Hương vừa kể các địa danh du lịch sẽ gặp hai bên bờ sông.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Hoạt động nhóm.
+ Nhóm 1,2: Kinh thành Huế
+ Nhóm 3,4: Sông Hương
+ Nhóm 5,6: Chùa Thiên Mụ
+ Nhóm 7,8: chợ Đông Ba
- Lần lượt trình bày 
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2012_2013_ban_2_cot_chuan_kien.doc