Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Mỹ Trang

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Mỹ Trang

TOAN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh củng cố về :

- Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.

- Giải bài toán có liên quan đến “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”.

- Tính diện tích hình bình hành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 5.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 1. Kiểm tra bài cũ :

- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 4/ 152

- Gọi HS nêu cách giải bài toán khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.

- GV nhận xét, cho điểm HS.

2. Bài mới: Giới thiệu bài

*Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1: HĐ cá nhân, làm bảng con.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài trên bảng lớp sau đó hỏi HS về:

+ Cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia phân số.

+ Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số.

- Nhận xét và cho điểm HS.

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Mỹ Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
 (Học bù) Thứ hai, ngày 0 6 tháng 4 năm 2009
NGHỈ LỄ: GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
Tập đọc
	HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc đúng các tiếng, từ khó: cửa biển, Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, mỏm, thủy thủ, đảo nhỏ, nảy sinh, khẳng định Đọc đúng các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.
2. Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Ma-tan, sứ mạng
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ảnh chân dung Ma-gien lăng. Bản đồ thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài Trăng ơi  từ đâu đến? và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Gọi 6 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. 
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới trong bài
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
+ Kết hợp tìm ý mỗi đoạn.
- Ghi bảng ý chính từng đoạn
1. Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
2. Vì sao Ma-gien-lăng lại đặt tên cho Đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương?
3. Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
4. Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
5. Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
- Dùng bản đồ để chỉ rõ hành trình của hạm đội
6. Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về các nhà thám hiểm?
+ Em hãy nêu nội dung của bài.
Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2, 3
+ Treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn.
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
+ Nhận xét , cho điểm từng HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, là học sinh các em cần phải làm gì?
- Về nhà đọc bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài Dòng sông mặc áo.
- Nhận xét tiết học.
****************************************
TOAN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh củng cố về : 
- Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.
- Giải bài toán có liên quan đến “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”.
- Tính diện tích hình bình hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 5.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 4/ 152
- Gọi HS nêu cách giải bài toán khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
*Hướng dẫn luyện tập:	
Bài 1: HĐ cá nhân, làm bảng con.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài trên bảng lớp sau đó hỏi HS về:
+ Cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia phân số.
+ Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: Làm vào vở nháp.
- Gọi HS đọc đề bài trước lớp.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò:- Nêu cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia phân số.
- Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số.
- Nêu các bước giải của bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Về nhà làm bài tập 3, 4/153 (GV hướng dẫn). 
- Chuẩn bị bài: Tỉ lệ bản đồ.
- Nhận xét tiết học.
****************************************
Đạo Đức
	BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm.
 2. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường.
 - Đồng tình, ủng hộ, noi gương những người có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường. Không đồng tình với những người không có ý thức bảo vệ môi trường. 
 3. Hành vi: - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường, lớp, gia đình và cộng đồng nơi sinh sống. 
 - Tuyên truyền mọi người xung quanh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nội dung một số thông tin về môi trường Việt Nam và thế giới và môi trường địa phương. Phiếu bài tập cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Tại sao phải thực hiện tốt Luật giao thông?
+ Kiểm tra việc thu thập thông tin của HS có liên quan đến môi trường Việt Nam và thế giới.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HĐ1: Trao đổi thông tin
- Yêu cầu HS đọc các thông tin thu thập và ghi chép được về môi trường.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
- Chia lớp thành 4 nhóm, hỏi:
+ Qua các thông tin, số liệu nghe được, em có nhận xét gì về môi trường mà chúng ta đang sống?
+ Theo em môi trường đang ở tình trạng như vậy là do những nguyên nhân nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Kết luận: Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: khai thác tài nguyên bừa bãi, sử dụng không hợp lý
HĐ2: Bày tỏ ý kiến
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1, SGK
a. Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư.
b. Trồng cây gây rừng.
c. Phân loại rác trước khi xử lý.
d. Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt.
đ. Làm ruộng bậc thang
e. Vứt xác súc vật ra đường.
g. Dọn sạch rác thải trên đường phố.
h. Khu chuồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn.
Kết luận: Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống hôm nay và mai sau. Có rất nhiều cách bảo vệ môi trường: trồng cây gây rừng, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên 
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nguyên nhân nào mà môi trường bị ô nhiễm?
- 2 HS đọc lại ghi nhớ của bài.
- Về nhà, tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
- GV nhận xét tiết học.
***************************************
Mĩ thuật
 Tập nặn tạo dáng ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn. 
	- HS biết cách nặn và nặn được một hay hai hình người hoặc con vật, tạo dáng theo ý thích.
	- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số tượng nhỏ: người, con vật bằng thạch cao, sứ,
	- Ảnh về người hoặc con vật và ảnh các hình nặn. Bài tập nặn của HS các lớp trước. Chuẩn bị đất nặn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu cách vẽ tranh an toàn giao thông?
- GV thu chấm 8 bài giờ trước chưa vẽ hoàn chỉnh.
- Nhận xét chung.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em Tập nặn tạo dáng ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
HĐ1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu những hình ảnh đã chuẩn bị.
- GV cho HS xem các hình nặn người và con vật.
HĐ2: Cách nặn 
- GV thao tác để minh họa cách nặn cho HS quan sát:
+ Nhào, bóp đất sét cho mềm, dẻo.
+ Nặn từng bộ phận: đầu, thân, chân, rồi dính ghép lại thành hình.
+ Nặn từ một thỏi đất bằng cách vê, vuốt thành các bộ phận.
+ Nặn thêm các chi tiết phụ cho hình đúng và sinh động hơn.
+ Tạo dáng phù hợp với hoạt động: đi, cúi, chạy 
HĐ3: Thực hành
- GV gợi ý HS.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS. Gợi ý HS sắp xếp các hình nặn thành đề tài theo ý thích.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS bày sản phẩm.
- GV bổ sung, động viên HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách nặn tạo dáng ?
- Về nhà quan sát đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu chuẩn bị cho giờ sau.
- Nhận xét chung giờ học.
********************************************************************************
Thứ ba ngày 07 tháng 4 năm 2009
THỂ DỤC
KIỂM TRA NHẢY DÂY
I. Mục tiêu :
 -Kiểm tra nhảy dây kiểu chân trước chân sau Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và đạt thành tích cao . 
II. Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, sân.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động 
 -Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển. 
 -Kiểm tra bài cũ : Gọi 1số HS lên thực hiện động tác nhảy dây .
 2 . Phần cơ bản:
 a) Nội dung kiểm tra: 
 b) Phương pháp kiểm tra:
- GV kiểm tra thành nhiều đợt , mỗi đợt từ 3- 5 học sinh , mỗi học sinh được nhảy thử từ 1 - 2lần và 1 lần nhảy chính thức để lấy điểm .
- GV cử 3-5 học sinh làm nhiệm vụ đếm số lần bạn nhảy .
- GV và học sinh cả lớp quan sát động tác bạn nhảy giáo viên nhận xét đánh giá và ghi điểm từng học sinh .
3 .Phần kết thúc: 
 -GV cùng HS hệ thống bài học 
 -Cho HS thực hiện một số động tác hồi tĩnh: Đứng tại chỗ hít thở sâu 4 – 5 lần (dang tay: hít vào, buông tay: thở ra, gập thân). 
 -Trò chơi “Kết bạn ”.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà “Ôn bài tập RLTTCB”.
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 phút
1 phu ... n tập .
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Phần mở đầu: 
Giới thiệu nội dung tiết học: 
Ôn tập 2 bài hát Chú voi con ở Bản Đôn và Thiếu nhi thế giới liên hoan. 
Kiểm tra việc trình bày 2 bài hát. 
2. Phần hoạt động :
Nội dung 1: Ôn bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.
Hoạt động 1: Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng và hát hoà giọng. 
Trong khi trình bày bài hát, HS vừa hát và gõ đệm bằng 2 âm sắc.
Hoạt động 2: Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, hát hoà giọng và kết hợp động tác phụ hoạ. 
Nội dung 2: Ôn tập bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.
Hoạt động 1: Phối hợp ba cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng. 
Lời 1: Một HS đảm nhận lĩnh xướng đoạn 1, tất cả cùng hát hoà giọng đoạn 2.
Lời 2: Chia lớp thành hai nửa hát đối đáp đoạn 1, tất cả cùng hát hoà giọng đoạn 2. 
Hoạt động 2: Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp, hoà giọng vàkết hợp động tác phụ hoạ.
Nội dung 3: Kiểm tra việc trình bày hai bài hát.
HS tự lựa chọn bạn cùng song ca hoặc nhóm nhỏ 3-5 HS, trình bày một trong hai bài hát. GV nhận xét, cho điểm. 
3. Phần kết thúc:
Nhắc HS ôn tập 2 bài TĐN số 7, số 8 : đọc nhạc và ghép lời. 
****************************************
Tập làm văn :
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. MỤC TIÊU : 
	- Điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn: phiếu khai báo tạm trú tạm vắng.
	- Hiểu tác dụng của việc khai báo tạm trú tạm vắng.
 - Giáo dục HS vận động và nhắc nhở người thân khi đi đâu hoặc đến đâu muốn ở một thời gian cần khai báo tạm trú, tạm vắng kịp thời.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng in sẵn cho từng HS.
	- Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng phóng to dán trên bảng lớp.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Cho HS quan sát phiếu khai báo tạm trú tạm vắng và hỏi: đây là gì? Kết hợp giới thiệu bài.
 * Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 HĐ cá nhân, làm trên phiếu.
- Treo tờ phiếu và hướng dẫn HS cách viết
- Chữ viết tắt CMND có nghĩa là chứng minh nhân dân. Bài tập này đặt trong một tình huống là em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác. Để hoàn thành đúng phiếu , em phải trả lời các câu hỏi sau:
+ Hai mẹ con đến chơi nhà ai? Họ tên chủ hộ là gì? Địa chỉ ở đâu?
+ Nơi xin tạm trú là phường hoặc xã nào, thuộc quận hay huyện nào, ở tỉnh hoặc thành phố nào?
+ Lí do hai mẹ con đến?
+ Thời gian xin ở lại là bao lâu?
- GV chỉ vào từng mục trong phiếu, hướng dẫn và ghi mẫu.
+ Mục họ và tên chủ hộ: ghi tên chủ hộ (theo hộ khẩu) của gia đình bà con hai mẹ con em đến chơi.
+ Mục địa chỉ: em phải ghi địa chỉ của người họ hàng mà mình đến chơi.
+ Mục 1: ghi họ và tên mẹ em.
+ Mục 2: Ghi ngày, tháng, năm sinh của mẹ em.
+ Mục 3: Ghi nghề nghiệp và nơi làm việc của mẹ em (nếu mẹ không đi làm ở đâu thì ghi là nội trợ, ở nhà).
+ Mục 4: Ghi số giấy chứng minh nhân dân của mẹ em.
+ Mục 5: Ghi thời gian xin tạm trú (từ ngày, tháng nào đến ngày, tháng nào).
+ Mục 6: Ghi địa chỉ (theo hộ khẩu) của mẹ con em chứ không khai đi đâu vì đây là khi tạm trú, không khai tạm vắng.
+ Mục 7: Ghi lí do tạm trú là đến chơi.
+ Mục 8: Ghi quan hệ của mẹ em với chủ hộ: có họ hàng với nhau như thế nào?
+ Mục 9: Ghi họ tên em.
+ Mục 10: Ghi ngày, tháng, năm em viết phiếu tạm trú.
+ Phần cuối (cán bộ đăng kí – chủ hộ) là việc của chủ hộ và cán bộ đăng kí tạm trú, tạm vắng.
- Yêu cầu HS tự làm phiếu, sau đó đổi phiếu cho bạn bên cạnh chữa bài.
- Gọi 1 số HS đọc phiếu. Nhận xét và cho điểm HS viết đúng.
Bài 2 HS trao đổi, thảo luận nhóm đôi.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận.
- Gọi HS phát biểu.
* Kết luận: Khai báo tạm trú, tạm vắng là thủ tục về quản lý hộ khẩu.
3. Củng cố, dặên dò :
- Dặn HS về nhà ghi nhớ cách điền vào Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng và ghi lại kết quả quan sát các bộ phận của con vật mà em yêu thích, chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học.
****************************************
	Toán :
THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh: 
- Biết cách tính độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa hai điểm) trong thực tế bàng thước dây, ví dụ: đo chiều dài bảng lớp, đo chiều dài, chiều rộng phòng học, . . .
- Biết xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất (bằng cách giống thẳng hàng các cọc tiêu).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Chuẩn bị theo nhóm, mỗi nhóm: 1 thước dây cuộn, một cọc móc, một số cọc tiêu.
	- Chuẩn bị cho mỗi nhóm một phiếu ghi kết quả thực hành.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ khi biết độ dài trong thực tế và tỉ lệ bản đồ.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài mới: 
- Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế.
- GV yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ thực hành.
*HĐ1:Hướng dẫn thực hành tại lớp:
a. Đo đoạn thẳng trên mặt đất
GV chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi.
- GV nêu vấn đề: Dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B.
- GV nêu yêu cầu: làm thế nào đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B?
- GV kết luận cách đo đúng như SGK:
+ Cố định một đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch số 0 của thước trùng với điểm A.
+ Kéo thẳng dây thước cho tới điểm B. 
+ Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. số đo đó là số đo độ dài đoạn thẳng AB.
- GV và 1 HS thực hành đọ độ dài khoảng cách hai điểm A và B vừa chấm.
b. Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất 
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trong SGK và nêu:
+ Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.
+ Cách gióng cọc tiêu như sau:
 ♦ Đóng 3 cọc tiêu ở 3 điểm cần xác định.
 ● Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt nheo mắt còn alị và nhìn vào cọc tiêu thứ nhất . nếu: 
 * Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là 3 điểm chưa thẳng hành.
 * Nhìn thấy một cạnh (sườn) của hai cọc tiêu còn lại là 3 điểm đã thẳng hàng.
*HĐ2: Thực hành ngoài lớp học 
- GV phát cho mỗi nhóm một phiếu thực hành.
- GV nêu yêu cầu thực hành như trong SGK và yêu cầu HS thực hành theo nhóm, sau đó ghi kết quả vào phiếu.
- GV theo dõi giúp đỡ từng nhóm HS, ở yêu cầu thực hành đóng 3 cọc tiêu thẳng hàng, GV kiểm tra luôn sau khi HS đóng cọc. 
*HĐ3: Báo cáo kết quả thực hành 
- GV cho HS vào lớp thu phiếu của các lớp và nhận xét về kết quả thực hành của từng nhóm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết giờ thực hành, tuyên dương các nhóm HS tích cực làm việc, có kết quả tốt. Nhắc nhở các HS còn chưa cố gắng.
- Chuẩn bị tiết sau thực hành.
	****************************************
Môn: Khoa học
NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT 	
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Nêu được vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.
- Hiểu được vai trò của ô-xi và các-bô-níc trong quá trình hô hấp và quang hợp.
- Biết được mỗi vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình minh họa trang 120, 121 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao khi trồng cây, người ta phải bón thêm phân cho cây?
- Thực vật cần các loại khoáng chất nào? Nhu cầu về mỗi loại khoáng chất của thực vật giống nhau không?
- Nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : 
HĐ 1: Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật.
Nhóm 1: Không khí gồm những thành phần nào ?
- Những khí nào quan trọng đối với thực vật?
Nhóm 2: Quá trình quang hợp chỉ diễn ra trong điều kiện nào?
+ Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp?
Nhóm 3: Trong quá trình quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
+ Quá trình hô hấp diễn ra khi nào?
Nhóm 4: Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp?
+ Trong quá trình hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
Nhóm 5: Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai quá trình trên ngừng hoạt động?
Nhóm 6: Không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật?
+ Những thành phần nào của không khí cần cho đời sống của thực vật? Chúng có vai trò gì?
- GV chốt ý.
HĐ 2: Ứng dụng nhu cầu không khí của thực vật trong trồng trọt.
+ Thực vật “ăn” gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được việc ăn để duy trì sự sống?
+ Em hãy cho biết trong trồng trọt con người đã ứng dụng nhu cầu về khí các-bô-níc, khí ô-xi của thực vật như thế nào?
Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 121 SGK.
3. Củng cố, dặn dò :
- Tại sao ban ngày khi đứng dưới tán lá của cây ta thấy mát mẻ?
- Tại sao vào ban đêm ta không nên để nhiều hoa, cây cảnh trong phòng ngủ?
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
***************************************
SINH HOẠT LỚP
Kiểm điểm các hoạt đợng tuần 30.
- Nhắc nhở hs thực hiện đúng nội quy trường lớp.
- Tuyên dương hs thực hiện tốt.
- Phở biến hoạt đợng tuần 31.
	Hết tuần 30
********************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_30_nguyen_thi_my_trang.doc