Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Thứ 2 và thứ 5

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Thứ 2 và thứ 5

TẬP ĐỌC

Đường đi Sa Pa

 Theo Nguyễn Phan Hách

I. Mục tiêu :

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. (trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài).

II. Đồ dùng dạy - học

 - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy học :

1. Kiểm tra bài cũ : Con sẻ

- 2 , 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của bài

2. Bài mới

+ Giới thiệu bài

a)Luyện đọc

- GV chia đoạn, gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.

-GV chú ý sửa lỗi phát âm ngắt giọng cho từng HS( nếu có)

Chú ý câu văn: Những đám mầy trắng chỏ sà xuống cửa kính ôtô tạo nên cảm giác bòng bềnh, huyền ảo.

-Yêu cầu HS tìm hiều nghĩa của cac từ mới, từ khó trong bài.

- Gv giới thiệu : Vùng núi phía bắc nuớc a có nhiều dân tộc sinh sống. Hmông, Tu Dí, Pù Lá la tên gọi của 3 dân tộc ít ngưwif sống ở vùng núi cao thuộc huyện SaPa

- yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

 

doc 13 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Thứ 2 và thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 22 tháng 3 năm 2010
TẬP ĐỌC
Đường đi Sa Pa
 Theo Nguyễn Phan Hách
I. Mục tiêu :
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. (trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài).
II. Đồ dùng dạy - học
 - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ : Con sẻ
- 2 , 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của bài 
2. Bài mới 
+ Giới thiệu bài 
a)Luyện đọc 
- GV chia đoạn, gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
-GV chú ý sửa lỗi phát âm ngắt giọng cho từng HS( nếu có)
Chú ý câu văn: Những đám mầy trắng chỏ sà xuống cửa kính ôtô tạo nên cảm giác bòng bềnh, huyền ảo.
-Yêu cầu HS tìm hiều nghĩa của cac từ mới, từ khó trong bài.
- Gv giới thiệu : Vùng núi phía bắc nuớc a có nhiều dân tộc sinh sống. Hmông, Tu Dí, Pù Lá la tên gọi của 3 dân tộc ít ngưwif sống ở vùng núi cao thuộc huyện SaPa
- yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. chú ý cách đọc:
.Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức cảu du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
. Nhấn giọng ơt những từ ngữ : chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, huyền ảo, âm ấm, rực lên, đen huyền, trắng tuyết, đỏ son, dịu dàng
b) Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi:
- Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh phong cảnh đẹp. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy?
+ Nói điều em hình dung được khi đọc đoạn 1?
+ Nói điều em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa?
+ Miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa?
-Em hãy cho biết mỗi đoạn văn gợi cho chúng ta diều gì về Sa Pa
GV: Mỗi đoạn văn nói lên một nét đặc sắc, điều kì diệu của Sa Pa, qua ngòi bút cảu tác giả, người đọc như thấy mình đâng cùng du khách thăm Sa Pa được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đệp thiên nhiên và cong người Sa Pa. Sa Pa rực rỡ sắc mầu, lúc ẩn lúc hiện trong mây trắng, trong sương tìm làm du khách không khỏi tò mò ngỡ ngàng , ngạc nhiên.
-Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng , ghi bảng ý chính.
- Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? 
-V ì sao tác giả gọi Sa Pa là “ món quả tặng kì diệu của thiên nhiên”?
- Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh Sa Pa như thế nào?
- Em hãy nêu ý chính của đoạn văn.
-GV kết luận, ghi ý chính lên bảng.
c) Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài . 
-Yêu cầu HS tìm giọng đọc của bài.
-GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 1 của bài.
GV treo bảng có ghi đoạn 1 của bài, đọc mẫu. yêu cầu HS chú ý cách đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.
-Gọi HS đọc diễn cảm
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét đánh giá.
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
-HS nghe
- 3HS đọc bài theo trình tự
Đoạn 1: Xe chúng tôi lướt thướt liễu rủ.
Đoạn 2: Buổi chiều sương núi tìm nhạt.
Đoạn 3: Hôm sau đất nước ta.
-1- 2 HS đọc to thành tiếng phần chú giải để tìm hiều nghĩa của từ.
-Hs nghe
- 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- 2 HS đọc toàn bài.
- HS theo dõi GV đọc.
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- Đoan 1 : Người du lịch đi lên Sa Pa có cảm giác đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, trong rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rõ sắc mầu. những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa, những con ngựa an cỏ trong vườn đào: con đen, con trắng, con đỏ son, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
- Đoạn 2 : Cảnh phố huyện rất vui mắt , rực rỡ sắc màu : “ nắng vàng hoe, những em bé Hmông, Tu Dí. Phù Ls cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa, người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt “
- Đoạn 3: Ở Sa Pa, khí hậu liên tục thay đổi : Thoắt cái là vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái , trắgn long lanh trong một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn mầu đen nhung hiếm quý. 
- HS suy nghi trả lời:
Đoạn 1: Phong cảnh đường lên Sa Pa.
Đoạn 2: Phong cảnh một thị trấn trên đường Sa Pa
Đoạn 3: Cảnh đẹp Sa Pa 
-HS nghe
-Những chi tiết đó là:
+ Những đám mây trắng huyền ảo.
+Nhữn bông hoa chuối .. ngọn lửa.
+Con đen tuyền, liễu rủ.
+ Nắng phố huyện vàng hoe.
+Sương núi tìm nhạt
+Thoắt cái đen nhung quý hiếm.
+Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có.
-Ca ngợi: Sa Pa quả là món quả kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
+ Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mên thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
- 2 HS nhắc lại ý chính.
- HS chú ý nghe.
- Giọng đọc suy tưởng, nhẹ nhàng, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả. 
- HS chú ý theo dõi.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 4-5 HS thi đọc diễn cảm.
- HS nhận xét đánh giá.
IV Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn , học thuộc đoạn 1.
- Chuẩn bị bài Trăng ơi từ đâu đến?.
***********************************************
TOÁN
Luyện tập chung
I Mục tiêu 
 - Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại .
 - Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II. Đồ dùng 
 - GV : SGK.
 - HS : SGK, VBT.
III. Các hoạt động Dạy - Học
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
1.Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu các bước khi giải bài toán về “ Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó?
- GV chấm vở, nhận xét.
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài
2.2 Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1(a, b)
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
 Chú ý : Tỉ số cũng có thể rút gọn như phân số.
 Bài 3: Toán đố.
- Đọc đề, tìm tổng của 2 số, tỉ số của 2 số đó.
- Vẽ sơ đồ minh họa.
- Giải toán.
- GV cho tổ sửa bài, mỗi HS sửa bài bằng cách 1 HS đọc lời giải, phép tính.
Bài 4:.
- GV cho HS nêu các bước giải:
B1: Vẽ sơ đồ
B2: Tìm tổng số phần bằng nhau 
B3: Tìm chiều rộng, chiều dài.
- GV cho HS sửa bài 
- HS nêu.
HS chữa bài
a/ b/ 
	Giải:
Tổng số phần bằng nhau:
	1 + 7 = 8 (phần).
Số thứ nhất là:
 1080 : 8 = 135 
Số thứ hai là:
- 135 = 945
	Đáp số: số thứ 1:135,
 Số thứ hai : 945	 
 Giải
Tổng số phần bằng nhau
 2 + 3 = 5 (phần).
Chiều rộng hình chữ nhật là
 125 : 5 x 2 = 50(m)
Chiều dài hình chữ nhật là
 125 – 50 = 75 (m)
 Đáp số : Chiều rộng 50m
 Chiều dài75 m 
 IV. Củng cố, dặn dò.
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó
CHÍNH TẢ
Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4, ?
I. Mục tiêu :
 - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số; không mắc quá năm lỗi trong bài.
 - Làm đúng BT3 (kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT) hoặc BT CT phương ngữ (2) a/b.
II. Đồ dùng :
 - GV : Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3.
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động Dạy - Học
Hoạt động Dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
2: Bài mới
2.1.Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay các em nghe và viết cho đúng chính tả bài “Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4,?”.
2.2. 
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
-HS nghe
LỊCH SỬ
Quang Trung đại phá quân Thanh( Năm 1789)
I Mục tiêu:
 - Dựa vào lược đồ, tường thật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
 + Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long; Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
 + Ở Ngọc Hồi, Đống Đa, (Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm dược đồn Ngọc Hồi. cũng sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống, phải thắc cổ tự tử ) quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy cề nước.
 + Nêu công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học :
 - SGK
 - Lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
 - Phiếu học tập của HS.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
Việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?
GV nhận xét.
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ (Quang Trung) tiến ra Bắc đánh quân Thanh
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS làm phiếu học tập (GV đưa ra mốc thời gian, HS điền tên các sự kiện chính)
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
GV hướng dẫn HS nhận thức được quyết tâm và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh (hành quân bộ từ Nam ra Bắc; tiến quân trong dịp Tết; cách đánh ở trận Ngọc Hồi, Đống Đa)
GV chốt lại: Ngày nay, cứ đến ngày mồng 5Tết, ở gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh .
Củng cố - Dặn dò: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị: Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung .
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS dựa vào SGK để làm phiếu học tập
- HS dựa vào các câu trả lời trong phiếu học tập để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh
- Kể một vài mẩu chuyện về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh .
********************************************************
Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
I. Mục tiêu.
 - Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND Ghi nhớ).
 - Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1, BT2 mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với 1 tình huống giao tiếp cho trước (BT4).
- HS khá, giỏi đặt được hai câu khiến khác nhau trong 2 tình huống đã cho ở BT4.
II. Đồ dùng Dạy - Học
- Bảng phụ.
- Giấy khổ to.
III.Các hoạt động Dạy - Học 
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
1.Bài cũ: MRVT:Du lịch – thám hiểm
 - 1, 2 HS làm miệng bài tập 4.
- GV nhận xét, ghi đi ... n theo cặp.
-HS nối tiếp trình bày.
* Lan ơi, cho tớ về với! à câu lịch sự
* Cho đi nhờ một cái! à thiếu lịch sự, thiếu cac từ xưng hô cần thiết.
* Chiều nay, chị đón em nhé! à câu lịch sự.
* Chiều nay chị phải đón em đấy! à có tính bắt buộc, thiếu tình cảm.
* Đừng có mà nói thế! à mệnh lệnh.
* Theo tớ cậu không nên nói như thế! à câu lịch sự, có sức thuyết phục.
* Mở hộ cháu cái cửaà câu nói thiếu lịch sự, thiếu tư xung hô với người lớn.
* Bác mở giúp cháu cái cửa này với! à câu lịch sự hơn câu “Mở hộ cháu cái cửa!”
-1 HS thành tiếng yêu cầu và nộidung bài tập.
-HS nghe
-HS thảo luận thực hiện yêu cầu bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày:
-HS nghe
IV. Củng cố, dặn dò.
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài cho giờ sau.
***************************************************
TOÁN
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
 - Giải được bài toán " Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó".
 - Biết nêu bài toánTìm hai sốkhi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 3, bài 4.
 - HS khá giỏi làm bài 2.
 II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2.2 Luyện tập thực hành 
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c bài sau đó tự làm bài
Bài 2: ( Dành cho HS khá giỏi )
- Y/c HS đọc đề 
- GV y/c HS làm bài 
Bài 3:
- Y/c HS đọc đề 
- GV y/c HS làm bài 
- GV chữa bài sau đó nhận xét cho điểm HS 
Bài 4:
- Y/c mỗi HS tự đọc sơ đồ của bài toán rồi giải bán toán đó 
- GV chọn vài bài rồi y/c HS cả lớp phân tích, nhận xét 
- HS cả lớp làm bài vào vở
 Bài giải
Hiệu số bằng nhau là 
3 – 1 = 2 (phần)
 Số bé là: 30 : 2 = 15 
Số lớn là: 15 + 30 = 45
 Đáp số: số bé: 15
 Số lớn: 45
- 1 HS đọc 
Vì số thứ nhất gấp lên 5 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ nhất
 Bài giải
Hiệu số bằng nhau là
5 – 1 = 4 (phần)
Số thứ nhất là: 60 : 4 = 15 
Số thứ hai là: 15 + 60 = 75 
 Đáp số: Số thứ nhất:15
 Số thức hai: 75
- HS đọc 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở 
 Bài giải. 
 Hiệu số phần bằng nhau là 
4 – 1 = 3 (phần)
Cửa hàng có số gạo nếp là 
540 : 3 = 180 (kg)
Cửa hàng có số gạo tẻ là
180 + 540 = 720 (kg)
 Đáp số : Gạo nếp: 180 kg
 gạo tẻ: 720 kg
Đề bài: Số cây dứa nhiều hơn số cây cam là 170 cây.Biết số cam bằng /Tính số cây của mỗi loại ?
 Bài giải
 Hiệu số phần bằng nhau là:
 6 -1 = 5 ( phần )
 Số cây cam là:
 170 : 5 = 34 ( cây )
 Số cây dứa là : 
 34 + 170 = 204 ( cây )
 Đáp số : Cây cam : 34 cây
 Cây dứa : 204 cây
IV. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
***********************************************
ĐỊA LÍ
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng
 duyên hải miền Trung(Tiết 2)
I.Mục tiêu
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
 + Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
 + Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng gói mới, sửa chữ tàu thuyền.
II. Đồ dùng 
 SGK. Bản đồ VN
III.Các họat động Dạy - Học chủ yếu
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
1. Kiểm tra bài cũ:
Người dân ở duyên hải miền Trung (tiết 1)
+ Vì sao dân cư lại tập trung khá đông đúc tại duyên hải miền Trung?
+Giải thích vì sao người dân ở duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía & làm muối?
-GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài:
Hoạt động 1
Hoạt động du lịc ở DHMT
-Gv treo lược đồ ĐB DHMT, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
Các Dải ĐB DHMT nằm ở vị trí nào so với biểnvị trí này có thuận lợi gì về du lịch?
-GV nhấn mạnh: ở vị trí sát biển, vùng DHMT có nhiều bãi biểnv đẹp, bằng phẳng, phủ cát trắng, rợp bóng dừa, phi lao với nước biển trong xanh. Đây là là những điều kiện ly tưởng để phát triển du lịch.
_ GV treo hình 9: Bãi biển Nha Trang và giới thiệu về bãi biểm Nha Trang, chỉ cho HS những bãi cát, nước biển xanh, hàng dừa xanh.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: Các HS lần lượt kể cho nhau nghe tên của từng bãi biển mà mình từng đến hoặc được nhìn thấy, được nghe thấy, hoặc đọc trong SGK.
-GV giới thiệu: ĐB DHMT không chỉ có bãi biển đẹp mà còn nhiều cảnh đẹp và di sản văn hoá.
đặc biệt là các di sản văn hoá TG ở đây đã thu hút khách du lịch.
-Yêu cầu HS đọc SGK và với vốn hiểu biết của mình, hãy cho biết các cảnh đẹp và khu di tích ở ĐB DHMT.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Điều kiện phát triển du lịch ở ĐB DHMT có tác dụng gì đối với đời sống nhân dân?
-GV nhấn mạnh : có điều kiện phát triển du lịch ở ĐB DHMT phát triển các hợt động duchj vụ( nhà hàng, khách sạn, diểm vui chơi..) từ đo nhân dân có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập..
Hoạt động 2
Phát triển công nghiệp
-GV hỏi: Ở vị trí ven biển, DB DHMT có thể phát triển loại đường giao thông nào?
-Việc đi lại nhiều bằng tàu, thuyền là điều kiện để phát riển ngành công nghiệp gì?
-Gv đưa ra hình 10 và giới thiệu về xưởng sửa chữa tàu, thuyền.
-GV: Đb DHMT còn phát triển ngành công nghiệp mía đường . 
-Yêu cầu HS kể tên các sản phẩm, hàng hoá làm từ mía đường. sau đó GV giới thiệu: để làm ra được mía đường phục vụ cho sản suất các hàng hoá đó, người sản xuất mía đường phải thực hiện nhiều công đoạn.
-Yêu cầu HS quan sát hình 11 và cho biết các công việc cách để sản xuất đường từ mía.?
-Yêu câu HS quan sát tiếp hình 12: đê chắn sóng ở khu cảng Dung Quất, yêu cầu HS dựa vào vốn hiêu biết của minh và hình vẽ cho biết : ở khu vực này phát triển công nghiệp gì?
GV hỏi: Qua các hoạt động tìm hiều trên hãy cho biết : Người dân ở ĐB DHMT có những hoạt động sản xuất nào?
Hoạt động 3
Lễ hội ở ĐB DHMT
-Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết ở ĐB DHMT có những lê hội nào?
-GV: Người dân ở ĐB DHMT có rất nhiều lễ hội truyền thống góp phần thu hút khách du lịch. Như lễ hội cá Ông, lễ hôi Tháp Bà, Lễ hội Ka-tê mừng năm mới của người Chăm.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang
- Quan sát hình 16 & mô tả khu Tháp Bà.
-Goi HS nhận xét, bổ sung.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
-3 HS lên bảng trả lời
-HS nghe
-HS quan sát trả lời.
+ Các dải ĐB DHMT nằm ở sát biển.
+ Ở vị trí này các dải ĐB DHMT có nhiều bãi biển đẹp, thu hút khách du lịch.
-HS nghe
-HS quan sát lắng nge
-HS nghe
- HS đọc SGK và trả lời: Bãi biển Sầm Sơn( Thanh Hoá), Nha Trang( Khánh Hoà), Mũi Né( Bình Thuận ngoài ra còn có các khu di tích như phố cổ Hội An, Cố đô huế, Khu di tích Mĩ Sơn.
-HS trả lời: Người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập
-HS nghe
-HS : Giao thông đường biển
- Phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền.
-HS theo dõi, lắng nghe
- Các sản phẩm: bánh kẹo, sữa, nước ngọt
-HS quan sát và trả lời: Chở mía về nhà máy, rửa sạch, ép lấy nước, quay li tâm để bỏ bớt nước, sản xuất đường trắng, đóng gói phục vụ tiêu dùng & sản xuất
-Phát triển ngành công nghiệp lọc dầu, Khu công nghiệp Dung Quất.
-HS trả lời: người dân ĐB DHMT có thêm những hoạt động kinh tế mới: phục vụ du lịch, làm việc trong nàh máy đóng, sửa chữa tàu, nhà máy đường, các khu công nghiệp.
-HS lễ hội cá Ông, lễ hôi Tháp Bà, Lễ hội Ka-tê mừng năm mới của người Chăm.
-HS nghe
- HS đọc thầm.
-HS quan sát
-HS mô tả: Tháp Bà là khu di tích có nhiều ngọn tháp nằm cạchn nhau. Các ngọn tháp không cao nhưng trông rất đẹp, có đỉnh nhọn, được xây từ rất lâu rồi mà vẫn tông tại tới ngày nay.
-HS khác nhận xét bổ sung.
-HS nghe.
IV. Củng cố , dặn dò.
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Thành phố Huế.
************************************************
ĐẠO ĐỨC
Tôn trọng luật giao thông( Tiết 2)
I - Mục tiêu :
 - Nêu được một số qui định khi tham gia giao thông ( những qui định có liên quan tới học sinh ) 
 - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
 - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
II - Đồ dùng học tập
 - GV: SGK . Một số biển báo an toàn giao thông.
 - HS: SGK
III – Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ : Tôn trọng Luật Giao thông.
-Gọi HS lên bảng nêu nội dung bài và trả lời câu hỏi.
- Tại sao cần phải tôn trọng luật giao thông
2.Dạy bài mới.
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu , ghi bảng.
 Hoạt động 2 : Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông
- Chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi . GV giơ biển báo lên, nếu HS biết ý nghĩa của biển báo thì giơ tay . Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm . Nếu các nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy . Nhóm nào nhiều điểm nhất thì nhóm đó thắng .
- GV đánh giá cuộc chơi.
 Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm (bài tập 3 SGK )
- Chia Hs thành các nhóm. Giao nhiệm cụ cho mỗi nhóm một thảo luận một tình huống.
-Yêu cầu cá nhóm trình bày kết quả.
- GV Đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận : 
a) Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu : Luật Giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi , mọi lúc .
b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài , nguy hiểm .
c) Can ngăn bạn không ném đá lên tàu , gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng .
d) Đề nghị bạn dửng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn . 
đ) Khuyên các bạn nên ra về , không nên làm cản trở giao thông . 
e) Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm .
 Hoạt động 4 : Yêu cầu các nhóm trình bày kết 
quả điều tra thực tiễn ( Bài tập 4 SGK )
-Yêu cầu các nhóm thảo luận tim hiểu việc thực hiện luật giao thông ở địc phương mình và đưa ra một vài biện pháp để phòng tánh tai nạn giao thông.
-Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm HS. 
=> Kết quả chung : Để bảo đảm an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao Thông 
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Quan sát biển báo giao thông và nói rõ ý nghĩa của biển báo .
- Các nhóm tham gia cuộc chơi.
- Mỗi nhóm nhận một tình huống, thảo luận tìm cách giải quyết . 
- Từng nhóm lên báo cáo kết quả ( có thể đóng vai ) . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. 
- Các nhóm thảo luận. 
- Từng nhóm lên trình bày cách giải quyết. Các nhóm khác bổ sung,chất vấn. 
IV Củng cố – dặn dò
- yêu cầu HS chấp hành tốt Luật Giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện .
- Chuẩn bị bài Bảo vệ môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30 t2t5(1).doc