Khoa học
TIẾT 59 : NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
- HS biết kể ra vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật.
- Trình bày nhu cầu chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình 118, 119 SGK.
- Tranh ảnh cây, lá cây
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với thực vật.
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ. HS: Các nhóm quan sát hình các cây cà chua a, b, c, d trang 118 SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi:
? Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu chất khoáng gì? Kết quả ra sao
? Trong số các cây cà chua a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất? Hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì
? Cây cà chua nào phát triển kém nhất tới mức không ra hoa kết quả được? Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì
Tuần 30 Ngày soạn: Ngày dạy: Thứ hai ngày tháng 3 năm 2011 Chào cờ Tập trung toàn trường Tập đọc. Bài 59: Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất. I. Mục tiêu. - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lu loát các tên riêng nước ngoài; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm. - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien – lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát đẻ hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. II . Đồ dùng dạy học. - ảnh chân dung Ma- gien-lăng. III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài Trăng ơitừ đâu đến? Nêu ý chính của bài? - 2,3 Hs đọc, trả lời câu hỏi. - Gv cùng hs nx chung, ghi điểm. B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài. a.Luyện đọc. - Đọc toàn bài: - 1 Hs khá đọc bài. - Chia đoạn: - 6 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) - Đọc nối tiếp: 2 lần - 6 Hs đọc / 1 lần. + Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm. - 6 Hs đọc + Đọc nối tiếp lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ. - 6 Hs khác đọc. - Luyện đọc theo cặp: - Từng cặp luyện đọc. - Đọc toàn bài: - 1 Hs đọc - Gv nx đọc đúng và đọc mẫu toàn bài: - Hs nghe b. Tìm hiểu bài: - Đọc thầm toàn bài, trao đổi: - Hs đọc thầm, lần lợt trả lời: ? Ma-gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? có nhiệm vụ khám phá những con đờng trên biển dẫn đến những vùng đất mới. ? Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đờng? - Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nớc tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài 3 ngời chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân. ? Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại nh thế nào? - Ra đi có 5 chiếc thuyền mất 4 chiếc thuyền lớn, gần 200 ngời bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma-gien-lăng cũng bỏ mình trong trận giao tranh. Chỉ còn 1 chiếc thuyền với 18 thuỷ thủ sống sót. ? Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào? - Chọn ý c đúng. ? Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì? - ..đã khẳng định TĐ hình cầu, phát hiện ra TBD và nhiều vùng đất mới. ? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về các nhà thám hiểm? - Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vợt mọi khó khăn để đạt mục đích .... ? Nêu ý nghĩa của bài: -ý nghĩa: MĐ, YC. c. Đọc diễn cảm: - Đọc nối tiếp bài: - 6 Hs đọc. ? Nêu cách đọc bài: - Toàn bài đọc rõ, chậm, đọc rành rẽ những từ ngữ thông báo thời gian. Nhấn giọng: khám phá, mênh mông, TBD, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, uống nước tiểu, ninh nhừ giày, thắt lưng da, ném xác, nảy sinh, bỏ mình, không kịp, mời tám thuỷ thủ sống sót, mất bốn chiếc thuyền, gần 200 người bỏ mạng, khẳng định, phát hiện, - Luỵên đọc đoạn 2,3: - Gv đọc mẫu: - Hs lắng nghe, nêu cách đọc. - Luyện đọc theo cặp: - Từng cặp đọc bài. - Thi dọc: - Cá nhân, cặp đọc. - Gv cùng hs nx, khen hs đọc tốt, ghi điểm. 3. Củng cố, dặn dò. Nx tiết học, vn đọc bài và chuẩn bị bài 60. Toán Tiết 146: Luyện tập chung. I. Mục tiêu: Giúp hs củng cố về: - Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số. - Giải bài toán có liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của 2 số đó. - Tính diện tích hình bình hành. II. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 1 hs lấy ví dụ về bài toán tìm 2 số khi biết hiệu của 2 số? - 1 Hs lấy ví dụ, lớp nx, cả lớp giải bài vào nháp. - Gv cùng hs nx, trao đổi bài, ghi điểm. B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Bài tập. Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài, lớp làm bài vào bảng con. - 4 Hs lên bảng chữa bài. - Gv cùng hs nx, chữa bài, trao đổi về cách làm bài: a. (Bài còn lại làm tương tự) Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài, phân tích bài toán. ? Nêu cách tính diện tích hình bình hành? - Hs nêu. - Làm bài vào nháp: - Cả lớp làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài. - Gv cùng hs nx, chữa bài: Bài giải Chiều cao của hình bình hành là: 18 x = 10 (cm) Diện tích hình bình hành là: 18 x 10 = 180 (cm2) Đáp số: 180 cm2. Bài 3,4: Làm tơng tự bài 2. - Hs làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng chữa. - Gv thu chấm một số bài: - Gv cùng hs nx, chữa bài. Bài 3. Bài giải Ta có sơ đồ: Búp bê: Ôtô: Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 5 = 7 (phần). Số ôtô trong gian hàng là: 63 : 7 x 5 = 45 (ôtô) Đáp số: 45 ôtô. Bài 4( Làm tương tự, tìm hiệu số phần bằng nhau). Bài 5. - Hs đọc yêu cầu - Hs tự làm bài, nêu miệng. - Gv cùng hs nx, chữa, trao đổi cách làm: - Khoanh vào hình B. 3. Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học, vn ôn lại phần đã học và xem bài 147. Khoa học Tiết 59 : Nhu cầu chất khoáng của thực vật I. Mục tiêu: - HS biết kể ra vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật. - Trình bày nhu cầu chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế kiến thức đó trong trồng trọt. II. Đồ dùng dạy học: - Hình 118, 119 SGK. - Tranh ảnh cây, lá cây III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với thực vật. + Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ. HS: Các nhóm quan sát hình các cây cà chua a, b, c, d trang 118 SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi: ? Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu chất khoáng gì? Kết quả ra sao ? Trong số các cây cà chua a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất? Hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ? Cây cà chua nào phát triển kém nhất tới mức không ra hoa kết quả được? Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì + Bước 2: - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. => Kết luận: SGK. - HS đọc lại kết luận. 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật. + Bước 1: Tổ chức hướng dẫn. - GV phát phiếu học tập cho các nhóm. HS: Đọc mục “Bạn cần biết” trang 119 để làm bài tập. + Bước 2: HS: Làm việc theo nhóm với phiếu học tập. (In như mẫu SGV) + Bước 3: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. - GV chữa bài tập và giảng: Cùng 1 cây ở vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. VD: Đối với những cây cho quả người ta thường bón phân vào những lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai đoạn này cây cần cung cấp nhiều chất khoáng. => Kết luận: (SGK). HS: 3 - 4 em đọc lại. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Đạo đức Tiết 30: bảo vệ môi trường I. Mục tiêu: 1. Hiểu: Con người cần phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch. 2. Biết bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường trong sạch. 3. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. GD ý thức bảo vệ môi trường cho HS. II. Đồ dùng: SGK, tấm bìa màu, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 43, 44 SGK). - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. HS: Đọc SGK và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV kết luận: + Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực sẽ dẫn đến nghèo đói. + Dầu đổ vào đại dương: Gây ô nhiễm biển, các sinh vật bị chết, nhiễm bệnh. + Rừng bị thu hẹp: Lượng nước giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra TH: Nguyên nhân nào dẫn đến rừng bị thu hẹp? Có thể khắc phục diện tích rừng bị thu hẹp được không? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng? HS suy nghĩ trả lời => Rút ra ghi nhớ (SGK). HS: 3 - 4 em đọc nội dung ghi nhớ và giải thích nội dung. 3. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (Bài 1 SGK). - GV giao nhiệm vụ cho HS. HS: Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá. - Bày tỏ ý kiến đánh giá. - 1 số HS giải thích. - GV kết luận: + Các việc làm bảo vệ môi trường là b, c, d, g. + Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (a). + Giết mổ gia súc gần nguồn nước ô nhiễm nguồn nước e, d, h * Liên hệ thực tế. 4. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. Ngày soạn: Ngày dạy: Thứ ba ngày tháng năm 2011 Toán Tiết 147 Tỉ lệ bản đồ I. Mục tiêu: - Giúp HS bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì? - HS có khả năng quan sát, đọc tỉ lệ trên bản đồ. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ: - GV cho HS xem 1 số bản đồ, ví dụ Bản đồ Việt Nam (SGK) có ghi tỉ lệ: 1 : 10 000 000 Hoặc bản đồ 1 tỉnh, 1 thành phố nào đó có ghi tỉ lệ: 1 : 500.000 và nói: Các tỉ lệ: 1 : 10 000 000 và 1 : 500.000 ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ. HS: Cả lớp nghe GV giới thiệu. - GV giải thích ý nghĩa của tỉ lệ ghi trên bản đồ như SGV. HS: Nói lại ý nghĩa của tỉ số đó. 3. Thực hành: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu và nêu câu trả lời miệng. - Tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 1000mm, độ dài 1cm ứng với độ dài thật là 1000cm, độ dài 1dm ứng với độ dài thật là 1000dm. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu, chỉ cần viết số thích hợp vào chỗ chấm. Tỉ lệ bản đồ 1 : 1000 1 : 300 1 : 10 000 1 : 500 Độ dài thu nhỏ 1 cm 1 dm 1 mm 1 m Độ dài thật 1000 cm 300 dm 10 000 mm 500 m + Bài 3: HS: Ghi Đ hoặc S vào ô trống: S Đ S Đ a) 10.000 m b) 10.000 dm c) 10.000 cm d) 1 km - GV nhận xét, chấm điểm cho HS. 4. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Chính tả ( nhớ viết) Tiết 30: đường đi sa pa I. Mục tiêu: - Nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn đã học thuộc lòng trong bài “Đường đi Sa Pa”. - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi. II. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng viết các tiếng bắt đầu bằng ch/tr. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS nhớ - viết: - GV nêu yêu cầu của bài. HS: 1 em đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết. - Cả lớp theo dõi SGK. - Đọc thầm lại đoạn văn để ghi nhớ. - GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn HS: Gấp SGK, nhớ lại đoạn văn tự viết bài vào vở. - GV chấm, nhận xét, chữa bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 2: - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. HS: Nêu yêu cầu, suy nghĩ ... tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi “ở đâu?”). - Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn; thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, băng giấy. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài 1, 2. - Cả lớp đọc lại các câu văn, suy nghĩ phát biểu ý kiến. - 1 HS lên bảng làm. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. + Bài 1: a) Trước nhà, mấy cây hoa giấy // nở tưng bừng. b) Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, hoa sấu // vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô. + Bài 2: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được. a) Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu? b) Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu? 3. Phần ghi nhớ: HS: 2 - 3 em đọc nội dung ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: * Bài 1: HS:Đọc yêu cầu và tự làm vàovở bài tập. - 1 HS lên bảng làm. * Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài. - Làm bài cá nhân vào vở bài tập. - 1 số HS làm vào phiếu, lên dán bảng. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Câu a: ở nhà, Câu b: ở lớp, Câu c: Ngoài vườn, * Bài 3: HS: Đọc nội dung bài tập, làm bài cá nhân vào vở. - 4 HS lên bảng làm. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: a) Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập đang tập chạy. b)Trong nhà, mọi người đang nói chuyện đọc báo. c)Trên đường đến trường, em gặp rất nhiều người. d) ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng, cây cối như tươi xanh, um tùm hơn. - GV chấm bài cho HS. 5. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu học thuộc nội dung ghi nhớ và làm bài tập. Chiều thứ năm Kỹ thuật Tiết 31: Lắp ô tô tải A. Mục tiêu: - Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp ô tô tải đúng kỹ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện các thao tác lắp, tháo các chi tiết ô tô tải B. Đồ dùng dạy học - Mẫu ô tô tải đã lắp ráp - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I_ Tổ chức II- Kiểm tra : sự chuẩn bị của học sinh III- Dạy bài mới + HĐ3: Thực hành lắp ô tô tải a) Học sinh chọn chi tiết - Cho học sinh chọn chi tiết - Giáo viên kiểm tra và giúp đỡ b) Lắp từng bộ phận - Gọi một em đọc phần ghi nhớ - Cho các em quan sát kỹ hình trong sách giáo khoa và nội dung của từng bước lắp - Cho học sinh thực hành - Giáo viên theo giõi và uốn nắn những nhóm còn yếu kém c) Lắp ráp xe ô tô tải - Cho học sinh lắp ráp theo các bước trong sách giáo khoa - Nhắc nhở học sinh lưu ý : * Chú ý vị trí trong ngoài của các bộ phận với nhau * Các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch + HĐ4: Đánh giá kết quả học tập - Tổ chức cho học sinh trưng bày - Nêu tiêu chuẩn đánh giá - Lắp đúng mẫu và theo đúng quy trình - ô tô tải lắp chắc chắn không xộc xệch ô tô tải chuyển động được - Cho học sinh tự đánh giá - Giáo viên nhắc học sinh tháo các chi tiết và xếp gọn - Hát - Học sinh tự kiểm tra chéo - Nhận xét và báo cáo - Học sinh thực hành chọn chi tiết - Học sinh đọc ghi nhớ - Học sinh quan sát các hình vẽ và thực hành lắp ghép ô tô tải - Học sinh thực hành - Học sinh trưng bày sản phẩm - Học sinh tự đánh giá D. Hoạt động nối tiếp : Nhắc nhở học sinh chuẩn bị tiết học sau Ngày soạn: Ngày dạy: Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011 Toán Tiết 155: ôn tập các phép tính với số tự nhiên I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên: Cách làm, tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, giải các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ. II. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: Củng cố kỹ thuật tính cộng trừ (Đặt tính, thực hiện phép tính) HS: Tự làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo. + Bài 2: HS: Tự làm bài rồi chữa bài. - GV hỏi HS về tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ chưa biết. + Bài 3: Củng cố tính chất của phép cộng, trừ, củng cố về biểu thức chứa chữ. HS: Nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài. - Khi chữa bài, GV có thể cho HS phát biểu lại các tính chất của phép cộng, trừ. + Bài 4: Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. HS: Đọc yêu cầu và làm bài. - 2 HS lên bảng chữa bài. a) 1268 + 99 + 501 = 1268 + (99 + 501) = 1268 + 600 = 1868 b) 87 + 94 + 13 + 6 = (87 + 13) + (94 + 6) = 100 + 100 = 200 + Bài 5: HS: Đọc bài toán và tự làm bài. - 1 HS lên bảng giải. Giải: Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là: 1475 - 184 = 1291 (quyển) Cả hai trường quyên góp được là: 1475 + 1291 = 2766 (quyển) Đáp số: 2766 quyển. - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. Tập làm văn Tiết 62: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật I. Mục tiêu: - Ôn lại kiến thức cơ bản về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật. - Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận của con vật; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc kỹ bài “Con chuồn chuồn nước” trong SGK xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn. - GV gọi HS lên phát biểu. - Nhận xét, chốt lời giải: Đoạn 1: Từ đầu phân vân. Đoạn 2: Còn lại. ý chính: tả ngoại hình của chú chuồn chuồn lúc đậu một chỗ. - Tả chú chuồn chuồn lúc tung cánh bay kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài, làm cá nhân vào vở bài tập. - Một HS lên bảng làm. - GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lời giải: “Con chim gáy nục.Đôi mắt nâu biêng biếc. Chàng chim gáy giọng càng trong cườm đẹp.” + Bài 3: HS: 1 em đọc nội dung bài. - GV nhắc HS mỗi em phải viết 1 đoạn có câu mở đoạn cho sẵn. - GV dán tranh, ảnh gà trống lên bảng. HS: Nhìn tranh viết đoạn văn. - 1 số em đọc lại đoạn văn của mình. - GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm. 3. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà viết tiếp cho hoàn chỉnh đoạn văn. Hoạt động tập thể Tìm hiểu về một số nước trong khu vực và trên thế giới I Mục tiêu -Học sinh biết được vị trí địa lý của một số nước trong khu vực và trên thế giới trên bản đồ -Biết được một số đặc điểm nổi bật về cảnh đẹp tự nhiên, các loài động vật, tiềm năng du lịch. về các nước vừa tìm hiểu. II Đồ dùng -Bản đồ thế giới, tranh ảnh về cảnh đẹp III Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Gv cho học sinh tìm hiểu các nước trong khu vực -HS chỉ trên bản đồ các nước trong khu vực -Gv treo tranh ảnh để cho HS tìm hiểu về đặc điểm nổi bật của các nước. Hoạt động 2: Gv cho học sinh tìm hiểu thêm một số nước trên thế giới: Nước Nhật ... Gv chỉ trên bản đồ để HS nhận biết -Treo tranh ảnh gới thiệu về tiềm năng du lịch của nước này -Ngoài ra giáo viên cho HS tìm hiểu thêm thông tin về sóng thần tại Nhật vừa qua; ảnh hưởng của sóng thần đến cuộc sống của người dân Nhật và Một số nước trên thế giới. ?Tại sao hiện nay xảy ra nhiều thảm họa thiên tai như vậy? => Tác động sản xuất của con người ú Môi trường sống => chấn động mạnh trên trái đất. Thông điệp: hãy chung tay bảo vệ trái đất của chúng ta , bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Hoạt động nối tiếp : HS hát một số bài hát GV nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho giờ học sau địa lý Tiết 31 : Biển, đảo và quần đảo I. Mục tiêu: - HS biết chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí Biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vinh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc - Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu của biển đảo và quần đảo của nước ta. - Vai trò của biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Vùng biển Việt Nam: * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (theo cặp). + Bước 1: HS: Quan sát hình và trả lời câu hỏi câu hỏi sau: - 1 vài em lên chỉ. ? Chỉ vinh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ ? Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì - Có diện tích rộng và là một bộ phận của biển Đông. ? Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta - Biển là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý, có vai trò điều hòa khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho việc phát triển du lịch. 3. Đảo và quần đảo: * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. - GV chỉ vào đảo, quần đảo trên biển Đông và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: HS: Quan sát bản đồ để trả lời câu hỏi. ? Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo - Đảo là một bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc. - Quần đảo là nơi tập trung nhiều đảo. ? Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất - ở phía bắc vịnh Bắc Bộ nơi có nhiều đảo nhất. * Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. - GV chia nhóm, nêu câu hỏi (SGV). - Dựa vào tranh ảnh SGK trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - GV và cả lớp nhận xét. => Kết luận: (SGK). HS: 3 - 4 em đọc lại. 4. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 31 I. Mục tiêu. - Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong tuần Phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại II. Lên lớp Nhận xét chung; - Duy trì tỉ lệ chuyên cao đạt .%. - Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp. - Có ý thức cao trong các giờ truy bài. - Có sự cố gắng trong học tập:như : về nhà có sự chuẩn bị bài, trong lớp hăng hái phát biểu: . - Trong các giờ thể dục giữa giờ xếp hàng nhanh nhẹn, tập tương đối tốt. - Tham gia tốt vào hoạt động chung của đội . - Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Tồn tại: ............................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................. * GV cho HS cả lớp vui văn nghệ III. Phương hướng tuần 32 - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại của tuần 31. - Tiếp tục rèn chữ viết và bồi dưỡng học sinh .
Tài liệu đính kèm: