Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 (4 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 (4 cột)

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Rèn kĩ năng nói:

- HS chọn được một câu chuyệnđã chứng kiến hoặc tham gia nói về một cuộc du lịch hoặc cắm trại , đi chơi xa , . Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.

- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên.

2.Rèn kĩ năng nghe:

- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

3. Kĩ năng sống:

 - Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng .

 - Tự nhận thức , đánh giá .

 - Ra quyết định tìm kiếm các lựa chọn .

 - Làm chủ bản thân , đảm nhận trách nhiệm.

II.CHUẨN BỊ:

- Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 2.

- Ảnh về các cuộc du lịch, cắm trại, tham quan.

 

doc 9 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 (4 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 
Ngày: Tuần: 31
Môn: Kể chuyện 
BÀI: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
HS chọn được một câu chuyệnđã chứng kiến hoặc tham gia nói về một cuộc du lịch hoặc cắm trại , đi chơi xa ,.. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. 
Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên. 
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
3. Kĩ năng sống:
 - Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng .
 - Tự nhận thức , đánh giá .
 - Ra quyết định tìm kiếm các lựa chọn .
 - Làm chủ bản thân , đảm nhận trách nhiệm.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 2.
Ảnh về các cuộc du lịch, cắm trại, tham quan. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
2 phút
8 phút
18 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe về du lịch hay thám hiểm.
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Khám phá
GV nêu MĐ, YC của giờ học.
GV kiểm tra việc chuẩn bị cho tiết học; xem những tấm ảnh về du lịch, cắm trại mà HS mang đến lớp. 
Ø Kết nối
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề: Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. 
GV nhắc HS: 
+ Em hãy nhớ lại để kể về một chuyến du lịch (hoặc cắm trại) cùng bố mẹ, cùng các bạn trong lớp hoặc với người nào đó. Nếu các em chưa từng đi du lịch hay cắm trại, các em có thể kể về một cuộc đi thăm ông bà, cô bác  hoặc một buổi đi chơi xa, đi chơi đâu đó. 
+ Kể một câu chuyện có đầu có cuối. Chú ý nêu những phát hiện mới mẻ qua những lần đi du lịch hoặc cắm trại.
Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
* Ra quyết định tìm kiếm các lựa chọn .
 * Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng .
GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
* Làm chủ bản thân , đảm nhận trách nhiệm.
 GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
* Tự nhận thức , đánh giá .
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Khát vọng sống
HS kể 
HS nhận xét
HS giới thiệu nhanh những tấm ảnh mà các em mang theo.
HS đọc đề bài 
HS cùng GV phân tích đề bài
HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.
a) Kể chuyện trong nhóm
Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe 
Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
b) Kể chuyện trước lớp 
Vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp 
Mỗi HS kể chuyện xong, cùng các bạn trong lớp trao đổi về ấn tượng của cuộc du lịch, cắm trại.
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
Bảng viết đề bài 
Bảng phụ 
Ngày:	Tuần: 31
Môn: Đạo đức
BÀI: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
1.Kiến thức: 
 HS biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay & mai sau. 
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường .
2.Kĩ năng:
Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch.
3. Thái độ:
Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà ,ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng .
HS khá , giỏi : Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc nhở bạn bè , người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường . 
4. Kĩ năng sống :
 - Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường .
 - Kĩ năng bình luận , xác định các lựa chọn , các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Phiếu giao việc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
6 phút
6 phút
6 phút
6 phút
3 phút
1 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Bảo vệ môi trường (tiết 1)
Môi trường bị ô nhiễm do ai? Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của những ai?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Tập làm “Nhà tiên tri” (bài tập 2)
GV chia HS thành các nhóm
GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm & đưa ra đáp án đúng:
Các loại cá, tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng & thu nhập của con người sau này.
Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người & làm ô nhiễm đất & nguồn nước.
Gây ra hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dữ trự
Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết
đ) Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn)
e) Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em (bài tập 3)
* Kĩ năng bình luận , xác định các lựa chọn , các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
-GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa
GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2
GV yêu cầu HS giải thích lí do
GV kết luận
Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 4)
* Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
GV chia HS thành các nhóm
GV nhận xét cách xử lí của từng nhóm & đưa ra những cách xử lí có thể như sau:
Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác
Đề nghị giảm âm thanh
Tham gia thu nhặt phế liệu & dọn sạch đường làng
Hoạt động 4: Dự án “Tình nguyện xanh”
* Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
GV chia HS thành 3 nhóm
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm/phố, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại & cách giải quyết
+ Nhóm 2: Tương tự nhưng đối với môi trường trường học
+ Nhóm 3: Tương tự nhưng đối với môi trường lớp học
GV nhận xét kết quả làm việc của mỗi 
nhóm
Vận dụng 
GV kết luận chung:
GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường
GV gọi vài em đọc to phần ghi nhớ
Dặn dò: 
Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
HS nêu
HS nhận xét
Mỗi nhóm nhận 1 tình huống để thảo luận & bàn cách giải quyết
Từng nhóm trình bày kết quả làm việc
Các nhóm khác nghe & bổ sung ý kiến
+ Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành
+ Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối
+ Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự
HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước
HS giải thích lí do & thảo luận chung cả lớp
Từng nhóm nhận một nhiệm vụ, thảo luận & tìm cách xử lí
Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (có thể bằng đóng vai)
Từng nhóm thảo luận
Từng nhóm trình bày kết quả làm việc
Các nhóm khác bổ sung ý kiến
HS đọc
SGK
Bìa màu
Phiếu giao việc
Ngày:	Tuần: 31
Môn: Khoa học
BÀI 62: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS biết:
Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật
Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường như : nước , thức ăn , khơng khí , ánh sáng .
 2. Thái độ:
Ham học hỏi, thích khám phá khoa học , yêu thích và biết chăm sĩc động vật .
3. Kĩ năng sống :
- Kĩ năng làm việc nhóm .
- Kĩ năng quan sát , so sánh và phán đoán các khả năng xảy ra với động vật khi được nuôi trong điều kiện khác nhau.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 124, 125
Phiếu học tập 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
15 phút
15 phút
2 phút
Khởi động
Bài cũ: Trao đổi chất ở thực vật 
Hãy nêu sự trao đổi khí trong hô hấp của thực vật
Hãy nêu sự trao đổi thức ăn của thực vật 
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Khám phá 
Kết nối
Hoạt động 1: Trình bày cách thực hiện thí nghiệm động vật cần gì để sống 
Mục tiêu: HS biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật
* Kĩ năng làm việc nhóm 
Cách tiến hành:
Mở bài:
Bắt đầu vào bài học, GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm thí nghiệm chứng minh cây cần gì để sống 
GV nêu rõ: trong thí nghiệm đó ta có thể chia thành hai nhóm:
4 cây được dùng làm thí nghiệm
1 cây được dùng để làm đối chứng
Bài học này có thể sử dụng những kiến thức đó để chúng ta tự nghiên cứu và tìm ra cách làm thí nghiệm chứng minh: động vật cần gì để sống? 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
GV chia nhóm, yêu cầu các em làm việc theo thứ tự sau: 
Đọc mục Quan sát trang 124 để xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm 
Nêu nguyên tắc của thí nghiệm
Đánh dấu vào phiếu theo dõi điều kiện sống của từng con và thảo luận, dự đoán kết quả thí nghiệm 
Bước 2: Làm việc theo nhóm
GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm làm việc 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
GV yêu cầu đại diện một vài nhóm nhắc lại công việc các em đã làm và GV điền ý kiến của các em vào bảng sau
Chuột sống ở hộp
Điều kiện được cung cấp
Điều kiện thiếu
1
Aùnh sáng, nước, không khí 
Thức ăn
2
Aùnh sáng, không khí, thức ăn 
Nước
3
Aùnh sáng, nước, không khí, thức ăn
4
Aùnh áng, nước, thức ăn 
Không khí 
5
Nước, không khí, thức ăn 
Aùnh sáng 
Lưu ý: không yêu cầu HS làm thí nghiệm này, chỉ trình bày cho HS nắm được phương pháp làm thí nghiệm 
Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm 
Mục tiêu: HS nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường 
* Kĩ năng quan sát , so sánh và phán đoán các khả năng xảy ra với động vật khi được nuôi trong điều kiện khác nhau.
Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận nhóm 
GV yêu cầu HS trong nhóm thảo luận dựa vào câu hỏi trang 125 
Dự đoán xem con chuột trong hộp nào sẽ chết trước? Tại sao? Những con chuột còn lại sẽ như thế nào?
Kể ra những yếu tố cần để một con vật sống và phát triển bình thường? 
Bước 2: Thảo luận cả lớp 
GV kẻ thêm mục dự đoán và ghi tiếp vào phần dự đoán theo ý kiến của HS
Kết luận của GV:
Như mục Bạn cần biết
Vận dụng– Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Động vật ăn gì để sống? 
HS trả lời
HS nhận xét
Muốn làm thí nghiệm xem cây cần gì để sống, ta cho cây sống thiếu từng yếu tố, riêng cây đối chứng đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống 
HS lắng nghe hướng dẫn
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn của GV
Đại diện nhóm nêu ý kiến
Nhóm khác nhận xét và bổ sung
HS thảo luận nhóm các câu hỏi trang 125
Đại diện các nhóm trình bày dự đoán kết quả 
Hình trang 124, 125
Phiếu học tập
Ngày dạy : 	Tuần 31 .
	LẮP Ô TÔ TẢI ( 2 Tiết ).
I.MỤC TIÊU .
- HSbiết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải .
- Lắp được tô tải đúng kĩ thuật ,đúng quy trình ( theo mẫu ) . Ô tô chuyển động được .
- Với HS khéo tay : Lắp được ô tô tải theo mẫu . Ô tô lắp được tương đối chắc chắn . Chuyển động được .
- Rèn luyện tính cẩn thận , an toàn lao động khi thự hiện thao tác lắp , táo các chi tiết của ô tô tải .
* SDNLTK&HQ:
 - GD HS : Nguồn năng lượng mặt trời là vô hạn.Ta có thể lắp thêm các thiết bị thu năng lương mặt trời để chạy xe ô tô tiết kiệm xăng ,dầu.
 - Tiết kiệm xăng dầu ,khi sử dụng xe
II. CHUẨN BỊ :
	- Mẫu ô tô đã lắp ráp .
- Bộ lắp ráp mô hình kĩ thuật .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
	Tiết 1 .
TG 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1phút
1phút
10
phút
25
phút
2phút
v Khởi động 
v Bài mới 
Giới thiệu bài :
- Nêu mục tiêu bài học .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu .
- Cho HS quan sát mẫu ô tô đã lắp sẵn .
- Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận .
- YC HS trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi :
- Để lắp được ô tô cần có bao nhiêu bộ phận ?
- NX – Bổ sung .
- YC HS Nêu tác dụng của ôtô tải trong thực tế .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
a.Hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK .
- Cùng HS gọi tên , số lượng và chọn từngloại chi tiết theo bảng trong SGK cho đúng , đủ .
- Xếp các chi tiết vào hộp .
b. Hướng dẫn lắp từng bộ phận 
( Hướng dẫn như các tiết trước )
- Lắp giá đỡ , trục bánh xe và sàn cabin( H.2 SGK )
- Lắp ca bin ( H. 3 SGK )
- Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe( H. 4, 5 SGK)
c. Lắp ráp xe ô tô tải .
- Lắp ráp xe theo các bước trong SGK .
- Làm thao tác chậm để HS dễ nhớ .
- Kiểm tra sự chuyển động của xe .
d. Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp .
( Tiến hành như tiết trước )
v Củng cố – Dặn dò :
- Gọi HS đọc ghi nhớ .
Liên hệ: Nguồn năng lượng mặt trời là vô hạn.Ta có thể lắp thêm các thiết bị thu năng lương mặt trời để chạy xe ô tô tiết kiệm xăng ,dầu.
- Tiết kiệm xăng dầu ,khi sử dụng xe
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau thực hành .
- Nhận xét tiết học .
- Nghe .
- Quan sát mẫu .
- Trao đổi nhóm đôi , trả lời .
- Thực hiện theo YC GV 
- Làm theo .
- Theo dõi .
- 2 HS đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docBo sung KNSSDNLtuan 31lop 4.doc