Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ

1.Khởi động :

2. Tiến hành sinh hoạt

*Hoạt dộng 1: Giới thiệu và nêu vấn đề

 * Hoạt động 2: Phát triển các hoạt động

 – Gv giới thiệu chương trình

– Bàn giao cho lớp trưởng

 - Gv nhận xét

– Chuyên cần: Đi học đều, đúng giờ, vắng có phép

– Có ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ, chú ý trực nhật cho tốt hơn .

– Học tập:học bài cũ chưa tốt

– Ra vào lớp xếp hàng nhanh song cần phải nghiêm túc.

– Lưu ý vệ sinh cá nhân : Móng tay , đầu tóc .

+ Phổ biến công tác tuần tới

 

doc 34 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1019Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
( Từ 13 / 04 / 2009 đến 17 / 04 / 2009 )
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
HAI
SÁNG
1
CC
Sinh hoạt dưới cờ
2
SHL
SH chủ nhiệm
3
T
Thực hành ( tt)
4
TĐ
Aêng – co Vát ( LH )
CHIỀU
1
TD
2
ĐĐ
Bảo vệ môi trường ( tt)
3
LS
Nhà Nguyễn thành lập
BA
SÁNG
1
CT
Nghe lời chim nói ( LH )
2
T
Ôn tập về số tự nhiên
3
KC
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
4
TD
CHIỀU
1
H
2
TH
3
AV
TƯ
SÁNG
1
TĐ
Con chuồn chồn nước
2
MT
3
LT.C
Thêm trạng ngữ cho câu
4
T
Ôn tập về số tự nhiên ( TT)
CHIỀU
1
KH
Trao đổi chất ở thực vật
2
BDT
Luyện tập chung
3
BDT
Luyện tập chung
NĂM
SÁNG
1
TLV
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
2
T
Ôn tập về số tự nhiên ( tt )
3
AV
4
KH
Động vật cần gì để sống?
CHIỀU
1
TH
2
KT
Lắp xe nôi ( tt)
3
ÔN TLV
Luyện tập
SÁU
SÁNG
1
LT.C
Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
2
TLV
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
3
T
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên ( bỏ bài 4 cột a )
4
ĐL
Biển, đảo và quần đảo ( BP )
CHIỀU
1
GDNGLL
Giao thông đường thủy và phương tiện GT đường thủy
2
BD.TV
Ôn luyện TLV- LT.C
3
BD.TV
Ôân luyện TLV- LT.C
Ngày soạn : 11 / 4
Ngày dạy : Thứ hai , ngày 13 tháng 4 năm 2009
Sinh hoạt lớp
TUẦN 31
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 31 .
- Báo cáo tuần 30 .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Khởi động :
2. Tiến hành sinh hoạt
*Hoạt dộng 1: Giới thiệu và nêu vấn đề
 * Hoạt động 2: Phát triển các hoạt động 
 – Gv giới thiệu chương trình
– Bàn giao cho lớp trưởng
 - Gv nhận xét 
– Chuyên cần: Đi học đều, đúng giờ, vắng có phép
– Có ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ, chú ý trực nhật cho tốt hơn .
– Học tập:học bài cũ chưa tốt
– Ra vào lớp xếp hàng nhanh song cần phải nghiêm túc.
– Lưu ý vệ sinh cá nhân : Móng tay , đầu tóc .
+ Phổ biến công tác tuần tới
– Thi đua học tập tốt .
- Tham gia lao động đầy đủ .
–Tiếp tục giữ vững nề nếp lớp .
* Hoạt động 3: – Sinh hoạt văn nghệ
- Cho các nhóm thi đua hát hoặc kể chuyện cho nhau nghe .
2.HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC 
- Cho HS hát một bài hát ngắn .
-Hs hát 
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt 
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình lớp. - Lớp phó báo cáovề :
Học tập: Còn một số bạn không học bài
Phong trào: Tham gia VSRM tốt
Kỉ luật: Chuyên cần , đi học đều nghỉ có lý do,còn vài bạn đi học trễ .
-Tập thể dục giữa giờ chưa nghiêm túc.
- Lớp trưởng tổng kết, công bố thi đua, tổ hạng nhất, bầu cá nhân xuất sắc
Tổ 1 : Tổ 2 : Tổ 3 : Tổ 4 :
- Tuyên dương bạn :
- Hs thảo luận các biện pháp thực hiện kế hoạch tuần 31
- Đại diện nhóm lên trình bày tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị .
Toán (tiết 151)
THỰC HÀNH (tt)
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết cách vẽ trên bản đồ một đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị đoạn thẳng thật cho trước .
	- Vẽ được đoạn thẳng thu nhỏ chính xác .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Thước thẳng có vạch cm .
	- Giấy , vở để vẽ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Thực hành .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Thực hành (tt) .
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
* Hoạt động2 : Hình thành kiến thức
- Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ .
- Nêu bài toán SGK . 
- Gợi ý : 
+ Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB theo cm :
@ Đổi : 20 m = 2000 cm
@ Độ dài thu nhỏ : 2000 : 400 = 5 (cm)
+ Vẽ vào vở một đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm .
- Theo dõi ở bảng .
* Hoạt động 3 : Thực hành .
 Bài 1 : 
+ Giới thiệu chiều dài bảng lớp học . Yêu cầu HS vẽ chiều dài đó với tỉ lệ 1 : 50 .
+ Kiểm tra và hướng dẫn từng em .
 Bài 2 : 
+ Lưu ý : Cần tính riêng chiều dài , chiều rộng trên bản đồ rồi mới vẽ . 
Nhận xét – sửa bài .
 * Hoạt động 4 : Củng cố : (3’)- Chấm bài , nhận xét .
- Các nhóm cử đại diện thi đua vẽ đoạn thẳng thu nhỏ ở bảng .
 + Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 151 sách BT .
- Hs vẽ vào vở 
- Tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ .
- Tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ .
- HS tính chiều dài , chiều rộng rồi vẽ vào vở.
Chiều dài : 8 m = 800 cm : 200 = 4 cm 
Chiều rộng : 6 m = 600 cm : 200 = 3 cm 
Tập đọc (tiết 61)
ĂNG-CO VÁT
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Aêng-co Vát , một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia .
- Đọc lưu loát toàn bài . Đọc đúng các tên riêng . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi , tình cảm kính phục , ngưỡng mộ Aêng-co Vát – một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu . 
	- Giáo dục HS biết ngưỡng mộ những cảnh đẹp trên thế giới .
* GDBVMT : HS biết : Công trình kiến trúc tuyệt diệu của nước Cam-pu-chia xây dựng từ đầu TK XII.
- Thấy được vẻ đẹp của khu đền hài hòa trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hòang hôn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Aûnh khu đền Aêng-co Vát SGK .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Dòng sông mặc áo .
	- Vài em đọc thuộc lòng bài Dòng sông mặc áo , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc .
 3. Bài mới : (27’) Aêng-co Vát .
 * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
* Hoạt động 2 : Luyện đọc – Tìm hiểu bài .
a. Luyện đọc :
- Xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn .
- Cho HS nhận xét – Giải nghĩa từ .
- Hướng dẫn HS đọc từ khó .
- Đọc diễn cảm toàn bài .
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt .
- Đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó trong bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
b. Tìm hiểu bài .
hành .
- Aêng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ?
- Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?
- Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
GDBVMT :Bài văn ca ngợi Công trình kiến trúc tuyệt diệu của nước Cam-pu-chia xây dựng từ đầu TK XII: Aêng-co Vát; Thấy được vẻ đẹp của khu đền hài hòa trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn.
- Ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ XII .
- Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn . Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá , được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa .
- Aêng-co Vát thật huy hoàng : Aùnh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền ; những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn ; ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi , thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng , khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách .
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc phù hợp với nội dung bài .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Lúc hoàng hôn  từ các ngách . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
* Hoạt động 3 : Củng cố : (3’)- Nêu lại ý nghĩa bài văn . ( Ca ngợi Aêng-co Vát , một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia )
	- Giáo dục HS biết ngưỡng mộ những cảnh đẹp trên thế giới .
 + Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
CHIỀU Đạo đức (tiết 31)
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu : Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau ; có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch .
- Biết bảo vệ , giữ gìn môi trường trong sạch .
- Đồng tình , ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Các tấm bìa xanh , đỏ , trắng .
	- Phiếu giao việc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Bảo vệ môi trường .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Bảo vệ môi trường (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
* Hoạt động 1 : Tập làm Nhà tiên tri 
MT : Giúp HS dự đoán được hậu quả của việc phá hoại môi trường .
- Chia HS thành các nhóm .
- Đánh giá kết quả làm việc của các nhóm , đưa ra đáp án đúng .
- Mỗi nhóm nhận 1 tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết .
- Từng nhóm trình bày kết quả làm việc .
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến .
* Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến qua BT3 .
MT : Giúp HS biết bày tỏ ý kiến của mình qua BT3 .
- Kết luận đáp án đúng :
a) Không tán thành .
b) Không tán thành .
c) Tán thành .
d) Tán thành .
g) Tán thành .
- Từng cặp thảo luận .
- Một số em trình bày ý kiến .
* Hoạt động 3 : Xử lí tình huống BT4 
MT : Giúp HS xử lí được tình huống nêu ra trong BT4 .
- Chia HS thành các nhóm .
- Nhận xét cách xử lí của từng nhóm , chốt lại cách xử lí thích hợp .
- Mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ , thảo luận , tìm cách xử lí .
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
* Hoạt động 4 : Dự án Tình nguyện xanh 
MT : Giúp HS thực hành việc bảo vệ môi trườ ... sườn núi , 
Toán (tiết 155)
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS ôn tập về phép cộng , phép trừ các số tự nhiên .
	- Làm thành thạo các bài tập liên quan đến 2 phép tính này .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập về số tự nhiên (tt) .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập về các phép tính số tự nhiên .
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 * Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1 : Cho HS làm bài nhận xét 
+ Củng cố kĩ thuật tính cộng , trừ ( đặt tính , thực hiện phép tính ) .
Bài 2 : Cho 2 HS lên bảng tính 
- Nhận xét- Sửa sai 
a/ x + 126 = 480 b / x – 209 = 435 
Bài 3 : Cho HS điền chữ hoặc số vào chỗ chấm 
+ Củng cố tính chất của phép cộng , trừ ; biểu thức chứa chữ .
- Nhận xét 
- Tự làm bài , đổi vở cho nhau để kiểm chéo .
- 3 HS lên bảng đặt toán dọc - sửa bài 
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Nêu lại quy tắc Tìm số hạng chưa biết , Tìm số bị trừ chưa biết .
- Nêu yêu cầu BT rồi làm bài và chữa bài .
a + b = b + a a – 0 = a
( a + b ) + c = a + ( b + c ) 
a – a = 0 a + 0 = 0 + a = a 
- Phát biểu lại các tính chất của phép cộng , trừ .
Bài 5 : - Cho HS đọc đề – Tóm tắt rồi giải .
- Nhận xét – Chốt lại kết quả đúng 
* Hoạt động 3 : Củng cố : (3’)- Chấm bài , nhận xét .
- Đại diện các nhóm thi đua thực hiện các phép tính ở bảng .
 + Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học 
- Làm các bài tập tiết 155 sách BT .
- Đọc bài toán rồi tự làm bài và chữa bài 
GIẢI
 Trường Thắng Lợi quyên góp được 
 1475 – 184 = 1291 (quyển)
 Cả hai trường quyên góp được :
 1475 + 1291 = 2766 (quyển)
 Đáp số : 2766 quyển
 Địa lí (tiết 31)
BIỂN , ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết về một số đặc điểm của đảo và quần đảo nước ta .
	- Chỉ được trên bản đồ VN vị trí Biển Đông , vịnh Bắc Bộ , vịnh Hạ Long , vịnh Thái Lan ; các đảo và quần đảo Cái Bầu , Cát Bà , Phú Quốc , Côn Đảo , Hoàng Sa , Trường Sa . Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của biển , đảo và quần đảo nước ta ; vai trò của Biển Đông , các đảo và quần đảo đối với nước ta .
	- Tự hào về hệ thống đảo và quần đảo của nước nhà .
* GDBVMT :- Biết được vai trò của Biển Đông, các đảo và quần đảo của nước ta.
- Biết được một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở biển, đảo và quần đảo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh về biển , đảo VN .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thành phố Đà Nẵng .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Biển , đảo và quần đảo .
 a) Giới thiệu bài : 
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Vùng biển Việt Nam .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của vùng biển nước ta .
Mô tả , cho HS xem tranh , ảnh về biển của nước ta ; phân tích thêm về vai trò của Biển Đông đối với nước t
- Quan sát hình 1 , trả lời câu hỏi mục 1 .
- Dựa vào SGK , bản đồ , vốn hiểu biết của bản thân , trả lời các câu hỏi :
+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì ?
+ Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta 
- Trình bày kết quả trước lớp .
- Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN vị trí vịnh Bắc Bộ , vịnh Thái Lan
* Hoạt động 2 : Đảo và quần đảo .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về đảo và quần đảo của nước ta .
- Chỉ các đảo , quần đảo trên Biển Đông và hỏi :
+ Em hiểu thế nào là đảo , quần đảo ?
+ Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất 
* GDBVMT :- Chỉ các đảo , quần đảo của từng miền trên bản đồ VN và nêu đặc điểm , ý nghĩa kinh tế , quốc phòng của chúng .
- Cho HS xem ảnh các đảo , quần đảo ; mô tả thêm về cảnh đẹp , giá trị kinh tế , an ninh , quốc phòng , hoạt động của người dân trên các đảo , quần đảo nước ta . Từ đó GD HS biết được một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở biển, đảo và quần đảo.
 4. Củng cố : (3’)- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tự hào về hệ thống đảo và quần đảo của nước nhà .
5. Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học 
- Các nhóm dựa vào tranh , ảnh , SGK , thảo luận các câu hỏi :
+ Trình bày một số nét tiêu biểu của đảo , quần đảo ở vùng biển phía Bắc , miền Trung , phía Nam .
+ Đảo và quần đảo nước ta có giá trị gì ?
- Các nhóm trình bày kết quả theo từng câu hỏi .
 CHIỀU GDNGLL 
BÀI 5 : GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ 
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
I . MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
 - HS biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông .
 - HS biết tên gọi các loại phương tiện GTĐT.
 - HS biết các biển báo hiệu giao thông trên đường thủy .
 2. Kĩ năng :
 - HS nhận biết các loại phương tiện GTĐT thường thấy và tên gọi của chúng .
 - HS nhận biết 6 biển báo hiệu GTĐT.
 3. Thái độ :
 - Thêm yêu quý Tổ quốc vì biết có điều kiện phát triển GTĐT.
- Có ý thức khi đi trên đường thủy cũng phải đảm bảo an toàn .
II . CHUẨN BỊ 
Giáo viên :
Mẫu 6 biển báo hiệu GTD9T , bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Sưu tầm các hình ảnh về các phương tiện GTĐT.
Học sinh :
Sưu tầm các hình ảnh về các phương tiện GTĐT, sông van biển của Việt Nam .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
* Hoạt động 1 : Ôn tập bài cũ , giới thiệu bài mới.
- Cho HS nhắc lại hai loại đường giao thông đã học.
- Ngoài hai loại đường GT này còn có GTĐT.
* Hoạt động 2 :Tìm hiểu về giao thông trên đường thủy.
- Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước ?
+ Kết luận : GTĐT ở nước ta rất thuận tiện vì có nhiều sông , kênh rạch. GTĐT là một mạng lưới GT quan trọng ở nước ta.
* Hoạt động 3 : Phương tiện GT đường thủy nội địa.
- Để đi lại trên mặt nước chúng ta cần các phương tiện GT nào ?
+ Cho HS xem tranh ảnh về các phương tiện GTĐT.Yêu cầu HS nói tên từng loại phương tiện.
- Giao thông đường bộ , đường sắt
- Sông , hồ lớn . biển , 
- Vài HS nhắc lại
- Các nhóm thảo luận – trả lời.
- Thuyền , bè, phà, ca nô, tàu, sà lan ,
* Hoạt động 4: Biển báo hiệu GTĐT nội địa.
- Treo 6 biển báo và giới thiệu 
Hỏi : Nhận xét về hình dáng , màu sắc , hình vẽ trên biển .
+ Kết luận : Đường thủy cũng la ømột loại đường GT , có rất nhiều phương tiện đi 
IV .CỦNG CỐ- DẶN DÒ 
- Cho HS xem tiếp các hình ảnh về sông biển 
- HS quan sát biển trả lời :
+ Biển báo cấm đậu.
+ Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi qua.
+ Biển báo cấm rẽ phải hoặc rẽ trái .
+ Biển báo được phép đỗ.
+ Biển báo phía trước có bến đò , bến phà.
BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN TLV – LT.C
I. MỤC TIÊU :
	- Đặt được câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn ; thêm được trạng ngữ chỉ nới chốn cho câu .
- Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận con vật ; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2 : Luyện tập – Thực hành
Bài 1 : Cho HS thảo luận nhóm
+ Tìm trạng ngữ trong câu sau.Trạng ngữ trong câu trả lời cho câu hỏi gì?
a) Khi thấy bóng thằng Nghi xuất hiện từ xa, tôi bước ra định chặn nó lại giữa đường.
b) Vì hoàn cảnh gia đình, chú bé phải ra làm việc kiếm tiền phụ giúp gia đình.
c) Dưới ánh trăng mờ nhạt từ khung cửa sổ hắt ra, người đó nhìn thấy đằng cuối vườn, cây hoàng lan lần đầu tiên trổ hoa .
- Nhận xét – cho điểm
Bài 2: Cho HS chơi trò chơi tiếp sức
+ Hãy thêm một hoặc một số trạng ngữ chỉ nơi chốn vào chỗ trống .
a) ... bông hoa dập dờn trước gió, khi ẩn khi hiện.
b) ... chim hót líu lo tạo thành một bản nhạc vui tươi.
c) ... những con sông nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.
- Bình chọn đội chiến thắng
Bài 3: Cho HS thảo luận nhóm đôi cảm thụ đoạn thơ.
+ Trong bài Dòng sông mặc áo, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có viết như sau :
 ( Từ ) Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
 ( đến ) Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai.
+Những câu thơ trên đã giúp em phát hiện ra vẻ đẹp gì của dòng sông quê hương tác giả?
- Nhận xét cho điểm
Bài 4 : Cho HS làm vào vở
+ Hãy miêu tả hình dáng và hoạt động của một chú chim nhỏ mà em từng có dịp tiếp xúc hoặc quan sát.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài
- Nhận xét – chấm điểm
* Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò :
- Cho HS nhắc lại nội dung thực hành
- Nhận xét tiết học.
- Thảo luận làm bài trên bảng nhóm.
- Trình bày kết quả
- Nhận xét – sửa bài
+ Nhóm 1: Khi thấy bóng thằng Nghi xuất hiện từ xa,... ( Khi nà? )
+ Nhóm 2 : Vì hoàn cảnh gia đình,.. ( Vì sao? 
+ Nhóm 3 : Dưới ánh trăng mờ nhạt từ khung cửa sổ hắt ra,... ( Ở đâu ? ) 
- Hai đội mỗi đội 5 em
- 5 em thay phiên nhau điền cho xong phần bài tập.+ Ví dụ HS điền như sau:
+ Trên cành,...
+ Trên cành cây,...
+ Trên bờ biển,...
- Đội nào điền xong trước chính xác sẽ chiến thắng.
- Hai HS ngồi cạnh nhau thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét – bổ sung
+ Dòng sông được mang trên mình chiếc áo rất đặc biệt. Đó là chiếc áo vừa có hương thơm vừa có màu hoa đẹp và hấp dẫn.Dòng sông được mặc chiếc áo đó dường như trở nên đẹp hơn .
- HS làm bài cá nhân
- Nối tiếp nhau đọc bài
- Nhận xét
- Nộp bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc