Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2011-2012 - Vũ Đức Tứ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2011-2012 - Vũ Đức Tứ

I. MỤC TIÊU

 - Biết được 1 số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.

 * BT cần làm: BT1.

II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 - Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

 Gọi 2 em lên bảng tính độ dài thu nhỏ khi biết độ dài thật là 5000 cm;

30 000 mm; tỉ lệ bản đồ 1: 5000.

 - Nhận xét, chấm điểm.

 2. Dạy - học bài mới : (30’)

 2.1 Giới thiệu bài: (1’)

 

docx 25 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2011-2012 - Vũ Đức Tứ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 16 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 – Buổi sáng – Chào cờ 
 Tiết 2- Buổi sáng - Tập đọc 
ĂNG – CO - VÁT
I. MỤC TIÊU 
	 - Biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
	 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- Ảnh khu đền trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	- Gọi 2 em lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ: Dòng sông mặc áo .
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy - học bài mới : (30’)
	2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
a. Luyện đọc
- Chia đoạn: 3 đoạn, yêu cầu HS đọc nối tiếp (2lần)
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa phát âm:
- Đọc nối tiếp đoạn:
+ Đọc nối tiếp lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS cùng bàn đọc nối tiếp từng đoạn.
- Goi HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc toàn bài.
+ GV đọc mẫu, giọng chậm rãi, thể hiện tình cảm kính phục, ngưỡng mộ.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài
* Đoạn 1 : 
- 1 HS đọc thành tiếng, HS khác đọc thầm .
+ Ăng - co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
+ Ăng - co Vát được xây dựng ở nước Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ 12.
+ Nêu ý chính đoạn 1?
+ Giới thiệu chung về khu đền Ăng-coVát.
* Đoạn 2 : HS đọc thầm 
- 1 HS đọc thành tiếng, HS khác đọc thầm .
+ Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
+ Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, 3 tầng hành lang dài gần 1500m; có 398 gian phòng.
+ Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
+ Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵng như mặt ghế đá, được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
+ Yêu cầu HS nêu ý chính đoạn 2?
+ Đền Ăng-co Vát được xây dựng rất to đẹp.
* Đoạn 3 : HS đọc thầm.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS khác đọc thầm .
+ Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào thời gian nào trong ngày?
+ Lúc hoàng hôn.
+ Lúc hoàng hôn phong cảnh khu đền có gì đẹp?
+ ... Ăng-co Vát thật huy hoàng, ánh áng chiếu soi vào bóng tối cửa đền; những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt lốt xoà tán tròn; ngôi đền to với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi và thâm nghiêm...
+ Nêu ý chính đoạn 3?
+ Vẻ đẹp khu đền lúc hoàng hôn.
+ Yêu cầu HS nêu ý chính của bài.
+ Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của đền Ăng-co Vát, một công trình kiến trúcvà điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
* GV giảng: Đền Ăng-co Vát là 1 công trình kiến trúc và điêu khắc theo kiểu mẫu, mang tính nghệ thuật thời cổ đại của nhân dân Cam-pu-chia có từ thế kỉ XII.
c. Đọc diễn cảm
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, tìm cách đọc bài?
-3 HS đọc. Cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3:
+ GV đọc mẫu. 
- Theo dõi.
+ HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS cùng bàn luyện đọc theo cặp.
+ Thi đọc
- 3-5 HS thi đọc.
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố – Dặn dò 
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung của bài.
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài: “Con chuồn chuồn nước”.
Tiết 3 – Buổi sáng - Toán
THỰC HÀNH – T 159(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU 
	- Biết được 1 số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.
	* BT cần làm: BT1.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng tính độ dài thu nhỏ khi biết độ dài thật là 5000 cm; 
30 000 mm; tỉ lệ bản đồ 1: 5000.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy - học bài mới : (30’)
	2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
1. Ví dụ: 
*Bài toán : Gọi HS đọc 
- Đọc đề bài .
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? 
- Trả lời 
- Cho HS thảo luận nhóm .
- Thảo luận nhóm .
- Các nhóm chữa bài .
- Đổi 20 m = 2000cm.
Độ dài thu nhỏ: 2000 : 400 = 5 (cm)
- Lớp vẽ vào giấy.
2. Luyện tập 
Bài 1:
- HS đọc đề bài .
 Bài giải
+ Muốn vẽ được chiều dài thu nhỏ cần phải biết cái gì? 
 Đổi 3m = 300cm
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
 Chiều dài trên bản đồ là : 
- Yêu cầu đổi vở kiểm tra chéo. 
 300 : 50 = 6(cm)
- Chữa bài : HS đọc chữa bài .
 A B 
 Tỉ lệ: 1:50
-Đọc đề bài .
Bài 2:
 Bài giải
- Gọi HS đọc đề bài. 
 Đổi 8m = 800cm; 6m = 600cm
- Yêu cầu thảo luận nhóm .
Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ là: 
- Gọi các nhóm trình bày. 
 800 : 200 = 4(cm)
Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ là:
 600 : 200 = 3(cm)
 3cm
 4cm
 Tỉ lệ: 1 : 200
3. Củng cố – Dặn dò 
- Gọi HS nêu nội dung bài học . Chuẩn bị bài sau.
Tiết 5 – Buổi sáng- ÔnToán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU 
 	 - So sánh được các số có đến 6 chữ số.
	 - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
	 * BT cần làm: 1(dòng 1, 2); 2; 3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
1. Giải các bài tập trong VBT
- Giải các bài tập trong VBT
- Đọc các số sau: 989, 1321, 27105, 7985.
- 4 HS đọc mỗi em một số và nêu giá trị một chữ số mà GV yêu cầu.
* Bài 2: 
- YC HS đọc đề bài 
- Đọc đề bài .
- YC HS làm bài vào vở ôn luyện . 1 HS lên bảng chữa bài .
Số lẻ bé nhất 
Có 3 chữ số là: 101
Có 4 chữ số : 1001 
Có 5 chữ số : 10001 
Bài 3. Tìm a để số a359 thỏa mãn điều kiện là số có 4 chữ số và nhỏ hơn 9360.
Để a359 là một số có 4 chữ số thì a phải khác 0. Dễ thấy 9359 < 9360 nên a có điều kiện là: 0 <a<10
3. Củng cố - Dặn dò 
- Nhắc lại nội dung ôn tập. Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 1 - Buổi chiều - Luyện từ và câu 
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
	I. MỤC TIÊU 
 	 - Hiểu được thế nào là trạng ngữ.
 	 - Biết nhận diện và đặt được câu có trạng ngữ.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em đứng tại chỗ nêu dấu hiệu và đặc điểm của câu cảm.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới.
	2.1. Giới thiệu bài:
	Trong câu: Hôm qua, tôi đi học sớm. Từ “Hôm qua” giữ chức vụ gì trong câu. Chúng ta sẽ học qua giờ học ngày hôm nay.
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2. Hoạt động dạy học:
I. Nhận xét 
1. HS đọc đề bài .
- HS đọc đề bài. Đọc thầm các câu văn
- GV chép 2 câu lên bảng. 
Hai câu văn trên có gì khác nhau?
- Câu b) có thêm 2 bộ phận (được in nghiêng.)
2. Đặt câu cho bộ phận in nghiêng? 
Thảo luận nhóm đôi 
- Vì sao (Nhờ đâu/ Khi nào) I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
3. Phần in nghiêng có tác dụng gì?
Phần in nghiêng có tác dụng nêu nguyên nhân và thời gian
- “Nhờ tinh thần ham học hỏi” bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân. 
- “sau này” bổ sung ý nghĩa về thời gian 
II. Ghi nhớ : SGK : HS đọc.
 - 3 - 4 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Yêu cầu HS đặt câu có trạng ngữ.
- HS đặt câu.
III. Luyện tập 
* Bài 1
- Đọc đề bài .
- HS đọc đề bài 
- Làm bài vào vở .
- HD cách trình bày : Viết cả câu rồi gạch chân dưới TN 
HS làm bài vào vở 
Nhận xét, đánh giá.
Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.
Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng của cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
* Bài 2 
- 1HS đọc thành tiếng.
- Gọi HS đọc đề bài 
- Cả lớp viết vào vở.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở. 
- Một số HS trình bày.
- Nhận xét, đánh giá
- HS nối tiếp đặt câu. Các bạn khác nghe nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
 Tiết 2 - Buổi chiều - Kể chuyện
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU 
 	- Kể một số câu chuyên nói về du lịch , thám hiểm hay cắm trại, đi chơi xa,đã được đọc, được nghe.
	- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi 
 với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	 - Ảnh về cuộc du lịch tham quan, cắm trại (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
1) Tìm hiểu đề 
- GV viết đề bài lên bảng: 
*Đề bài: Kể chuyện một câu chuyện nói về du lịch, thám hiểm hay du lịch, đi chơi xa mà em đã được đọc, được nghe.
- GV hỏi học sinh để gạch chân những từ quan trọng trong đề bài:
- Cá nhân lựa chon một số câu chuyện đã nghe, đã đọc
- Giới thiệu câu chuyện mình chọn kể.
- Giới thiệu câu chuyện định kể. 
2) Thực hành 
- Lập dàn ý.
- Cá nhân lập dàn ý câu chuyện kể:
+ Câu chuyện định kể.
+ Các sự việc nổi bật đã diễn ra.
+ Em rút ra bài học gì?
- Kể chuyện trong nhóm .
- Kể chuyện trong nhóm .
- Thi kể trước lớp cùng trao đổi ý nghĩa câu chuyện với bạn .
- Thi kể chuyện trước lớp .
- Trao đổi ý nghĩa câu chuyện với bạn 
- GV cùng học sinh bình chọn các bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất .
- Bình chọn bạn kể hay nhất .
3. Củng cố - Dặn dò 
 - Nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe.
Thứ ba, ngày 17 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 – Buổi sáng- Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN ( T 160)
I. MỤC TIÊU 
	 - Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.
 	- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong 1 số cụ thể.
	- Dãy số tự nhiên và 1 số đặc điểm của nó.
	* BT cần làm: 1; 3(a); 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em đứng tại chỗ đọc các số sau: 
	45 238; 147 629; 9 872 456; 541 236 008 .
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy - học bài mới : (30’)
	2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
* Bài 1.
- GV yêu cầu HS tự làm VBT.
-1 em làm vào bảng nhóm, HS tự làm VBT
-Chữa bài trên bảng
Đọc số
Viết số
Số gồm có:
Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám
24 308
2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 8 đơn vị.
Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư.
160 274
1 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 2 trăm, 7 chục, 4 đơn vị.
Một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm.
1 237 005
1 triệu, 2 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 7 nghìn, 5 đơn vị.
Tám triệu không trăm linh bốn nghìn không trăm chín mươi.
8 004 090
8 triệu, 4 nghìn, 9 chục.
- GV chữa và nhận xét.
* Bài 2: 
-1 em làm vào bảng nhóm, Cả lớp làm bài vào vở.
1763 = 1000 + 700 + 60 + 3
5 794 = 5000 + 700 + 90 + 4
20292 = 20000 + 200 + 90 + 2
190 909 = 100 000 + 90 000 + 900 + 9
* Bài 3: 
- YC HS đọc đề bài, nối tiếp nhau đọc các số và nêu giá trị của các chữ số 5 ... 88; 512.
b) 512; 3178; 3187; 4178; 4188
1.3 Phân tích các số sau thành tổng:
a) 5 700 095
a) 5 700 095= 5 000 000+ 700 000 + 90 + 5
b) 108 002 040
b) 108 002 040 = 100 000 000 + 8 000 000 + + 2 000 + 40 
2. Nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn lại các so sánh các số tự nhiên và phân tích số.
Thứ năm, ngày 19 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 – Buổi sáng – Thể dục 
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN.
NHẢY DÂY TẬP THỂ
	I. MỤC TIÊU 
 	- Ôn một số nội dung môn thể thao tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
	- Nhảy dây tập thể. Yêu cầu biết cách vung dây và tham gia nhảy dây tương đối chủ động để rèn luyện sức mạnh.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
	- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động dạy học:
2.2. Hoạt động dạy học:
a) Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu và cách thức tiến hành kiểm tra.
- Khởi động (2*8 nhịp)
- Cán sự lớp điều khiển lớp thực hiện bài khởi động và bài thể dục phát triển chung 2 lần 8 nhịp.
b) Phần cơ bản:
Môn tự chọn (9’- 11’)
- Tâng, đã cầu (9’- 11’)
+ Ôn 2 trong 4 động tác bổ trợ đã học (2’)
+ Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu kết hợp giải thích động tác, cho học sinh tập kết hợp giáo viên đi kiểm tra, uốn nắn động tác sai cho học sinh.
+ Học cách cầm cầu (1’- 2’)
+ Học tư thế đứng chuẩn bị kết hợp cách cầm cầu, tâng cầu và đá cầu (4’- 5’)
c, Nhảy dây tập thể (9’- 11’)
 Giáo viên nêu cách thực hiện và chọn một nhóm học sinh làm mẫu theo chỉ dẫn của giáo viên (1,5’- 2’)
+ Học sinh chơi thử 2- 3 lần, xen kẽ giáo viên nhận xét, giải thích thêm cách chơi.
d) Phần kết thúc (4’- 6’) 
- Thả lỏng (1’)
Học sinh thực hiện 1 số động tác thả lỏng.
- Hệ thống lại bài học
3- Củng cố (1’- 2’)
- Nhận xét, dặn dò 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kêt quả giờ học và ra bài tập về nhà.
Tiết 2- Buổi chiều - Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN – Tiếp ( trang 161)
 I. MỤC TIÊU 
 	- Biết vận dụng kiến thức chia hết cho 2; 3; 5; 9.
	 * BT cần làm: 1; 2; 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào nháp:
Viết các số sau theo thứ tự lớn dần: 139; 2 457; 2 455; 3 457; 3 459 .
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
* Bài 1: 
- Đọc đề bài. 
- HS đọc đề bài .
- Làm bài vào vở .
- Tự làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng lớp. 
a. Số chia hết cho 2 là : 7362; 2640; 4136; 
- Chữa bài trên bảng, cho điểm.
b. Số chia hết cho 5 là : 605; 2640.
c. Số chia hết cho cả 2 và 5 là : 2640.
d. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3 là : 605.
e. Số không chia hết cho cả 2 và 9 là: 605; 1207. 
* Bài 2: 
- Đọc đề bài .
- HS đọc đề bài. 
- 2 em làm bài vào bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở. 
- HS tự làm bài vào vở. 
 a. 252; 552; 852.
- Chữa bài trên bảng nhóm. 
 b. 108; 198;
 c. 920;
 d. 255.
- Bài toán củng cố kiến thức gì?
+ Bài toán củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
* Bài 3: 
- Đọc đề bài. 
- HS đọc đề bài .
- Thảo luận nhóm .
- HD : Tìm các số lẻ lớn hơn 23 bé hơn 31 rồi chọn số chia hết cho 5 và kết luận .
- HS thảo luận trả lời miệng 
- GV viết bảng .
Các số lẻ lớn hơn 23 bé hơn 31 và chia hết cho 5 là: 25. Vậy x = 25 .
* Bài 4: Khuyến khích HS khá, giỏi thực hiện. 
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Đọc đề bài .
- HS tự làm bài .
Cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài
-Chữa bài: 250; 520.
* Bài 5: Khuyến khích HS khá, giỏi thực hiện. 
- HS đọc đề bài 
- 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Xếp mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết, xếp mỗi đĩa 5 quả cũng vừa hết.
- Số cam mẹ mua chia hết cho mấy? 
- Chia hết cho 3 và 5.
- Tìm số bé hơn 20 chia hết cho 3, 5 .
- Là số 15.
Vì số quả cam xếp vào mỗi đĩa 3 quả hoặc mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết. Nên số quả cam phải là số vừa chia hết cho 3 và vừa chia hết cho 5, đồng thời bé hơn 20. Số đó là 15.
Vậy số cam mẹ mua là: 15 quả.
3. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm tập trong VBT đầy đủ.
Thứ sáu, ngày 20 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 – Buổi sáng – Toán 
ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH
VỚI SỐ TỰ NHIÊN (T 162)
I. MỤC TIÊU 
 	- Biết đặt tính và thực hiện cộng trừ các số tự nhiên.
 	- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.
 	- Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ.
	* BT cần làm:	1(dòng 1, 2); 2; 4(dòng 1); 5.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	-Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 4 em lên bảng thực hiện hai dòng đầu của bài tập 1
a) 6195
 + 2785
 8980 
b) 5342
 - 4185
 1157 
47836
 + 5409
 53245
29041
 - 5987
 23054
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
* Bài 1 :
- YC HS đọc đề bài. 
 Đọc yêu cầu đề bài, làm bài vào vở, lên bảng chữa bài nêu lại các bước đặt tính và tính của các phép toán.
- YC HS tự làm vào vở – 2 HS làm trên bảng lớp .
a) 6195
 + 2785
 8980 
b) 5342
 - 4185
 1157 
- Chữa bài : Chữa bài trên bảng lớp .
* Bài 2 :
- YC HS đọc đề bài .
- HS đọc đề bài, 2 em làm bài vào bảng nhóm, dưới lớp làm bài vào vở. 
- YC HS tự làm bài .
a. x + 126 = 480 b. x - 209 = 435
- Chữa bài:Chữa bài trên bảng nhóm 
 x = 480 - 126 x = 435+209
 x = 354 x = 644
* Bài 3: 
 - HS đọc đề bài.
- YC Thảo luận nhóm .
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi.
- Các nhóm trả lời và nêu các tính chất của phép cộng, phép trừ số tự nhiên a.
 a +b = b+a a - 0 = a.
 (a+b)+c = a + (b+c) a - a = 0
a + 0 = 0 + a = a.
* Bài 4: 
- YC HS đọc đề bài. 
- HD : HS vân dụng các tính chất của phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức .
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở 
a. 1268 + 99 + 501
= 1268 +(99+501)
= 1268 + 600
= 1868
b.168 + 2080 + 32 
= (168+32) + 2080 
= 200 + 2080 
= 2 280
745 + 268 + 732
 = 745+(268+732) 
 = 745 + 1 000
 = 1 745
87 + 94 + 13 + 6
= (87 +13) +(94 +6)
= 100 + 100
= 200
1295+105+1460
=(1295+105) + 1460
= 1400 + 1460
= 2860
121 +85 + 115 + 469
=(121+469)+(85+115) 
= 590 + 200
= 790
- Chữa bài, cho điểm HS.
* Bài 5 : - HS đọc đề bài. 
- 1 HS đọc đề bài.
- Thảo luận nhóm nêu cách giải.
- Các nhóm nêu cách làm .
- Các nhóm thảo luận, trình bày.
Bài giải
Trường TH Thắng lợi quyên góp được số vở là:
1 475 - 184 = 1 291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được là:
1 475 + 1 291 = 2 766 (quyển)
Đáp số: 2 766 quyển.
3. Củng cố - Dặn dò 
 - Nêu nội dung ôn tập . Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho giờ ôn tâp sau.
Tiết 2- Buổi sáng – Ôn Toán 
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU 
 	- Rèn kĩ năng so sánh, sắp xếp thứ tự các số tự nhiên và phân tích cấu tạo số tự nhiên.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động dạy học:
 . 
1.1 Giải các bài tập trong VBT Toán.
- Giải các bài tập trong VBT Toán.
Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
1.2 Phân tích các số sau thành tổng:
a) 601 007 020
a) 601 007 020 = 600 000 000+ 1 000 000 + 7 000 + 20
b) 95 000 367
b) 95 000 367 = 90 000 000 + 5 000 000 + 
+ 300 + 60 + 7
2. Nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn lại các so sánh các số tự nhiên và phân tích số.
Tiết 3- Buổi sáng – Ôn Luyện từ và câu 
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. MỤC TIÊU 
 	- Củng cố kiến thức về trạng ngữ, biết cách thêm trạng ngữ để bổ sung nghĩa cho câu.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động dạy học:
1.1 Làm các bài tập trong VBT .
- Cá nhân làm các bài tập trong VBT và Bài tập củng cố kiến thức kĩ năng
Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
1.2 Thêm trạng ngữ cho các câu sau:
- Bố em trồng rất nhiều loại cây.
- Trong vườn, bố em trồng rất nhiều loại cây.
- Mẹ em dậy rất sớm để nấu cơm cho cả nhà.
- Hằng ngày, mẹ em dậy từ rất sớm để nấu cơm cho cả nhà.
2. Nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài.
Tiết 4 – Buổi sáng – Thể dục 
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN.
TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO”
	I. MỤC TIÊU 
 	- Ôn một số nội dung môn thể thao tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
	- Trò chơi “Con sâu đo”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động để rèn luyện sức mạnh.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
	- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, kẻ sân để chơi trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động dạy học:
2.2. Hoạt động dạy học:
a) Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu và cách thức tiến hành kiểm tra.
- Khởi động (2*8 nhịp)
- Cán sự lớp điều khiển lớp thực hiện bài khởi động và bài thể dục phát triển chung 2 lần 8 nhịp.
b) Phần cơ bản:
Môn tự chọn (9’- 11’)
- Tâng, đã cầu (9’- 11’)
+ Ôn 2 trong 4 động tác bổ trợ đã học (2’)
+ Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu kết hợp giải thích động tác, cho học sinh tập kết hợp giáo viên đi kiểm tra, uốn nắn động tác sai cho học sinh.
+ Học cách cầm cầu (1’- 2’)
+ Học tư thế đứng chuẩn bị kết hợp cách cầm cầu, tâng cầu và đá cầu (4’- 5’)
c) Trò chơi “Con sâu đo” (9’- 11’)
 Giáo viên nêu tên trò chơi, cách chơi và chọn một nhóm học sinh làm mẫu theo chỉ dẫn của giáo viên (1,5’- 2’)
+ Học sinh chơi thử 2- 3 lần, xen kẽ giáo viên nhận xét, giải thích thêm cách chơi.
d) Phần kết thúc (4’- 6’) 
- Thả lỏng (1’)
Học sinh thực hiện 1 số động tác thả lỏng.
- Hệ thống lại bài học
3- Củng cố (1’- 2’)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kêt quả giờ học và ra bài tập về nhà.
SINH HOẠT LỚP
	I.- Đánh giá các hoạt động tuần 31 .
	1 Nề nếp: Nhìn chung cả lớp đều thực hiện tốt nề nếp rèn luyện và lao động vệ sinh. 
	2. Học tập: Cả lớp đã cố gắng học bài và làm bài ở lớp cũng như ở nhà. 
	3. Thể dục, vệ sinh: cả lớp đã biết giúp đỡ nhau thực hiện tốt công việc vệ sinh khu vực được phân công, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số em, nhất là các em nam còn ỷ lại, chưa có ý thức tự giác làm vệ sinh.
	4. Các hoạt động khác.
	5. Xếp cờ thi đua của lớp.
	II. Phương hướng tuân 32.
	- Duy trì mọi hoạt động nề nếp của lớp, của chi đội.
	- Tích cực ôn tập các môn chuẩn bị thi cuối học kì II.
	- Nhận xét lớp trực tuần.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_31_nam_hoc_2011_2012_vu_duc_tu.docx