Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2022-2023

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2022-2023

ATGT: An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ

Bài 7: NGỔI AN TOÀN TRONG XE Ô TÔ VÀ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS ý thức được những nguy hiểm khi đi xe đạp qua đường và nắm được các bước đi xe đạp qua đường an toàn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh to in các tình huống

- Sưu tầm một số tranh ảnh chụp các em HS ngồi trên ô tô và trên thuyền không an toàn và an toàn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 42 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 48Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 2
Ngày giảng: Thứ 2/12/09/2022
CHÀO CƠ – AN TOÀN GIAO THÔNG
CHÀO CỜ
(Có nôi dung đính kèm)
ATGT: An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ
Bài 7: NGỔI AN TOÀN TRONG XE Ô TÔ VÀ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS ý thức được những nguy hiểm khi đi xe đạp qua đường và nắm được các bước đi xe đạp qua đường an toàn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh to in các tình huống
- Sưu tầm một số tranh ảnh chụp các em HS ngồi trên ô tô và trên thuyền không an toàn và an toàn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động Học sinh
Kiểm tra bài cũ (2’)
- Gọi 2 HS nhắc lại tư thế ngồi trên xe máy, xe đạp an toàn.
? Khi chúng ta đi chơi xa ngồi trên xe ô tô thì chúng ta nên làm gì và không nên làm gì ?
? Lớp mìnhđã bạn nào đượcđi thuyền, phà chưa ? Khi ngồi trên thuyền phà chúng ta phải ngồi như thế nào ?
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
2. Dạy bài mới
2.1 Giới thiệu bài
 Các em đã được đi xe ô tô, ngồi trên thuyền hoặc đi phà. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các con kiểm tra lại xem mình đã thực hiện đúng khi ngồi trong xe ô tô, trên thuyền chưa?
2.2 Các hoạt động
* Hoạt động 1: Xem tranh và trả lời câu hỏi (5’)
- B1: Cho HS xem từ tranh 1- 5
- B2: Thảo luận nhóm
. Chia lớp thành 4 nhóm y/c thảo luận theo câu hỏi:
? Các bạn trong tranh đang làm gì trong xe ô tô, thuyền? Theo em bạn nào ngồi an toàn ?
- B3: GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Hỏi đáp (5’)
GV hỏi HS
? Qua các bức tranh chúng ta vừa tìm hiểu các em có biết chúng ta nên làm gì khi ngồi trên xe ô tô và trên thuyền không ?
? Vậy còn những việc gì chúng ta không nên làm khi ngồi trên xe ô tô và trên thuyền ?
- GV nhận xét bổ sung , nhấn mạnh những việc nên làm và không nên làm khi ngồi trên xe ô tô và ngồi trên thuyền.
* Hoạt động 3: (5’) Tìm hiểu nhữngviệc các em nên và không nên làm khi ngồi trên thuyền
- Qua tranh số 5 các em có biết chúng ta nên làm gì khi ngồi trên thuyền không?
- Những việc gì chúng ta không nên làm khi ngồi trên thuyền?
- HS trả lời, Gv ghi tóm tắt lên bảng
Kết luận:
1. Những việc các em nên làm khi ngồi trên thuyền là: 
- Mặcáo phao: áo phao sẽ giúp các em có thể nổi trên mặt nước, nếu chẳng may các em bị ngã xướng nước.
- Ngồiổnđịnh ngay ngắn.
- Lên, xuống thuyền vàđược chèo thuyền bởi người lớn
2. Những việc các em không nên làm khi ngồi trên thuyền là:
- Đứng lên hoặc nhoài tay/ người ra ngoài thuyền: các em có thể bị ngã xuống nước rất nguy hiểm.
- Đùa nghịch trên thuyền: có thể làm thuyền mất thăng bằng, tròng trành và các em sẽ ngã nhào xuống nước
- Tự chèo thuyền: các em còn bé, chưa đủ sức đểđiều khiển thuyền nên việc này rất nguy hiểm, nhất là khi có sóng to gió lớn.
*Hoạt động 4: (5’) Góc vui học
Bước 1: Xem tranh tìm hiểu
-Mô tả tranh: 1 gia đìnhđang đi xe ô tô. bạn nhỏ ngồi hàng ghế sau không thắt dây an toàn vàđang nhoài người lên vỗ vào vai bố.
-Bạn nhỏ trong tranh đã ngồi an toàn trong xe ô tô chưa? Vì sao bạn phải ngồi như thế nào mới an toàn?
Bước 2: hs xem tranh và thảo luận
Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giảithích các câu trả lời của học sinh. 
Kết luận: Bạn nhỏ chưa ngồi an toàn trong xe ô tô. Bạn đứng lên trên ghế nên sẽ dễ bị lao về phía trước khi xe phanh gấp, đồng thời lạiđùa nghịch làm bốđang lái xe mất tập trung. Bạn nên ngồi yên trên xe và thắt dây an toàn.
2.3. Ghi nhớ, dặn dò (2’)
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
- Kết luận: Đểđảm bảo an toàn khi đi ô tô, các em luôn nhớ thắt dây an toàn, ngồi đúng tư thế và lên, xuống xe theo sự hướng dẫn của ngừoi lớn. Khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy phải mặcáo phao hoặc dụng cụ nổi và ngồi ổn định, tuyệt đối không đùa nghịch hay tựý trèo thuyền. 
- Luôn ghi nhớ thực hiện và nhắc nhở mọi người trong gia đình và bạn bè cùng thực hiện với em.
2.4.Bài tập về nhà: 
- Mô tả tư thế ngồi an toàn trong xe ô tô và trên thuyền.Vẽ 1 bức tranh mô tả tư thế ngồi an toàn trong xe và trên xe ô tô, trên thuyềnHH
2 HS nhắc lại
Trả lời câu hỏi, lớp lắng nghe, nhận xét.
-học sinh chú ý lắng nghe
-Học sinh quan sát tranh
Thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi
- Tranh 1: Em bé đứng trên ghế sau, quay mặt về phía sau ô tô, rất dễ bịngã.
- Tranh 2: Em bé đứng lên ghế, đập tay vào vai bốđang lái xe, khiến bố giật mình, ảnh hưởng đến vc lái xe.
- Tranh 3: Bạn nhỏ thò tay ra ngoài của sổô tô, dễ bịô tô bên ngoài va vào.
- Tranh 4: Bạn trai ngồi ngay ngắn,nghiêm túc trên ghế xe và thắt dây an toàn.
- Tranh 5: Ba bạn nhỏ ngồi trên thuyền một bạn mặcáo phao ngồi ngay ngắn, một bạn thò tay xuống nước nghịch và không mặcáo phao , một bạn đứng dậy chèo thuyềnnhư thế rất nguy hiểm có thể bị ngã xuống nước, bịđuối nước.
- HS lắng nghe câu hỏi và trả lời:
. Khi ngồi trên xe ô tô chúng ta nên ngồi yên trong xe, thắt dây an toàn, lên xuống xe theo chỉ dẫn của người lớn.
. Khi ngồi trên thuyền phải mặcáo phao, ngồi ngay ngắn và ngồi an toàn trên thuyền.
- Những việc không nên làm khi ngồi trên xe ô tô là: Chơiđùa trên xe, thò đầu hoạc tay ra ngoài của sổ, đùa nghịch, tựý lên xuống xe. Ngồi lên hộp đựngđồ
Những việc không nên làm khi ngồi trên thuyền là : Đứng lên chèo thuyền, ngồi thò tay nhoài người nghịch nước.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- Mặc áo phao, ngồiổnđịnh ngay ngắn
- Đùa nghịch
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát tranh 
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi và báo cáo kết quả:
- Bạn nhỏ chưa ngồi an toàn trong xe ô tô. Bạn đứng lên trên ghế dễ bị ngã.
- 3 học sinh đọc ghi nhớ.
------------------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề .Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số
- Rèn kĩ năng viết và đọc các số có tới sáu chữ số.Vận dụng kiến thức làm các bài tập liên quan .
- Rèn sự cẩn thận tính chính xác khi đọc, viết các số có sáu chữ số, tích cực trong học tập.
*Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3; bài 4 (a,b) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1, 2.
 - HS: Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: (4p)
- GV tổ chức trò chơi : Ai nhanh – Ai đúng.
GV yêu cầu HS viết các số sau:
a. Ba mươi ba nghìn hai trăm linh một.
b. Sáu mươi nghìn một trăm mười.
- GV giới thiệu vào bài các số có sáu chữ số. Các con đã biết đọc ,viết các số có 5 chữ số,vậy để đọc , viết các số có sáu chữ số ta làm như thế nào bài học ngày hôm nay cô cùng các con tìm hiểu.
- HS tham gia chơi theo hướng dẫn của GV. HS thực hiện ra nháp và giơ kết quả.
a. 33 201
b. 60 110
- Hs lắng nghe.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(10p)
- GV đọc số: 1 đơn vị
 1 chục
 1 trăm
+ Bao nhiêu đơn vị hàng bé bằng 1 đơn vị hàng lớn hơn tiếp liền?
- GV đọc số: 10 trăm
 10 nghìn
 10 chục nghìn
- GV chốt: 10 đơn vị hàng bé bằng 1 đơn vị ở hàng lớn hơn tiếp liền
- Gv gắn các thẻ lên các cột tương ứng.
- Gv ghi kết quả xuống dưới.
- GV chốt lại cách đọc, viết
- HS viết số: 1
 10
 100
+ 10 đơn vị
- HS viết : 1000 -> Một nghìn
 10 000
 100 000 -> Một trăm nghìn
- HS lắng nghe
- HS nêu giá trị của các hàng và viết số rồi đọc số
3. Hoạt động luyện tập, thực hành 
Bài 1: Viết theo mẫu (5’)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV đính bảng phụ lên và hướng dẫn HS phân tích bảng, HD cách làm. 
* Chú ý hs M1+M2 biết cách thực hiện
- GV chốt đáp án, chốt cách đọc, viết các số có 6 chữ số
Bài 2: Viết theo mẫu.(5’)
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân
- Chữa bài nhận xét.
Bài 3: Đọc các số tương ứng.(5’)
- Gv yêu cầu HS làm cá nhân vào vở
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4a,b (6’) Viết các số sau.
- GV đọc từng số cho hs viết vào bảng con.
- Củng cố cách viết số
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5’)
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức chơi trò chơi “Ong tìm mật”chia lớp thành 3 đội chơi, các đội cử 5 bạn lên tham gia trò chơi. 
+ GV đưa bảng phụ ghi sẵn cách đọc các số, HS lựa chọn các thẻ ghi số gắn vào cách đọc tương ứng cho đúng.
+ HS đọc lại các số trên bảng phụ.
+ GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng, nhanh.
- Nêu cách đọc số và viết số có 6 chữ số?
- GV nhận xét tiết học; Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau tiếp theo.
- Hs nêu yêu cầu của bài
- HS thực hiện cá nhân – Đổi chéo theo cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
- 1 hs đọc đề bài.
- HS làm cá nhân và chia sẻ trước lớp
- HS làm cá nhân
- Chia sẻ cách đọc:
96 315: Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm
796 315: Bảy trăm chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm.
(......)
- HS viết cá nhân – Đổi chéo KT – Thống nhất đáp án:
a) 63 115
b) 723 936 (....)
- Đại diện các nhóm tham gia chơi.
- Hs đọc.
- Hs nêu.
- Hs lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
:.................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
TIẾT 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (Tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS hiểu được ND: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
- Đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật Dế Mèn.
- HS chăm chỉ đọc bài, có trách nhiệm với công việc và có tấm lòng nhân ái; HS Có ý thức đọc và trao đổi bài để trả lời câu hỏi giao tiếp hợp tác và giải quyết vấn đề trong nhóm, có được những hành động đẹp và cái nhìn đẹp.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
- Thể hiện sự cảm thông
- Tự nhận thức về bản thân
- Xác định giá trị.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15, SGK (phóng to nếu có điều kiện), máy tính.
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu. (5p)
- GV cho HS ng ... ..................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: Thứ 6/16/09/2021
TOÁN
TIẾT 10: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu , hàng trăm triệu và lớp triệu . Biết viết các số đến lớp triệu . 
- Rèn kĩ năng đọc, viết các số đến lớp triệu .Vận dụng kiến thức về lớp triệu để đọc viết và xác định các chữ số theo hàng trong từng lớp đã học.
- Rèn sự cẩn thận,chính xác, tư duy khoa học, yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ,máy tính.
 - HS: Vở BT, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu:(5p)
- GV cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”
Nội dung chơi: HS đọc số và xác định các chữ số theo hàng và lớp đã học.
Hình thức chơi: GV chỉ định một HS đứng dậy nêu câu hỏi yêu cầu bạn đọc số và xác định hàng và lớp theo số đó. HS trả lời đúng ra câu hỏi và chỉ định bạn trả lời tiếp theo. HS trả lời sai phải hát một bài.
Tổ chức cho HS chơi.
 + Nêu số lớn nhất có 6 chữ số, số đó có những lớp nào?
+ Số lớn hơn đứng liền sau số 329 là số nào? Số có những lớp nào?
+ Nêu số lớn nhất có 3 chữ số, số đó có những lớp nào?
 GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời tốt.
+Trong trò chơi vừa rồi các bạn đã nêu các lớp nào mà các con đã được học?
- GV: Ngoài lớp đơn vị và lớp nghìn ra chúng ta còn có lớp triệu. Vậy để hiểu rõ về lớp triệu, chúng ta cùng học bài hôm nay.GV ghi tên bài
- HS nghe và thực hiện yêu cầu.
- HS tham gia chơi
- 999 999: có lớp đơn vị và lớp nghìn
- 330: có lớp đơn vị
- 100: có lớp đơn vị
- HS lắng nghe
- Lớp đơn vị và lớp nghìn.
- HS lắng nghe
3 . Hoạt động hình thành kiến thức mới :(10p)
- Gv viết số : 653 720
+ Hãy đọc số và cho biết số trên có mấy hàng, là những hàng nào? mấy lớp, là những lớp nào?
+ Lớp đơn vị gồm những hàng nào?
+ Lớp nghìn gồm những hàng nào?
* Giới thiệu lớp triệu:
- Lớp triệu gồm hàng triệu, chục triệu, trăm triệu.
- 10 trăm nghìn là một triệu.
+ Một triệu có tất cả mấy chữ số 0? 
- 10 triệu còn gọi là một chục triệu
- 10 chục triệu còn gọi là một trăm triệu
=>Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu.
- GV lấy VD về số có đến lớp triệu
- Hs đọc số: Sáu trăm năm ba nghìn bảy trăm hai mươi.
+ Gồm 6 hàng chia thành 2 lớp
+ Lớp đơn vị gồm hàng: Trăm, chục, đơn vị
+ Lớp nghìn gồm hàng: nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
- Hs lên bảng viết số: 1000 000
+ Sáu chữ số 0
- HS đọc, viết số
- 3 - 4 hs nêu lại cấu tạo của lớp trệu
- HS phân tích cấu tạo
2. Hoạt động luyện tập, thực hành 
Bài 1: (4’) Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu.
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi
- Gv nhận xét, tổng kêt trò chơi
Bài 2: (5’)Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- Tổ chức cho hs thi điền tiếp sức theo 2 nhóm.
- Gv chữa bài, nhận xét.
Bài 3 (5’) Viết các số sau.
- Gv yêu cầu HS làm vào vở
- Gv nhận xét, chốt cách viết số/ lưu ý viết tách lớp 
Bài 4 (6’)
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Ai có thể viết được số ba trăm mười hai triệu?
- Nêu các chữ số ở các hàng của số 
312 000 000?
- GV : Yêu cầu HS tự làm tiếp phần còn lại của BT.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5’)
- Yêu cầu HS đọc một số bất kì đến lớp triệu và nêu rõ chữ số theo hàng và lớp của số đó.
GV nhận xét, tuyên dương HS làm đúng.
- Lớp triệu gồm có mấy hàng, đó là những hàng nào?
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS chơi trò chơi Chuyền điện
* Đáp án:
1 triệu, hai triệu , , 10 triệu.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS chơi trò chơi Tiếp sức
10 000 000 60 000 000
100 000 000 200 000 000
300 000 000 80 000 000
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs viết số vào vở – Chia sẻ:
* Đáp án:
15 000 50 000
350 7 000 000
600 36 000 000 
1300 900 000 000
- HS làm cá nhân – Trình bày kết quả
- HS : Đọc thầm để tìm hiểu đề.
- 1HS lên viết, cả lớp viết vào nháp: 
312 000 000.
- HS : Điền bảng và đổi vở kiểm tra chéo
- 5 HS thực hiện: 
+ 7 000 000: chữ số 7 thuộc hàng triệu và lớp triệu.
+ 23 000 000: chữ số 3 thuộc hàng triệu, chữ số 2 thuộc hàng chục triệu của lớp triệu.
+ 356 000 000: chữ số 6 thuộc hàng triệu, chữ số 5 thuộc hàng chục triệu, chữ số 3 thuộc hàng trăm triệu, lớp triệu
- HS lắng nghe
- Hs trả lời.
- Hs lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
:.................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 4: TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG VĂN KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ).
- Dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III); kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2).
 - HS có trách nhiệm với công việc và có tấm lòng nhân ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau lúc gặp khó khăn; trao đổi bài để trả lời câu hỏi giao tiếp hợp tác giải quyết vấn đề trong khi làm bài tập 
 * HS năng khiếu kể được toàn bộ câu chuyện, kết hợp tả ngoại hình của hai nhân vật (BT2).
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Tìm kiếm và xử lí thông tin: đọc và lựa chọn chi tiết cho hợp lí.
- Tư duy sáng tạo: biết lựa chọn các chi tiết để viết
III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: bảng phụ
 - HS: Vở BT, SGK
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu (3’)
Cho học sinh nghe nhạc bài Năm ngón tay ngoan.
- GV kết nối, dẫn vào bài mới
 + Hs lắng nghe và kể tên được các nhân vật trong đoạn nhạc.
- HS lắng nghe
2. Hình thành kiến thức (15p)
a. Nhận xét
- Tổ chức cho hs đọc thầm đoạn văn thảo luận nhóm yêu cầu 2 ; 3.
+ Chị Nhà Trò có đặc điểm ngoại hình ntn?
+ Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của chị?
- GV: Vậy thông qua miêu tả ngoại hình, tác giả đã nói lên được tính cách và thân phận của nhân vật. Vậy miêu tả ngoại hình trong bài văn kể chuyện cũng rất quan trọng.
b. Ghi nhớ
- Hs theo dõi.
- Hs nối tiếp đọc 2 yêu cầu của bài.
- Hs trao đổi cặp, trả lời câu hỏi.
+ Sức vóc: gầy yếu, bự những phấn như mới lột.
+ Cánh: mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, rất yếu.
+ Trang phục: mặc áo thâm dài.
+ Ngoại hình của chị Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt.
- HS lắng nghe
- 2 hs đọc ghi nhớ
3. HĐ thực hành: 
Bài 1:Tìm chi tiết miêu tả ngoại hình chú bé liên lạc. (9p)
+ Tìm chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc.
+ Các chi tiết về ngoại hình nói lên điều gì về chú bé?
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Kể chuyện "Nàng tiên ốc" kết hợp tả ngoại hình các nhân vật. (9p)
+ Gv lưu ý: Chỉ cần tả một đoạn về ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên.
- Tổ chức cho hs quan sát tranh minh hoạ , kể chuyện theo cặp.
- Đại diện cặp kể thi trước lớp.
- Gv nhận xét. chung về tinh thần làm bài
4. HĐ ứng dụng Vận dụng trải nghiệm (4p)
- Kể lại một câu chuyện có nhân vật mà em yêu thích tả tóm tắt ngoại hình của nhân vật đó?
- Tìm những đặc điểm tiêu biểu của một nhân vật có thể góp phần nối lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó?
- Nhận xét tiết học. Về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc to đoạn văn.
- Hs dùng bút chì gạch vào dưới những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc.
+ Gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống đùi, quần ngắn tới gối => Chú là con nhà nghèo
+ Đôi mắt sáng và xếch, đôi bắp chân nhỏ luôn động đậy => Chú là người rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs quan sát tranh trong bài tập đọc , tập kể theo nhóm 2.
- Hs thi kể trước lớp.
- Kể lại toàn bộ câu chuyện kết hợp tả ngoại hình nhân vật
Hs nêu.
- Xem lại các kiến thức liên quan đến phần kể chuyện
V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------
SINH HOẠT
KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 3
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Giúp HS nắm được một số ưu điểm và hạn chế trong tuần qua và phương hướng tuần tới.
- Rèn cho HS có thói quen thực hiện tốt nề nếp
-P Giáo dục cho HS yêu mến trường lớp, quý trong bạn bè và thầy cô giáo, có ý thức xây dựng tập thể lớp.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức. (5’)
- Yêu cầu học sinh hát tập thể một bài hát.
2. Tiến hành sinh hoạt: (20’)
2.1. Nêu yêu cầu giờ học.
2.2. Đánh giá tình hình trong tuần:
a. Các tổ trưởng nhận xét về hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
b. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung tình hình chung của lớp.
c. Giáo viên nhận xét, tổng kết chung tất cả các hoạt động.
* ưu điểm:
- Học tập: Đa số các em có ý thức chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong giờ tích cực phát biểu xây dựng bài. Trong giờ tích cự giơ tay phát biểu xây dựng bài.
- Nề nếp: Dần hình thành các nề nếp tốt: Ra vào lớp đúng giờ, truy bài tương đối tốt, trật tự trong giờ học.
* Một số hạn chế:
- Lớp có một số em thường xuyên không làm bài tập về nhà. Còn tình trạng không học bài trước khi đến lớp.
2.3. Phương hướng tuần tới. (5’)
- Duy trì nề nếp học tập tốt.
- Yêu cầu một số em bổ sung đầy đủ đồ dùng học tập 
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp
- Phát động tháng an toàn giao thông
- Giáo dục HS theo chủ điểm: Người học sinh ngoan
2.4. Kết thúc sinh hoạt: (5’)
- Học sinh hát tập thể một bài.
- Gv nhắc nhở hs cố gắng thực hiện tốt hơn.
 - Học sinh hát tập thể.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Hs chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
- HS chú ý nghe.
- HS hát
------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2022_2023.docx