Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Hoàng Thị Thanh Uyên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Hoàng Thị Thanh Uyên

Tiết 4 : Luyện từ và câu .

Bài 63: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian

cho câu .

I. Mục đích yêu cầu

- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (trả lời CH Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ? – ND Ghi nhớ).

- Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu( BT1,Mục III); Bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước vào chỗ thích hợp trong đoạn văn a hoặc đoạn văn b ở BT(2).

II. Đồ dùng dạy học.

 - Phiếu học tập.

- HS làm bài theo nhóm 2, CN

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Hoàng Thị Thanh Uyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn : 9/ 4/ 2010
 Ngày giảng : Thứ 2/ 12/ 4/ 2010
 Sáng 
Tiết 1 : Hoạt động đầu tuần
- Chào cờ
- Giáo viên trực tuần nhận xét chung ưu nhược điểm trong tuần 31
- Tổng phụ trách đội tổ chức cho học sinh hoạt động theo chủ điểm Hòa bình và hữu nghị
 ______________________________________
Tiết 2: Tập đọc .
 Bài 63: Vương quốc vắng nụ cười .
I. Mục đích yêu cầu 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
- Hiểu ND : Cuộc sống thiếu tiếng người sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. (trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
HS thảo luận theo nhóm 4, CN
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức : (2’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Đọc bài con chuồn chuồn nước .
- Nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới : (30’)
3.1, Giới thiệu bài : Cho HS quan sát tranh chủ điểm .
- Giới thiệu chủ điểm Tình yêu cuộc sống và giới thiệu bài .
3.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài .
* Luyện đọc .
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- Hướng dẫn HS cách đọc, kết hợp luyện phát âm và giải nghĩa từ
- GV đọc diễn cảm toàn bài .(chú ý giọng các nhân vật : Viên đại thần giọng ảo não , viên thị vệ hớt hải , nhà vua phấn khởi .)
* Tìm hiểu bài:
- Tìm những từ ngữ cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn ?
- Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy ?
- Nhà vua làm gì để thay đổi tình hình ?
- Kết quả ra sao ?
- Điều gì bất ngờ xảy ra ở đoạn cuối phần này ?
- Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe tin đó ?
- Qua đoạn này cuộc sống không có tiếng cười sẽ như thế nào ?
*Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn 4 tốp HS đọc cách phân vai (người dẫn chuyện , viên đại thần , viên thị vệ , đức vua .)
Chọn đoạn : Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội dập đầu tâu lạy Đức vua phấn khởi ra lệnh .
- Cho HS bình chọn xem nhóm nào đọc diễn cảm tốt và tuyên dương.
4. Củng cố, dăn dò : (2’) 
- Nêu nội dung bài .
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- 1 HS đọc toàn bài .
- Chia 3 đoạn 
Đoạn 1 : Từ đầuChuyên về môn cười cợt .
Đoạn 2 : Tiếp Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào .
Đoạn 3 : Phần còn lại .
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn kết hợp luyện phát âm và tìm hiểu từ mục chú giải .
- HS luyện đọc theo cặp .
- 1 HS đọc cả bài .
* HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi .
- Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ, tiếng gió thở dài trên những mái nhà 
- Vì cư dân ở đó không ai biết cười .
- Vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài, chuyên về môn cười cợt .
- Sau một năm , viên đại thần trở về xin chịu tội vì đã cố gắng hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài không khí triều đình ảo não.
- Bắt được 1 kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường .
- Vua phấn khởi cho gọi người đó vào.
- Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt .
- HS luyện đọc diễn cảm 4 em 1 nhóm (đọc phân vai )
- Thi đọc diễn cảm 
- HS nêu nội dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt buồn chán.
..
Tiết 3: Toán .
Bài 156: Ôn tập về các phép tính với
 số tự nhiên
(tiếp theo )
I. Mục tiêu:
 - Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chưc số (tích không quá sáu chữ số).
- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số.
- Biết so sánh số tự nhiên.
* HS làm hết các bài tập trong SGK.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : (2’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Gọi 2 HS lên bảng tính 
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới : (30’)
3.1, Giới thiệu bài : 
 GV nêu nhiệm vụ giờ học
3.2, Hướng dẫn thực hành.
Bài 1(163) : Đặt tính và tính .
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính nhân, chia
- Nhận xét, chữa bài .
Bài 2(163) : Tìm x
- Cho HS làm vào vở .
- Cho HS nhận xét, chữa bài .
Bài3(163) :
- Cho HS nêu miệng .
- GV ghi bảng .
Bài 4(163) : 
- Cho HS nêu yêu cầu của bài .
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 5(163) : Cho HS nêu đề bài .
- Hướng dẫn phân tích đề bài.
- GV nhận xét, chữa bài .
4. Củng cố, dặn dò : (2’)
 - Nhận xét giờ học .
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng tính
 2357 + 368 
 4597 – 1324 
- HS làm vào bảng con . 
- Lần lượt 2 em lên làm bảng lớp.
 2057 428
 x 13 x 125
 6171 2140
 2057 856
 26741 428
 53500
 7368 24 13498 32
 0168 307 069 421
 00 58
 26
- HS làm vào bảng con và bảng lớp. 
a, 40 x X = 1400 
 X = 1400 : 40
 X = 35 
b, X : 13 = 205
 X = 205 x 13 
 X = 2665 
- HS làm miệng.
 a x b = b x a 
 (a x b ) x c = a x (b x c )
 a x 1 = 1 x a = a 
 a x (b + c ) = a x b + a x c 
- HS làm vào vở .
13500 = 135 x 100
26 x 11 > 280
1600 : 10 < 1006
- HS làm nháp.
- 1HS lên bảng giải.
Bài giải:
 Số lít xăng cần để ô tô đi được 180 km là : 180 : 12 = 15 (l)
 Số tiền mua xăng để ô tô đi là :
 7500 x 15 = 112500 (đồng)
 Đáp số : 112500 đồng .
_________________________________________________
Tiết 4 : Luyện từ và câu .
Bài 63: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian 
cho câu .
I. Mục đích yêu cầu 
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (trả lời CH Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ? – ND Ghi nhớ).
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu( BT1,Mục III); Bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước vào chỗ thích hợp trong đoạn văn a hoặc đoạn văn b ở BT(2).
II. Đồ dùng dạy học.
 - Phiếu học tập.
- HS làm bài theo nhóm 2, CN
III. Các hoạt động dạy học. 
1. ổn định tổ chức : (2’)
2. Kiểm tra bài cũ : (4’)
- Đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới : (32’)
3.1, Giới thiệu bài:
 Giáo viên nêu nhiệm vụ giờ học
3.2, Phần nhận xét.
Bài tập 1,2 :
- Nêu yêu cầu bài tập 
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 3:
- Cho HS đọc bài và nêu yêu cầu.
- GV chốt lại lời giải đúng.
3.3, Ghi nhớ(SGK)
4, Luyện tập .
Bài tập 1 : Cho HS nêu yêu cầu của bài 
- Yêu cầu 1 số HS làm trên phiếu khổ to 
- Nhận xét bài trên bảng .
Bài tập 2 : Cho HS nêu yêu cầu của bài 
- Yêu cầu HS làm vào vở .
- GV đánh giá, cho điểm.
5. Củng cố,dặn dò : (2’)
- Nhận xét giờ học .
- Dặn về nhà học bài .
- Hát 
- 2 HS lên bảng đặt câu.
- HS nêu yêu cầu cầu của bài 
- Cả lớp tìm trạng ngữ 
+ Bộ phận trạng ngữ : Đúng lúc đó bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu 
- HS đọc bài và nêu yêu cầu
- HS nêu miệng 
- Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào?
(Nếu đặt khi nào ở đầu câu thì có nghĩa là hớt hải về sự việc chưa diễn ra )
- HS nêu ghi nhớ SGK 
- HS làm bài theo nhóm 4.
- HS báo cáo kêt quả.
Nêu bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian trong câu:
- Buổi sáng hôm nay
- Vừa mới ngày hôm qua
- Qua một đêm mưa rào 
- Từ ngày còn ít tuổi 
- Mỗi lần đứng trước các tranh 
- HS làm bài cá nhân.
Từ ngữ cho thêm là:
 Mùa đông 
 Đến ngày, đến tháng
Chiều 
Tiết 1: Kể chuyện .
Bài 32: Khát vọng sống .
I. Mục đích yêu cầu :
 - Dựa theo lời kể của giáo viên và tranh minh họa (SGK). Kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống , rõ ràng, đủ ý (BT1); bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
* Giáo dục ý chí vượt mọi khó khăn khắc phục những trở ngại trong môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ truyện .
- HS kể chuyện theo nhóm4, Cn
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : (2’)
2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc tham gia ở giờ trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới : (32’)
3.1, Giới thiệu bài: 
 GV dùng tranh giới thiệu bài
3.2, Giáo viên kể chuyện .
- GV kể lần 1.
- Kể lần 2 kết hợp bằng tranh.
3.3, Hướng dẫn kể chuyện .
- Hướng dẫn HS kể từng đoạn trong nhóm 4 em 
* HDHS trao đổi ýnghĩa, nội dung câu chuyện:
* Vì sao con gấu không xông vào con người, lại bỏ đi?
* Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
- Cho HS thi kể trước lớp .
- Nhận xét bình chọn những bạn kể hay, hấp dẫn nhất .
4. Củng cố, dặn dò : (2’)
* Qua câu chuyên này em học tập được điều gì? 
- Nhận xét giờ kể chuyện 
- Tuyên dương những HS kể hay, nhóm kể hay.
- Dặn về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
- Hát .
- 1 HS kể .
- HS theo dõi .
- HS quan sát tranh SGK, đọc phần lời dưới mỗi tranh .
- HS kể trong nhóm 4 em (Mỗi em kể 2-3 tranh), sau đó mỗi em kể toàn chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
- HS thi kể từng đoạn của chuyện .
- HS thi kể toàn chuyện.
- Mỗi cá nhân kể xong, nêu ý nghĩa của chuyện .
- Vì Giôn không chạy mà anh đứng im như một pho tượng.
- Câu chuyện ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua cái đói ,khát, chiến thắng cái chết , chiến thắng thú dữ .
- HS trả lời .
________________________________________________
Tiết 2:TiếngAnh
 (GV bộ môn dạy)
_________________________________________________
Tiết 3: Luyện đọc* .
 Vương quốc vắng nụ cười .
I. Mục đích yêu cầu:
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
- Nắm chắc nội dung bài : Cuộc sống thiếu tiếng người sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. (trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- HS đọc bài theo nhóm 4, CN
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc bài Con chuồn chuồn nước .
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới : 
3.1, Giới thiệu bài : 
3.2, Hướng dẫn luyện đọc.
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- Hướng dẫn HS cách đọc, kết hợp luyện phát âm và giải nghĩa từ
- GV đọc diễn cảm toàn bài .(chú ý giọng các nhân vật : Viên đại thần giọng ảo não , viên thị vệ hớt hải , nhà vua phấn khởi .)
3.3, Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn 4 tốp HS đọc cách phân vai (người dẫn chuyện , viên đại thần , viên thị vệ , đức vua .)
Chọn đoạn : Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội dập đầu tâu lạy Đức vua phấn khởi ra lệnh .
- Cho HS bình chọn xem nhóm nào đọc diễn cảm tốt và tuyên dương.
4. Củng cố, dăn dò : 
- Nêu nội dung bài .
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện đọc tốt bài.
- 2 HS đọc bài. 
- 1 HS đọc toàn bài .
- Chia 3 đoạn 
Đoạn 1 : Từ đầuChuyên về môn cười cợt .
Đoạn 2 : Tiếp Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào .
Đoạn 3 : Phần còn lại .
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn kết hợp luyện phát âm và tìm hiểu từ mục chú giải .
- HS luyện đọc theo cặp .
- 1 HS đọc cả bài .
- HS luyện đọc diễn cảm 4 em 1 nhóm (đọc phân vai )
- Thi đọc diễn  ... anh ảnh về khai thác dầu khí , khai tác hải sản .
III. Các hoạt động dạy học .
1. ổn định tổ chức : (2’)
2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Nêu vai trò của biển , đảo và quần đảo nươc ta ? 
3. Bài mới : (28’)
a, Giới thiệu bài : 
b, Giảng bài : 
1.Khai thác khoáng sản 
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp 
- Tài sản quan trọng nhất của nước ta là gì ? 
- Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở biển VN ở đâu để làm gì ? 
- Tìm trên bản đồ nơi đang khai thác khóng sản đó ?
2. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản .
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm .
- Nêu dẫn chứng biển nước ta có nhiều hải sản ? 
- Hoạt động đánh bắt hải sản ở nước ta diễn ra như thế nào ? Nơi nào khai thác nhiều hải sản ? 
- Ngoài việc đánh bắt hải sản ND ta còn làm gì để có thêm nhiều hải sản ? 
Nêu 1 vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường ? 
GV nêu : Ngoài ra làm cạn kiệt nguồn hải sản còn do đánh bắt cá bằng mìn điện , làm tràn dầu khí 
Kết luận : SGK 
4. Củng cố dặn dò: (2’ )
- Nhận xét giờ học .
- Dặn hs VN học bài .
- Hát 
- 2 hs nêu .
* HS dựa vào tranh ảnh sgk và vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi.
- Dầu mỏ và khí đốt 
Dầu khí để phục vụ trong nước và xuất khẩu . Ngoài ra còn khai thác cát trắng để sản xuất thuỷ tinh .
-1 số em báo cáo kết quả làm việc theo cặp
+ HS chỉ trên bản đồ TNVN 
* HS thảo luận nhóm 4 em 
 - Biển ươc ta có hàng nghìn loài cá như : Cá chim , thu , nhụ , hồng , cá song có hàng chục loài tôm như tôm he , tôm hùm và các loài hải sản như hải sản sâm , bào ngư 
- Diễn ra khắp vùng biển từ Bắc vào Nam , đánh bắt nhiều nhất ở ven biển từ Quảng Ngãi vào Kiên Giang 
- Nhiều vùng nuôi các loại cá tôm và hải sản khác như đồi mồi , ngọc trai 
- Do đánh bắt cá bừa bãi .
* Đại diện các nhóm báo cáo kết quả . các nhóm khác nhận xét bổ xung .
Tiết 5. Thể dục
Môn thể thao tự chọn. Nhảy dây.
I, Mục tiêu:
- Ôn và học mới một số nội dung tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập và học mới.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và năng cao thành tích.
II, Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị dây nhảy, cầu.
III, Nội dung, phương pháp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp, tổ chức
1, Phần mở đầu:	
- Gv nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Tổ chức cho hs khởi động.
2, Phần cơ bản:
a, Môn tự chọn:
- Đá cầu:
+ Ôn đỡ và chuyền cầu bằng mu bàn 
chân.
+ Học chuyền cầu (bằng má trong hoặc mu bàn chân) theo nhóm 2 người.
b, Nhảy dây.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- Thi vô địch tổ tập luyện.
3, Phần kết thúc:
- Thực hiện đi đều 2-4 hàng dọc, hát
- Thực hiện một vài động tác thả lỏng.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
6-10 phút
18-22 phút
3-5 phút
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 *
- Tập theo đội hình hàng ngang, theo từng tổ do tổ trưởng điều khiển.Khoảng cách giữa em nọ tới em kia là 1,5 m.
- Hs tập luyện theo đội hình hai hàng ngang quay mặt vào nhau giữa hai hàng cách nhau 2 m.
- Hs tập cá nhân theo đội hình vòng tròn.
- Hs các tổ thi đua.
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 *
Tiết 1: Khoa học .
Bài 63: Động vật ăn gì để sống .
I. Mục tiêu:
 Sau bài học HS biết :
- Phân loại thực vật theo thức ăn của chúng .
- Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng .
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ SGK .
III. Các hoạt động dạy học: 
1. ổn định tổ chức : (2’)
2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Động vật cần gì để sống ?
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới : (28’)
3.1, Giới thiệu bài : 
3.2, Giảng bài : 
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu nhu cầu thức ăn của loài vật sống khác nhau 
+ Mục tiêu : Phân loại thực vật theo thức ăn của chúng . Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng .
+ Cách tiến hành : 
- Cho các nhóm trưng bày sản phẩm .
- Cho HS nhận xét đánh giá sản phẩm 
* Hoạt động 2 : Trò chơi “Đố bạn con gì ?”
+ Mục tiêu : Những đặc điểm chính của con vật và thức ăn của nó .
- Thực hành kỹ năng đặt câu hỏi loại trừ .
+ Cách tiến hành : 
 Cho HS phân loại con vật theo nhóm
Lưu ý HS : Khi phân loại, loài có sừng đứng cạnh nhau, loài dưới nước, loài trên cạn, loài bay lượn trên không 
- Cho HS nhận xét trò chơi xem nhóm nào phân loại nhanh và chính xác, nhóm đó thắng.
4. Củng cố, dặn dò : (2’)
- Nhận xét giờ học 
- Dặn về nhà chuẩn bị bài giờ sau
- Hát .
- 2 HS nêu .
*Hoạt động nhóm : 4 em 
Các nhóm tập hợp tranh ảnh các loại thức ăn khác nhau theo nhóm thức ăn của chúng :
Nhóm ăn thịt .
Nhóm ăn hạt .
Nhóm ăn sâu bọ 
Nhóm ăn tạp .
- HS đeo hình một con vật bất kỳ mà mình sưu tầm được .
+ Những loài vật có 4 chân 
+ Những loài vật có 2 chân .
- HS chơi trò chơi, thi đua theo nhóm.
Tiết 4: Khoa học .
Bài 64: Trao đổi chất ở động vật .
I. Mục tiêu:
 - Kể ra những gì động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
 - Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở động vật .
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình vẽ trang 128 SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : (2’)
2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
 - Kể tên 1 số động vật nhóm ăn thịt , nhóm ăn hạt.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới : (28’) 
3.1, Giới thiệu bài : Trong quá trình sống động vật phải lấy từ môi trường những gì và thải ra những gì . Hôm nay ta học bài Trao đổi chất ở động vật.
3.2, Giảng bài :
* Hoạt động 1 : Phát hiện những biểu hiện bên ngoài ở trao đổi chất động vật.
+ Mục tiêu : Tìm những hình vẽ những gì động vật phải lấy từ môi trường trong quá trình sống 
+ Cách tiến hành : 
- Cho HS làm việc theo cặp 
- Kể tên những gì được vẽ trong hình ?
- Yếu tố nào còn thiếu ? 
* Kết luận : Động vật thường xuyên lấy thức ăn, nước uống, khí ô xi. Thải ra phân, nước tiểu, khí các - bô - níc.
* Hoạt động 2 : Thực hành vẽ sơ đồ 
+ Mục tiêu : Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi chất ở động vật 
+ Cách tiến hành : 
- Cho HS vẽ vào phiếu mỗi em 1 bài
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò : (2’)
- Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài 65.
- Hát .
- 2HS kể tên 1 số động vật nhóm ăn thịt , nhóm ăn hạt.
- Quan sát hình 1(128)
- Những động vật và thức ăn của động vật. Những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật (ánh sáng , nước , thức ăn ) có trong hình .
- Thiếu không khí .
Khí các bô- níc
Khí ô xi
 Nước
Động vật
Nước tiểu
Các chất hữu cơ có trong thức ăn
Các chất thải
Tiết 4: Đạo đức.
Bài 32: Dành cho địa phương .
I. Mục tiêu:
 - Nắm được nhiệm vụ quyền hạn của trẻ em. 
- Trả lời đúng các câu hỏi về quyền trẻ em. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : (2’)
2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
 - Vì sao phải bảo vệ môi trường ?
 - Nêu cách bảo vệ môi trường ?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới : (28’)
3.1, Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu về một số quyền trẻ em .
3.2,Hoạt động 1 : Hướng dẫn thảo luận:
- Nêu những mốc quan trọng trong công ước về quyền trẻ em ?
- Cho các nhóm nêu kết quả thảo luận .
- GV nhận xét chung.
3.3, Hoạt động 2: Cho HS làm việc cá nhân.
- Nêu nội dung cơ bản của công ước
- Nêu những nguyên tắc cơ bản của công ước ?
- GV nhận xét, bổ sung .
4. Củng cố, dặn dò : (2’)
- Nhận xét chung giờ học.
- Vận dụng tốt bài học.
- Hát 
- 2 HS nêu.
* HS thảo luận nhóm 
- các nhóm nêu kết quả thảo luận:
- Bản công ươc về quyền trẻ em do liên hiệp quốc cùng với đại diện các nước trên thế giới tiến hành 
- Công ước được hội đồng liên hiệp quốc chính thức thông qua ngày 20-11-1989Tính đến năm 1999 đã có 191 nước ký và phê chuẩn công ước.
- Việt Nam là nước đầu tiên ở châu á và thứ 2 trên thế giới đã phê chuẩn công ước ngày 20-2-1990. 
- HS nêu:
+ Quyền được sống.
+ Quyền được bảo vệ.
+ Quyền được phát triển.
+ Quyền được tham gia  
- Trẻ em được xác định là tất cả những người dưới 18 tuổi.
- Tất cả các quyền và nghĩa vụ được nêu trong công ước.
- Tất cả những hoạt động được thực hiện đều cần phải tính lợi ích tốt nhất của trẻ em . 
___ Chiều Tiết 1: Kĩ thuật 
Bài 32: Lắp ô tô tải.
( Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp ô tô tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải.
II. Đồ dùng:
- Mẫu ô tô tải đã lắp ráp.
- Bộ lắp ghép mô hình lớp 4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các bước lắp xe ô tô tải.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
2.1, HS nêu thao tác kĩ thuật và thực hành
a, Chọn các chi tiết:
- GV cho HS nêu tên, nêu số lượng các chi tiết.
- Xếp chi tiết vào nắp hộp.
b, Lắp từng bộ phận.
- HS nêu yêu cầu.
- GV bao quát.
c, Lắp ráp xe ô tô tải.
- Lắp ráp các bộ phận vào thành cái xe.
- Kiểm tra sự chuyển động của xe.
2.2, Đánh giá thành phẩm:
- GV nêu các tiêu chí đánh giá.
- GV nhận xét chung.
2.3, HDHS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp.
- GV bao quát, giúp đỡ.
- Lưu ý cách sắp xếp các bộ phận vào trong hộp theo thứ tự.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- Chuẩn bị bài 33.
- HS nêu.
- HS quan sát ô tô tải đã lắp sẵn
- HS chọn các chi tiết.
- HS quan sát, thực hiện.
- HS thao tác.
- Dựa vào tiêu chí, HS đánh giá sản phẩm.
- HS sắp xếp các chi tiết.
- HS nêu nội dung bài.
______________________________________________
Tiết 2: Toán*.
 Ôn tập về phân số .
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố khái niệm phân số : so sánh rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.
II. Các hoạt động dạy học: 
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - Nêu cách rút gọn phân số.
- GV nhận xét, cho diểm.
3. Dạy bài mới : 
3.1, Giới thiệu bài : Ôn tập về phân số .
3.2, Hướng dẫn ôn tập: 
Bài 1 : Cho HS nêu đề bài 
Yêu cầu HS điền vào vở .
Bài 2 : Viết tiếp phân số thích hợp 
- Cho HS nhận xét .
Bài 3 : Rút gọn phân số .
- Cho HS nêu cách rút gọn. 
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài 4: Sắp xếp phân số theo thứ tự tăng dần.
- GV nhận xét, chữa bài .
4. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu cách rút gọn phân số.
- HS nêu miệng .
là phân số chỉ số phần đã tô màu của hình.
- HS làm vào bảng con, 1 em làm bảng lớp: 
- HS làm bảng con: 
- HS làm vào nháp: 
_________________________________________
______________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_32_hoang_thi_thanh_uyen.doc