Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Đào Thị Ngọc Quế

Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Đào Thị Ngọc Quế

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU

I. Mục tiêu:

1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (Trả lời câu hỏi bao giờ? Khi nào? Mấy giờ?)

2. Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu, thêm được trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.

II. Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ, giấy khổ to, băng giấy

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Đào Thị Ngọc Quế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010
(Học vào thứ bảy ngày 17 tháng 4 năm 2011)
Tập đọc
Vương quốc vắng nụ cười
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi. Đoạn cuối đọc nhanh hơn.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung truyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ: 
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Gọi HS đọc bài giờ trước.
a. Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc 3 đoạn.
- GV nghe, sửa sai, kết hợp giải nghĩa từ
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
- Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa chưa nở đã tàn mái nhà.
 Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
- Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
 Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình
- Cử 1 viên đại thần đi du học nước ngoài chuyên về môn cười cợt.
 Kết quả ra sao?
- Sau 1 năm viên đại thần trở về xin chịu tội vì cố hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu còn nhà vua thì thở dài
 Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối đoạn này?
- Bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
 Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó?
- Vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn đọc phân vai.
HS: 4 em đọc phân vai.
- Hướng dẫn cả lớp đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn theo phân vai.
- Luyện đọc cả lớp.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
____________________________________
Toán
ôn tập các phép tính với số tự nhiên (tiếp)
I.Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, giải các bài toán liên quan đến nhân, chia.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
+ Bài 1: Củng cố kỹ thuật tính nhân, chia.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 2: 
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm 1 thừa số chưa biết, tìm số bị chia chưa biết?
+ Bài 3: Củng cố tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và phép cộng.
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
+ Bài 4: Củng cố về nhân chia nhẩm cho 10, 100, 1000, nhân nhẩm với 11 và so sánh hai số tự nhiên
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
+ Bài 5:
HS: Đọc đề bài rồi tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
Bài giải:
Số lít xăng cần đi quãng đường dài 180km là:
180 : 12 = 15 (lít)
Số tiền mua xăng để ô tô đi là:
7500 x 15 = 112 500 (đồng)
Đáp số: 112 500 đồng.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập.
Buổi chiều:
Chính tả
Vương quốc vắng nụ cười
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “Vương quốc vắng nụ cười”.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x hoặc âm chính o/ô/ơ.
II. Đồ dùng dạy học:
	Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS nghe – viết:
HS: 2 HS lên làm bài tập.
HS: 1 em đọc đoạn văn cần viết.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại bài chính tả.
- GV nhắc HS cách trình bày đoạn văn, những từ ngữ dễ viết sai.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
HS: Gấp SGK, nghe đọc viết bài vào vở.
- GV đọc lại bài.
HS: Soát lỗi chính tả.
- Chấm từ 7 đến 10 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV nêu yêu cầu bài tập, chọn bài cho lớp mình.
HS: Đọc thầm câu chuyện vui, làm vào vở bài tập.
- 1 số nhóm làm bìa vào phiếu dán trên bảng.
- Đại diện nhóm đọc lại câu chuyện sau khi đã điền.
a) Vì sao – năm sau – xứ sở – gắng sức xin lỗi – sự chậm trễ.
b) Nói cười, dí dỏm – hóm hỉnh – công chúng – nói chuyện – nổi tiếng.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập viết bài để chữ viết đẹp hơn.
_________________________
toán (bs)
ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
I.Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, giải các bài toán liên quan đến nhân, chia.
II. Đồ dùng dạy học:
	Vở bài tập toán 4 tập hai.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
- Hướng dẫn hs làm các bài tập trong Bài 156 - VBT. T88
+ Bài 1(VBT - T88): Củng cố kỹ thuật tính nhân, chia.
- Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng chữa bài.
+ Bài 2 (VBT - T88): Tìm x biết:
x x 30 = 1320
x : 24 = 65
- 2 hs lên bảng. Lớp làm VBT
+Bài 3: (VBT - T88): Củng cố lại kiến thức về các tính chất của phép nhân.
- Gọi hs trả lời các tính chất: Giao hoán, kết hợp, phân phối. Sau đó hướng dẫn hs làm bài tập.
- 3 hs lên bảng, dưới lớp làm vào VBT
+ Bài 4(VBT - T89): Củng cố về nhân chia nhẩm cho 10, 100, 1000, nhân nhẩm với 11 và so sánh hai số tự nhiên
- Tự làm bài rồi chữa bài.
+ Bài 5 (VBT - T89): Bạn An đi bộ từ nhà đến trường. Mỗi phút đi được 84m thì hết 15 phút. Nếu bạn An đi xe đạp từ nhà đến trường, mỗi phút đi được 180m thì hết bao nhiêu phút ?
- 1 em lên bảng, dưới lớp làm VBT.
Bài giải
Đoạn đường từ nhà đến trường dài số m là
84 x 15 = 1260 (m)
Thời gian bạn An đi xe đạp là:
1260 : 180 = 7 (phút)
ĐS: 7 phút
3. Củng cố:
	Nhận xét chung giờ học.
_____________________
Tiếng việt (bs)
Luyện viết bài 32
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài viết.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
- Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy- học
Bảng phụ, Vở Luyện viết chữ đẹp lớp 4.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ.
C. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS nghe- viết.
- GV đọc mẫu một lượt.
- GV nhắc các em chú ý các từ ngữ dễ viết sai, những từ ngữ được chú thích, trả lời các câu hỏi: Bài tập đọc cho ta hiểu thêm điều gì?
- GV nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng. Trình bày sao cho đẹp, đúng với thể loại.
- GV đọc cho HS viết
- Đọc soát lỗi.
- Chấm bài
HS thực hiện
- HS đọc thầm bài đọc.
- HS theo dõi trong SGK.
- Viết bài
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét 
- Về nhà xem lại bài.
Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2010
(Học vào thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2011)
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
I. Mục tiêu:
1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (Trả lời câu hỏi bao giờ? Khi nào? Mấy giờ?)
2. Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu, thêm được trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, giấy khổ to, băng giấy
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ lần trước.
+ Bài 1, 2:
HS: Đọc yêu cầu bài 1, 2 tìm trạng ngữ trong câu, xác định trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Làm bài vào vở bài tập, 1 số em lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lời giải:
Trạng ngữ: Đúng lúc đó – bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
* Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
a) Các trạng ngữ là: 
	+ Buổi sáng hôm nay, 
	+ Vừa mới ngày hôm qua, 
	+ qua một đêm mưa rào, 
b)	+ Từ ngày còn ít tuổi, 
	+ Mỗi lần  Hà Nội, 
* Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng làm trên băng giấy, gạch dưới bộ phận trạng ngữ.
- GV cùng cả lớp chữa bài:
a) 	+ Mùa đông, 
	+ Đến ngày đến tháng, 
b) 	+ Giữa lúc gió đang gào thét ấy, 
	+ Có lúc 
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà làm nốt bài tập, học thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ.
	- Tự đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ thời gian.
_________________________
Thể dục
Môn thể thao tự chọn
Trò chơi: dẫn bóng
I. Mục tiêu:
	- Ôn 1 số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
	- Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi chủ động.
II. Địa điểm – phương tiện:
	Sân trường, bóng
III. Các hoạt động:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Khởi động, chạy nhẹ nhàng, đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn 1 số động tác của bài thể dục.
2. Phần cơ bản:
a. Môn tự chọn:
- Đá cầu: 
- Ôn tâng cầu bằng đùi, tập theo tổ.
- Thi tâng cầu bằng đùi.
- Ném bóng:
- Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị ngắm đích.
- Thi ném bóng trúng đích.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn lại cách chơi.
HS: Cả lớp chơi thử 1 – 2 lần sau đó chơi thật có phân thắng thua và thưởng phạt.
3. Phần kết thúc:
- GV cùng hệ thống bài.
- Một số động tác hồi tĩnh.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học, giao bài về nhà.
______________________
Toán
ôn tập các phép tính với số tự nhiên (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS tiếp tục củng cố về bốn phép tính với số tự nhiên.
II. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra: 
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn ôn tập:
Gọi HS lên chữa bài tập.
+ Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu rồi tự làm bài và chữa bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 2: Củng cố lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
HS: Tự làm bài sau đó đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
+ Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
HS: Tự làm bài và chữa bài.
- 2 HS lên bảng làm.
a) 36 x 25 x 4 = 36 x (25 x 4)
= 36 x 100
= 3 600
b) 215 x 86 + 215 x 14 = 215 x (86 + 14)
= 215 x 100
= 21 500
- GV nhận xét, cho điểm.
+ Bài 4:
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
- 1 HS lên bảng giải.
Bài giải:
Tuần sau cửa hàng bán được là:
319 + 76 = 395 (m)
Cả hai tuần cửa hàng bán được là:
319 + 395 = 714 (m)
Số ngày cửa  ... ử số ( và ) để rút ra kết quả:
 > 	; 	> 
Vậy các phân số được sắp xếp từ bé đến lớn là: ; ; ; .
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài. 
______________________________
đạo đức
Các trò chơI dân gian đem vào hội làng
I.Mục tiêu:
	- Giúp học sinh biết được một số trò chơi dân gian ở địa phương.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Tài liệu bổ sung, sưu tầm tranh ảnh
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Bài mới:
a. Giới thiệu - ghi đầu bài: 
b. Dạy bài mới:
Bài 1: Giới thiệu một số trò chơi dân gian đem vào hội làng: Chơi đu, leo cầu (Vĩnh Tường, Bình Xuyên), bắt chạch trong chum, bắt vịt dưới nước, bịt mắt bắt dê, đập niêu, chọi gà, chọi trâu, vật, bơi
+ Bắt vịt dưới nước: chủ yếu là ở ao trong làng. Người ta thả vài con vịt xuống ao rồi cứ 2 – 3 người chơi. Nếu bắt được được vịt là được thưởng.
+ Bắt vịt trên cạn: Tổ chức ở sân đình trong thời điểm hội làng. Người xem đứng thành vòng tròn làm hàng rào để không cho vịt ra ngoài. Người ta thả 2 con vịt vào, người chơi phải bịt mắt dùng tai phán đoán xem vịt đang ở góc nào rồi bắt cho trúng.
Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi sau sau:
+ Quan sát tranh và cho biết tên trò chơi là gì? ở đâu?
+ Kể lại một số trò chơi dân gian mà em biết?
+ Quê em có những trò chơi nào?
+ Các trò chơi dân gian giúp ích gì cho con người?
+ Trò bắt vịt dưới nước diễn ra như thế nào? Em được chơi hay chưa ? ở đâu ?
- Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi của gv.
Bài 2: Xử lý tình huống
	Hoà đang xem kéo co ở sân đình thì Bình chạy đến và bảo: “Hai đứa mình vào kéo giúp đội của anh mình đi”. Theo em bạn Hoà sẽ làm gì trong tình huống đó?
	 Không vào kéo mà đứng ngoài để cổ vũ.
	 Bảo bạn vào kéo còn mình đứng ngoài cổ vũ.
	 Bảo bạn đứng ngoài cổ vũ còn mình vào kéo.
	 Nói với bạn làm như thế là phạm luật chơi đấy.
Bài 3: Đánh dấu (v) vào  mà em tán thành.
	 Không nên chơi các trò chơi vì như thế sẽ không còn thời gian học
	 Trò chơi giúp ta nhanh nhẹn thư giãn đầu óc
	 Cần giữ gìn các trò chơi dân gian
	 Giữ gìn các trò chơi dân gian là việc của người lớn, trẻ em không phải làm.
Bài 4: Tỏ chức cho các em chơi trò kéo co
IV. Củng cố:
- Nhắc lại các trò chơi dân gian.
- Nhận xét giờ học
_______________________
Buổi chiều:
Kỹ thuật
Lắp xe đẩy hàng 
I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết lắp xe đẩy hàng.
- Lắp được từng bộ phận và lắp xe đẩy hàng đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe đẩy hàng.
II. Đồ dùng: 	
- Mẫu xe đẩy hàng đã lắp.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe đẩy hàng:
Nêu quy trình lắp ghép.
a. Chọn chi tiết:
HS: Chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe đẩy hàng.
b. Lắp từng bộ phận:
HS: 1 em đọc phần ghi nhớ trước khi thực hành lắp ghép.
c. Lắp ráp xe đẩy hàng:
- GV nêu yêu cầu.
HS: Quan sát kỹ H1 (SGK) và nội dung quy trình để thực hành.
3. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
HS: Dựa theo tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của mình.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
HS: Tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
4. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà tập lắp ghép cho thuộc.
___________________________________
tiếng việt (bs)
luyện tập: thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
I. Mục tiêu:
1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (Trả lời câu hỏi bao giờ? Khi nào? Mấy giờ?)
2. Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu, thêm được trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, giấy khổ to, băng giấy
Sách bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn hs luyện tập:
Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ lần trước.
+ Bài 1: Những câu nào có thành phàn trạng ngữ chỉ thời gian?
a. Trong bóng nước, loáng trên mặt cát như gương, những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng.
b. Khi cánh đồng chỉ còn trơ những gốc rạ, bác Lê lo sợ không còn ai mướn mình làm việc.
c. Đến lúc ngoài phố lác đác lên đèn, tôi mới đứng dậy bước ra cổng.
d. Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả.
- Làm bài vào vở bài tập, 1 em lên bảng làm.
- Đáp án: b, c, d.
+ Bài 2: Gạch dưới trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu ở bài tập 1
- 1 hs lên bảng. Dưới lớp hs làm vào vở
+ Bài 3: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho các câu sau:
a.  nhà thiên văn học Ga - li - lê lại cho ra đời một cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô - péc - ních.
b.  Cách mạng tháng Tám thành công.
- GV nhận xét, chấm chữa bài cho hs
- 2 em lên bảng. Lớp làm vào vở.
- Ví dụ:
- a. Chưa đầy một thế kỉ sau, năm 1632.
b. Ngày 19 - 8 - 1945
3. Củng cố:
	- Nhận xét chung giờ học.
Thứ sáu ngày 24 tháng 4 năm 2010
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài 
trong bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
1. Ôn lại kiến thức cơ bản về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
2. Thực hành viết mở bài, kết bài cho phần thân vài để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.
II. Đồ dùng dạy học:
 	Giấy khổ to viết nội dung bài tập 2, 3.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ: 
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Gọi HS đọc đoạn văn giờ trước.
* Bài 1: 
HS: Một em đọc nội dung bài, đọc thầm bài văn “Chim công múa”, làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Từng HS phát biểu ý kiến.
- GV kết luận câu trả lời đúng:
ý a, b: + Đoạn mở bài (2 câu đầu)
đ Mở bài gián tiếp.
+ Đoạn kết bài (2 câu cuối)
đ Kết bài mở rộng.
ý c: + Mùa xuân là mùa công múa
đ Mở bài trực tiếp.
+ Chiếc ô màu sắc đẹp đến kỳ ảo xập xòe uốn lượn ánh nắng xuân ấm áp.
đ Kết bài không mở rộng.
* Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và viết đoạn mở bài vào vở bài tập.
- Nối nhau đọc mở bài vừa viết.
- GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm những em viết tốt.
* Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, viết đoạn kết bài vào vở.
- 1 số em làm vào giấy, dán bài lên bảng lớp.
- Lần lượt đọc kết bài của mình trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm những bài viết hay.
- 2 – 3 HS đọc cả bài văn đã hoàn chỉnh cả 3 phần: mở bài – thân bài – kết bài.
- GV chấm điểm bài viết hay.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập viết nhiều cho quen.
___________________________
Toán
ôn tập các phép tính với phân số
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố kỹ năng thực hiện các phép cộng và phép trừ phân số.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
+ Bài 1:
a) Yêu cầu HS tính được cộng trừ 2 phân số có cùng mẫu số.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
b) Tương tự như phần a.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài:
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 3 HS lên làm trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm những bài làm đúng.
- Cả lớp nhận xét.
a)	
b)	
+ Bài 4: 
- GV hướng dẫn HS phân tích đầu bài toán.
HS: Đọc bài và tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Giải:
a) Số phần diện tích trồng hoa và làm đường đi là:
 (vườn hoa)
Số phần diện tích để xây bể nước là:
 (vườn hoa)
b) Diện tích vườn hoa là:
 (m2)
Diện tích xây bể nước là:
 (m2)
Đáp số: a) vườn hoa.
b) 15 m2.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm vở bài tập.
_______________________________
Khoa học
Trao đổi chất ở động vật
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, HS kể được những gì động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở động vật.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 128, 129 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật.
Gọi HS đọc mục “Bóng đèn tỏa sáng”
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
HS: Quan sát H1 SGK.
+ Kể tên những gì được vẽ trong hình.
+ Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật có trong hình.
+ Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trên cùng với bạn.
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV gọi 1 số HS lên trả lời câu hỏi:
? Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống
-  lấy thức ăn, nước, khí ôxi và thải ra môi trường các chất cặn bã, khí các – bô - níc, nước tiểu
? Quá trình trên được gọi là gì
- Gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
=> Kết luận: (SGV).
3. Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
* Bước 1: GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
* Bước 2: HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
* Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện lên trình bày trước lớp.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
_________________________________
hoạt động tập thể
kiểm điểm trong tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình để có hướng khắc phục.
II. Nội dung:
1. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của lớp:
	a. Ưu điểm:
	- Đi học đều, đúng giờ.
- Khăn quàng, guốc dép tương đối đầy đủ.
	- Có ý thức học bài và làm bài tương đối tốt.
	- Chữ viết có nhiều tiến bộ.
	- Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
b. Nhược điểm:
- Một số em còn lười học, hay nói chuyện riêng.
- Một số em vệ sinh cá nhân chưa sạch.
2. Phương hướng: 
 	- Phát huy những ưu điểm đã có sẵn.
- Khắc phục nhược điểm còn tồn tại.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_32_nam_hoc_2010_2011_dao_thi_ngoc_que.doc