1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2-3 HS đọc bài “Con chuồn chuồn nước”, trả lời các câu hỏi trong SGK.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài thuộc chủ điểm Tình yêu và cuộc sống, bài học“ Vương quốc vắng nụ cười”
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
-HS đọc tiếp nối 3 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu .Chuyên về môn cười cợt
+ Đoạn 2: Tiếp theo .Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào?
+ Đoạn 3: còn lại
- Gvkết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa; giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài
- HS luyện đọc theo cặp
- 1-2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng rõ ràng, chậm rãi (như phần mục tiêu đã nêu).
b) Tìm hiểu bài
GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi:
- Tìm những chi tiết cho thấy ở vương quốc nọ rất buồn?
- Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
- Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
- Kết quả ra sao?
Tuần 32 Thứ hai ngày 11 tháng 04 năm 2011 TẬP ĐỌC VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI I. MỤC TIÊU: 1. Đọc lưu loát bài văn. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc với giọng nhanh hơn, háo hức, hi vọng. Đọc phân biệt lời các nhân vật. 2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung truyện (phầân đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2-3 HS đọc bài “Con chuồn chuồn nước”, trả lời các câu hỏi trong SGK. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài thuộc chủ điểm Tình yêu và cuộc sống, bài học“ Vương quốc vắng nụ cười” Học sinh nhắc lại đề bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: -HS đọc tiếp nối 3 đoạn + Đoạn 1: từ đầu.Chuyên về môn cười cợt + Đoạn 2: Tiếp theo.Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào? + Đoạn 3: còn lại - Gvkết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa; giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài - HS luyện đọc theo cặp - 1-2 HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng rõ ràng, chậm rãi (như phần mục tiêu đã nêu). b) Tìm hiểu bài GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi: - Tìm những chi tiết cho thấy ở vương quốc nọ rất buồn? - Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy? - Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? - Kết quả ra sao? - Học sinh đọc tiếp nối 3 đoạn của bài, đọc 2-3 lượt - Học sinh luyện đọc theo cặp - 1-2HS đọc cả bài - HS lắng nghe - HS trả lời (Xem sách GV-TV4, tập 2-trang 221) - HS trả lời câu hỏi (xem sách GV -tập 2.trg 238) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - GV hướng dẫn một tốp HS đọc truyện theo cách phân vai, giúp các em biết đọc đúng, đọc diễn cảm lời các nhân vật. - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai. - HS nghe hướng dẫn và đọc - HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn trước lớp Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài. - HS đọc lại nội dung bài. - GD HS sống lạc quan yêu đời. - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà tiép tục luyện đọc bài văn TOÁN ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH SỐ TỰ NHIÊN (TT) I. MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập về: - Phép cộng, phép trừ các STN. - Các tính chất, mối quan hệ của phép cộng và phép trừ. - Các BT có liên quan đến phép cộng và phép trừ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: + Gọi HS lên bảng sửa 2 bài tập trong vở luyện tập. + GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài. * Hướng dẫn ôn tập: Bài 1: + GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. + GV yêu cầu HS tự làm. + GV sửa bài. + Yêu cầu HS nêu lại cách làm Bài 2 GV yêu cầu HS đọc lại đề và tự làm. GV sửa bài. Khắc sâu nội dung tìm thành phần chưa biết của phép tính. Bài 3: + GV tiến hành tương tự như bài tập 2. Bài 4: + GV yêu cầu HS đọc đề bài. + Yêu cầu HS nêu được cách tính trong mỗi bài khác nhau. + Nêu được cách tính giá trị biểu thức. GV khắc sâu tính chất một số nhân với một tổng. Một số chia cho 1, nhân với 1. 0 chia cho một số. Bài 5: + Gọi HS đọc đề toán. + GV yêu cầu HS tự làm. GV theo dõi nhắc nhở thêm cho HS yếu. - Chữa bài, huy động kết quả. 3. Củng cố_ dặn dò: + HS nhắc lại tựa bài. + GV hệ thống lại kiến thức vừa luyện tập. Nhận xét tiết học. + Dặn về nhà xem lại bài. Ôn tập về các phép tính với STN. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. Lớp theo dõi và nhận xét. + Đặt tính rồi tính. + 3 em lên bảng thực hiện. + HS cả lớp làm vào vở. + HS nhận xét bài làm. + 1 HS đọc yêu cầu bài tập. + 2 em lên bảng thực hiện. HS giải thích cách tìm X của mình. + HS hoàn thành như sau : a x 1 = 1 x a = a a x ( b + c ) = a x b + a x c a : 1 = a a : a = 1 (với a khác 0) 0 : a = 0 (Với a khác 0) + HS nêu được cách tính. Đáp số : 112500 đồng + HS lắng nghe ĐẠO ĐỨC DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH I. MỤC TIÊU: + Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức, kĩ năng, thái độ cho HS qua các bài , từ bài 1 đến bài 5: - Trung thực trong học tập. - Vượt khó trong học tập. - Biết bày tỏ ý kiến. - Tiết kiệm tiền của. - Tiết kiệm thời giờ. + HS biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + Phiếu học tập. + Thẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 1/ Thế nào là tiết kiệm thời giờ? 2/ Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì? * GV nhận xét và ghi điểm cho HS. 2. Ôn tập và thực hành. Bài 1: Trung thực trong học tập. H: Thế nào là trung thực trong học tập? H: Nêu những biểu hiện chưa trung thực trong học tập? H: Những biểu hiện nào thể hiện sự trung thực trong học tập? + Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK/4. + Nhắc nhở HS thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. Bài 2: Vượt khó trong học tập. + GV chia nhóm hoạt động, hoàn thành nội dung, sau đó trình bày trước lớp. 1/ Khi gặp bài khó em sẽ làm gì? 2/ Tự liên hệ và trao đổi với các bạn về việc mình đã vượt khó trong học tập. * Thực hành: Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập. Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến. + GV đưa ra tình huống: 1/ Em được phân công một công việc không phù hợp với khả năng. 2/ Em muốn tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp nhưng chưa được phân công. + Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK/9. Bài 4: Tiết kiệm tiền của. H: Theo em có phải nghèo nên mới phải tiết kiệm không? + GV đưa ra một số các tình huống, yêu cầu HS dùng thẻ để bày tỏ thái độ về các ý kiến: + GV yêu cầu HS thực hành tiết kiệm sách vở, đồ dùng hợp lí. Bài 5: Tiết kiệm thời giờ. + Chia nhóm hoạt động. H: Hãy kể cho các bạn nghe về một tấm gương biết tiết kiệm thời giờ. H: Hãy lập thời gian biểu và trao đổi với các bạn trong nhóm về thời gian biểu của mình. + Thực hành hằng ngày thực hiện đúng thời gian biểu đã quy định. + Gọi HS nêu ghi nhớ SGK/15. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tựa bài. - GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung ôn tập và thực hành. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau. - Lần lượt từng HS lên bảng trả lời, lớp theo dõi và nhận xét. - HS nêu nội dung bài ôn tập, sau đó thảo luận nhóm bàn và trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh. - 2 HS nêu. - HS lắng nghe và thực hiện. - Các nhóm hoạt động, ghi nội dung thảo luận vào phiếu học tập rồi đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung nếu chưa đầy đủ. - HS suy nghĩ và trả lời, lớp theo dõi và nhận xét. - HS trả lời. - HS dùng thẻ để bày tỏ. - Các nhóm hoạt động hoàn thành nội dung thảo luận. - 2 HS nêu. - Vài em nêu. - HS lắng nghe và thực hiện. Thứ ba ngày 12 tháng 04 năm 2011 KHOA HỌC ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG? I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Phân loại động vật theo thức ăn của chúng. - Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình vẽ trang 126, 127 SGK. - Sưu tầm tranh ảnh những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 73 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu thức ăn của các loài động vật khác nhau Mục tiêu: - Phân loại động vật theo thức ăn của chúng. - Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng. Cách tiến hành: Bước 1: - Nhóm trưởng tập hợp những tranh ảnh của những con vật ăn các loài thức ăn khác nhau mà các thành viên trong nhóm đã sưu tầm. Sau đó phân chúng theo thức ăn của chúng. Trình bày tất cả lên giấy khổ to. - Làm việc theo nhóm nhỏ. Bước 2: - Gọi các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. Sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau. Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 127 SGK. Hoạt động 2: Trò chơi đố bạn con gì? Mục tiêu: - HS nhớ lại những đặc điểm chính của con vật đã học và thức ăn của nó. - HS được thực hành kĩ năng đặt câu hỏi loại trừ. Cách tiến hành : Bước 1: - GV hướng dẫn HS cách chơi - Nghe GV hướng dẫn. + Một HS được GV đeo hình vẽ bất kì một con vật nào trong số những hình các em đã sưu tầm mang đến lớp hoặc được vẽ trong SGK. + HS đeo hình phải đặt câu hỏi đúng / sai để đoán xem đó là con gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai. Bước 2 - GV cho HS chơi thử. - HS chơi thử. Bước 3 - GV tổ chức cho HS chơi. - HS chơi theo nhóm. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới. TOÁN ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHỊÊN (TT) I. MỤC TIÊU: Giúp Hs ôn tập về: - Phép nhân, phép chia STN. - Tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Giải bài toán có liên quan giữa phép nhân và phép chia. ... câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, viết lại vào vở. KHOA HỌC TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐÔÏNG VẬT I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có thể: Kể ra những gì động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống. Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở động vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 128, 129 SGK. Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho cả nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 74 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật Mục tiêu: HS tìm trong hình vẽ những gì động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống. Cách tiến hành: Bước 1: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 128 SGK và trả lời câu hỏi : + Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình? + Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật (ánh sáng, nước, thức ăn) có trong hình. + Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung (không khí). - Làm việc theo cặp. Bước 2 : - GV gọi một số HS lên trả lời câu hỏi: + Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống. + Qúa trình trên được gọi là gì? - Một số HS trả lời. Kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi, và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu, Qúa trình đó được gọi là trao đổi chất giữa động vật và môi trường Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở động vật. Cách tiến hành: Bước 1: - GV chia nhóm, phát giấy vẽ cho các nhóm. - Nhận đồ dùng học tập. Bước 2: - Làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm. Bước 3: - Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm treo sản phẩm và trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới. Thứ sáu ngày 15 tháng 04 năm 2011 TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU: - Ôn lại kiến thức về đoạn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật.. - Thực hành viết mở bài và kết bài cho phần thân bài (HS đã viết) để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Một vài tờ giấy khổ rộng để HS viết đoạn mở bài gián tiếp (BT2) kết bài mở rộng (BT3). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: GV yêu cầu 2 HS đọc đoạn văn miêu tả ngoại hình của con vật đã quan sát (BT2) tiết TLV trước. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật” Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập (trang 60-SGK) Bài tập 1: - 1 HS đọc nội dung BT1 - GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học về các kiểu mở bài: trực tiếp, gián tiếp; các kiểu kết bài: mở rộng, không mở rộng. - HS đọc thầm bài văn Chim công múa, làm bài cá nhân hoặc trao đổi với bạn ngồi bên cạnh, trả lời lần lượt từng câu hỏi. - HS phát biểu ý kiến. - GV kết luận câu trả lời đúng Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập 2 - HS viết đoạn mở bài vào vở. GV phát phiếu cho một số HS - HS đọc tiếp nối đoạn mở bài của mình. - GV nhận xét - GV mời những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp - GV cho điểm những HS có đoạn mở bài tốt Bài tập 3: Thực hiện như BT2 - 1 HS đọc- Cả lớp theo dõi trong SGK - HS cả lớp đọc thầm - HS phát biểu - Cả lớp nhận xét - HS đọc – cả lớp theo dõi SGK - HS làm bài - HS trình bày nối tiếp đoạn mở bài - HS lên bảng dán bài làm- lớp nhận xét Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại tựa bài. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà sửa chữa, viết lại hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật - Dặn HS chuẩn bị tiết sau làm bài viết tại lớp. TOÁN ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập: Khái niệm ban đầu về phân số. Rút gọn phân số; Quy đồng mẫu số các phân số. Sắp xếp thứ tự các phân số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình vẽ trong BT 1 vẽ sẵn trên bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐÔÏNG DẠY HOẠT ĐÔÏNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: + GV gọi 2 HS lên bảng làm bài luyện thêm ở tiết trước. + Nhận xét bài làm của HS và ghi điểm. 2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. * Hướng dẫn HS ôn tập. Bài 1: + Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và tìm hình đã được tô màu hình. + Yêu cầu HS đọc phân số chỉ số phần đã tô màu trong các hình còn lại. + Nhận xét câu trả lời của HS. Bài 2: + GV vẽ tia số như trong bài tập lên bảng, yêu cầu HS vẽ vào vở. + Gọi HS lần lượt lên bảng điền các phân số vào tia số tương ứng. + Nhận xét. Bài 3: + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. H: Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào? + Yêu cầu HS làm bài.GV tiÕp søc cho HS yÕu. + Chữa bài, huy động kết quả. Bài 4: + Yêu cầu HS nêu cách quy đồng 2 phân số sau đó tự làm bài. + Chữa bài, huy động kết quả. Bài 5: H: Bài tâïp yêu cầu gì? * GV hướng dẫn: Trong các phân số đã cho, phân số nào lớn hơn 1, phân số nào bé hơn 1. + Yêu cầu HS dựa vào những điều phân tích ở trên sắp xếp các phân số đã cho theo thứ tự tăng dần. + HS làm bài vào vở. + GV nhận xét kết luận bài làm đúng. 3. Củng cố, dặn do: + HS nhắc lại tựa bài. + Chốt kiến thức vừa luyện tập. + GV nhận xét tiết học. + Hướng dẫn HS làm bài luyện thêm. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, lớp theo dõi và nhận xét. + HS nhắc lại. + HS quan sát các hình minh hoạ. - Hình 3 đã tô màu hình. + HS đọc: + HS quan sát sau đó vẽ vào vở rồi lần lượt lên bảng điền phân số vào các vị trí tương ứng. + Nhận xét trên bảng. + 1 HS đọc. + HS trả lời quy tắc rút gọn phân số. + HS làm nối tiếp trên bảng. + 2 HS nối tiếp nêu. + 3 HS lên bảng làm. + Nhận xét bài làm trên bảng sau đó sửa bài. - Sắp xếp các phân số theo thứ tự tăng dần. + HS suy nghĩ trả lời.Bạn nhận xét. + 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. + HS lắng nghe và ghi bài về nhà. ĐỊA LÍ BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức: HS biết vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, một vài nét về các đảo. 2. Kĩ năng: HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo & quần đảo Cái Bàu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa. Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển & đảo, quần đảo của nước ta. Biết vai trò của biển Đông, các đảo, quần đảo đối với nước ta. 3. Thái độ: Luôn có ý thức bảo vệ môi trường biển, ranh giới biển của nước ta. II. CHUẨN BỊ: Bản đồ tự nhiên Việt Nam Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Thành phố Đà Nẵng & thị xã Hội An Tìm trên lược đồ trong bài vị trí cảng sông & cảng biển của Đà Nẵng? Qua hàng chuyên chở từ Đà Nẵng đi, em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của Đà Nẵng? Vì sao Hội An lại thu hút khách du lịch? GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Hoạt động cá nhân GV yêu cầu HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi ở mục 1. Biển nước ta có diện tích là bao nhiêu? Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta? GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên bản đồ tự nhiên Việt Nam GV mô tả, cho HS xem tranh ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của biển Đông đối với nước ta. Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp GV chỉ các đảo, quần đảo. Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo? Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không? Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất? Hoạt động 3: Hoạt động nhóm Nêu đặc điểm của các đảo ở vịnh Bắc Bộ? Các đảo ở đây được tạo thành do nguyên nhân nào? Các đảo, quần đảo ở miền Trung & biển phía Nam có đặc điểm gì? Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì? GV cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế & hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta. GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Củng cố - HS nhắc lại tựa bài. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Khai thác dầu khí & hải sản ở biển Đông. - HS trả lời - HS nhận xét - HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi của mục 1 - HS dựa vào kênh chữ trong SGK & vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi. - HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan. - HS trả lời - HS dựa vào tranh ảnh, SGK thảo luận các câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày trước lớp - HS chỉ các đảo, quần đảo của từng miền (Bắc, Trung, Nam) trên bản đồ Việt Nam & nêu đặc điểm, giá trị kinh tế của các đảo, quần đảo.
Tài liệu đính kèm: