Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Minh Loan

Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Minh Loan

I. Mục tiêu:

 1. Đọc đúng: vương quốc, kinh khủng, rầu rĩ, ỉu xìu, ảo não, hớt hải, sằng sặc.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự buồn chán âu sầu của vương quốc sự thất vọng của mọi người khi viên đại thần du học về

- Đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp với nội dung diễn tả.

 2. Hiểu các từ khó trong bài.

- Hiểu nội dung truyện( phần đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

II. Đ.D.DH: - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 1.Ổn đinh: hát

 2. KTBC: 2 HS tiếp nối nhau đọc và TLCH bài Con chuòn chuồn nước.

 

doc 72 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Minh Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ hai ngày 09 tháng 4 năm 2011
TẬP ĐỌC
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. Mục tiêu:
	1. Đọc đúng: vương quốc, kinh khủng, rầu rĩ, ỉu xìu, ảo não, hớt hải, sằng sặc.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự buồn chán âu sầu của vương quốc sự thất vọng của mọi người khi viên đại thần du học về
- Đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp với nội dung diễn tả.
	2. Hiểu các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung truyện( phần đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
II. Đ.D.DH: - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
	1.Ổn đinh: hát 
	2. KTBC: 2 HS tiếp nối nhau đọc và TLCH bài Con chuòn chuồn nước.
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
a. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: cho HS QS tranh và gtb.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
- GV đọc toàn bài với giọng chậm rãi.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn thầm đoạn 1.
1) Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
2) Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
+ Ý 1: Kể về cuộc sống ở vương quốc nọ buồn chán vì thiếu tiếng cười.
3) Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
4) Kết quả ra sao?
5) Điều gì xảy ra bất ngờ ở phần cuối đoạn này?Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó?
+ Ý 2,3: Nói về việc nhà vua cử người đi học thất bại- Hy vọng mới của triều đình.
Rút Ý: Phần đầu truyện đã nói về điều gì?
 c. Đọc diễn cảm:
- Gọi 4 HS đọc theo phân vai ( người dẫn chuyện, nhà vua, viên đại thần, thị vệ)
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2,3. Tổ chức cho HS luyện đọc cá nhân.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
- HS phát biểu.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài. ( 2 lượt)
- HS luyện đọc cặp.
- 1 HS đọc cá nhân.
- cả lớp đọc thầm và TLCH.
- Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa... trên những mái nhà.
- Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
- Vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài, chuyên về môn cười.
- Sau 1 năm, viên đại thần trở về xin chịu tội vì đã gắng hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài. Không khí triều đình ảo não.
- Bắt được 1 kẻ đang cười sằng sặc ngoài đưòng. Vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.
- 4 HS đọc theo phân vai ( 2 lượt)
- Luyện đọc cá nhân đoạn 2,3
-3 đến 5 HS trình bày.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Theo em, thiếu tiếng cười cuộc sống sẽ ntn?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại phần đầu câu chuyện cho ngưòi thân nghe và soạn bài Ngắm Trăng, Không đề.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN ( TT )
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
Phép nhân, phép chia các số tự nhiên.
Các tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân, phép chia.
Các bài toán có liên quan đến phép nhân và chia.
 II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu: 
Bài “Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên ”
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn. 
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Khi chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
- Gọi HS nhận xét.
Bài 3:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Khi chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách điền chữ, số của mình.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Để so sánh hai biểu thức với nhau trước hết chúng ta phải làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Khi chữa bài, yêu cầu HS áp dụng tính nhẩm hoặc các tính chất đã học của phép nhân, phép chia để giải thích cách điền số. 
Bài 5:- Gọi HS đọc đề Y/ cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Đặt tính và tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT
- HS nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT
a) HS nêu cách tìm thừa số chưa biết của tổng để giải thích. 
b) HS nêu cách tìm số bị chia chưa biết để tính.
- HS nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào 
VBT.
- HS giải thích.
- HS nhận xét.
- Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức, sau đó so sánh các giá trị với nhau để chọn dấu so sánh phù hợp.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT
- HS lần lượt trả lời.
13500 = 135 x 100 áp dụng nhân mhẩm một số với 100.
Tương tự với những bài còn lại.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT
- Nhận xét bài làm của bạn, tự kiểm tra bài của mình.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân thường sử dụng trong trường hợp nào ?
Nhận xét tiết học. Về làm bài và chuẩn bị bài Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên.
KHOA HỌC
BÀI 63: ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG 
I. Mục tiêu 
 Giúp HS:
 - Phân loại động vật theo nhóm thức ăn của chúng.
 - Kể tên một số loài thực vật và thức ăn của chúng.
II. Đ D D H : - Tranh ảnh một số loài động vật.
 - Hình minh họa 126, 127 KGK
III. Các hoạt động dạy học
 1. KTBC: - Để động vật sống và phát triển bình thường cần những điều kiện nào?
 - 1 HS đọc bài học.
 2. Dạy bài mới
Các hoạt động
 Cách tiến hành
 Kết luận
Hoạt động 1
Mục tiêu
Thức ăn của động vật
1. Thức ăn của động vật
Bước 1: Hoạt động theo nhóm nhỏ
- Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh của các con vật ăn các loại thức ăn khác nhau mà các thành viên trong nhóm sưu tầm được
- Phân chúng thành các nhóm theo thức ăn của chúng.
* Nhóm ăn thực vật.
* Nhóm ăn động vật.
* Nhóm ăn tạp.
- Trình bày tất cả lên giấy khổ to.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình và đánh giá lẫn nhau
Bước 3: GV kết luận.
Phần lớn thời gian sống của ĐV dành cho việc kiém ăn. Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có loài ăn ăn thực vật, có loài ăn thịt, có loài ăn sâu bọ, có loài ăn tạp.
Hoạt động 2
Mục tiêu
- Những đặc điểm chính của con vật và thức ăn của chúng.
- HS được thực hành kĩ năng đặt câu hỏi loại trừ.
2. Trò chơi “đố bạn con gì? ’’.
Bước 1: GV dán vào lưng HS 1 con vật mà HS đó không biết. Sau đó yêu cầu HS quay lưng lại cho các bạn xem con vật của mình.
- HS chơi đoán xem con vật mình đang xem là con vật gì.
- HS chơi được hỏi các bạn dưới lớp 5 câu về đặc điểm của con vật.
- HS dưới lớp chỉ trả lời đúng/ sai.
- Tìm được tên con vật sẽ được nhận 1 món quà.
Bước 2: HS chơi thử.
Bước 3: HS chơi theo nhóm để nhiều bạn được chơi.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Động vật ăn gì để sống?
 - Nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
KHÁT VỌNG SỐNG
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Rèn kỉ năng nói:
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được câu chuyện Khát vọng sống, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
 - Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi con người với khát vọng sống mảnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
 2. Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện. 
- Lắng nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
* GD BVMT cho HS ý chí vượt khó khăn, khắc phục những trở ngại trong môi trường thiên nhiên.
* GDKNS:
1. Kĩ năng tự nhận thức: xác định giá trị bản thân.
2. Kĩ năng tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét.
3. Kĩ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm
II. Đ D DH: - Tranh minh họa trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
 A. KT BC: - 1 HS lên kể lại cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. 
 B. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu:
 Giắc Lơn – đơn là một nhà văn nổi tiếng người Mĩ. Người đọc biết đến ông với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Tiếng gọi nơi hoang dã, Khát vọng sống. Giờ học hôm nay các em cùng nghe- kể một đoạn trích từ truyện Khát vọng sống của một con người mãnh liệt ntn ? Các em hãy lắng nghe cô kể chuyện.
2. GV kể chuyện:
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, đọc nội dung mỗi bức tranh.
- GV kể lần 1: Giọng kể, thong thả, rõ ràng, vừa đủ nghe, nhấn những từ ngữ miêu tả những khó khăn, nguy hiểm trên đường đi, những cố gắng phi thường để được sống của Giôn.
- GV kể lần 2: Vừa kể, vừa chỉ vào tranh minh họa. 
* Qua câu chuyện GD cho HS ý chí vượt khó khăn, trở ngại trong môi trường thiên nhiên để giành lấy sự sống.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Kể chuyện trong nhóm
+ Dựa vào lời kể của cô và tranh minh họa HS kể từng đoạn câu chuyện, sau đó kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
+ 2 nhóm HS thi kể từng đoạn câu chuyện.
+ 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Mỗi HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình, có thể đối thoại thêm với các bạn về nhân vật, chi tiết trong truyện.
- Nhận xét. Bình chọn bạn kể hay nhất, bạn hiểu truyện nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* GDKNS
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh và đọc nội dung mỗi bức tranh.
- Chú ý nghe cô kể chuyện.
- Kể chuyện trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể. HS khác lắng nghe.
- Nhận xét bạn kể.
- Bình chọn.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC
ĐẠO ĐỨC ĐỊA PHƯƠNG
BIẾT ƠN CÁC BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
SƠ LƯỢC VỀ CÁC BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
PHÒNG GIÁO DỤC PHỤNG DƯỠNG MẸ NGHỆ
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS có khả năng:
Sự cống hiến và hi sinh cao cả của các bà mẹ VN anh hùng trong thời kì chiến tranh và giữ nước của dân tộc,tiêu biểu " Mẹ Nghệ"
Nhớ ơn bà mẹ VN anh hùng " Mẹ Nghệ"
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm đối với mẹ, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc và quan tâm chăm sóc " Mẹ Nghệ" trong cuộc sống hằng ngày.
. Đ.D.DH:- Tranh ảnh về cuộc đời " Mẹ Nghệ"
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn đinh: hát
2.KTBC: 2 HS 
+ Để giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, chúng ta cần phải làm gì?
3.Dạy bài mới:
TIẾT 1
Các hoạt động
Cách tiến hành
Kết luận
Hoạt động 1
Đọc thông tin về những bà mẹ VN anh hùng
+ Ngày 29/8/1994 Nhà nước Cộng hoà XHCN VN đã ra pháp lệnh quy định danh hiệu " Bà mẹ VN anh hùng"
+ Ngày 17/12/1994 Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã kí quyết định số 394/CTN tặng và truy tặng danh hiệu " Bà mẹ VN anh hùng "cho 19879 bà mẹ của 53 tỉnh thành ( đợt 1)
+ Đến nay có 4 đợt phong tặng danh hiệu " Bà mẹ VN anh hùng"
* Đợt 1( 17/12/1994) có19879 bà mẹ
* Đợt 2: ( 30/4/1995) có 7922 bà mẹ
* Đợt 3 ( 2/9/1995) có 6447 bà mẹ 
* Đợt 4 ( 30/4/1996) có 2842 bà mẹ
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 2
Sơ lược về đời sống " Mẹ Nghệ"
+ Mẹ Nghệ si ...  động vật
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
Gv chia nhóm phát giấy và bút vẽ cho các nhóm
Bước 2: 
- HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở ĐV.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Hãy nêu quá trình trao đổi chất ở động vật?
- Nhận xét tiết học.
ĐỊA LÍ
BIỂN ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Chỉ trên bản đồ VN vị trí Biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta.
- Vai trò của biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta.
II. Đ D DH:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
- Tranh, ảnh về biển, đảo VN.
III. Các hoạt động dạy học:
1.KTBC: 2 HS TLCH 2,3 trang 149- SGK.
2.Bài mới:
Các hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1:
Nhóm đôi
1. Vùng biển Việt Nam:
- Cho HS quan sát hình 1 – SGK, TLCH mục 1 SGK.
- Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK, bản đồ, vốn hiểu biết của bản thân, TLCH sau:
+ Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì?
+ Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta?
- Cho HS trình bày kết quả 
=> GV chốt ý: Biển nước ta làkho muối vô tận, có nhiều khoáng sản, hải sản quý, ven biển có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng cảng biển và có vai trò điều hòa khí hậu.
- HS quan sát hình 1 thảo luận và TLCH:
- Vùng biển VN có nhiều khoáng sản, hải sản quý là kho muối vô tận.
- Biển có vai trò điều hòa khí hậu
2. Hoạt động 2:
Làm việc cả lớp.
2. Đảo và quần đảo:
- GV chỉ các đảo, quần đảo trên biển Đông và yêu cầu HS TLCH:
+ Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
+ Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất?
- HS quan sát và TLCH:
- Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa.
- Vùng biển phía bắc có vịnh Bắc Bộ, nơi có nhiều đảo nhất.
3. Hoạt động 3
Làm việc theo nhóm 4
Cho HS thảo luận:
+ Trình bày 1 số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía bắc, vùng biển miền Trung, vùng biển phía nam.
+ Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì?
=> GV chốt ý: Biển, đảo và quần đảo của nước ta có nhiều tài nguyên quý cần được bảo vệ và khai thác hợp lí.
- HS dựa vào tranh, ảnh, SGK, thảo luận:
- Vùng biển phía Bắc có nhiều đảo, Các đảo lớn có 
dân cư đông đúc, nghề đánh cá khá phát triển, vịnh Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng đã được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
- Vùng biển miền Trung có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Một số đảo có chim yến làm tổ.
- Vùng biển phía Nam có một số đảo lớn, lớn hơn cả là đỏa Phú Quốc và Côn Đảo, người dân làm nghề trồng trọt, đánh bắt và chế biển hải sản, dịch vụ du lịch.
- Có giá trị kinh tế, an ninh quốc phòng.
4. Cúng cố, dặn dò:
+ Nêu vai trò của biển của nước ta?
- Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT TẬP THỂ TIẾT 1
1. Hát tập thể:
2. Sinh hoạt tập thể:
- Tổ chức “ Đố vui học tập” qua trò chơi Rung chuông vàng.
3. Tổng kết.
Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI
 TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về MB, KB trong bài văn miêu tả con vật. ( BT1)
- Thực hành viết MB,KB cho bài văn miêu tả con vật mà HS đã miêu tả con vật mà HS đã miêu tả hình dáng và hoạt động để hoàn thành bài văn miêu tả con vật. ( BT2,3).
- Yêu cầu các từ ngữ, hình ảnh chân thực, sinh động.
II.Các hoạt động dạy học:
1.KTBC:2HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, 2S đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
a. Giới thiệu bài: Trong tiết học này, các em sẽ cùng thực hành viết đoạn MB và KB cho bai fvăn miêu tả con vật.
b. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
 + Hỏi thế nào là MB trực tiếp, MB gián tiếp, KB mở rộng,KB không mở rộng?
 - Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS phát biểu.
+ Hãy xác định MB và KB trong bài văn Chim công múa?
+ Đoạn MB, KB mà em vừa tìm được giống kiểu MB, KB nào đã học?
+ Để biến đổi MB và KB trên thành MB trực tiếp và KB không mở rộng em chọn những câu văn nào?
* Bài2:-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự viết bài.Nhắc HS viết đoạn MB gián tiếp cho phù hợp với 2 đoạn tả ngoại hình và hoạt động của tiết trước.
- * Chữa bài:
- Yêu cầu 2 HS dán phiếu lên bảng, đọc đoạn văn, GV chú ý sửa lỗi dùng từ đặt câu, diễn đạt cho từng HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn MB.
- Cho điểmHS viết tốt.
* Bài 3: GV tổ chức cho S làm BT3 tương tự như cách tổ chức làm bài tập 2.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 4 HS tiếp nối nhau phát biểu.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi làm bài.
- Tiếp nối nhau TLCH:
+MB: Mùa xuân trăm hoa...công múa.
+ KB: Quả không ngoa...của rừng xanh.
-Đây là kiểu MB gián tiếp và kết bài mở rộng.
- MB trực tiếp: Mùa xuân là mùa công múa.
+ KB không mở rộng bài dừng lại ở câu: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS làm bài vào giấy khổ to, HS lớp làm vào vở.
- Theo dõi.
- 3 đến 5HS đọc đoạn văn.
Bài tham khảo: Cả gia đình em đều yêu súc vật. Nhà em nuôi mèo,cá cảnh, chim và cả hai con chim sáo hót rất hay. Nhưng người bạn thân thiết, hay đón em từ cổng mỗi khi em đi đâu về là chú cún con.3. 
3.Củng cố, dặn dò:- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà mượn đoạn văn hay của bạn để tham khảo, hoàn thành đoạn văn vào vở và quan sát ngoại hình, hoạt động của con vật mà em thích. Ghi lại kết quả quan sát.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
Phép cộng, phép trừ phân số.
Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Các bài toán có liên quan đến tìm giá trị phân số của một số.
 II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu: 
 Bài “Ôn tập về các phép tính với phân số ”
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép cộng trừ các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài trước lớp.
Bài 2:
- Cho HS tự làm bài và chữa bài.
Bài 3:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.
- Khi chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề toán, tóm tắt, sau đó hỏi:
+ Để tính được diện tích bể nước chiếm mấy phần vườn hoa, chúng ta phải tính được gì trước?
+ Khi đã biết được diện tích trồng hoa và diên tích lối đi chúng ta làm thế nào để tính được diện tích bể nước ?
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài 5: ( tiết 160)
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hỏi: Để so sánh xem con nào sên nào bò nhanh hơn chúng ta phải biết được gì ?
- Yêu cầu HS chọn cách giải theo một trong hai cách trên. 
- Lắng nghe.
- 2 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.
- HS giải thích.
- Đọc và tóm tắt bài toán.
+ Phải tính được diện tích trồng hoa và diện tích lối đi chiếm mấy phần vườn hoa.
+ Ta lấy diện tích cả vườn hoa trừ đi tổng diện tích trồng hoa và lối đi đã tính được.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT
 Bài giải
a) Diện tích trồng hoa và lối đi là:
 + = ( vườn hoa )
 Diện tích để xây bể nước là:
 1 - = ( vườn hoa )
b) Diện tích vườn hoa là: 
 20 x 15 = 300 ( m 2)
 Diện tích để xây bể nước là:
 300 x = 15 ( m2 )
 Đáp số: 15 m 2
- 1 HS đọc thành tiếng.
 + Phải biết mỗi con sên bò bao xa trong một phút.
+ Phải biết được mỗi con sên bò bao xa trong 15 phút.
- HS làm bài
 Bài giải
 m = 40 cm; giờ = 15 phút
Trong 15 phút con ốc sên thứ nhất bò được 40cm.
Trong 15 phút con ốc sên thứ hai bò được 45 phút.
Vậy con sên thứ hai bò nhanh hơn con sên thứ nhất.
 3. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học. Về làm bài và chuẩn bị bài Ôn tập về các phép tính với phân số.
LỊCH SỬ
KINH THÀNH HUẾ
 I.Mục tiêu : 
 HS biết 
 - Sơ lược về quá trình xây dựng, sự đồ sộ,vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế .
 - Tự hào về Huế được công nhận Di sản văn hóa thế giới .
* GDMT: Có ý thức bảo vệ di sản văn hoá thế giới, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp.
II.Đ D D H : 
 - Hình trong SGK phóng to 
 - Một số hình ảnh về kinh thành Huế và lăng tẩm ở Huế 
III.Các hoạt động dạy - học 
1 .KTBC: Bài “Nhà Nguyễn thành lập ”
 - Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
 - Em có nhận xét gì về triều Nguyễn và bộ luật Gia Long.
2 . Dạy bài mới 
Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
* Cho hoạt động cả lớp:
- GV yêu cầu HS đọc đoạn “Nhà Nguyễn .các công trình kiến trúc và yêu cầu một vài HS mô tả lại sơ lược qúa trình xây dựng kinh thành Huế .
- HS tìm hiểu phát biểu:
- Nguyễn Ánh huy động hàng chục vạn dân và lính phục vụ cho việc XD kinh thành Huế. Các loại vật liệu như đá, gỗ, vôi, gạch, ngói của đất nước đưa về đâyđẹp nhất nước ta thời đó 
Hoạt động 2
Hoạt động nhóm
* Cho lớp thảo luận nhóm 6
- GV phát cho mỗi HS 1 tấm ảnh 
(chụp 1 trong những công trình ở kinh thành Huế ). Sau đó ,GV yêu cầu các nhóm nhận xét và thảo luận để đi đến thống nhất về những nét đẹp của công trình đó .
- GV hệ thống lại để HS nhận thức được sự đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện ,lăng tẩm ở kinh thành Huế .
* Kết luận : Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta .Ngày 11/12/1993UNESCO đã công nhận Huế là một Di sản Văn hóa thế giới .
* Liên hệ GDMT: 
- Chúng ta phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá thế giới để luôn tồn tại theo thời gian.
+ Muốn cảnh quan môi trường ở Kinh thành Huế luôn sạch đẹp chúng ta phải làm gì?
-Thảo luận nhóm. 
- Đại diện trình bày
- Lớp nhận xét . 
- Có ý thức cao khi đến những nơi này như: luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, không xả rác, không viết vẽ bậy trên lăng, tẩm,...
3.Củng cố -dặn dò : 
- Ngoài ND bài em biết gì về kinh thành Huế
- Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT TẬP THỂ TIẾT 2
1.Nhận xét :
Hoàn thành công việc tuần 32
Lao động: Vệ sinh, trực nhật sạch sẽ.
Văn thể mỹ: Hát đầu giờ và tập thể dục giữa giờ nghiêm túc.
Tồn tại:
Một số em còn lười học bài.lười viết bài.
Nhắc nhở đổ rác sau buổi học vào thùng rác.
 - Nhớ tắt điện sau giờ học.
2.Phổ biến công việc tuần 33:
Củng cố nề nếp lớp
Nhắc nhở HS học bài , làm bài đầy đủ.
Học tuần 33
- Dặn dò HS về học chương trình RLĐV.
3. Sinh hoạt tập thể:
- Hát tập thể.
- Giao lưu về kể chuyện, đọc thơ ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Quê hương đất nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 32(4).doc