I/ MỤC TIÊU
– Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (trả lời CH Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? – ND Ghi nhớ).
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (BT1, mục) ; bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước vào chổ thích hợp trong đoạn văn a hoặc đoạn văn b ở BT (2).
- HS khá, giỏi : biết thêm trạng ngữ cho cả 2 đoạn văn (a, b) ở BT (2)
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1- GV: Bảng phụ viết bài tập 3.
2- HS: vở, SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
- 2 HS nêu tác dụng của trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. Cho ví dụ.
- GV nhận xét.
3. Bài mới :
a) Giới thiệu bài : - Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
b) Các hoạt động :
TUẦN 32 Thứ hai, ngày 18 tháng 4 năm 2011 TẬP ĐỌC: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI I/ MỤC TIÊU 1-KT: - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả. - Hiểu nội dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán (trả lời được các CH trong SGK). II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1-GV: Tranh minh hoạ SGK. Bảng phụ viết sẵn các từ , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 2- HS: SGK III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A/ bài cũ: - Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi. ? Nội dung chính của bài là gì? - Nhận xét, cho điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ? Tên chủ điểm tuần này là gì? ? Chủ điểm gợi cho em về điều gì? - Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK. => GV giới thiệu : Vì sao mọi người lại buồn bã rầu rĩ như vậy ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay. 2. Luyện đọc: - Gọi HS đọc mẫu. - Chia đoạn: 3 đoạn. - Hướng dẫn luyện đọc nối tiếp kết hợp: + Lần 1: đọc + sửa phát âm. + Lần 2: đọc + giảng từ khó : Nguy cơ, thân hình, du học . + Lần 3: đọc + luyện đọc câu khó - Yêu cầu HS đọc theo cặp - Yêu cầu HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. 3. Tìm hiểu bài: * Đoạn 1: Yêu cầu HS đọc lướt. ? Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn ? ? Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy ? ? Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình ? ? Đoạn 1 cho ta biết điều gì? - GVnhận xét,bổ sung, ghi bảng => Giảng : Đoạn 1 vẽ lên trước mát chúng ta một vương quốc buồn chán, tẻ nhật đến mức chim không muốn hót, hoa chưa nở đã tàn, ở đâu cũng thấy khuôn mặt rầu rĩ héo hon. Nhưng nhà vua vẫn còn tỉnh tao để thấy mối nguy hại đó. Ông liền cử một viên đạu thần đi du học môn cười. Vậy kq ra sao chúng ta tìm hiểu đoạn 2. * Đoạn 2 + 3 : Yêu cầu HS đọc thầm. ? Kết quả của viên đại thần đi du học như thế nào ? ? Điều gì xảy ra ở phần cuối của đoạn này ? ? Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe tin đó ? ? Em hãy nêu ý chính của đoạn 2 và 3 ? - GV chốt ý đúng, ghi bảng. => Giảng : Không khí ảo não lại bao trùm lên triều đình khi việc cử người đi học bị thất bại. Nhưng hi vọng mới của triều đình lại được nháy lên khi thị vệ đang bắt được một người đang cười sằng sặc ở ngoài đường. Điều gì sẽ xảy ra các em sẽ tìm hiểu ở phần sau. - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và tìm nội dung bài. - GV kết luận, ghi bảng. - Yêu cầu HS nhắc lại ND bài. 4. Luyện đọc diễn cảm : - Gọi 4 HS đọc bài theo hình thức phân vai ? Cần đọc bài với giọng như thế nào ? - Đưa đoạn luyện đọc: Đoạn 2 + 3 - Yêu cầu HS đọc trong nhóm 3 - Tổ chức thi đọc trước lớp. - GV nhận xét, cho điểm. - 2 HS thực hiện yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung. + Chủ điểm : Tình yêu và cuộc sống. + Tên chủ điểm gợi cho em nghĩ con người nên lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu con người xung quanh mình. + Tranh vẽ một vị quan đang quỳ lạy đức vua ngoài đường. Trong tranh vẻ mặt của tất cả mọi ngời đều rầu rĩ. - HS quan sát tranh, lắng nghe. - 1 HS giỏi đọc bài. - HS đọc nối tiếp 3 lượt. - HS đọc theo cặp - 1 HS đọc. - Lắng nghe GV đọc. - Mặt trời không muốn dậy, Chim không hót, hoa không nở, khuôn mặt mọi người rầu rĩ. Trên những mái nhà . - Vì dân cư ở đó không ai biết cười. - Nhà vua đã cử một viên đại thần đi du học nước ngoài chuyên môn về cười. 1. Kể về cuộc sống của vương quốc nọ vô cùng buồn chán vì thiếu tiếng cười - HS chú ý lắng nghe. - Sau một năm viên đại thần về xin chịu tội vì đã cố gắng hết sức nhưng không học nổi. Các quan đại thần nghe vậy thì ỉu xìu, còn nhà vua thì thử dài. Không khí triều đình ảo não. - Thị vệ bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ở ngoài đường . - Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào. 2. Ga-Nói về việc nhà vua cử người đi du học nhưng thất bại. 3. Hi vọng mới của triều đình. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm tìm ND bài. - HS phát biểu . * ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. - 4 HS đọc bài. - HS nêu: Bài cần đọc với giọng rõ ràng và theo tưng nhân vật trong bài. Vị đại thần vừa xuất hiện đã Đức vua phấn khởi ra lệnh. - HS quan sát. - HS đọc bài theo nhóm 3. - 3->5 HS đại diện nhóm thi đọc trước lớp. - HS nêu lại ND bài. 5. Củng cố ,Dặn dò: ? Qua bài học em học em thấy cuộc sống néu thiếu tiếng cười sẽ như thế nào ? GV chốt nội dung bài, cách đọc bài cho phù hợp với nội dung. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: + Đọc kĩ bài,thuộc nội dung chính của bài. + Chuẩn bị bài sau: Ngắm trăng. Không đề. TOÁN: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp) I.MỤC TIÊU. - Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số ). - Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số không quá hai chữ số. - Biết so sánh số tự nhiên. - HS khá , giỏi làm hết các bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 155. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a).Giới thiệu bài: -Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên. b).Hướng dẫn ôn tập Bài 1: -Gọi HS nêu yêu cầu của bài. -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV chữa bài, yêu cầu HS cả lớp kiểm tra và nhận xét về cách đặt tính, thực hiện phép tính của các bạn làm bài trên bảng. Bài 2 -Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. -GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: -Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Để so sánh hai biểu thức với nhau trước hết chúng ta phải làm gì ? -Chúng ta đã học các tính chất của phép tính, vì thế ngoài cách làm như trên, khi thực hiện so sánh các biểu thức với nhau các em nên áp dụng các tính chất đó kiểm tra các biểu thức, không nhất thiết phải tính giá trị của chúng. -Yêu cầu HS làm bài -GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách điền dấu. Bài 3. - HS tìm hiểu yêu cầu , làm ,chữa bài. - Nhận xét , chốt tính chất của phép nhân Bài 5. - HD HS tìm hiểu , phân tích đề toán. - Gọi HS chữa bài. - Nhận xét , chốt bài làm đúng. 4.Củng cố Dặn dò: -GV tổng kết giờ học. -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. -HS lắng nghe. -Đặt tính rồi tính. -2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính nhân và 1 phép tính chia, HS cả lớp làm bài vào VBT. -Nhận xét bài làm của bạn. - HS nêu lại cách tính, thực hiện phép nhân, chia các số tự nhiên. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. a). 40 Í x = 1400 x = 1400 : 40 x = 35 b). x : 13 = 205 x = 205 Í 13 x = 2665 -2 HS vừa lên bảng lần lượt trả lời: a). x là thừa số chưa biết trong phép nhân, muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. b). x là số bị chia chưa biết trong phép chia. Muốn tìm số bị chia chưa biết trong phép chia ta lấy thương nhân với số chia. -Chúng ta phải tính giá trị biểu thức, sau đó so sánh các giá trị với nhau để chọn dấu so sánh phù hợp. -3 HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm vào VBT. -Lần lượt trả lời: 13500 = 135 Í 100 Áp dụng nhân nhẩm một số với 100. 26 Í 11 > 280 Áp dụng nhân nhẩm một số hai chữ số với 11 thì 26 Í 11 = 286 - HS khá ,giỏi chữa bài. a x b = b x a; a : 1 = a; (a x b) x c = a x ( b x c); a x 1 = 1 x a = a; - 1 HS khá , giỏi chữa bài. Bài giải. Đi 180 km hết số xăng là: 180 : 12 = 15 ( lít) Số tiền mua xăng để đi hết 180 km là 15 x 7500 = 112 500 (đồng) ĐS: 112 500 đồng. . . CHÍNH TẢ ( Nghe – viết) VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn trích. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x ( 2a). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: A. Kiểm tra: HS: 2 HS lên làm bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS nghe – viết: - Gọi HS đọc đoạn chính tả. - HD tìm hiểu ND đoạn văn. - HD HS luyện viết từ khó . HS: 1 em đọc đoạn văn cần viết. - Cả lớp theo dõi SGK. - HS luyện viết từ khó. - GV nhắc HS cách trình bày đoạn văn, những từ ngữ dễ viết sai. - GV đọc từng câu cho HS viết. HS: Gấp SGK, nghe đọc viết bài vào vở. - GV đọc lại bài. HS: Soát lỗi chính tả. - Chấm từ 7 đến 10 bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: - GV nêu yêu cầu bài tập, chọn bài cho lớp mình. - Nhận xét , chữa bài. 4. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập viết bài để chữ viết đẹp hơn. HS: Đọc thầm câu chuyện vui, làm vào vở bài tập. - 1 số nhóm làm bìa vào phiếu dán trên bảng. - Đại diện nhóm đọc lại câu chuyện sau khi đã điền. a) Vì sao – năm sau – xứ sở – gắng sức xin lỗi – sự chậm trễ. b) Nói cười, dí dỏm – hóm hỉnh – công chúng – nói chuyện – nổi tiếng. . . Thứ ba ,ngày 19 tháng 4 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU I/ MỤC TIÊU – Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (trả lời CH Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? – ND Ghi nhớ). - Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (BT1, mục) ; bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước vào chổ thích hợp trong đoạn văn a hoặc đoạn văn b ở BT (2). - HS khá, giỏi : biết thêm trạng ngữ cho cả 2 đoạn văn (a, b) ở BT (2) II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1- GV: Bảng phụ viết bài tập 3. 2- HS: vở, SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. - 2 HS nêu tác dụng của trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. Cho ví dụ. - GV nhận xét. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài : - Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu. b) Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Nhận xét * Bài 1, 2: Yêu cầu tìm trạng ngữ trong câu. - Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung ý nghĩa gì cho câu? - Trao đổi nhóm. Phát biểu học tập cho lớp. - GV chốt ý * Bài tập 3, 4. GV nhận xét phần làm bài của HS. * Ghi nhớ Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1: - Phát phiếu cho các nhóm. - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng Bài tập 2: - HS tiếp tục làm việc theo nhóm. - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 1- Phần nhận xét: - Đọc yêu cầu bài 1, 2. - Cả lớp đọc thầm. Phát biểu * Trạng ngữ của câu: Đúng lúc đó. Bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu. - Đọc yêu cầu bài tập ... văn ở các tiết TLV trước. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ củng cố lại kiến thức về đoạn văn, các em sẽ thực hành viết đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của con vật. b. Kết nối (Phát triển bài) -Cho HS đọc yêu cầu BT1. -Cho HS quan sát ảnh con tê tê đã phóng to (hoặc quan sát trong SGK). -GV giao việc. a). * Bài văn gồm mấy đoạn ? -GV nhận xét và chốt lại: Bài văn gồm 6 đoạn. b). Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê ? c). Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát những hoạt động của tê tê rất tỉ mỉ. c. Thực hành. * Bài tập 2: -GV giao việc. . -GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay. * Bài tập 3: -GV giao việc. . -Gv nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay. d. Áp dụng - củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại vào vở. -2 HS lần lượt đọc đoạn văn tả các bộ phận của con gà trống đã làm ở tiết TLV trước. -HS lắng nghe. -1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. -Cả lớp quan sát ảnh. - HS nhận việc -Cho HS làm bài. -HS trả lời. +Đ1: Từ đầu thủng núi: Giới thiệu chung về con tê tê. +Đ2: Từ bộ vẩy chổm đuôi: Miêu tả bộ vẩy của con tê tê. +Đ3: Từ Tê tê săn mời mới thôi: Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của con tê tê và cách tê tê săn mồi. +Đ4: Từ Đặc biệt nhất lòng đất: Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất. +Đ5: Từ Tuy vậy miệng lỗ: Miêu tả nhược điểm của tê tê. +Đ6: Còn lại: Tê tê là con vật có ích, cần bảo vệ nó. - Các bộ phận ngoại hình được miêu tả: bộ vẩy, miệng, hàm, lưỡi, bốn chân. Đặc biệt tác giả rất chú ý quan sát bộ vẩy của tê tê để có những so sánh rất hay: rất giống vẩy cá gáy Những chi tiết cho thấy tác giả miêu tả tỉ mỉ: +Miêu tả cách tê tê bắt kiến: “Nó thè cái lưỡi dài xấu số”. +Miêu tả cách tê tê đào đất: “Khi đào đất, nó díu đầu xuống lòng đất”. - HS đọc yêu cầu BT2 - HS quan sát một số tranh ảnh + HS lưu ý không viết lại đoạn văn đã viết ở tiết TLV trước. - HS làm việc - HS trình bày kết quả làm bài. - NX - HS đọc yêu cầu của BT - HS làm bài. - HS trình bày - NX TOÁN : ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ I. Mục tiêu: - Thực hiện được so sánh , rút gọn , quy đồng mẫu số các phân số . II. Đồ dùng dạy học: - Các hình vẽ trong bài tập 1 vẽ sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập 3 tiết 158. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a).Giới thiệu bài: -Trong giờ học này chúng ta sẽ cùng ôn tập một số kiến thức đã học về phân số. b).Hướng dẫn ôn tập Bài 1 -Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ và tìm hình đã được tô màu hình. -Yêu cầu HS đọc phân số chỉ số phần đã tô màu trong các hình còn lại. -GV nhận xét câu trả lời của HS. Bài 3: (chọn 3 trong 5 ý) -Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào ? -Yêu cầu HS làm bài. -Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: a,b -Yêu cầu HS nêu cách quy đồng hai phân số, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. -GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 5 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -Hướng dẫn: +Trong các phân số đã cho, phân số nào lớn hơn 1, phân số nào bé hơn 1. +Hãy so sánh hai phân số ; với nhau. +Hãy so sánh hai phân số ; với nhau. -Yêu cầu HS dựa vào những điều phân tích trên để sắp xếp các phân số đã cho theo thứ tự tăng dần. -Yêu cầu HS trình bày bài giải vào VBT. 4.Củng cố: -GV tổng kết giờ học. 5. Dặn dò: -Dặn dò HS về nhà làm các bài phần còn lại và chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. -HS lắng nghe. -Hình 3 đã tô màu hình. -Nêu: Hình 1 đã tô màu hình. Hình 2 đã tô màu hình. Hình 4 đã tô màu hình. -Muốn rút gọn phân số ta chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho cùng một số tự nhiên khác 1. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. ; ; -HS theo dõi bài chữa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. -1 HS phát biểu ý kiến trước lớp, các HS khác theo dõi, nhận xét. -3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. a). và . Ta có = = ; = = b). và . Ta có = = ; Giữ nguyên -HS theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình. -Sắp xép các phân số theo thứ tự tăng dần. -Trả lời: +Phân số bé hơn 1 là ; +Phân số lớn hơn 1 là ; +Hai phân số cùng tử số nên phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn. Vậy > +Hai phân số cùng mẫu số nên phân số có tử số bé hơn thì bé hơn, phân số có tử số lớn hơn thì lớn hơn. Vậy > . - ; ; ; -HS làm bài vào VBT. ĐỊA LÍ: BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO I.Mục tiêu - Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quận đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ( lược đồ). Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. - Biết sơ lược về vùng biển, đảo, quần đảo của nước ta: vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo . - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo: + Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối. + Đánh bắt và nuôi trồng hải sản. II.Chuẩn bị : - BĐ Địa lí tự nhiên VN. -Tranh, ảnh về biển , đảo VN. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định:HS hát . 2.KTBC: -Em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của ĐN. -Vì sao ĐN lại thu hút nhiều khách du lịch? GV nhận xét, ghi điểm . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : 1/.Vùng biển Việt Nam: *Hoạt động cá nhân hoặc từng cặp: GV cho HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi trong mục 1, SGK: +Cho biết Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta ? +Chỉ vịnh Bắc Bộ , vịnh Thái Lan trên lược đồ. +Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta . Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK, bản đồ trả lời các câu hỏi sau: +Vùng biển nước ta có đặc điểm gì? +Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta? -GV cho HS trình bày kết quả. -GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của Biển Đông đối với nước ta. 2/.Đảo và quần đảo : *Hoạt động cả lớp: -GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: +Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo? +Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không? +Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất? -GV nhận xét phần trả lời của HS. * Hoạt động nhóm: Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK, thảo luận các câu hỏi sau: -Nêu đặc điểm của các đảo ở Vịnh Bắc Bộ. -Các đảo, quần đảo ở miền Trung và biển phía nam nước ta có những đảo lớn nào? -Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì? GV cho HS thảo luận và trình bày kết quả. GV nhận xét và cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp về giá trị kinh tế và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta. 4.Củng cố : -Cho HS đọc bài học trong SGK. -Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta. -Chỉ bản đồ và mô tả về vùng biển của nước ta. 5.Tổng kết - Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài ở nhà: “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN”. -HS hát. -HS trả lời. -HS nhận xét, bổ sung. -HS quan sát và trả lời. -HS khác nhận xét, bổ sung . -HS trình bày. -HS trả lời. -HS thảo luận nhóm 4. -HS trình bày. -HS đọc. LUYỆN TỪ VÀ CÂU THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN CHO CÂU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu (Trả lời cho CH Vì sao ? Nhờ đâu ? Tại đâu ? – ND Ghi nhớ). - Nhận diện được trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu (BT2, BT3). - HS khá, giỏi biết đặt 2,3 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho các CH khác nhau (BT3). II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Tự nhận thức, đánh giá. - Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn. - Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm III CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ: - Trải nghiệm. - Trình bày ý kiến cá nhân - Thảo luận cặp đôi – chia sẻ. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bảng lớp. - 3 băng giấy viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh ở BT2. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ. -Kiểm tra 2 HS. -GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới. a. Khám phá. Các em đã được học trạng ngữ chỉ nơi chốn, chỉ thời gian. Hôm nay, các em sẽ học thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Bài học giúp các em hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu, biết thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu. b. Kết nối (phát triển bài-Bài mới). * Bài tập 1 + 2: -Cho HS đọc yêu cầu BT. -GV giao việc. -GV chép câu văn ở BT1 (phần nhận xét) lên bảng lớp. -Cho HS trình bày kết quả. -GV nhận xét và chốt lại. Trạng ngữ in nghiêng trong câu (vì vắng tiếng cười) là bổ sung cho câu ý nghĩa nguyên nhân: vì vắng tiếng cười mà vương quốc nọ buồn chán kinh khủng. c). Ghi nhớ: -Cho HS đọc ghi nhớ. -GV có thể nhắc lại ghi nghớ một lần + dặn HS đọc thuộc nội dung cần ghi nhớ. c. Thực hành-Luyện tập. * Bài tập 1: -Cho HS đọc yêu cầu của BT. -GV giao việc. -Cho HS làm bài. GV dán lên bảng lớp 3 băng giấy viết 3 câu văn a, b, c. -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Câu a: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là: nhờ siêng năng cần cù Câu b: Trạng ngữ: vì rét, Câu c: Trạng ngữ: Tại Hoa * Bài tập 2: -Cách tiến hành như ở BT1. -Lời giải đúng: Câu a: Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen. Câu b: Nhờ bác lao công, sân trường Câu c: Tại vì mải chơi, Tuấn không làm * Bài tập 3: -Cho HS đọc yêu cầu BT3. -GV giao việc. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày. -GV nhận xét và khen những HS đặt đúng, hay. d. Áp dụng-củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ. -HS1: Làm BT1, 2 (trang 134). -HS2: Đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ thời gian. -HS lắng nghe. -1 HS đọc, cả lớp lắng nghe. -HS suy nghĩ làm bài. -Một số HS phát biểu ý kiến. -Lớp nhận xét. -3 HS đọc ghi nhớ. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -HS suy nghĩ, làm bài cá nhân. -3 HS lên bảng gạch dưới trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong các câu. Mỗi em làm 1 câu. -Lớp nhận xét. -HS chép lời giải đúng. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -HS suy nghĩ, đặt 1 câu. -HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt. -Lớp nhận xét.
Tài liệu đính kèm: