Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 (Tích hợp các môn)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 (Tích hợp các môn)

I. Mục tiêu

Tổng kết công tác thi đua giữa các lớp. Đề ra mục tiêu hoạt động trong tuần 32.

II. Hoạt động chính

1. Nội dung:

- Tập hợp theo đội hình qui định, ổn định tổ chức.

- Chào cờ theo nghi thức Đội.

- Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động tuần qua, công bố kết quả thi đua tuần, tuyên dương, phê bình tập thể và cá nhân trong tuần.

- Phổ biến công tác mới của Liên đội và nhà trường tuần đến.

2. Hình thức:

- Tập trung nghe nhận xét hoạt động tuần qua và phổ biến công tác mới.

III) CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

1. Phương tiện:

- Âm thanh, trống Đội, cờ chi - liên đội, đội nghi lễ.

- Sổ theo dõi thi đua, kết quả xếp loại thi đua tuần (tháng).

- Nhận xét của TPT, BGH về hoạt động tuần qua.

- Kế hoạch công tác tuần (tháng) của Liên đội và nhà trường tuần tới.

- Bàn ghế cho giáo viên ngồi dự chào cờ, ghế ngồi của học sinh.

2. Tổ chức:

- Sinh hoạt dưới cờ, toàn thể HS, GVCN, TPT, BGH tham gia.

IV) TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

 

doc 11 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 (Tích hợp các môn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32: Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
SÁNG Chào cờ 
 	 Tiết : 32
Mục tiêu
Tổng kết công tác thi đua giữa các lớp. Đề ra mục tiêu hoạt động trong tuần 32.
Hoạt động chính 
1. Nội dung:
- Tập hợp theo đội hình qui định, ổn định tổ chức.
- Chào cờ theo nghi thức Đội.
- Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động tuần qua, công bố kết quả thi đua tuần, tuyên dương, phê bình tập thể và cá nhân trong tuần.
- Phổ biến công tác mới của Liên đội và nhà trường tuần đến. 
2. Hình thức:
- Tập trung nghe nhận xét hoạt động tuần qua và phổ biến công tác mới.
III) CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
Phương tiện: 
- Âm thanh, trống Đội, cờ chi - liên đội, đội nghi lễ.
- Sổ theo dõi thi đua, kết quả xếp loại thi đua tuần (tháng).
- Nhận xét của TPT, BGH về hoạt động tuần qua.
- Kế hoạch công tác tuần (tháng) của Liên đội và nhà trường tuần tới. 
- Bàn ghế cho giáo viên ngồi dự chào cờ, ghế ngồi của học sinh...
2. Tổ chức:
- Sinh hoạt dưới cờ, toàn thể HS, GVCN, TPT, BGH tham gia.
IV) TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Người thực hiện
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
LĐT
1. Khởi động:
- Tập hợp đội hình, ổn định tổ chức.
- Mời thầy cô giáo ra lễ đài dự tiết chào cờ.
- Giới thiệu nội dung tiết chào cờ:
+ Giới thiệu đại biểu: Gồm có các thầy cô trong BGH, TPT, GVCN và toàn thể các bạn HS tham dự.
+ Nội dung tiết chào cờ hôm nay gồm có:
* Chào cờ theo nghi thức Đội.
* Thông qua kết quả thi đua tuần qua.
* Nhận xét, đánh giá HĐ tuần qua của LĐ và nhà trường.
* Nghe phổ biến công tác mới của LĐ và nhà trường.
TPT
Sao đỏ
TPT
BGH
2. Các hoạt động:
a. HĐ1: Tiến hành nghi lễ chào cờ: 
(Tiến hành theo Nghi thức Đội)
b. HĐ2: Thông qua kết quả thi đua tuần qua.
( Có Sổ theo dõi thi đua của Liên đội )
c. HĐ3: Liên đội và nhà trường nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động tuần qua và phổ biến công tác tuần đến.
- Liên đội nhận xét, đánh giá, tuyên dương, phê bình.
-Thay mặt BGH nhà trường nhận xét chung và phổ biến công tác tuần tới:
+ Tình hình hoạt động tuần qua:
+ Công tác tuần đến:
Triển khai một số hoạt động lớn tuần tới cho các lớp 
+ Tiếp tục ổn định tình hình thực hiện nội quy nhà trường, nội quy của lớp để giữ vững nền nếp chung.
V) KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG	(5’)
- TPT ( hiệu phó) nhận xét ý thức tham gia tiết chào cờ của các lớp:
+Tuyên dương các lớp tham gia tốt: .......................................................
+ Phê bình các lớp thiếu ý thức tổ chức kỷ luật trong tiết chào cờ:.........................
_______________________________________________
LỚP 5:
KHOA HỌC(Tiết 63:) 
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU
 - Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
 - Biết quý trọng tài nguyên thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi HS: 
+ Môi trường là gì?
+ Cho ví dụ phân bịêt môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. 
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
+ Hãy kể tên những tài nguyên mà em biết.
- Nêu: Trong môi trường của chúng ta có rất nhều loại tài nguyên thiên nhiên. Vậy tài nguyên thiên nhiên là gì? Nó có ích lợi gì cho cuộc sống của chúng ta? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài học hôm nay.
2/ Hoạt động: 
Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
- Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- GV cho HS làm việc theo nhóm.
- Phát phiếu học tập
- Giáo viên kết luận:
Hoạt động 2: Trò chơi “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”
 GV nói tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi:
- Chia số HS tham gia chơi thành 2 đội có số người bằng nhau.
- 2 đội đứng thành 2 hàng dọc, cách bảng một khoảng cách như nhau.
- Khi GV hô “bắt đầu”, người đứng trên cùng của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên một tài nguyên thiên nhiên. Khi viết xong, bạn đó đi xuống và đưa phấn cho bạn tiếp theo lên viết công dụng của tài nguyên đó hoặc tên tài nguyên thiên nhiên khác
- Trong cùng một thời gian, đội nào viết được nhiều tên tài nguyên thiên nhiên và công dụng của các tài nguyên đó là thắng cuộc.
- Số HS còn lại sẽ cổ động cho 2 đội.
- GV cho HS chơi như hướng dẫn.
- Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết sau “Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người ”.
- HS trình bày: 
+ Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. 
+ Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật,) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,).
+ Tài nguyên đất.
+ Tài nguyên rừng
+ Tài nguyên nước
+ Tài nguyên gió
- Học sinh lắng nghe.
- HS trả lời.
- Cả nhóm cùng quan sát các hình trang 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên được thể hiện 
trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.
- Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập.
Hình 
Tên tài nguyên thiên nhiên
 Công dụng
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- Làm việc theo nhóm.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS chơi trò chơi.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:..........................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011
LỚP 4;
ĐỊA LÍ
BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I. Mục tiêu:
Sau khi học HS có khả năng:
- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa.
- Phân biệt được các khái niệm: Vùng biển, đảo và quần đảo.
- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta và vai trò của chúng.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích lược đồ, bản đồ.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về biển, đảo Việt
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Không kt
2. Bài mới 
a. GTB-GĐB
b. Nội dung
Hoạt động 1: Vùng biển Việt Nam
- GV y/c HS thảo luận nhóm, qs.
. 1 HS chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan. 
- HS quan sát và thảo luận 
- 1 HS lên chỉ bản đồ 
- Nêu những giá trị của biển Đông đối với nước ta.
+ Những giá trị: Muối, khoáng sản, hải sản, du lịch, cảng biển...
- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ một số mỏ dầu, mỏ khí của nước ta.
- HS tiếp tục lần lượt lên chỉ bản đồ.
GV nhận xét câu trả lời của học sinh 
Hoạt động 2: Đảo va quần đảo 
- GV giải thích nghĩa hai khái niệm: đảo và quần đảo.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
+ Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa xung quanh, có nước biển và đại dương bao bọc.
+ Quần đảo: là nơi tập trung nhiều đảo.
Y/C HS thảo luận theo nhóm 5 HS 
1. Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN 
+ Nhóm 1: Vịnh Bắc Bộ
các đảo và quần đảo chính
+ Nhóm 2: Biển miền Trung
+ Nhóm 3: Biển phía Nam và tây Nam
- Đại diện nhóm trả lời các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét.
Hoạt động 3: Trò chơi "Ai đoán tên đúng" 
- GV tham khảo trong thiết kết để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài giờ sau 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:..........................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________
Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2011
LỚP 5:
ĐỊA LÍ: (Tiết 32:) 
 ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG 
DÒNG SÔNG ÔNG CHƯỞNG XÃ LONG GIANG
I. MỤC TIÊU
Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức, kĩ năng địa lí sau:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên dân cư và các hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
- Nhớ được tên các quốc gia đã được học trong chương trình của các châu lục kể trên.
- Chỉ được trên lược đồ thế giới các châu lục và các đại dương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ thế giới để trống tên các châu lục và các đại dương.
- Qủa địa cầu.
- Phiếu học tập của HS.
- Thẻ từ ghi tên các châu lục và các đại dương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài.
-Nhận xét cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 - Trong tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về địa lí Sông Ông Chưởng xã Long Giang , Chợ Mới, An Giang.
b. Ôn tập 
Hoạt động 1: Vị trí, giới hạn
- Gv treo 2 bản đồ tỉnh An Giang và bản đồ Chợ Mới .
- Yêu cầu HS quan sát lược và trả lời câu hỏi.
+ Xã Long Giang nằm ở khu vực nào của huyện Chợ Mới ?
+ Xã Long Giang giáp với những xã nào của huyện Chợ Mới ?
+ Xã Long Giang có bao nhiêu ấp ? Kể tên.
+ Diện tích đất và dân số của xã Long Giang là bao nhiêu ?
-Nhận xét, kết quả trình bày của HS.
 Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên:
a. Khí hậu:
Khí hậu xã Long Giang như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến đời sống và sản xuất?
b. Đất đai:
- Có những loại đất nào?
=> thuận lợi cho phát triển kinh tế không?
* Kết luận: Phát triển kinh tế nông nghiệp, trồng rau, hoa màu, làm vườn và làm VAC, 
c. Sông ngòi:
- Dòng sông Ông Chưởng có lượng phù sa như thế nào ?
Hoạt động 3: Điều kiện kinh tế:
 + Xã Long Giang chủ yếu có những hình thức sản xuất kinh tế nào?
+ Đời sống kinh tế nhân dân hiện nay ra sao?
Hoạt động 4: Văn hóa - Giáo dục:
- Hoạt động văn hóa, giáo dục như thế nào ?
- Có những tôn giáo nào?
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố lại nội dung của bài.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho ti ... ều phong trào bổ ích cho nhân dân; xã luôn quan tâm chăm sóc giáo dục, hiện đang phổ cập giáo dục phổ thông.
+ Có tôn giáo Hòa hảo là chính, bên cạnh đó có đạo Phật, Thiên Chúa giáo, Cao đài,
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:..........................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________
LỚP 4:
KHOA HỌC (Tiết 63) 
 ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG
I. Mục tiêu:
Kể tên một số động vật và thức ăn của chúng.
II. Đồ dùng dạy học:
GV-HS:sưu tầm tranh ảnh những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1: Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
Động vật cần gì để sống?
GV nhận xét ,ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HD HS tìm hiểu bài:
Hoạt động 1:Tìm hiểu nhu cầu thức ăn của các loài động vật khác nhau.
Mục tiêu:- Phân loại động vật theo thức ăn của chúng.
Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh của những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau mà thành viên trong nhóm đã sưu tầm, sau đó phân chúng thành các nhóm theo thức ăn của chúng: VD 
Nhóm ăn thịt
Nhóm ăn cỏ, lá cây
GVKL như mục bạn cần biết
Hoạt động 2: Trò chơi Đố bạn con gì?
Mục tiêu:Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
Cách tiến hành:
GV hướng dẫn cách chơi: Một HS được GV đeo hình vẽ bất kì một con vật nào trong số những hình các em đã sưu tầm mang đến lớp hoặc được vẽ trong SGK.
HS đeo hình vẽ phải đặt câu hỏi đúng / sai để đoán xem đó là con gì?. cả lớp chỉ đúng/ sai.
 3: Củng cố, dặn dò. 
 - GV cùng HS hệ thống bài 
- GV dặn dò, nhận xét 
- HS lên bảng trả lời 
Các nhóm làm việc, trình bày
HS chơi trò chơi
VD con vật này có hai chân phải không?
Con vật này có sừng phải không?
Rút kinh nghiệm tiết dạy:..........................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________
Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011
LỚP 4:
KHOA HỌC (Tiết 64 )
TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT 
I - Mục tiêu: 
- Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường:động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, ô-xi và thải ra các chất cặn bả, khí các-bô-níc, nước tiểu,
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ. 
II- Đồ dùng dạy học: 
- Hình trang 128,129 SGK. 
- Giấy A 0, bút vẽ dùng cho nhóm. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Động vật ăn gì để sống?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
a. Giới thiệu: 
Bài “Trao đổi chất ở động vật”
b. Phát triển: 
Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật.
Mục tiêu:HS tìm trong hình vẽ những gì động vật phải lấy từ môi trường và những gì phải thải ra từ môi trường trong quá trình sống.
Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 128 SGK: 
+ Kể tên những con vật được vẽ trong hình. 
+ Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đối với động vật có trong hình. 
+ Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung. 
- Động vật thường xuyên lấy gì và thải gì vào môi trường trong quá trình sống?
- Quá trình trên được gọi là gì?
Kết luận: 
Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nứơc, khí ô- xi và thải ra các chất cặn bã, khí các- bô- níc, nước tiểuQuá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường. 
Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật .
Mục tiêu:Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
Cách tiến hành:
- Chia nhoùm, phaùt giaáy, buùt veõ cho caùc nhoùm. 
- Quan saùt caùc hình SGK. 
- Keå teân caùc con vaät: boø, nai, hoå, vòt. 
- Keå ra: coû, khoâng khí. 
- Thöùc aên cuûa hoå vaø vòt. 
- Laáy thöùc aên, nöôùc, khoâng khí. . vaø thaûi vaøo moâi tröôøng khí caùc- boâ- níc, phaân, nöôùc tieåuquaù trình treân ñöôïc goïi laø quaù trình trao ñoãi chaát. 
- HS laøm vieäc theo nhoùm veõ sô ñoà trao ñoåi chaát ôû ñoäng vaät, nhoùm tröôûng ñieàu khieån caùc baïn laàn löôït giaûi thích sô ñoà. 
- Caùc nhoùm treo saûn phaåm vaø cöû ñaïi dieän trình baøy tröôùc lôùp. 
3. Củng cố: 
- Động vật thường xuyên lấy gì từ môi trường?
- Động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì?
4. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:..........................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________
LỚP 5:
 KHOA HỌC (Tiết 64) 
VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
Nêu được VD : môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người
Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
KNS*: - Kĩ năng tự nhận thức hành động của con người và bản thân đã tác động vào môi trường những gì.
	 - Kĩ năng tư duy tổng hợp, hệ thống từ các thông tin và kinh nghiệm bản thân để thấy con người đã nhận từ môi trường các tài nguyên môi trường và thải ra môi trường các chất thải độc hại trong quá trình sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 132 SGK.
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV hỏi HS: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Nêu công dụng của một số tài nguyên thiên nhiên mà em biết.
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2/ Hoạt động 1: Quan sát 
KNS*: - Kĩ năng tự nhận thức hành động của con người và bản thân đã tác động vào môi trường những gì.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 132 SGK để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì ?
- GV mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- GV yêu cầu HS nêu thêm ví dụ về những gì môi trường cung cấp cho con người và những gì con người thải ra môi trường.
GV kết luận: 
- Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người:
+ Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí,
+ Các nguyên liệu và nhiên liệu (quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng mặt trời, gió, nước,) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn.
- Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.
3/ Hoạt động 2: Trò chơi “Nhóm nào nhanh hơn”
 - Kĩ năng tư duy tổng hợp, hệ thống từ các thông tin và kinh nghiệm bản thân để thấy con người đã nhận từ môi trường các tài nguyên môi trường và thải ra môi trường các chất thải độc hại trong quá trình sống.
- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
- Hết thời gian, GV sẽ tuyên dương nhóm nào viết được nhiều và cụ thể theo yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi cuối bài ở trang 133 SGK: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại ?
4/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài “Tác động của con người đến môi trường rừng”
HS trả lời:
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. Con người khai thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
+ Nước: Cung cấp cho hoạt động sống của người, thực vật, động vật. Năng lượng nước chảy được sử dụng trong các nhà máy thủy 
điện, được dùng để làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao,
+ Đất: Môi trường sống của thực vật, động vật và con người.
+ Thực vật, động vật: Tạo ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên (sự cân bằng sinh thái), duy trì sự sống trên Trái Đất.
- Làm việc theo nhóm.
- HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Hình
Môi trường tự nhiên
Cung cấp 
cho con người
Nhận từ 
các hoạt động của con người
Hình 1
Chất đốt (than)
Khí thải
Hình 2
Đất đai để xây dựng nhà ở, khu vui chơi giải trí (bể bơi)
Chiếm diện tích đất, thu hẹp diện tích trồng trọt, chăn nuôi
Hình 3
Bãi cỏ để chăn nuôi gia súc
Hạn chế sự phát triển cảu những thực vật và động vật khác
Hình 4
Nước uống
Hình 5
Đất đai để xây dựng đô thị
Khí thải của nhà máy và của các phương tiện giao thông,
Hình 6
Thức ăn
- HS phát biểu.
- HS lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm.
- Thi đua.
Môi trường cho
Môi trường nhận
Thức ăn
Nước uống
Nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp
Chất đốt (rắn, lỏng, khí)
Phân, rác thải
Nước tiểu
Nước thải sinh hoạt, nước tiểu công nghiệp
Khói, khí thải
- HS trả lời: Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm,
Rút kinh nghiệm tiết dạy:..........................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGA KH DL 45 TUAN 32 CKTKN DEP.doc