Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

I Mục tiêu:

- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá 3 chữ số

- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số

- Biết so sánh hai số tự nhiên. Làm được BT1(dòng 1,2), bài 2, 4 (cột 1)

II Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ

 - HS: bảng con

III Các hoạt động dạy học

 

doc 18 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 
Thứ năm ngày 26 /5/2012 
Tập đọc: Tiết 63
Vương quốc vắng nụ cười
SGK/132 - TGDK: 45 phút
I Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy, biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả
- Hiểu ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán (trả lời được các câu hỏi SGK)
II Đồ dùng dạy học: - GV,HS: Tranh minh họa
- Bồi dưỡng hs niềm vui trong cuộc sống bài đọc trong SGK
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc bài “Con chuồn chuồn nước ” và trả lời câu hỏi sgk. Nhận xét ghi điểm. 
2Bài mới: Giới thiệu bài
	Gv giới thiệu chủ điểm Tình yêu cuộc sống. Hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa chủ điểm, nói về tranh.
*Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1 hs đọc toàn bài. Giáo viên nhận xét, chia 3 đoạn.
- Hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn - 2,3 lượt. Giáo viên kết hợp cho học sinh xem tranh 
- Hướng dẫn hs luyện đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai; giúp hs hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài .
- HS luyện đọc theo cặp
-1HS đọc cả bài 
- Gv đọc diễm cảm toàn bài 
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi :
+ Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
+ Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy ?
+ Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình ?
+ Kết quả ra sao ?
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GV chốt ý đúng
- HS nêu nội dung bài
*Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS đọc truyện theo cách phân vai, giúp các em biết đọc đúng, đọc diễn cảm lời các nhân vật.
- Gv hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn theo cách phân vai.
- Ba hs nối tiếp nhau đọc bài văn, gv nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung của bài.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn 
- Gv nhận xét, bình chọn em đọc hay nhất. 
3 Củng cố dặn dò: HS nêu nội dung bài Nhận xét tiết học
IV Bổ sung
:.
__________________________________________
Toán: Tiết 156
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tt)
SGK/163 - TGDK: 45 phút
I Mục tiêu:
- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá 3 chữ số
- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số
- Biết so sánh hai số tự nhiên. Làm được BT1(dòng 1,2), bài 2, 4 (cột 1)
II Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ 
 - HS: bảng con
III Các hoạt động dạy học
1Bài cũ: Gọi 2HS lên bảng làm bài 2/ SGK.
	 Nhận xét ghi điểm 
1Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Thực hành VBT/88
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- HS nêu lại cách đặt tính và tính vào bảng con
- Gv nhận xét, chốt ý đúng:
Bài 2: Tìm x
- HS nêu quy tắc tìm thừa số, tìm số bị chia chưa biết
- HS tự làm vào VBT, 2HS làm bảng phụ
- GV chấm, chữa bài:
 x X 30 = 1320 x : 24 = 65
 x = 1320 : 30 x = 65 x 24
 x = 44 x = 1560
Bài 4: , =
- HS tự làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng phụ
- Gv nhận xét, chốt ý đúng
 Lưu ý: Muốn so sánh trước hết ta thực hiện phép tính đầu tiên, sau đó mới so sánh
3 Củng cố: Nêu cách đặt tính, tính, so sánh hai số tự nhiên
 Dặn dò: Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau
	 GV nhận xét tiết học 
IV Bổ sung:
.
____________________________________________
Mĩ thuật Tiết 32
Vẽ trang trí :Tạo dáng và trang trí chậu cảnh
SGK / 76 - TG: 35phút
I.Mục tiêu:
- Hiểu hình dáng, cách trang trí của chậu cảnh.
- Biết cách tạo dáng và trang trí một chậu cảnh.
- Tạo dáng và trang trí được chậu cảnh theo ý thích.HS khá giỏi: Tạo được dáng chậu, chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình chậu, tô màu đều, rõ hình trang trí.
III.Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài : Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
 	-Gv giới thiệu các hình ảnh khác nhau về chậu cảnh và gợi ý HS quan sát,nhận xét để nhận ra:
	 +Chậu cảnh có nhiều loại khác nhau về hình dáng, cách trang trí, màu sắc.
	-Gv yêu cầu HS tìm ra chậu cảnh nào đẹp nhất và nêu lí do vì sao ?
 c.Hoạt động 2: Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh
 	-Gv gợi ý cách tạo dáng chậu cảnh bằng cách vẽ theo các bước sau: theo hình 2, trang 75 SGK.
+ Phác khung hình chung cho cân đối với khổ giấy.
+Tìm tỉ lệ các bộ phận của chậu cảnh.
+Nhìn mẫu và vẽ các nét chính.
+Vẽ nét chi tiết tạo dáng chậu cảnh.
+Vẽ hình mảng trang trí, vẽ họa tiết vào các hình mảng và vẽ màu.
-Gv yêu cầu HS quan sát mẫu để nhận xét mẫu theo gợi ý trên.
-Gv giới thiệu một số bài vẽ của HS lớp trước và các bài vẽ mẫu.
 d.Hoạt động 3: Thực hành
-HS nhìn mẫu, vẽ theo hướng dẫn ở phần trên.
-Gv gợi ý HS về cách vẽ ước lượng tỉ lệ chung, tỉ lệ từng bộ phận, cách vẽ hình.
-Trong quá trình HS vẽ, Gv quan sát và nhắc nhở thêm cho các HS còn lúng túng.
 e.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
-HS trình bày sản phẩm theo nhóm.
 -Gv cùng HS chọn, nhận xét và xếp loại một số bài vẽ.
 -Gv tổng kết bài và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
3.Củng cố , dặn dò: 
-Về nhà quan sát các hoạt động vui chơi trong mùa hè.
-Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung :
___________________________________________
Khoa học: Tiết 63
Động vật ăn gì để sống?
Sgk/126 - TGDK: 30 phút
I Mục tiêu:
- Kể tên một số động vật và thức ăn của chúng
- HS có ý thức chăm sóc , yêu thương loài vật
II Đồ dùng dạy học: - GV, HS: Hình trang 126/SGK
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Nêu những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật?
 GV nhận xét ghi điểm.
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu thức ăn của các loài động vật khác nhau.
Mục tiêu: Phân loại động vật theo thức ăn của chúng.
 Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng.
Cách tiến hành:Gv yêu cầu các nhóm tập hợp tranh ảnh của những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau mà các em đã sưu tầm.
- Sau đó phân chúng vào các nhóm theo thức ăn của chúng.
- Gv yêu cầu các nhóm trình bày lên giấy khổ to
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Gv cùng các nhóm quan sát và nhận xét, đánh giá.
- Gv kết luận : Như mục Bạn cần biết trong SGK/ 127
*Hoạt đông 2: Trò chơi đố bạn con gì ?
Mục tiêu: HS nhớ lại những đặc điểm chính của con vật đã học và thức ăn của nó.
	 HS được thực hành kĩ năng đặc câu hỏi loại trừ.
Cách tiến hành: Gv hướng dẫn HS cách chơi
 + Một HS được GV đeo hình vẽ bất kì một con vật nào trong số những hình các em sưu tầm được.
 + HS đeo hình vẽ phải đặt đúng hay sai để đoán xem đó là con gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai.
- Gv cho HS chơi thử - Gv nhận xét.
- HS chơi theo nhóm để nhiều em đặt câu hỏi. 
- Gv nhận xét và bình chọn em đặt câu hỏi hay nhất.
3 Củng cố: Kể tên một số động vật và thức ăn của chúng?
 Dặn dò: Về nhà học bài và xem trước bài sau
 Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:
.
________________________________________________________
Thứ sáu ngày 27/4/2012
Kể chuyện: Tiết 32
Khát vọng sống
Sgk /136 - TGDK: 35 phút
I Mục tiêu:
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý (BT1); bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3).
KN:
-Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân
-Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét
-Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm
GD:
-GD ý chí vượt khó khăn, khắc phục những trở ngại trong môi trường thiên nhiên.
II Đồ dùng dạy - học:
 - Tranh minh họa truyện SGK.
III Các hoạt động dạy hoc:
1/Bài cũ: Gọi 3 HS lần lượt kể 3 đoạn của câu chuyện Đôi cánh ngựa trắng.
1 em nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét, ghi điểm, tuyên dương.
2/Bài mới:
* Giới thiệu bài: Khát vọng sống.
*Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện.
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh sách giáo khoa (cá nhân ).
Bước 2: Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện một lần.
Bước 3 : Giáo viên kể lần 2 kết hợp tranh ( phân đoạn ).
*Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung câu chuyện.
- Trong truyện này gồm có những nhân vật nào ? 
- Gồm có những con vật nào ? 
- Giôn trượt chân ngã ,thốt lên tiếng kêu thế nào ?
- Lúc đó Bin làm gì ?
-Dọc đường đi ,Giôn đã ăn gì để chống lại cái đói ? 
- Trên đường đi, Giôn đã gặp những con thú dữ nào ?
-Anh chiến thắng được con gấu và con sói bằng cách nào?
- Cứu cùng ai đã cứu anh ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
*Giáo viên hướng dẫn cách kể chuyện:giọng kể thong thả rõ ràng , nhấn giọng những từ ngữ miêu tả những gian khổ , nguy hiểm trên đường đi, những cố gắng phi thường để được sống của Giôn.
-Giáo viên phân nhóm (4 nhóm )
- Học sinh kể theo nhóm
- Học sinh kể đoạn cá nhân trước lớp.
- Học sinh kể đoạn nối tiếp.
Nhận xét, tuyên dương
* Trao đổi ý nghĩa câu chuyện: Học sinh trao đổi theo nhóm, đại diện nhóm trình bày trước lớp , các nhóm khác trình bày bổ sung.
3/Củng cố: 
-Nêu ý nghĩa câu chuyện. 
4/Dặn dò: Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và xem trước bài mới.
 Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:
.
__________________________________________________
Toán: Tiết 157
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tt)
SGK/164 - TGDK: 35 phút
I Mục tiêu:
- Tính được giá trị của biểu thức chứa hai chữ
- Thực hiện được bốn phép tính với số tự nhiên
- Biết giải bài toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên. Làm được BT1, 2, 4
II Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ . HS: bảng con
III Các hoạt động dạy học: 
1Bài cũ: Gọi 2HS lên làm BT 2/SGK 
	 Nhận xét 
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Thực hành SGK /164
Bài 1a: Tính giá trị biểu thức
- HS làm bảng con
- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài 2: Tính
- HS đọc yêu cầu bài, nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức
- HS làm vào vở ô li, 2 HS làm bảng phụ
- GV chấm, chữa bài
 Lứu ý: Đối với các biểu thức có dấu ngoặc đơn thì ta thực hiện tính trong dấu ngoặc trước
 Đối với các biểu thức không có dấu ngoặc đơn thì ta thực hiện tính từ phải sang trái 
Bài 4: Giải toán
- HS đọc yêu cầu, nêu các bước giải
 Lưu ý: mỗi tuần có 7 ngày 
- HS làm bài vào vở ô li, 1HS làm bảng phụ
- Gv chấm, chữa bài chốt bài giải đúng:
Bài giải
Tuần sau cửa hàng bán được số mét vài là:
319 + 76 = 395 (m)
Cả hai tuần cửa hàng bán được số mét vải là:
319 + 395 = 714 (m)
Số ngày cửa hàng mở cửa trong hai tuần là:
7 x 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:
714 : 14 = 51 (m)
Đáp số: 51 m vải
3 Củng cố , dặn dò: Học và chuẩn bị bài sau
 Gv nhận xét tiết học 
IV Bổ sung:
..............................
_______________________ ... rường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc
- Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo
- Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản. HS ká biết biển Đông bao bọc những phần nào của đất liền nước ta. Biết vai trò của biển, đảo và quần đảo
II Đồ dùng dạy học: - GV:Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam 
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Nêu một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng?
 GV nhận xét ghi điểm 
2Bài mới: giới thiệu bà
*Hoạt động 1: Đặc điểm của vùng biển nước ta
Mục tiêu: Đặc điểm của vùng biển nước ta
Cách tiến hành:GV yêu cầu HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi của mục 1 trong SGK.
-HS dựa vào kênh chữ trong SGK, bản đồ và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi sau:
+Vùng biển nước ta có đặc điểm gì ? Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta ?
-Một vài HS lên báo cáo kết quả làm việc .
-HS chỉ trên bản đồ địa lí Việt Nam về vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái lan.
-GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm vai trò của Biển Đông đối với nước ta.
*Hoạt động 2: Đảo và quần đảo
Mục tiêu: Đảo và quần đảo
Cách tiến hành:GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo ? Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất ?
-HS trả lời , GV nhận xét , bổ sung.
- HS nêu bài học
3Củng cố: sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta:
Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo
 Dặn dò: Học và chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học .
IV Bổ sung
..
___________________________________________
 Tiếng Việt (bổ sung ) Tiết 32
Luyện viết chính tả : Vương quốc vắng nụ cười
TGDK: 35 phút
I Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn trích
- Làm đúng bài tập 2a/b
- Rèn hs trình bày sạch, đẹp
II Đồ dùng dạy học: 
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Gọi 2 HS đọc mẩu tin Băng trôi, nhớ và viết lại mẩu tin đó trên bảng đúng chính tả.
GV nhận xét.
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết 
- GV đọc bài chính tả, HS theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại bài.
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày bài; khoảng cách giữa những từ ngữ dễ sai.
- HS nói về nội dung bài thơ.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Thu bài chấm 
*Hoạt động 2: Thực hành VBT/91
 Điền những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các mẩu chuyện dưới đây 
- HS đọc đề, thảo luận nhóm đôi, làm vào VBT
- GV chấm, chữa bài
- GV nhận xét, chốt ý đúng: Vì sao - năm sau - xứ sở - gắng sức - xin l ỗi - sự chậm trể
3 Củng cố - dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.Xem lại các phần bài tập đã làm.
IV Bổ sung
:...
_____________________________________________
Thứ năm ngày 3/5/2012 Thầy Hấn dạy
_____________________________________________________________
Thứ sáu ngày 4/5/2012
 Lịch sử: Tiết 32
Kinh thành Huế
Sgk /67 - TGDK: 35 phút 
I Mục tiêu:
- Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế:
 + Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và ti bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương , đây là tòa thành đồ và đẹp nhất nước ta thời đó
 + Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: thành có 10 cửa chính ra, vào nằm giữa kinh thành là Hoàng thành; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993, Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới
- GDBVMT: HS thấy được vẻ đẹp của cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới, giáo dục hs có ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp
II Đồ dùng dạy học: - GV: ảnh kinh thành Huế
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Nêu đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn?
 GV nhận xét ghi điểm 
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Nét độc đáo của kinh thành Huế
Mục tiêu: Nét độc đáo của kinh thành Huế
Cách tiến hành:GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn: “ Nhà Nguyễn.các công trình kiến trúc” và yêu cầu vài em mô tả lại sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- GV nhận xét, bổ sung thêm.
- GV phát cho mỗi nhóm một ảnh (chụp một trong những công trình ở kinh thành Huế) và yêu cầu các nhóm nêu lên những nét đẹp của công trình đó.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
- GV hướng dẫn HS đi đến kết luận : Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11-12-1993, UNESCO đã công nhận Huế là một Di sản văn hóa thế giới.
3 Củng cố: Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế. GDBVMT: HS thấy được vẻ đẹp của cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới, giáo dục hs có ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp
 Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài sau 
 GV nhận xét tiết học
IV Bổ sung:
...
______________________________________________
Tập làm văn: Tiết 64 
Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật
Sgk/141 - TGDK: 45 phút
I Mục tiêu:
- Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập; bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con vật yêu thích
- Làm được BT1, 2, 3
- HS trình bày bài sạch đẹp
II Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, tranh các con vật
III Các hoạt đông dạy học:
1Bài cũ: Gọi 2 HS đọc lại bài miêu tả ngoại hình của con vật.
 GV nhận xét.
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Thực hành VBT/96
Bài 1: Đọc bài Chim công múa và trả lời các câu hỏi sau
A Ghi đoạn mở bài và đoạn kết bài của bài văn. Xác định cách mở bài, kết bài đã học
B Chọn và ghi vào chỗ trống câu văn trong bài văn để:
 Mở bài theo cách trực tiếp
 Kết bài theo cách mở rộng.HS đọc yêu cầu bài .
- Một HS đọc bài Chim công múa 
- HS suy nghĩ và xác định các đoạn văn trong bài , tìm mở bài và kết bài cho từng đoạn.
-HS phát biểu ý kiến - Gv nhận xét bổ sung.
Bài 2: Viết đoạn mở bài cho bài văn tả con vật theo cách mở bài gián tiếp
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS nhắc lại cách mở bài theo gián tiếp.
- HS làm bài vào VBT, 1HS làm bảng nhóm.
-GV chấm, chữa bài nhận xét, chốt ý .
Bài 3: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả con vật theo cách kết bài mở rộng
- HS đọc nội dung bài, quan sát tranh các con vật
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại các phần đã hoàn chỉnh của bài văn.
- Mỗi em tự viết vào VBT đoạn kết bài theo gợi ý
- Vài HS tiếp nối đọc đoạn văn của mình.GV nhận xét, chữa mẫu, cho điểm
3Củng cố: Nêu cách mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng?
 Dặn dò: Tập viết lại đoạn văn BT. Gv nhận xét tiết học
IV Bổ sung:
.
___________________________________________
Toán: Tiết 160
Ôn tập về các phép tính với phân số
SGK/167 - TGDK: 45 phút
I Mục tiêu:
- Thực hiện được cộng, trừ phân số
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số
- Làm được BT1, 2, 3
II Đồ dùng dạy học: - HS: bảng con
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Gọi 2 hs lên bảng làm BT4/167, Sgk.
 GV nhận xét
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Thực hành VBT/93
Bài 1: Tính 
- HS đọc yêu cầu bài. Nhắc lại cách cộng, trừ 2 phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
-HS bảng con
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: Tính 
- HS đọc yêu cầu bài
-HS làm vào VBT, 2HS làm vào bảng phụ.
- GV chấm, chữa bài, nhận xét, chốt ý đúng 
Bài 3: Tìm x
- HS nêu quy tắc tìm số hạng, số bị trừ chưa biết
- HS làm bảng con
- GV nhận xét, chữa bài
3 Củng cố : Nêu cách thực hiện được cộng, trừ phân số
 Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số
 Dặn dò: Học và chuẩn bị bài sau. GV nhận xét tiết học
IV Bổ sung:
.
_____________________________________________
Buổi chiều 
Âm nhạc: Tiết 32
Học hát: Dành cho địa phương tự chọn 
SGK/44 - TGDK: 20 phút
I Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Qua bài hát giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước
II Đồ dùng dạy học: - GV: Đàn
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: : Chú voi con ở Bản Đôn, Thiếu nhi thế giới liên hoan -TĐN số 7, số 8
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Dạy bài hát Em hát gọi Mặt Trời
- GV mở băng nhạc cho HS nghe
- GV đàn theo giai điệu
- GV tập cho HS từng câu hát nối tiếp, GV đệm đàn
*Hoạt động 2: Hát kết hợp hoạt động
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm
- Luyện tập theo dãy bàn, theo nhóm,cá nhân
- Hướng dẫn HS tập biểu diễn bài hát
+ Hát kết hợp gõ đệm theo phách
+ Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
- GV đệm đàn
+2 dãy bàn đứng hát và nhún theo nhịp 
+2 nhóm lên bảng biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa
- Cả lớp hát lại bài 2 lần
3 Củng cố, dặn dò:
- Hãy nói cảm nhận của em về bài hát Em hát gọi Mặt Trời
- Về nhà ôn luyện bài hát, tập hát đúng và thuộc lời ca
- Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:
.....
___________________________________________
	Toán (bổ sung ) Tiết 32 
Luyện tập các phép tính với phân số 
SGK: 166 - TGDK: 40 phút
I. Mục tiêu :
Thực hiện được so sánh, rút gọn, qui đồng mẫu số các phân số.
- GDHS tính cẩn thận, chính xác , trình bày bài khoa học.
II. Chuẩn bị: GV và HS: Xem nội dung bài.
II. Hoạt động dạy – học
1. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài làm thêm ở tiết trước và kiểm tra bài làm ở nhà của 1 số em khác.
- GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- Yêu cầu HS nêu được hình 3 (SGK) là hình có phần tô màu biểu thị phân số , nên khoanh vào C.
Bài 3 : -Yêu cầu HS dựa vào tính chất cơ bản của phân số để tự rút gọn được các phân số. ( kết quả rút gọn là phân số tối giản)
Bài 4: - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
- Nhận xét sửa bài chung cho cả lớp.
Bài 5: Gọi HS đọc đề bài.- Có thể cho HS nhận xét :
, rồi tiếp tục so sánh các phân số cùng mẫu số, có cùng tử số, để rút ra kết quả.Chẳng hạn:
 ; 
Vậy các phân số sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 
3.Củng cố : Một, hai HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài học.
4.Dặn dò : Về nhà học thuộc ghi nhớ, đặt thêm 2 câu có trạng ngữ chỉ nguyên
Nhân, viết lại vào vở. Chuẩn bị bài tiếp theo.
 	- Nhận xét tiết học
IV.Phần bổ sung :	
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_32_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc