Giáo án Lớp 4 Tuần 33 - GV: Nguyễn Thị Ngân

Giáo án Lớp 4 Tuần 33 - GV: Nguyễn Thị Ngân

TẬP ĐỌC

Vương quốc vắng nụ cười ( tiếp theo )

I.Mục tiêu:

-Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật.

-Hiểu nội dung: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III.Hoạt động dạy học:

1.Bài cũ:

-GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Ngăm trăng, Không đề”, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

-GV nhận xét - ghi điểm.

2.Bài mới:

-Giới thiệu bài.

HĐ 1: Luyện đọc.

-Gọi 1 HS đọc toàn bài .

+Bài văn gồm có mấy đoạn ?

 

doc 31 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 33 - GV: Nguyễn Thị Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 33
Thứ Hai, ngày 26 tháng 4 năm 2010	
CHÀO CỜ
TẬP ĐỌC
Vương quốc vắng nụ cười ( tiếp theo )
I.Mục tiêu:
-Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật. 
-Hiểu nội dung: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: 
-GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Ngăm trăng, Không đề”, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
-GV nhận xét - ghi điểm. 
2.Bài mới:
-Giới thiệu bài.
HĐ 1: Luyện đọc.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài .
+Bài văn gồm có mấy đoạn ?	
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài( đọc 3 lượt )
-Gv theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS và giúp HS hiểu các từ ngữ: tóc để trái đào, vườn ngự uyển.
 -HS luyện đọc theo cặp 
-Gọi HS thi đọc.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài-giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
HĐ 2: Tìm hiểàu bài.
-Cho HS đọc đoạn 1,2
+Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?
+Vì sao những chuyện ấy buồn cười?
+Bí mật của tiếng cười là gì?
*HD HS rút ý
-Cho HS đọc đoạn cuối.
+Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?
*HD HS rút ý
Ý nghĩa: Câu chuyện cho thấy tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm.
-GV gọi ba HS đọc diễn cảm toàn truyện theo cách phân vai. .
-Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn sau : 
“ Tiếng cười thật dễ lây . Nguy cơ tàn lụi”.
-GV đọc mẫu .
-Cho HS luyện đọc trong nhóm .
-Cho Hs thi đọc diễn cảm 
-Gv mời 5 HS đọc diễn cảm toàn câu chuyện (phần 1, 2)theo cách phân vai.
3.Củng cố - dặn dò.
+Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc và trả lời lại các câu hỏi cuối bài.
-2 HS thực hiện.
-1 HS đọc 
-Có 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu . Đến nói đi ta trọng thưởng.
Đoạn 2 : Tiếp theo . Đến đứt giải rút ạ 
Đoạn 3 : Còn lại. 
-HS nối tiếp nhau đọc(9HS )
-HS đọc chú giải để hiểu các từ mới của bài.
-Từng cặp luyện đọc
-2 cặp thi đọc trước lớp.Cả lớp theo dõi nhận xét
-1 HS đọc toàn bài
-Hs theo dõiSGK 
-HS đọc thầm đoạn 1,2
+Ở xung quanh cậu: Ở nhà vua- quên lau miệng,..
+Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên: trong buổi thiết triều nghiêm trang,.. 
+Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẫn, bất ngờ, trái ngược với một cái nhìn vui vẻ, lạc quan.
Ý 1: Tiếng cười ở xung quanh ta.
-HS đọc thầm đoạn cuối.
+Tiếng cười như có phép màu làm mọi gương mặt rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đáreo vang dưới bánh xe.
Ý 2: Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống u buồn.yạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, nhế nàondung bài o, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Câu c
-3 HS đọc, lớp theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp.
-HS lắng nghe.
-HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 4
-Vài HS thi đọc trước lớp.
- 5 Hs đọc diễn cảm toàn câu chuyện (phần 1, 2)theo cách phân vai.
+Con người không chỉ cần ăn cơm , áo mặc, mà cần cả tiếng cười./ Thật tai hoạ cho đất nước không có tiếng cười./ Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ rất buồn chán.
-HS lắng nghe và thực hiện.
 TOÁN
Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo)
I.Mục tiêu:
 Giúp HS: 
-Thực hiện được nhân chia phân số.
-Tìm được thành phần chưa biết rong phép nhân, phép chia phân số. 
II.Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
-GV gọi 2 HS lên bảng làm bài luyện thêm ở tiết trước. Tính chất giao hoán , tính chất kết hợp của phép nhân 
-Nhận xét và ghi điểm.
2.Dạy bài mới: 
-GV giới thiệu bài.
*Ôn tập: 
Bài 1: 
-Yêu cầu HS tự làm phép nhân , phép chia phân số
b) và c): Tiến hành như câu a
Bài 2:
-Hs biết sử dụng mối quan hệ giưã thành phần kết quả của phép tính để tìm x
+ Lưu ý : trong bài toán tìm x có thể ghi ngay kết quả ở phép tính trung gian. 
Bài 4:
-Đọc đề, tìm hiểu đề, giải toán.
Bài 3: Còn thời gian thì hướng dẫn hs làm.
3. Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.
-Hướng dẫn HS làm bài ở nhà.
-2 HS lên bảng. Lớp theo dõi, nhận xét.
-Từ phép nhân suy ra 2 phép chia
a) 	 b) 
 x= 	 x = 
 x= x = 
Bài giải
a) Chu vi tờ giấy hình vuông:
 Diện tích tờ giấy hình vuông là :
b) Số ô vuông cắt được là :
 5 x 5 = 25 ( ô vuông )
c) Chiều rộng tờ giấy hình chữ nhật là:
Đáp số :a) Chu vi :
 Diện tích :
 b) 25 ô vuông
 c) 
 ĐẠO ĐỨC
Dành cho địa phương: 
Ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp
I.Mục tiêu:
-HS có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Có ý thức tham gia các việc làm bảo vệ trường lớp.
II.Đồ dùng dạy học:
-Phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ:
+Em hãy kể tình hình giao thông ở địa phương em?
+Theo em các bạn HS trong trường tham gia giao thông đường bộ như thế nào ?
+Em cần làm gì để là một HS có ý thức chấp hành tốt luật giao thông đường bộ.
-GV nhận xét - Đánh giá.
2. Bài mới
HĐ 1:Tham quan trường, lớp học.
-GV cho HS tham quan sân tường, vườn trường, lớp học.
-Yêu cầu HS làm phiếu học tập sau theo cặp.
-GV tổng kết dựa trên những phiếu học tập của HS.
-Kết luận :Các em cần phải giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
HĐ 2:Những việc cần làm để giữ gìn trường , lớp sạch đẹp.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 5 ghi ra giấy những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Kết luận :
Muốn giữ trường lớp sạch đẹp ta cò thể làm một số côn việc sau:
+Không vứt rác ra sân lớp.
+Không bôi bẩn, vẽ bậy ra bàn ghế và trên tường.
+Luôn kê bàn ghế ngay ngắn.
+Vứt rác đúng nơi quy định.
+..
HĐ 3:Thực hành vệ sinh trường lớp.
-Cho HS nhặt rác quan sân trường, lau bàn ghế tủ ,cửa kính
3. Củng cố - Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-GDHS ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-HS tham quan sân tường, vườn trường, lớp học.
-HS làm phiếu học tập sau theo cặp
1.Em thấy vườn trường, sân trường mình như thế nào?
 Sạch , đẹp, thoáng mát.
 Bẩn, mất vệ sinh.
Ý kiến của em:
..
.
2.Sau khi quan sát em thấy lớp như thế nào ghi lại ý kiến của em.
..
-HS thảo luận nhóm 5 ghi ra giấy những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ ghi ý kiến của mình vào phiếu.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Trao đổi, nhận xét , bổ sung giữa các nhóm.
-HS nhặt rác quan sân trường, lau bàn ghế, tủ, cửa kính 
 Thứ Ba, ngày 27 tháng 4 năm 2010	
 CHÍNH TẢ
Nhớ viết: Ngắm trăng – Không đề
I.Mục tiêu:
-Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày 2 bài thơ ngắn theo hai thể thơ khác nhau: thơ 7 chữ, thơ lục bát. 
-Làm đúng bài tập 2a/b hoặc 3a/b.
II.Đồ dùng dạy – học:
-Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a
III.Hoạt động dạy học: 
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
-GV đọc các từ dễ lẫn, khó viết ở tuần trước (BT 2b) cho HS viết.
-Nhận xét bài viết của HS trên bảng.
2.Dạy bài mới : 
-GV giới thiệu bài.
-HĐ 1: Hướng dẫn viết chính tả.
-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng - Không đề
-Hướng dẫn viết từ khó:
-GV đọc lần lượt các từ khó viết cho HS viết: hững hờ, tung bay, trăng soi, nhòm,xách bương,chim ngàn..
c) Viết chính tả.
-GV nhắc HS cách trình bày bài thơ.
-Theo dõi giúp đỡ HS yếu..
d) Soát lỗi, chấm bài.
-GV cho HS đổi vở soát lỗi, báo lỗi và sửa lỗi viết chưa đúng.
HĐ 2: Luyện tập.
Bài 2 a:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2a
-Yêu cầu HS làm bài trên phiếu theo nhóm 6.
-Gọi HS nhận xét, chữa bài.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Bài 3b:
-Gọi HS nhắc lại thế nào là từ láy.
-GV yêu cầu HS làm bài, 
-GV nhận xét- ghi điểm.
3.Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS ghi nhớ những tiếng đã ôn luyên để viết đúng chính tả.
-2 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp rồi nhận xét trên bảng.
-2 HS đọc. Lớp đọc thầm ghi nhớ bài.
-2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp.
-HS đọc lại các từ khó viết 
-HS nhớ và viết bài.
-Soát lỗi, báo lỗi và sửa.
-1 HS đọc. 
-HS làm bài trên phiếu theo nhóm 6, 2 Nhóm trình bày, các nhóm bổ sung.
-Nhận xét chữa bài. 
-1 HS nêu.
-HS làm và nêu kết quả.
a) Các từ láy có tiếng bắt đầu bằng âm Tr:
tròn trịa, trắng trẻo, trơ trẽn, 
b) Các từ láy có tiếng bắt đầu bằng âm ch:
chông chênh, chong chóng, chói chang
-Về nhà thực hiện.
TOÁN
Ôn tập về các phép tính với phân số ( tiếp theo)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Tính giá trị biểu thức với các phân số.
-Giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
II.Hoạt động dạy học:
Giáo viên:
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
	Tính: + b) - 
-GV nhận xét- ghi điểm.
2.Dạy bài mới: 
-GV giới thiệu bài.
Bài 1(a,c): 
-Yêu cầu HS tự làm phép nhân , phép chia phân số
c) Tiến hành như câu a
Bài 2:
-Hs biết sử dụng mối quan hệ giữa thành phần kết quả của phép tính để tìm x
+Lưu ý: trong bài toán tìm x có thể ghi ngay kết quả ở phép tính trung gian.
Bài 3 :
-HS tự tính rồi rút gọn .
-Gv chấm chữa bài. 
Bài 4: Còn thời gian hướng dẫn hs làm. 
3.Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau.
-HS làm bài. Lớp theo dõi, nhận xét.
-Từ phép nhân suy ra 2 phép chia
 b) 
 x = 
 x = 
-HS làm vở.
 B ... c dầu khí, vùng đán bắt nhiều hải sản của nước ta.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
-Tranh ảnh về khai thác dầu khí , khai thác và nuôi hải sản.
III.Các Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động củaHS
1.Bài cũ: 
+Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta.
+Các đảo và quần đảo của nước ta có giá trị gì ?
-GV nhận xét- ghi điểm.
2.Bài mới:
HĐ 1: Khai thác khoáng sản.
-Yêu cầu HS làm việc theo từng cặp,trả lời các câu hỏi sau:
+Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì ?
+Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào của vùng biển Việt Nam?
-Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí các nơi đang khai thác các khoáng sản đó?
-GV: Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, nước ta đang xạy dựng các nhà máy lọc dầu và chế biến dầu.
HĐ 2:Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
-Chia nhóm 6 yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau;
-Nêu dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản.
+Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.
- Quan sát tranh ảnh, nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản.
+Ngoài việc đánh bắt hải sản nhân dân ta còn làm thêm gì để có thêm nhiều hải sản?
-GV : mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản ở nước ta.
3. Củng cố- Dặn dò:
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị bài Ôn tập.
-2 HS trả lời.
-HS làm việc theo cặp,trả lời các câu hỏi, 3 cặp trình bày 3 câu. Lớp nhận xét bổ sung.
+Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là dầu khí , khí đốt.
-Nước ta đang khai thác những khoáng sản dầu, khí, cát trắng của vùng biển Việt Nam.
-HS chỉ trên bản đồ treo tường.
-HS thảo luận nhóm, HS các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu.
-Cá có tới hàng nghìn loài,tôm thì có tới hàng chục loại,hải sâm , bào ngư, đồi mồi,ốc hương.
+Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra khắp vùng biển tử Bắc vào Nam. Những nơi nào khai thác nhiều hải sản tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.
-1.Khai thác cá biển 2. chế biến cá đông lạnh. 3.Đóng gói cá đã chế biến. 4. Chuyên chở sản phẩm. 5. Đưa sản phẩm lên tàu.
+Ngoài việc đánh bắt hải sản nhân dân ta còn nuôi các loại cá , tôm,hải sản như đồi mồi, trai ngọc
-Về nhà thực hiện.
KHOA HỌC
Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
I.Mục tiêu:
-Nêu ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
-Thể hiện về mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Hình tranh 132, 133 SGK
-Giấy bút vẽ dùng cho các nhóm.
III.Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ:
+Thức ăn của cây ngô là gì? Từ những thức ăn đó cây ngô có thể chế tạo thành những chất dinh dưỡng gì để nuôi cây?
+Vẽ và trình bày mối quan hệ về thức ăn giữa lá ngô, châu chấu và ếch.
-GV nhận xét- ghi điểm.
2. Bài mới:
-Giới thiệu bài.
HĐ 1:Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu hình 1 trong SGK trang 132 thông qua các câu hỏi sau.
+Thức ăn của bò là gì ?
+Giữa cỏ và bò có quan hệ gì ?
+Phân bò được phân huỷ trở thành chấùt gì cung cấp cho cỏ?
+Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì?
-GV chia nhóm phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
-GV kết luận: 
Sơ đồ ( bằng chữ) mối quan hệ giữa bò và cỏ
Phân bò Cỏ Bò ø 
-Chất khoáng do phân bò phân huỷ là yếu tố vô sinh.
-Cỏ và bò là yếu tố hữu sinh.
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 132’.
HĐ 2:Hình thành khái niệm chuôĩ thức ăn.
-Yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2 trang 132 SGK.
-Trước hết kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ.
-Chỉ và nói về quan hệ thức ăn trong sơ đồ đó.
-GV kiểm tra giúp đỡ các nhóm.
-Gọi một số HS trả lời.GV chốt lại 
-Nêu một số VD khác về chuỗi thức ăn.
-Chuỗi thức ăn là gì ?
KL: mục Bạn cần biết trang 133.
3. Củng cố-Dặn dò:
-GV chốt lại kiến thức đã học
-GV nhận xét tiết học .
-Dặn hS học bài, chuẩn bị bài ôn tập.
-2 HS trình bày.
-HS nhắc lại.
-Hs quan sát hình 1 trong SGK trang 132.và trả lời câu hỏi.
+Thức ăn của bò là cỏ.
+ Cỏ là thức ăn của bò..
+ Phân bò được phân huỷ trở thành chất khoáng.
+Phân bò là thức ăn của cỏ.
-Hs làm việc theo nhóm 6 , các em cùng tham gia vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ.
+Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm lần lượt giải thích sơ đồ.
-Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày.Lớp nhận xét.
-1 HS đọc mục Bạn cần biết.
- HS thực hành cùng với bạn theo gợi ý của GV.
-Một số HS lên trình bày. Lớp nhận xét bổ sung.
-3HS nêu.
-Những mối quan hệ về thức ăn trontg tự nhiên gọi là chuỗi thức ăn
-Về nhà thực hiện.
KỈ THUẬT
Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 1)
I.Mục tiêu:
-HS biết chọn các chi tiết để lắp ghép các mô hình tự chọn.
-Lắp lắp ghép được mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được. 
II.Đồ dùng dạy học:
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.BÀi cũ:
-Kiểm tra bộ đồ dùng lắp ghép mô hình kĩ thuật của HS.
2.Bài mới:
-Giới thiệu bài.
HĐ 1: Hs chọn mô hình lắp ghép
-GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép
HĐ 2: Chọn và kiểm tra các chi tết
-GV nhắc HS : Các chi tiết phải sắp xếp theo từng loại vào nắp hộp.
3.Củng cố dặn dò:
-Nhắc HS xếp gọn các chi tiết vào hộp.
-Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
-Về nhà thực hành lắp ghép.
-HS trình bày trên bàn.
-HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm
-HS Chọn và kiểm tra các chi tết đúng và đủ
sắp xếp theo từng loại vào nắp hộp
-Về nhà thực hiện.	
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
-Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 33 và lên kế hoạch tuần 34 tới.
-Giáo dục HS luôn có ý thức tự giác trong học tập và tinh thần tập thể tốt.
II.Các hoạt động: 
HĐ 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 33:
 a) Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần qua.
 b) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động của cả lớp trong tuần.
* Về nề nếp và chuyên cần: Nề nếp duy trì và thực hiện tốt, đi học chuyên cần.
* Về học tập: 
 + Đa số các em có học bài và chuẩn bị bài ở nhà thương đối tốt.
 + Nhiều em đã có sự tiến bộ như: Văn Anh, Việt, 
 + Tuy nhiên vẫn còn 1 số em chưa có sự cố gắng trong học tập : Xuân Tuấn, Hoa...
HĐ 2: Kế hoạch tuần 34.
-Duy trì tốt nề nếp và chuyên cần.
-Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài.
-Ôn tập lòng ghép các môn học
-Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, đẹp. 
-Tích cực tham gia hoạt động sinh hoạt tập thể.
THỂ DỤC
Bài 65
I.Mục tiêu:
-Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi.
-Thực hiện cơ bản cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị – ngắm đích – ném bóng (không có bóng và có bóng).
-Thực hiện cơ bản động tác nhảy dây kiểu chân, chân sau. 
II.Địa điểm và phương tiện:
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-Chuẩn bị: Mỗi HS 1 dây nhảy và dụng cụ để tập môn tự chọn.
III.Nội dung và Phương pháp lên lớp:
-GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
-Xoay các khớp cổ chân,đầu gối hông vai
-Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc.
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
A.Phần mở đầu:
*Ôn các động tác tay chân, lườn bụng,phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung ( mỗi đông tác 2 x 8 nhịp)
B.Phần cơ bản.
a)Môn tự chọn:
-Đá cầu:
+Ôn tâng cầu bằng đùi:
+Thi tâng cầu bằng đùi.Tập theo nhóm theo đội hình chữ U
b) Ném bóng:
-Tập động loạt theo 2-4 hàng ngang.
-GV nêu tên động tác, làm mẫu cho HS tập, uốn nắn động tác sai.
-Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị, ngắm đích ném (chưa ném bóng và có ném bóng vào đích. 
-Tập hợp HS đứng thành 4-6 hàng dọc hoặc 2-4 hàng ngang sau vạch chuẩn bị. 
-Tập phối hợp: Cầm bóng đứng chuẩn bị, lấy đà, ném. 
-Tập có ném bóng vào đích: Từng đợt theo hàng ngang hoặc những em đứng đầu của mỗi hàng dọc. Khi đền lượt ném, các em lần lượt vào đứng sau vạch giới hạn. Khi có lệnh ném mới được ném bóng đi, khi có lệnh lên nhặt, mới được đi nhặt bóng, sau đó về tập hợp ở cuối hàng. 
C.Phần kết thúc:
-GV cùng HS hệ thống bài.
-Đi đều và hát.
-Một số động tác hoặc trò chơi hồi tĩnh.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học, giao bài tập về nhà.
LUYỆN VIẾT
Con chim chiền chiện
I.Mục tiêu:
-Rèn luyện kỉ năng viết và cách trình bày cho hs.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên
Học sinh
HĐ 1:Luyện viết.
-Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo cặp.
-Yêu cầu HS luyện viết những từ khó.
-GV đọc bài. 
HĐ 2: Chấm bài, nhận xét.
-Chấm một số bài của hs.
-Nhận xét bài viết.
3.Cũng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà luyện viết thêm.
-4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
-2 HS ngồi cùng bàn đọc tiếp nối từng đoạn.
-HS viết vào vở nháp.
-HS viết bài vào vở. Soát lại bài viết của mình.
-Đổi vở kiểm tra chéo.
-Về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33 LOP 4 CKTKN.doc