Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Nguyễn Thị Mỹ Trang

Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Nguyễn Thị Mỹ Trang

TOÁN

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ ( t.t.)

A- Mục tiêu :

-Giúp học sinh ôn tập , củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia phân số.

- Rèn kĩ năng tính nhanh,chính xác.

- Giáo dục HS tự tin ham học toán.

 B – Chuẩn bị :

 -GV : SGK,bảng phụ.

 -HS : SGK,VBT

C- Các hoạt động dạy-học :

I- Ôn định:

II.- Kiểm tra bài cũ :

- Gọi 2 HSTB lên bảng , yêu cầu các em giải các bài tập ôn luyện thêm ở tiết trư\ớc .

 - Nhận xét và cho điểm HS .

III.- Dạy bài mới :

 1/ Giới thiệu : Trong giờ học này chúng ta sẽ ôn tập về phép nhân và phép chia phân số.

 2 / Hướng dẫn ôn tập

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Nguyễn Thị Mỹ Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2009
TẬP ĐỌC
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI ( t. t. ) 
 A- Mục tiêu : 
 - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui , đầy bất ngờ , hào hứng , đọc phân biệt lời các nhân vật ( nhà vua , cậu bé ) .
 - Hiểu được nội dung phần tiếp của truyện và ý nghĩa toàn truyện: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi , thoát khỏi nguy cơ tàn lụi . Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta . 
 B – Chuẩn bị :
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C- Các hoạt động dạy-học 
 I- Ôån định: 
II- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS(TB-K) đọc thuộc lòng hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề 
+ Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng ? 
+ Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác ?
III.- Dạy bài mới :
 1/ Giới thiệu : GV nêu yêu cầu tiết học
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài .
a) Luyện đọc .
-Gọi 1 HSK đọc toàn bài, xem tranh minh hoạ
- Cho HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn kết hợp cho HS đọc đúng các từ ngữ khó lom khom , dải rút , dễ lây , tàn lụi , 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn kết hợp cho HS đọc chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo cặp . 
- Gọi 1HSG đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn 
b ) Tìm hiểu bài.
- Cho HS đọc thầm toàn truyện .
+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu ? ( HSK) 
+ Vì sao những chuyện ấy buồn cười ? ( HSTB
+ Bí mật của tiếng cười là gì ? ( KSG)
v Đoạn 3:
- Cho HS đọc đoạn 3
+ Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ? ( HSK) 
 3/ Đọc diễn cảm.
- Cho HS đọc theo cách phân vai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn : “ Tiếng cười thật dễ lây  thoát khỏi nguy cơ tàn lụi “
- Cho HS thi đọc.
-Nhận xét, khen những nhóm đọc hay.
IV- Củng cố ,dặn dò :
- Câu chuyện này muốn nói với các em điều gì
(HSK)
 -Đọc trước bài thơ Con chim chiền chiện 
- Nhận xét tiết học .
****************************************
TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ ( t.t.)
Mục tiêu : 
-Giúp học sinh ôn tập , củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia phân số.
Rèn kĩ năng tính nhanh,chính xác.
Giáo dục HS tự tin ham học toán.
 B – Chuẩn bị :
	-GV : SGK,bảng phụ.
	-HS : SGK,VBT
C- Các hoạt động dạy-học :
I- Ôån định: 
II.- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HSTB lên bảng , yêu cầu các em giải các bài tập ôn luyện thêm ở tiết trư\ớc .
 - Nhận xét và cho điểm HS .
III.- Dạy bài mới :
 1/ Giới thiệu : Trong giờ học này chúng ta sẽ ôn tập về phép nhân và phép chia phân số.
 2 / Hướng dẫn ôn tập
Bài 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
- Có thể yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân, phép chia phân số. Nhắc các em khi thực hiện các phép tính với phân số kết quả phải được rút gọn đến phân số tối giản.
Bài 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Khi chữa bài , yêu cầu HS nêu cách tìm x của mình 
+ Cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
+ Cách tìm số chia chưa biết trong phép chia.
+ Cách tìm số bị chia chưa biết trong phép chia.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3.
- Viết phép tính phần a lên bảng, hướng dẫn HS cách làm rút gọn ngay từ khi thực hiện tính, sau đó yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 4.
- Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm phần a.
- Hướng dẫn HS làm phần b.
+ Hỏi: Muốn biết bạn An cắt tờ giấy thành bao nhiêu ô vuông em có thể làm như thế nào ?
Có thể vẽ hình minh hoạ:
Cạnh tờ giấy gấp cạnh ô vuông số lần là:
 : = 5 (lần )
Vậy tờ giấy được chia như sau: 
- Yêu cầu HS chọn 1 trong các cách vừa tìm được để trình bày vào VBT.
- Gọi HS đọc tiếp phần c của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm phần c.
- Kiểm tra vở của một số HS, sau đó nhận xét và cho điểm HS
IV- Củng cố ,dặn dò :
- Nhận xét kết quả , tinh thần và thái độ học tập của HS .
-Về nhà hoàn chỉnh bài tập.
-Chuẩn bị bài sau “ôn tập”
 ****************************************
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC PHONG TRÀO VH-XH Ở ĐỊA PHƯƠNG
****************************************
********************************************************************************
Thứ ba ngày 28 tháng 4 năm 2009
THỂ DỤC
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
I. Mục tiêu :
 -Kiểm tra thử nội dung môn tự chọn . Yêu cầu biết cách tham gia kiểm tra thực hiện cơ bản đúng động tác và đạt thành tích cao . 
II. Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, sân.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động: Khởi động xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân.
 -Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc theo vòng tròn 
 -Ôn bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển. 
 -Kiểm tra bài cũ : Gọi 1số HS lên thực hiện động tác nhảy dây .
 2 . Phần cơ bản:
 -Đá cầu : 
 * Ôn tâng cầu bằng đùi :
 -GV làm mẫu, giải thích động tác:
 -Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị, GV sửa sai cho các em. 
 -GV cho HS tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi đồng loạt, GV nhận xét, uốn nắn sai chung. 
b) Kiểm tra thử tâng cầu bằng đùi:
-GV gọi tên mỗi đợt 4 - 5 HS lên vị trí kiểm tra ( Đứng quay mặt về phía lớp , em nọ cách em kia 2 -3 m ) 
-GV cử 3-5 học sinh làm nhiệm vụ đếm số lần bạn tâng cầu .
-Ném bóng 
 -Tập các động tác bổ trợ : 
 * Tung bóng từ tay nọ sang tay kia 
 * Vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia 
 GV chú ý: Khi vặn mình không được xoay hai bàn chân và hóp bụng, khuỵu gối. 
 * Ngồi xổm tung và bắt bóng 
 -GV nêu tên động tác. 
 -Làm mẫu kết hợp giải thích động tác. 
 -GV điều khiển cho HS tập, xen kẽ có nhận xét, giải thích thêm, sửa sai cho HS. 
c) Ôn nhảy dây : 
- Yêu cầu HS ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau .
- Cho tập cá nhân theo đội hình vòng tròn hoặc hàng ngang do tổ trưởng hay cán sự lớp điều khiển .
3 .Phần kết thúc: 
 -GV cùng HS hệ thống bài học 
 -Cho HS thực hiện một số động tác hồi tĩnh: Đứng tại chỗ hít thở sâu 4 – 5 lần (dang tay: hít vào, buông tay: thở ra, gập thân). 
 -Trò chơi “Kết bạn ”.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà “Ôn bài tập RLTTCB”.
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 phút
1 phút 
1 phút 
Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp
1 phút
-3 – 5 phút
10 – 20phút
3 – 4 phút 
1 phút 
1 phút
14 - 16 phút
4 - 6 phút
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
====
====
====
====
5GV
-HS nhận xét. 
-HS tập hợp theo đội hình 2-4 hàng ngang , em nọ cách em kia 1,5 m 
==========
==========
==========
==========
5GV
-HS chia thành 2 – 4 đội, mỗi đội tập hợp theo 1 hàng dọc, đứng sau vạch xuất phát, thẳng hướng với vòng tròn. 
-Trên cơ sở đội hình đã có quay chuyển thành hàng ngang, dàn hàng để tập. 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
====
====
====
====
5GV
-HS hô “khỏe”.
**********************
CHÍNH TẢ.
NHỚ – VIẾT : NGẮM TRĂNG – KHÔNG ĐỀ 
 A- Mục tiêu : 
 - Nhớ – viết đúng chính tả, trình bày đúng hai bài thơ Ngắm trăng - Không đề 
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt những tiếng có vần dễ lẫn iêu , iu .
 -Giáo dục HS tính cẩn thận,tự tin
 B – Chuẩn bị :
 - Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 2b.
 C- Các hoạt động dạy-học :
I- Ôån định: 
II.- Kiểm tra bài cũ : 
-Đọc cho HSY viết các từ : vì sao , năm sao , xứ sở , xinh xắn dí dỏm 
- Nhận xét , cho điểm từng học sinh . 
III.- Dạy bài mới :
 1/ Giới thiệu : GV nêu yêu cầu tiết học
 2 / Hướng dẫn HS nghe – viết chính tả.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 
- Nêu nội dung hai bài thơ 
- Luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: hững hờ , tung bay , xách bương . 
- Cho HS viết chính tả .
- Cho HS soát lại .
- Hướng dẫn HS chấm chữa bài
 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập: Tìm tiếng có nghĩa .
- Giao việc và cho HS làm bài.
- Cho HS thi làm bài dưới hình thức tiếp sức: Dán lên bảng 3 tờ phiếu đã viết sẵn vần và âm có để ô trống.
- Nhận xét + chốt lại lời giải đúng 
Bài tập 3b :
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- Giao việc và cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng . 
+ Từ láy trong đó tiếng có vần iêu : 
 + Từ láy trong đó tiếng có vần iu : 
V- Củng cố ,dặn dò :
- HS về chữa lại những chữ viết sai , đọc lại 
 bài tập vừa làm ở lớp . 
- Nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm:
**************************************
TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ ( tiếp theo )
 A- Mục tiêu : Giúp học sinh ôn tập về:
 - Phối hợp bốn phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có lời văn.
-Rèn kĩ năng tính nhanh,chính xác.
Giáo dục HS tự tin ham học toán.
 B – Chuẩn bị :
	-GV : SGK,bảng phụ.
	-HS : SGK,VBT
C- Các hoạt động dạy-học :
I- Ôån định: 
II.- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HSTB lên bảng , yêu cầu các em giải các bài tập ôn luyện thêm ở tiết trư\ớc .
 - Nhận xét và cho điểm HS .
III.- Dạy bài mới :
 1/ Giới thiệu : GV nêu yêu cầu tiết học
 2 / Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1 ... vua hề Sác – lô , Trạng Quỳnh , các nhà thể thao , 
 + Hai nhân vâït được nêu làm ví dụ trong gợi ý 1 , 2 đều là nhân vật trong SGK . Các em có thể kể về nhân vật đó . Nhưng rất đáng khen nếu các em tìm được chuyện kể ngoài sách giáo khoa . 
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể .
b) Cho HS thực hành ke åchuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
- Treo bảng phụ đã ghi sẵn dàn ý câu chuyện .
- Nhắc HS kể chuyện phải có đầu , có cuối thì các bạn mới hiểu được . Kể tự nhiên , hồn nhiên . Cần kết truyện theo lối mở rộng – nói thêm về tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện để các bạn cùng trao đổi 
 Với những truyện khá dài , các em có thể chỉ kể một hai đoạn , dành thời gian cho các bạn khác được kể .
- Cho HS theo dõi đánh giá bài kể của bạn .
IV- Củng cố ,dặn dò :
- Những câu chuyện các em vừa kể thuộc chủ đề gì 
- Trong các truyện đó , truyện nào hay nhất ? Em thích nhất truyện nào ?(TB)
-HS đọc trước nội dung của bài tập kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ở tiết sau .
- Nhận xét tiết học .
****************************************
TẬP ĐỌC 
CON CHIM CHIỀN CHIỆN 
 A- Mục tiêu : 
 1/ - Đọc lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên , vui tươi , tràn đầy tình yêu cuộc sống . 
 2/ - Hiểu ý nghĩa bài thơ : Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn , hát ca giữa không gian cao rộng , trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no , hạnh phúc , gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời , yêu cuộc sống. 
 3/ - Học thuộc lòng 3 khổ thơ tự chọn 
 B – Chuẩn bị :
 - Tranh minh họa bài thơ trong SGK . 
C- Các hoạt động dạy-học :
I.- Ôån định tổ chức 
II.- Kiểm tra bài cũ : 
- 3 HSTB,K đọc bài Vương quốc vắng nụ cười theo cách phân vai .
 + Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ởđâu ? ( HSTB) 
 + Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ? ( HSK) 
III.- Dạy bài mới :
 1/ Giới thiệu : GV nêu yêu cầu tiết học
 2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài .
a) Luyện đọc .
- Gọi 1 HSK đọc toàn bài, xem tranh minh hoạ
- Cho 6 HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ kết hợp cho HS đọc đúng các từ ngữ : chiền chiện , khúc hát , trong veo 
- Cho 6HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ kết hợp cho HS đọc chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo cặp . 
- Gọi 1HSG đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài.
- Cho HS đọc thầm cả bài .
+ Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? ( HSTB)
+ Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lại giữa không gian cao rộng ?( HSG) + Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện ? ( HSK)
+ Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em cảm giác như thế nào ? ( HSK,G )
c / Đọc diễn cảm + HTL:
- Cho HS đọc nối tiếp . 
+ Cho HS luyện đọc 3 khổ thơ đầu 
 + Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, khen những HS đọc hay.
-Cho học sinh nhẩm HTL 3 khổ thơ tự chọn .
-Cho HS thi đọc thuộc lòng
IV- Củng cố ,dặn dò :
- Bài thơ có ý nghĩa như thế nào ? (K) 
-Đọc trước bài Tiếng cười là liều thuốc bổ 
-GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
****************************************
TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ ( tiếp theo )
 A- Mục tiêu : Giúp học sinh ôn tập về:
 - Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số
 - Phối hợp các phép tính với phân số để giải toán có lời văn . 
Giáo dục HS tự tin ham học toán.
 B – Chuẩn bị :
	-GV : SGK,bảng phụ.
	-HS : SGK,VBT
C- Các hoạt động dạy-học :
I.- Ôån định tổ chức : 
II.- Kiểm tra bài cũ : Hỏi HS :
- Gọi 2 HSY,TB lên bảng , yêu cầu các em giải các bài tập ôn luyện thêm ở tiết trư\ớc .
 - Nhận xét và cho điểm HS .
III.- Dạy bài mới :
 1/ Giới thiệu : GV nêu yêu cầu tiết học
 2 / Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1
- Yêu cầu HS viết tổng, hiệu, tích, thương của hai phân số và rồi tính.
- Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp và yêu cầu HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2
- Yêu cầu HS tính và điền kết quả vào ô trống. Khi chữa bài có thể yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
Bài 3.
- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức, sau đó yêu cầu HS làm bài.
a) + - = + - = - = 
 x : = x 3 = = 
 : x = x x = 1 x = 
Bài 4.
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS
IV- Củng cố ,dặn dò :
- Nhận xét kết quả , tinh thần và thái độ học tập của HS .
 -Về nhà hoàn chỉnh bài tập
- Nhận xét tiết học :
****************************************
LỊCH SỬ
TỔNG KẾT, ÔN TẬP 
 A- Mục tiêu : Giúp học sinh : 
 - Hệ thống được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
 - Nhớ được các sự kiện , hiện tượng , nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn 
 - Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc .
 B – Chuẩn bị :
 - Phiếu học tập . 
 - Băng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử .
 C- Các hoạt động dạy-học :
I- Ôån định: 
II- Kiểm tra bài cũ : Hỏi 2 HSTB,K :
- Em biết gì về kinh thành Huế ? 
- Nêu vài công trình kiến trúc ở kinh thành Huế mà em biết ? 
- Nhận xét , cho điểm học sinh . 
III.- Dạy bài mới :
 1/ Giới thiệu : GV nêu yêu cầu tiết học
 2/ Hướng dẫn ôn tập : 
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân 
- Giới thiệu băng thời gian 
- Cho HS thảo luận cặp đôi rồi tự điền các sự kiện lịch sử tương ứng vào các khoảng thời gian trên băng .
- Cho HS trình bày , nêu các sự kiện lịch sử theo từng mốc thời gian .
- Cho HS nhận xét . 
- Nhận xét chung , chốt ý đúng .
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
- Chia lớp thành 6 nhóm . 
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận các câu hỏi ôn tập sau rồi cử đại diện trình bày 
Câu 1 : Bản đồnước ta đầu tiên có tên gọi là gì ? 
 a/ Bản đồ Đại Việt c/ Bản đồ Hồng Đức 
 b/ Bản đồ Việt Nam d/ Bản đồ Gia Long .
Câu 2 : Việc đất nước bị chia cắt thành hai miền thời Trịnh – Nguyễn phân tranh , lịch sử gọi hai vùng lãnh thổ nước ta là gì ?
 a/ Nam triều – Bắc triều c/ Chúa Trịnh – ChúaNguyễn 
 b/ Miền Bắc –Miền Nam d/ Đàng Trong – Đàng Ngoài 
Câu 3 : Nối tên vị vua ở cột A với mốc thời gian ở cột B cho phù hợp : 
 A B
 Lê Thái Tổ 1802 
 Quang Trung 1428
 Gia Long 1788
Câu 4 : Nêu tên những thành thị phát triển nhất ở nước ta hồi thế kỉ XVI – XVIII .
Câu 5 : Ghi tên tác giả các công trình khoa học thời Hậu Lê vào chỗ trống có chấm : 
- Đại Việt sử kí toàn thư : 
-Dư địa chí : 
- Đại Thành Toán pháp : 
- Lam Sơn thực lục : 
Câu 6 : Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ? 
IV.- Củng cố – Dặn dò :
- Cho HSTB nối tiếp đọc 4 nội dung ở SGK 
 -Dặn HS ôn tập kĩ các kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra cuối năm. 
- Nhận xét tiết học :
****************************************
KĨ THUẬT
LẮP XE ĐẨY HÀNG (tiết 2 )
I/ Mục tiêu:
 -HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe đẩy hàng.
 -Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe đẩy hàng đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
 -Rèn tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe đẩy hàng.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Mẫu xe đẩy hàng đã lắp sẵn. 
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật .
III/ Hoạt động dạy- học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Lắp xe đẩy hàng. 
 b)HS thực hành:
 * Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe đẩy hàng. 
 a/ HS chọn chi tiết
 -GV kiểm tra giúp đỡ HS chọn đúng đủ chi tiết để lắp xe đẩy hàng.
 b/ Lắp từng bộ phận :
 -GV gọi HS đọc lại ghi nhớ.
 -HS thực hành lắp từng bộ phận.GV lưu ý:
 +Lắp các thanh chữ U dài vào đúng các lỗ ở tấm lớn làm giá đỡ. 
 +Vị trí trong, ngoài của các thanh thẳng 11,7,6 lỗ. 
 -Lắp thành sau xe phải chú ý vị trí của mũ vít và đai ốc.
 -GV đến từng bàn để kiểm tra. 
 c/ Lắp ráp xe đẩy hàng 
 -GV quan sát H.1 SGK và nội dung qui trình để thực hành lắp ráp xe.
 -Theo dõi, các nhóm để uốn nắn và chỉnh sửa.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu những tiêu chuẩn đánh gía sản phẩm thực hành:
 +Lắp xe đẩy hàng đúng mẫu và đúng qui trình.
 +Xe đẩy hàng lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
 +Xe chuyển động được.
 -GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. 
 -Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Lắp ô tô tải”.
****************************************
SINH HOẠT LỚP
Kiểm điểm các hoạt đợng tuần 33
- Nhắc nhở hs thực hiện đúng nội quy trường lớp.
- Tuyên dương hs thực hiện tốt.
- Phở biến hoạt đợng tuần 34.
********************************************************************************
Thứ năm ngày 30 tháng 4 năm 2009
NGHĨ LỄ 30/4
********************************************************************************
Thứ sau ngày 1 tháng 5 năm 2009
NGHĨ LỄ 1/5
	Hết tuần 29
********************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_33_nguyen_thi_my_trang.doc