Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Bản 2 cột đẹp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Bản 2 cột đẹp)

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện (người dẫn chuyện, Trạng Quỳnh, chúa Trịnh).

2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa : No thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động : (1) Hát .

2. Bài cũ : (3) Tiếng cười là liều thuốc bổ

HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK .

3. Bài mới : (27)

 a) Giới thiệu bài : Ăn “Mầm đá”

- Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa : No thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.

 b) Các hoạt động :

 

doc 37 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Bản 2 cột đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 8 tháng 5 năm 2006.
Tập đọc 
TIẾT 67:	TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ 
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.
2. Hiểu điều bài báo muốn nói: Tiếng cười làm cho người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó, làm cho học sinh có ý thức tạo ra cuộc sống xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười. 
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh họa bài đọc trong sách học sinh.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) HS đọc bài Con chim chiền chiện.
- 2 , 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của bài thơ.
 3. Bài mới : (27’) 
a) Giới thiệu bài : Tiếng cười là liều thuốc bổ
- Các em sẽ Tiếng cười làm cho người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. 
b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: Từ đầu mỗi ngày cười 400 lần.
+Đoạn 2: Tiếp theo . làm hẹp mạch máu.
+Đoạn 3: Còn lại
+Kết hợp giải nghĩa từ: thống kê, thư giản, sảng khoái, điều trị. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
* Phân tích cấu tạo của bài báo trên? Nêu ý chính của từng đọan văn? 
Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ? 
Người ta tìm cách tạo ta tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? 
Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ý đúng nhất? 
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: Tiếng cười .mạch máu.
- GV đọc mẫu
Học sinh đọc 2-3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. 
Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
- Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác.
 - Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
 - Đoạn 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn.
 - Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 km/ giờ, các cơ mặt thư giản, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn.
 - Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.
 - Ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
 4. Củng cố : (3’)
	- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn .
- Chuẩn bị : Ăn “Mầm đá”
6. Rút kinh nghiệm : 
..
........
Thứ hai, ngày 8 tháng 5 năm 2006.
Chính tả 
TIẾT 34:	NÓI NGƯỢC
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. Nghe và viết đúng chính tả,trình bày đúng bài vè dân gian: Nói ngược .
 2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu và dấu thanh dễ lẫn :r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Một số tờ phiếu khổ rộng viết BT2, chỉ viết những từ ngữ có tiếng cần lựa chọn.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) 
Ngắm trăng, Không đề.
- Tìm từ phân biệt ch/tr , iêu/iu.
 3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài : 
- Nghe - viết : Nói ngược .
- Phân biệt âm đầu và dấu thanh dễ lẫn :r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã.
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả. 
Cho HS luyện viết từ khó .
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài
Giáo viên đọc cho HS viết 
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
 Hoạt động 2: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
 Hoạt động 3: HS làm bài tập chính tả 
Giáo viên giao việc: 3 nhóm thi tiếp sức.
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
HS theo dõi trong SGK 
HS đọc thầm 
HS viết vào bảng con: liếm lông, nậm rượu, lao đao, trúm, đổ vồ, diều hâu.
HS nghe.
HS viết chính tả. 
HS dò bài. 
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
HS đọc yêu cầu bài tập 2. 
Cả lớp đọc thầm
HS làm bài 
HS trình bày kết quả bài tập 
giải đáp, tham gia, dùng một thiết bị, theo dõi, bộ não, kết quả, bộ não, không thể. 
HS ghi lời giải đúng vào vở. 
 4. Củng cố : (3’)
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Về nhà tiếp tục luyện viết lại các chữ sai ( nếu có) .
Nhận xét tiết học. Kết thúc môn học . 
6. Rút kinh nghiệm : 
Thứ ba, ngày 9 tháng 5 năm 2006.
Luyện từ và câu
TIẾT 67:	MỞ RỘNG VỐN TỪ LẠC QUAN – YÊU ĐỜI 
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU	
1. Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời.
2. Biết đặt câu với các từ đó .
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ kẻ bảng phân loại (Bài tập 1).
Phiếu học tập có nội dung bài tập 1.
SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
- 2 HS đặt 2 câu có dùng trạng ngữ chỉ mục đích.
- Đặt 2 câu hỏi cho phần trạng ngữ chỉ mục đích.
- GV nhận xét.
3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài : Mở rộng vốn từ : Lạc quan – Yêu đời
Hiểu vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời, trong các từ đó có từ Hán Việt .
Biết thêm một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền gan, không nản chí trong hoàn cảnh khó khăn . 
 b) Các hoạt động 
Bài tập 1.
- GV hướng dẫn HS cách thử để biết 1 từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình.
Từ chỉ họat động trả lời câu hỏi làm gì?
Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi cảm thấy thế nào?
Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi là người thế nào?
Từ vừa chỉ cảm giác, vừa chỉ tính tình trả lời câu hỏi cảm thấy thế nào? Là người thế nào?
- GV phát phiếu cho từng HS làm việc theo cặp.
- GV nhận xét.
Bài tập 2: 
– GV nhận xét. 
Bài tập 3: 
GV nhắc HS : chỉ tìm các từ miêu tả tiếng cười-tả âm thanh.
GV nhận xét, chốt lại câu hợp lý. 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời. 
HS làm bài. - HS xếp các từ đã cho vào bảng phân loại.
- 4 HS làm bảng phụ, mỗi em viết 1 cột.
- Cả lớp nhận xét.
- HS nhìn bảng đọc kết quả.
Từ chỉ hoạt động
Vui chơi, mua vui, góp vui
Từ chỉ cảm giác:
vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui.
Từ chỉ tính tình
vui tính, vui nhộn, vui tươi.
Từ vừa chỉ tính tình, vừa chỉ cảm giác
 vui vẻ.
HS đọc yêu cầu của bài.
HS đặt câu. 
HS đọc yêu cầu.
HS trao đổi làm bài.
HS phát biểu ý kiến.
Ví dụ: Cười ha hả: Anh ấy cười ha hả, đầy vẻ khoái chí.
4. Củng cố : (3’)
	- Hãy nêu các từ ngữ nói về tinh thần lạc quan, yêu đời	. Đặt câu với từ vừa nêu
- Nhận xét.
 5. Dặn dò : (1’)
Chuẩn bị: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu. 
6. Rút kinh nghiệm : 
..
........
Thứ ba, ngày 9 tháng 5 năm 2006.
Kể chuyện 
TIẾT 34: 	KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói :
-Hs chọn được một câu chuyện về một người vui tính. Biết kể chuyện theo cách nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện ) hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện) .
-Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
-Lời kể tự nhiên, chân thật, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên.
 2. Rèn kỹ năng nghe:
-Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét , đánh giá đúng lời kể
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng lớp viết sẵn đề bài.
Viết sẵn gợi ý 3(dàn ý cho 2 cách kể)
Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Kể chuyện đã nghe, đã đọc
	- Kể lại 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc 
 3. Bài mới : (27’) 
 a) Giới thiệu bài : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
-HS biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) các em đã được chứng kiến hoặc tham gia nói về tinh thần lạc quan, yêu đời.
 b) Các hoạt động :
*Hoạt động 1:Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu HS đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Yêu cầu 3 HS nối tiếp đọc các gợi ý.
-Nhắc HS: 
+Nhân vật trong câu chuyện của em là một người vui tính mà em biết trong cuộc sống hàng ngày.
+Có thể kể theo hai hướng:
*Giới thiệu một người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm tính cách đó( kể không thành chuyện). Khi nhân vật là người thật, quen nê kể theo hướng này..
*Kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc vể một người vui tính( kể thành chuyện). Nên kể hướng này khi nhân vật là người em biết không nhiều.
-Yêu cầu HS nói giới thiệu nhân vật muốn kể.
*Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Cho HS kể chuyện 
-Cho HS thi kể 
-Cho HS bình chọn 
- HS đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
- 3 HS nối tiếp đọc các gợi ý.
-Giới thiệu nhân vật muốn kể.
-Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
- HS bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
 4. Củng cố : (3’)
	-Gv nhận x ... S tự chọn mô hình.
Nêu tên sản phẩm đã chọn
Tiến hành lắp ghép : Lắp từng bộ phận ; lắp ráp mô hình .
* Đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn:lắp đúng kĩ thuật, quy trình; chắc chắn .
4. Củng cố : (3’) .
Nhận xét sự xem xét nghiên cứu của hs.
- Giáo dục HS có ý thức đảm bảo an toàn lao động.
5. Dặn dò : (1’)
	- Chuẩn bị : Lắp ghép mô hình tự chọn .
6. Rút kinh nghiệm : 
..
...... 
Thứ tư, ngày 10 tháng 5 năm 2006.
Mĩ thuật 
TIẾT 34:	VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TỰ DO
I .MỤC TIÊU :
HS hiểu cách tìm và chọn nội dung đề tài để vẽ tranh . HS biết cách vẽ được tranh theo ý thích . . HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh .
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
SGK , SGV ; Tranh ảnh về các đề tài khác nhau ;
Bài vẽ của HS lớp trước ; Hình gợi ý cách vẽ tranh . 
Học sinh : Tranh ảnh về các đề tài ; SGK ; Vở thực hành ; Bút chì , màu vẽ , giấy màu , hồ 
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Khởi động : ( 1’ )
2. Bài cũ : (3’) Vẽ tranh : đề tài vui chơi trong mùa hè	
	Nhận xét cách vẽ
3. Bài mới : (27’)
a) Giới thiệu bài: Vẽ tranh : đề tài tự do
HS biết tìm , chọn nội dung đề tài để vẽ 
Biết cách vẽ được tranh theo ý thích . Biết quan tâm đến cuộc sống xung quanh .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1:Tìm, chọn nội dung đề tài 
-Giới thiệu HS một số tranh để hs nhận ra tranh có rất nhiều đề tài.
-Ở mỗi đề tài HS cần tìm ra nội dung và hình ảnh tương ứng để vẽ.
-Yêu cầu HS nói về đề tài mình chọn.
Hoạt động 2:Thực hành 
-Hướng dẫn HS dựa vào cách vẽ tranh đã học để tự vẽ tranh với đề tài mình yêu thích.
-Nêu nhận xét và nói về đề tài sẽ vẽ.
HS dựa vào cách vẽ tranh đã học để tự vẽ tranh với đề tài đã chọn
4. Củng cố : (3’)
	 -Nhận xét HS hiểu về đề tài và những hình ảnh phù hợp. 
5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Chuẩn bị : Vẽ tranh : đề tài tự do.	
6. Rút kinh nghiệm : ..
......
Thứ năm, ngày 11 tháng 5 năm 2006.
Âm nhạc 
TIẾT 34: 	 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU :
Ôn tập các bài hát _ HS học thuộc các bài hát : Chúc mừng , Bàn tay mẹ , Chim sáo ,Chú voi con ở Bản Đôn , Thiếu nhi thế giới liên hoan. 
 Hát đúng giai điệu , lời ca và hát diễn cảm 
Ôn tập đọc nhạc : _ Học thuộc tên nốt nhạc . Đọc đúng cao độ, trường độ ,kết hợp lời ca . Học thuộc giai điệu và lời ca các bài TĐN số 5, 6 , kết hợp gõ đệm
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
Nhạc cụ ; Đồ dùng dạy học ; Những bài hát và TĐN cho HS ôn tập . 
Học sinh :
SGK ; Vở ghi nhạc ; Nhạc cụ gõ . 
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Khởi động : ( 1’ )
2.Bài cũ : Bài hát tự chọn 
3.Bài mới : (27’)
 A).GIỚI THIỆU BÀI: BÀI HÁT TỰ CHỌN .
	HÔM NAY , CHÚNG TA HÁT BÀI “ BAY CAO TIẾNG HÁT ƯỚC MƠ” . BÀI HÁT NÓI VỀ TÌNH CẢM CỦA ĐỘI VIÊN TNTP HCM KHI ĐƯỢC MANG CHIẾC KHĂN QUÀNG TRÊN VAI.
 b) Các hoạt động : 
Nội dung 1: Ôn 5 bài hát
Hoạt động 1:
GV cho HS hát lại 5 bài hát, mỗi bài 2-3 lượt, có vận động phụ hoạ.
GV lưu ý HS hát diễn cảm, thể hiện những kí hiệu ghi trên tác phẩm.
Hoạt động 2: 
GV chỉ định cá nhân Sau đó GV nhận xét, đánh giá. 
Nội dung 2: Ôn TĐN
Hoạt động 1:
 GV cho HS ôn tập các hình tiết tấu
Hoạt động 2: 
GV cho HS ôn tập từng bài TĐN theo đàn, kết hợp gõ phách hoặc gõ nhịp.
GV cho HS đọc từng bài TĐN không theo đàn, kết hợp hát lời ca.
GV dành một lượng thời gian để kiểm tra rồi nhận xét, đánh giá những em chưa được kiểm tra ở các tiết trước. 
- Cả lớp - HS hát lại 5 bài hát, mỗi bài 2-3 lượt, có vận động phụ hoạ.
-HS hát1 trong 5 bài đã ôn.
- HS ôn tập các hình tiết tấu
HS hát kết hợp gõ đệm.
HS thực hiện. 
4. Củng cố : (3’)
	HS cần dành thời gian ôn tập những bài hát và TĐN trong HK II để chuẩn bị cho việc kiểm tra cuối năm. 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .	
6. Rút kinh nghiệm : ..
......
Thứ tư, ngày 10 tháng 5 năm 2006.
Thể dục 
Tiết 67:	NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “ LĂN BÓNG” 
I. MỤC TIÊU :
- Ôn Nhảy dây chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện đúng động tác và nâng cao thành tích .
	- Chơi trò chơi Lăn bóng bằng tay . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , dụng cụ , kẻ sẵn các vạch .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
* Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc : 120m – 150m.
* Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu : 1 phút.
- Một số động tác tay , chân , lưng , bụng , toàn thân và nhảy của bài TDPTC : 2 lần / 8 nhịp.
- Ôn nhảy dây : 1 – 2 phút
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác đội hình đội ngũ , thể dục rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Nhảy dây: 9 – 11 phút .
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau 
+ Nhắc lại và làm động tác so dây, chao dây, quay dây kết hợp giải thích từng cử động cho HS nắm .
b) Trò chơi “Lăn bóng bằng tay” : 9 -10 phút .
-Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
- Trực tiếp điều khiển , chú ý nhắc nhở , đề phòng không để xảy ra chấn thương cho các em .
Hoạt động lớp, nhóm .
+ Các tổ luyện tập theo khu vực qui định
+ Đứng tại chỗ, chụm hai chân bật nhảy không có dây, rồi nhảy có dây . 
Các tổ trưởng điều khiển tổ mình tập .
+ Thi xem ai nhảy được nhiều lần
-Chơi thử Lần lượt từng tổ thực hiện 1 lần. Tổ nào chơi đều , đúng , đẹp , nhanh được biểu dương . Tổ nào kém nhất sẽ phải chạy 1 vòng xung quanh các tổ thắng .
- Các tổ tiếp tục chơi thi đua với nhau .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 2 phút .
Hoạt động lớp .
-Đi đều và hát : 2 phút
- Một số động tác hồi tĩnh : 1 phút .
6. Rút kinh nghiệm : ..
......
Thứ sáu, ngày 12 tháng 5 năm 2006.
 Thể dục 
Tiết 68: 	NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “ DẪN BÓNG” 
I. MỤC TIÊU :
- Ôn Nhảy dây chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện đúng động tác và nâng cao thành tích .
- Trò chơi “Dẫn bóng” . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , dụng cụ và bóng , kẻ sân chơi , dây.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
* Xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân : 2 - 3 phút.
- Ôn một số động tác của bài TDPTC : 2 lần / 8 nhịp: 2 phút.
- Ôn nội dung sẽ kiểm tra ở phần cơ bản : 2 – 3 phút
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác thể dục rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . 
a) Nhảy dây: 9 – 11 phút .
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau 
+ Nhắc lại và làm động tác so dây, chao dây, quay dây kết hợp giải thích từng cử động cho HS nắm .
b) Trò chơi “Dẫn bóng”: 9 – 11 phút.
-Nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp chỉ dẫn sân chơi và làm mẫu: 2phút
+Nhận xét, giải thích thêm cách chơi
- Trực tiếp điều khiển , chú ý nhắc nhở , đề phòng không để xảy ra chấn thương cho các em .
Hoạt động lớp, nhóm .
+ Các tổ luyện tập theo khu vực qui định
+ Đứng tại chỗ, chụm hai chân bật nhảy không có dây, rồi nhảy có dây . 
Các tổ trưởng điều khiển tổ mình tập .
+ Thi xem ai nhảy được nhiều lần
-Nhắc lại cách chơi
+ Chơi thử: 2 lần.
+ Chơi chính thức: 2 lần
- Cả lớp chơi theo đội hình 2 hàng dọc.
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Một số động tác hồi tĩnh : 1 phút .
Đi đều và hát : 1 - 2 phút
Thứ sáu, ngày 12 tháng 5 năm 2006.
Sinh hoạt
TUẦN 34
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 35.
- Báo cáo tuần 34.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến .
 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội .
- Tham dự Đại hội Liên Đội .
- Tích cực đọc và làm theo báo Đội .
- Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội .
 4. Sinh hoạt tập thể : (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta .
- Chơi trò chơi : Tìm bạn thân .
 5. Tổng kết : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 35.
- Nhận xét tiết .
 6. Rút kinh nghiệm : 
	- Ưu điểm : ....	- Khuyết điểm :
....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_34_ban_2_cot_dep.doc