Giáo án Lớp 4 - Tuần 3+4 - Năm học 2010-2011 - Đoàn Thị Thu Hoài

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3+4 - Năm học 2010-2011 - Đoàn Thị Thu Hoài

I. MỤC TIÊU : Giúp HS

 - Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.

 - Củng cố thêm về hàng & lớp.

II. CHUẨN BỊ:

- - Bảng phụ (hoặc giấy to) có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở phần đầu của

- bài học.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 64 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3+4 - Năm học 2010-2011 - Đoàn Thị Thu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai ngày 30 tháng 8 năm 2009
 Tiết 1 Chào cờ đầu tuần.
.................................................................
 Tiết 2 TẬP ĐỌC 
THƯ THĂM BẠN
 I. MỤC TIÊU
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thong chia sẻ với nỗi đau của bạn.
 - Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẽ đau 
 buồn cùng bạn.(trả lời được các CH trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. 
 - Tranh minh họa bài đọctrong SGK. 
 - Băng giấy viết đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ. 
 - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình và nêu ý nghĩa 2 dòng thơ cuối. 
 - GV nhận xét và cho điểm. 	
2. Dạy bài mới. 
2.1 Giới thiệu bài:	 HS nhắc lại tựa bài. 
2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc 
- GV hướng dẫn chia đoạn. 
- GV sữa lỗi phát âm nhũng từ dễ phát
 âm sai. 
- GV giúp HS hiểu 1 số từ khó và mới trong bài.
- Cho HS luyện đọc theo cặp. 
- Gọi HS khá đọc cả bài.
- GV đọc mẫu lần .
b) Tìm hiểu bài. 
- GV Hỏi : * Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ? 
* Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để 
làm gì ?
* Bạn Hồng đã bị mất mát, đau thương gì? 	 
* Những câu văn nào cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ? 
* Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ?
- GV Hỏi : Lũ lụt đã gây ra thiệt hại gì cho con người ?
- GV nêu : Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con nguời . Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên
- Cho HS đọc đoạn 3, hỏi: Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng? 
* Hỏi: Những dòng mở đầu và dòng kết thúc bức thư có tác dụng gì? 
Hỏi: Nội dung bài thơ thể hiện điều gì?
- GV chốt lại và ghi bảng. 
2.4 Luyện đọc diễn cảm. 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bức thư. 	
- GV hướng dẫn giọng đọc cho toàn bài,
 sau đó đưa bảng phụ và hướng dẫn HS đọc 1 đoạn. 
 + GV đọc mẫu. 
 + Cho HS luyện đọc diễn cảm. 
 + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
3. Củng cố - Dặn dò.
+ Qua bức thư, em thấy bạn Lương là người như thế nào? 
+ Em đã làm gì để giúp đỡ những bạn khó khăn, hoạn nạn? 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau.	 
- 2 HS đọc và nêu ý nghĩa 2 dòng 
thơ cuối. 
 + Đoạn 1 : Từ đầu .với bạn
 + Đoạn 2 : như mình
 + Đoạn 3 : Phần còn lại
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn lượt 1.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn lượt 2.
- HS nêu từ khó: lũ lụt, quyên góp,
 mãi mãi,
- 1 HS đọc chú giải. 
- Từng cặp đọc tiếp nối cho đến hết bài.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK. 
- HS nghe và theo dõi SGK.
- HS đọc thầm đoạn 1
- Không, Lương chỉ biết Hồng qua đọc báo. 
- Để chia buồn với Hồng.
- Ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa qua. 
- HS đọc thầm đoạn 2.
- “ Hôm nay, đọc báo.chia buồn với bạn”; “ Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòira đi mãi mãi” 
 +Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm : 
“ Chắc là Hồng . nước lũ ’’. 
 + Lương khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau : 
“Mình tin .. đau này ’’.
 + Lương làm cho Hồng yên tâm :
 “ Bên cạnh Hồng . Như mình ’’ .
- HS trả lời
- HS đọc đoạn 3 và trả lời: Lương gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền mà Lương đã bỏ ống từ mấy năm nay.
- HS đọc thầm lại dòng mở đầu và dòng kết thúc bức thư 
- Dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư , những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, ..
- Tình cảm của Lương đối với bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau hương mất mát trong cuộc sống. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc, cả lớp tìm ra giọng đọc .
- HS nghe và theo dõi bảng phụ.
- HS nghe và theo dõi. 
- HS luyện đọc theo cặp hoặc đọc thầm.
 - 5 đến 6 HS thi đọc , cả lớp nhận xét và bình chọn.
- Là bạn tốt , giàu tình cảm
.
Tiết 3 TOÁN
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tt)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS
 - Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
 - Củng cố thêm về hàng & lớp.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ (hoặc giấy to) có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở phần đầu của
 bài học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu lại các lớp , các hàng đã học
2. Dạy - hoc bài mới: 
2.1. Giới thiệu: 
2.2. Hướng dẫn đọc, viết số
- GV đưa bảng phụ, yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng chính, những HS còn lại viết ra bảng con. 
- GV cho HS tự do đọc số này
- GV hướng dẫn lại cách đọc : 
 + Ta tách số thành từng lớp, lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu .
 + Bắt đầu đọc số từ trái sang phải, tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để học đọc rồi thêm tên 
lớp đó. 
- GV đọc chậm để HS nhận ra cách đọc, sau đó GV đọc liền mạch
2.3. Luyện tập - thực hành
Bài 1:
 - Cho HS nêu lại đầu bài. 
 - Gọi lần lượt HS lên bảng viết số và đọc số vừa viết. 
- GV nhận xét và chốt lại.
- GV nhận xét.
Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- GV viết từng số lên bảng, 
gọi HS đọc.
- GV nhận xét.
Bài 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu. 
GV đọc từng số, cho HS viết vào vở.
3. Củng cố – dặn dò 
- Nêu qui tắc đọc số?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- HS nhắc lại tựa bài
- 1 HS thực hiện trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con số 342 157 413.
- HS thi đua đọc số
- HS nghe GV hướng dẫn cách đọc số.
Sau đó nêu lại.
- 1 HS nêu.
- HS viết và đọc các số: 
32 000 000; 32 516 000; 32 516 497; 
834 291 712 ; 308 250 705; 500209037
- HS nhận xét. 
- 1 HS nêu.
- HS đọc nối tiếp :
 7 312 836; 57 602 511; 351 600 307
900 370 200 ; 400 070 192
- HS nhận xét.
- 1 HS nêu .
HS viết số: a/ 10 250 214
 b/ 253 564 888
 c/ 400 036 108
 d/ 700 000 231
- HS nêu.
......................................................................
 Tiết 4 ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (T1)
I . MỤC TIÊU :
 - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
 - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
 - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập
 - Yêu nếm, noi theo nhũng tấm gương HS nghèo vượt khó.
II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
 GV : - SGK 
 - Các mẫu chuyện ,tấm gương vượt khó trong học tập.
 HS : - SGK
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là trung thực trong học tập?
- Vì sao cần trung thực trong học tập?
- Kể những câu chuyện trung thực trong học tập?
- GV nhận xét , ghi điểm
2. Dạy bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
b) Hoạt động 2: Kể chuyện
- Trong cuộc sống ai cũng thể có thể gặp những khó khăn, rủi ro. Điều quan trọng là chúng ta phải biết vượt qua. Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?
- GV kể truyện.
- Yêu cầu HS tóm tắt lại câu chuyện
c) Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm 
- Chia lớp thành các nhóm
- GV đưa nội dung thảo luận lên bảng và giao nhiệm vụ
 + Thảo đã gặp những khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày ?
 + Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy , bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
- GV ghi tóm tắt các ý trên bảng
- GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tấm gương của bạn.
d) Hoạt động 4: Làm bài tập theo cặp đôi
 (câu hỏi 3)
- GV nêu câu hỏi thảo luận
 + Nếu ở trong hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo em sẽ làm gì ?
- GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
e) Hoạt động 5: Làm việc cá nhân (Bài tập 1)
- Yêu cầu HS nêu cách sẽ chọn và nêu lí do.
=> GV kết luận: ( a ), ( b ), ( d ) là những cách giải quyết tích cực. 
- Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ rút ra được điều gì?
3. Củng cố - dặn dò
- Ở lớp ta, trường ta có bạn nào là HS vượt khó hay không?
- Chuẩn bị bài tập 3, 4 trong SGK
- Thực hiện các hoạt động ở mục Thực hành trong SGK.
- HS trả lời
- 2 HS kể lại câu chuyện cho cả 
lớp nghe.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi 
- Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết. 
- HS cả lớp trao đổi, đánh giá các cách giải quyết. 
- Làm bài tập 1 
- HS nêu 
- HS đọc ghi nhớ.
 ____________________________________________________________
 Thứ ba ngày 31 tháng 8 năm 2010.
Tiết 1 TOÁN
 LUYỆN TẬP
I .MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:	
 - Củng cố cách đọc số, viết số đến lớp triệu.
 - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ (hoặc giấy to) có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy - hoc bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài : 
2.2. Hướng dẫn luyện tập:
a)Củng cố về đọc số và cấu taọ hàng lớp 
của số (bài tập2)
- GV lần lượt đọc các số trong bài tập 2 lên bảng, có thể thêm các số khác và yêu cầu HS đọc các số này.
- Khi HS đọc các số trước lớp, GV kết hợp hởi về cấu tạo hang lớp của số.
b)Củng cố về viết số và cấu tạo số (bài tập 3)
- GV lần lượt đọc các số trong bài tập 3(có thể thêm các số khác), yêu cầu HS viết các số theo lời đọc.
- GV nhận xét phần viết số của HS.
c) Củng cố về nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp (bài tập 4)
- GV viết lên bảng các số có trong bài tập 4 (có thể viết thêm các số khác)
- GV hỏi: Trong số 715638, chữ số 5 thuộc hàng nào lớp nào?
- Vậy chữ số 5 trong số 
715638 là bao nhiêu?
- Giá trị của chữ số 5 trong số 571638 là bao nhiêu? Vì sao?
 - Giá trị của chữ số 5 trong số 836571 là bao nhiêu? Vì sao?
- GV có thể hỏi thêm các chữ số khác ở 
hàng khác.
3 Củng cố - dặn dò:
- Cho HS nhắc lại các hàng & lớp 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- HS làm bài tập.
 - HS nghe GV giới thiệu.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đọc số cho 
nhau nghe.
- Một số HS đọc trước lớp. 
- Một HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào VBT. (Lưu ý phải viết đúng theo thứ tự GV đọc)
- HS theo dõi và đọc số.
- Trong số 715638, chữ số 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn.
 - Là 5000.
- Là 500000 vì chữ số 5 thuộc hàng trăm nghìn, lớp nghìn
- Là 500 vì chữ số 5 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị.
- HS trả lời tương tự
 Tiết 2 KHOA HỌC 
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I .MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Học sinh có thể :
 a. Nêu tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ.
 b. Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa chất đạm và thức ăn ... được gọi là trục thời gian. Trên trục thời gian, 100 năm hay 1 thế kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa 2 vạch dài liền nhau.
+ Người ta tính mốc các thế kỉ như sau:
* Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất.
* Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ 2.
- HS theo dõi và nhắc lại.
* Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ thứ 3.
* Từ năm 301 đến năm 400 là thế kỉ thứ 4.
* Từ năm 1900 đến năm 2000 là thế kỉ thứ 20.
- GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. Sau đó hỏi:
+ Năm 1879 là ở thế kỉ nào?
- Thế kỉ thứ 19.
+ Năm 1945 là ở thế kỉ nào?
- Thế kỉ thứ 20.
+ Em sinh vào năm nào? Năm đó ở vào thế kỉ thứ bao nhiêu?
- HS trả lời.
- GV giới thiệu: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ thứ mười lăm ghi là XV.
- GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19, 20, 21 bằng chữ số La Mã.
- HS ghi ra nháp một số thế kỉ bằng chữ số La Mã.
- HS viết : XIX, XX, XXI.
Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành.
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài.
- 3 em lên bảng làm, cả lớp làm bài.
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài
 lẫn nhau.
- Theo dõi và chữa bài.
- Hỏi: Làm thế nào để phút = 20 giây ?
- Vì 1 phút = 60giây nên 
phút = 60 giây : 3 = 20 giây.
-Làm thế nào để tính được 1phút 8giây= 68giây?
- Vì 1 phút = 60giây nên 
1phút 8giây = 60 giây + 8giây
 = 68giây.
- Hãy nêu cách đổi thế kỉ ra năm ?
- 1 thế kỉ = 100năm nên 
thế kỉ = 100 năm : 2 =50 năm.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2(a, b)
- Với HS khá GV yêu cầu HS tự làm bài, với HS TB , GV hướng dẫn HS xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỉ nào và ghi vào vở.
- HS làm bài.
a) Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó thuộc thế kỉ XIX. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, năm đó thuộc thế kỉ XX.
b) Cách mạng tháng tám thành công năm 1945, năm đó thuộc thế kỉ XX.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn HS chưa hoàn thành hết bài về nhà tiếp tục hoàn thành bài còn dở và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 2 ĐỊA LÝ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN
Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở 
Hoàng Liên Sơn.
- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
 - Rèn luyện kỹ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê.
- HS biết yêu thiên nhiên, con người ở Hoàng Liên Sơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam 
- Tranh, ảnh về ruộng bậc thang, một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
- HS : Chuẩn bị sách ,vở địa lí.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn
- Kể về lễ hội, trang phục và chợ phiên ở Hoàng Liên Sơn
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Trồng trọt trên đất dốc.
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? trồng ở đâu?
+ Ruộng bậc thang thường được làm 
ở đâu ? 
+ Vì sao phải làm ruộng bậc thang?
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang?
2.3 Nghề thủ công truyền thống.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Bước 1 : HS dựa vào tranh , vốn hiểu biết để thảo luận 
- GV chia nhóm 
- GV đưa ra nội dung thảo luận 
+ Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn 
+ Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm 
Bước 2 : Đại diện các nhóm trả lời 
- G nhận xét
2.4 Khai thác khoáng sản
* Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
Bước 1 :
 + Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn.
 + Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn hiện nay khoáng sản nào được khai thác
 nhiều nhất ?
 + Mô tả quy trình sản xuất phân lân.
 + Tại sao chúng ta phải bảo vệ , giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí ?
 + Ngoài khai thác khoáng sản người dân còn khai thác gì?
Bước 2 :
- GV nhận xét và nêu : Khoáng sản rất cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp vì vậy chúng ta phải khai thác khoáng sản 1 cách hợp lí 
- GV yêu cầu đọc mục ghi nhớ
3. Củng cố - Dặn dò
 Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường 
làm những nghề gì? 
- HS nêu nội dung bài 
- Nhận xét tiết học 
- HS đọc mục 1 SGK
 - Trồng lúa, ngô, chè ở trên rẫy, ruộng bậc thang.
- HS quan sát H1
 - Ruộng bậc thang thường làm ở trên sườn núi.
- giúp cho giữ nước, chống xói mòn
 - Trồng lúa , ngô , chè
- HS thảo luận 
 - Dệt, may, thêu, đan lát, rèn đúc.
- có màu sắc sặc sỡ.
- Các nhóm trình bày kết quả 
- HS nhận xét
- HS đọc mục 3 và quan sát H3
 ..a-pa-tít, đồng, chì, kẽm. 
- A- pa – tít
 - Quặng a-pa-tit được khai thác từ mỏ, sau đó làm giàu quặng ( loại bỏ bớt đất, đá, tạp chất), khi đạt tiêu chuẩn sẽ đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân phục vụ cho nông nghiệp.
- Khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp 
- gỗ, mây, nứa để làm nhà, đồ dùng, nấm mộc nhĩ, măng làm thức ăn; quế, sa nhân làm thuốc chữa bệnh
- HS trả lời các câu hỏi
- HS nhận xét
- Học sinh đọc nội dung ghi nhớ
..
Tiết 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY.
I. MỤC TIÊU
- Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) – BT1,2
- Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần) - BT3
- Các em vận dụng bài học làm tốt bài tập và trình bày sạch sẽ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như bài tập 1, bài tập 2và bút dạ, - Từ điển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy.
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
1. Thế nào là từ ghép? cho ví dụ và phân tích
2. Thế nào là từ láy? Cho ví dụ và phân tích.
 * GV nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- Đọc các từ mình tìm được.
2. Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đề.
- Lắng nghe.
HĐ1 : Hướng dẫn HS làm các bài tập.
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-2 HS đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- Thảo luận cặp đôi và trả lời:
+Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp.
+Từ bánh rán có nghĩa phân loại. 
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- 2 em đọc bài.
- Phát giấy kẻ sẵn bảng & bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu thảo luận trong nhóm và làm bài.
- HS nhận đồ dùng, thảo luận trong nhóm.
-Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhóm xong trước lên dán, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Chữa bài (nếu sai)
Từ ghép phân loại
Từ ghép tổng hợp
Đường ray, xe đạp, tàu hỏa, xe điện, máy bay.
Ruộng đồng, làng
 xóm, núi non, gò
 đống, bờ bãi, hình 
dạng, màu sắc. 
H: Tại sao em lại xếp tàu hỏa vào từ ghép phân loại?
vì tàu hỏa chỉ phương tiện giao thông đường sắt, có nhiều toa, chở được nhiều hàng, phân biệt với tàu thủy, tàu bay. ...
+Tại sao núi non là từ ghép tổng hợp?
vì núi non chỉ chung loại địa hình nổi lên cao hơn so với mặt đất.
GV nhận xét tuyên dương những em giải thích đúng, hiểu bài. 
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS đọc 
- Phát giấy & bút dạ.Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- Thảo luận nhóm. 
- Gọi nhóm làm xong dán phiếu lên bảng.
- Đại diện lên dán. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 GV nhận xét, chốt ý đúng:
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần
Nhút nhát
Lao xao, lạt xạt
Rào rào, he hé. 
H: Muốn xếp được các từ láy vào đúng ô cần xác định những bộ phận nào?
- cần xác định các bộ phận được lặp lại, âm đầu, vần, cả âm đầu và vần.
H: Phân tích cấu tạo mô hình từ láy nhút nhát, rào rào?
- Nhút nhát: láy lại âm đầu nh. 
- Rào rào: lặp lại cả âm đầu r và vần ao.
- Nhận xét, tuyên dương những em hiểu bài.
4. Củng cố - dặn dò:
H: Từ ghép có những loại nào? Cho ví dụ
H: Từ láy có những loại nào? Cho ví dụ. 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về làm lại bài 2,3 và chuẩn bị bài sau.
.
Tiết 4 
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể vắn tắt được câu chuyện đó.
- Giáo dục HS tính trung thực, thật thà trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 6 tranh minh hoạ truyện trong SGK.
- Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng đã điền nội dung trả lời câu hỏi ở bài tập 2.
- Thêm bảng viết sẵn câu trả lời theo 5 tranh (2,3,4,5,6).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ. 
 - Gọi HS kể lại chuyện Cây khế. 	 
 - GV nhận xét và cho điểm. 	
2. Dạy bài mới. 
2.1. Giới thiệu bài. 
2.2. Hướng dẫn xây dựng cốt truyện. 
a) Tìm hiểu đề bài. 
- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.	
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng. 
- Hỏi: Muốn xây dựng cốt truyện, cần chú ý tới điều gì? 
- Nhắc HS: Để xây dựng cốt truyện, em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện. Chỉ cần kể vắn tắt, các sự việc chính.
b) Lựa chọn chủ đề xây dựng cốt truyện. 
 - Cho HS đọc gợi ý trong SGK 
- Cho HS nói chủ đề câu chuyện em 
lựa chọn 
c) Thực hành xây dựng cốt truyện. 
- Cho cả lớp đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi theo gợi ý1 hoặc gợi ý 2.
- Gọi HS giỏi làm mẫu: trả lời lần lượt các câu hỏi gợi ý. 
- Cho HS thực hành kể chuyện theo cặp. 
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
 - GV nhận xét và cho điểm. 	 
3. Củng cố - Dặn dò. 
- Cho HS nói về cách xây dựng cốt truyện. 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn chuẩn bị tem thư, phong bì và đối tượng em sẽ viết thư để làm bài kiểm tra viết thư. 
- 1 HS kể, cả lớp nhận xét. 
- HS nghe và nhắc lại tựa bài. 
- Đề bài : Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và 1 bà tiên.
- Chú ý đến lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến và kết thúc câu chuyện. 
- HS nghe GV hướng dẫn.
- 2 HS đọc, mỗi em 1 ý. 
- HS tiếp nối nhau phát biểu ( câu chuyện về sự hiếu thảo hoặc về tính trung thực). 
- HS đọc thầm và làm theo yêu cầu của GV. 
- 2 HS giỏi thực hiện, mỗi em làm 1 gợi ý 
- Từng cặp kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài đã chọn. 
- 3 đến 4 HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn có câu chuyện hấp dẫn nhất. 
________________________________
 BAN GIÁM HIỆU KÝ DUYỆT.
.
.
...
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_34_nam_hoc_2010_2011_doan_thi_thu_hoai.doc