Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

I. MỤC TIÊU

- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc với giọng kể vui, hóm hỉnh; đọc phân biệt được lời nhân vật và người dẫn câu chuyện.

- Hiểu : Ca ngợi Trạng Quynh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống. (TL các CH trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 

doc 16 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34:
Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2012 
Tập đọc
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I. MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.
* Hiểu ND : Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống làm cho con người hạnh phúc sống lâu. (TL được các câu hỏi trong SGK).
- KNS: - Kiểm soát cảm xúc.
 - Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn.
 - Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: Con chim chiền chiện 
- 2, 3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi của bài thơ.
3.Bài mới 
a.Giới thiệu bài.
b Nội dung bài mới: 
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
-HS luyện đọc theo nhóm đôi 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
 Đoạn 1: Từ đầu  hẹp mạch máu
- Tiếng cười gắn bó mật thiết với con người như thế nào? 
- Vì sao nói tiếng cười là mười thanh thuốc bổ? 
=> Ý đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng của con người. Tiếng cười là liều thuốc bổ.
Đoạn 2: Còn lại 
- Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? 
+ Em rút được điều gì qua bài này?
=> Ý đoạn 2: Người ta đang điều trị cho các bệnh nhân bằng cách gây cười.
+ Qua bài đọc ta thấy: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Cô hi vọng các em sẽ tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.
=> Nêu đại ý của bài?
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Giọng đọc rõ ràng, khách quan, phù hợp với một văn bản phổ biến, thông báo tin khoa học. Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng.
4.Củng cố: - Bài báo khuyên mọi người điều gì?
5. Dặn dò: - Chuẩn bị:Ăn mầm đá
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS khá giỏi đọc toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài. 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. 
- Tiếng cười phân biệt con người với động vật. Hằng ngày người ta cười rất nhiều. 
- Vì tiếng cười làm cho tốc độ thở của con người tăng lên, cơ mặt thư giãn, não tiết hoóc-môn hạnh phúc tạo cảm giác sảng khoái. 
- Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh cho bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước. 
- Cần biết sống một cách vui vẻ.
Tiếng cười làm cho con người khác với động vật.
Tiếng cười làm cho con người thoát khỏi bệnh tật, hạnh phúc sống lâu
 - HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
__________________________________________________________
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tt)
I. MỤC TIÊU:
- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.
 - Thực hiện được các phép tính với số đo diện tích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: Ôn tập về đại lượng (tt)
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b.Nội dung bài mới
Bài tập 1:
Hướng dẫn HS lập bảng quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học
Bài tập 2:
Hướng dẫn HS chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị nhỏ & ngược lại; từ”danh số phức hợp” sang”danh số đơn” & ngược lại
Bài tập 4:
Hướng dẫn HS tính diện tích khu đất hình vuông trồng chè & cà phê.
Hướng dẫn HS đưa bài toán đã cho về bài toán”toán học” điển hình là:”Tìm hai số khi biết tổng & tỉ số của hai số đó”. 
4.Củng cố: gv nhận xét tiết học
HS sửa bài
HS nhận xét
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
____________________________________________________
Đạo đức
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch.
- HS biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tấm bìa . PHT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Quam tâm giúp đỡ bạn 
- Tại sao cần quan tâm giúp đỡ bạn?
- Em đã làm gì để giúp đỡ bạn?
3.Dạy bài mới:
a Giới thiệu bài 
b. Nội dung bài mới.
Hoạt động 1: Thông tin 
Gv nêu 3 thông tin ở tài liệu,lần lượt ghi lên bảng.
-Em nghĩ gì khi đọc các thông tin trên?
-Theo em môi trường sống hiện nay của nhân dân ta như thế nào? Nguyên nhân đâu dẫn đến tình trạng này?. 
- GV kết luận: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Hoạt động2: Làm việc cá nhân (BT 1)
- HS đọc các thông tin và điền Đ vào những thông tin đúng, chữ S vào những thông tin sai 
- HS đọc và trả lời 
GV chốt lại ý đúng: Ý 1,3,4là đúng.Ý2 là sai 
Hoạt động 3: Làm việc Theo nhóm (BT2)
- GV ghi từng tình huống lên bảng,HS thảo luận sau đó nêu cách ứng xử của nhóm mình 
- HS trình bày từng trường hợp
GV chốt lại: Cần phải bảo vệ môi trường dưới nhiều hình thức,nhưng trước hết phải dựa vào ý thức tự giác của mỗi người 
Hoạt động 4: Làm cá nhân 
GV nêu từng trường hợp sau đó giơ tấm bảng màu lên để biểu quyết 
Kết quả 
a. Không tán thành 
b. Tán thành 
c. Không tán thành 
d. Tán thành 
HS điền vào bảng những việc nên làm và những việc không nên làm vào bảng 
4.Củng cố:
- Cho HS báo cáo kết quả làm ở BT 3
- Các nhóm tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương. 
5. Dặn dò Chuẩn bị tiết sau Ôn tập 
2 HS lên bảng lần lượt trử lời 
- Tình trạng thiên tai và tình trạng ô nhiễm môi trường nhà nước đang có chính sách để hạn chế tình trạng này 
- Đang sống trong môi trường bị ô nhiễm,nguyên nhân do con người, do thiên nhiên gây nên 
 Sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thiên nhiên,môi trường Do đó chúng ta cần phải biết giữ gìn và bảo vệ nó 
- HS đọc điền vào phiếu 
- Cho một số HS đọc kết quả bài làm 
- HS thảo luận sau đó trình bày 
- Đọc và giải thích phần ghi nhớ. 
-HS bày tỏ ý kiến đánh giá 
HS làm bài 
2 nhóm lên bảng trình bày 
______________________________________________________
Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2012
Luyện từ và câu
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN –YÊU ĐỜI 
I. MỤC TIÊU:
- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân biệt chúng theo bốn nhóm nghĩa (BT1); biết đặt câu nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2, 3).
* HSKG: Tìm được ít nhất 5 từ tả tiếng cười & đặt câu với mỗi từ (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:: Bảng phụ kẻ bảng phân loại (Bài tập 1). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
- 2 HS đặt 2 câu có dùng trạng ngữ chỉ mục đích.
- Đặt 2 câu hỏi cho phần trạng ngữ chỉ mục đích.
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b.Nội dung bài mớiHướng dẫn:
Bài 1/155: GV hướng dẫn HS cách thử để biết 1 từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình.
+Từ chỉ họat động trả lời câu hỏi làm gì?
+Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi cảm thấy thế nào?
+Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi là người thế nào?
+Từ vừa chỉ cảm giác, vừa chỉ tính tình trả lời câu hỏi cảm thấy thế nào? Là người thế nào?
- GV phát phiếu cho từng HS làm việc theo cặp.
Bài 2/155: HS đọc yêu cầu 
-Cho HS làm bài 
-Cho HS trình bày 
Bài 3/155:GV nêu yêu cầu 
-Cho HS làm bài 
-Cho HS trình bày 
4. Củng cố: Gv nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: Cbb: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
- HS thực hiện.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp đọc thầm.
Vui chơi,góp vui, mua vui
Vui thích,vui mừng,vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui 
Vui tính,vui nhộn,vui tươi
Vui vẻ 
HS chọn từ đặt câu 
-HS nối tiếp nhau trình bày 
-Lớp nhận xét 
-HS tìm từ chỉ tiếng cười và ghi vào vở, đặt câu
- HSnối tiếp nhau trình bày 
-Lớp nhận xét 
__________________________________________________________
Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
- Tính được diện tích hình vuông, diện tích hình chữ nhật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: Ôn tập về đại lượng (tt)
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài mới
Bài tập 1:HS nêu yêu cầu 
-Thế nào là hai đường thẳng song song?
-Thế nào là hai đường thẳng vuông góc?
Bài tập 3:
- Hướng dẫn HS củng cố kĩ năng vẽ hình chữ nhật với các kích thước cho trước.
- Hướng dẫn HS căn cứ vào đặc điểm của hình vuông để biết cách kẻ thêm đoạn thẳng chia hình chữ nhật đã cho thành một hình vuông & một hình chữ nhật.
Bài tập 4:
Tính chu vi sân vận động hình chữ nhật.
4.Củng cố: Nêu các góc mà em đã được học 
5.Dặn do: Cbb: Ôn tập về hình học (tt)
HS sửa bài
HS nhận xét
- HS theo dõi và nêu kết quả bài làm 
- Hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau 
-Hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm 
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
_____________________________________________________
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU:
- Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính; biết kể lại rõ ràng sự việc được minh hoạ cho tính cách của nhân vật ( kể không thành chuyện ) , hoặc kể lại sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện ).
-Biết trao đổi với bạn vể ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Các hoạt động dạy của GV
Các hoạt động học của HS
1. Ổn định:
2. KTBC:
Kể câu chuyện đã nghe đã đọc nói về tinh thần lạc quan yêu đời
GV nhận xét, khen thưởng.
3.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Nội du g bài mới
Họat động1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- GV nhắc lại nội dung gợi ý trong SGK: 
+ Nếu người vui tính em muốn kể là người thân, hoặc người em quen biết từ lâu, em có thể giới thiệu đặc điểm của người đóvà kể một số sự việc giới thiệu minh họa cho lời giới thiệu của em. Trong trường hợp này câu chuyện em kể không cần cốt truyện.
+ Nếu đó là một người em chỉ gặp một lần hoặc vài lần, em có thể chỉ kể một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Trong trường hợp này truyện của em sẽ có cốt truyện.
 - GV kể mẫu cho HS ở mỗi thể lọai.
- GV góp ý cho các em để chọn được chuyện đúng yêu cầu
Hoạt động2: Thực hành kể chuỵên
- Cho HS kể theo cặp 
- Cho HS thi kể –Gv viết nhanh lên bảng lớp tên  ... ngữ chỉ sự so sánh bổ sung ý nghĩa gì cho câu.
- Trạng ngữ chỉ sự so sánh trả lời cho câu hỏi nào? Mở đầu bằng các từ ngữ nào?
 Họat động 2: Luyện tập
Bài tập 1:
- Làm việc cá nhân: dùng bút chì gạch chân và ghi kí hiệu tắt dưới các trạng ngữ.
Bài tập 2:
- Thảo luận nhóm đôi, làm bài vào giấy nháp.
- GV nhận xét
4.Củng cố: GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: Cbb: Ôn tập cuối năm.
- HS đọc toàn văn yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thực hiện.
- Ý nghĩa phương tiện.
- Bằng gì? Với cái gì?
- Bằng, với.
- Ý nghĩa so sánh.
- Như thế nào?
- Mở đầu bằng các từ như, tựa, giống như, tựa như.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm
- 1 HS làm bảng phụ
- Cả lớp, GV nhận xét
- HS sửa bài trong sách.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm.
- Nhiều HS đọc kết quả.
_________________________________________________________
Toán
ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Giải được bài toán về tìm số trung bình cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.Bài cũ: Ôn tập về hình học (tt)
Nêu cách tính diện tích của hình bình hành 
3.Bài mới: 
aGiới thiệu bài
b.Nội dung bài mới
Bài tập 1
Yêu cầu HS tính theo công thức.
–Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số?
Bài tập 2 
Các bước giải:
Tìm số tờ báo của lớp Ba?
Tìm số tờ báo của lớp Năm?
Tìm số trung bình cộng số tờ báo của cả ba lớp?
Bài tập 3
Các bước tính:
Tính tổng số điểm?
Tính số bài?
Tính số điểm trung bình?
4.Củng cố: Nêu cách tìm số TBC của nhiều số?
5.Dặn dò:Cbb: Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
HS sửa bài
HS nhận xét
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
- HS nêu 
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
Địa lí
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: HS biết: 
 - Chỉ được trên bản đồ địa lí tự nhiên VN:
 + Dãy HLS, đỉnh PXP, đồng bằng BB, đồng bằng NB, các đồng bằng DHMT, các cao nguyên ở TN.
 + 1 số thành phố lớn.
 + Biển Đông, các đảo và quần đảo chính.
 + Hệ thống 1 số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: HN, TPHCM, Huế, ĐN, CT, HP.
 + Hệ thống 1 số dân tộc ở: đồng bằng BB, đồng bằng NB, các đồng bằng DHMT, các cao nguyên ở TN.
+ Hệ thống 1 số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. -Tranh, ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản . ( nếu có) 
Tên thành phố
Đặc điểm tiêu biểu
Hà Nội
Hải Phòng
Huế
Đà Nẵng
Đà Lạt
Tp.HCM
Cần Thơ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ:
+Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản 
+Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều khoáng sản? 
3Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài 
b.Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 
-GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các thành phố như sau: 
GV yêu cầu HS trao đổi kết qủa trước lớp, nhận xét đánh giá 
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân hoặc theo cặp 
-GV cho HS làm câu hỏi 3, 4 trong SGK 
Hoạt động 3 Làm việc cá nhân hoặc theo cặp 
-GV cho HS làm bài tập 5 trong SGK 
-GV nhận xét. 4.Củng cố: 
-Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau kiểm tra
-1 -2 HS trả lời. Cả lớp lắng nghe nhận xét. 
-Cả lớp lắng nghe. 
-HS chỉ trên bản đồ Địa lí Việt Nam treo tường các địa danh theo yêu cầu của câu 1 
-HS điền các địa danh theo yêu cầu của câu 1 vào lược đồ khung của mình 
-HS lên chỉ vị trí các địa danh theo yêu cầu của câu 1 trên bản đồ Địa lí Việt Nam
-HS thảo luận và hoàn thiện bảng hệ thống được phát. 
-HS lên chỉ các thành phố đó trên bản đồ hành chính Việt Nam treo tường 
-HS trao đổi kết qủa trước lớp, chuẩn xác đáp án. 
-Thực hiện yêu cầu. 
-HS trao đổi kết qủa trước lớp và chuẩn xác đáp án. 
-HS làm bài tập 5 trong SGK 
-HS trao đổi kết qủa trước lớp và chuẩn xác đáp án. 
_________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2012
Tập làm văn
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẲN
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu các quy định trong điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước; biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Điện chuyển tiền đi, giấy đặt mua báo chí trong nước đủ dùng cho HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
3. Dạy – học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 : Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
HD: Điện chuyển tiền đi cũng là một dạng gửi tiền, sẽ đến với người nhận nhanh hơn và cước phí của nó cũng cao.
1 HS đọc thành tiếng trước lớp
Lưu ý một số nội dung sau 
1 HS đọc thành tiếng trước lớp
Quan sát, lắng nghe
Người gửi bắt đầu điển vào từ phần khách hàng viết:
Họ tên người gửi 
Địa chỉ:
Số tiền được gửi viết bằng số trước, bằng chữ sau
Họ tên người nhận
Tin tức kèm theo nếu cần
1 HS chuyển tiền đã hoàn thành
làm bài tập
3 – 5 HS đọc bài
Bài 2 : -Gọi HS đọc yêu cầu bài
-Phát giấy đặt mua báo chí trong nước cho từng HS
-Hướng dẫn HS cách điền
-Yêu cầu HS làm bài
-Gọi HS đọc bài và làm bài của mình. GV nhận xét.
4. Củng cố: GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Ghi nhớ cách viết diền vào giấy tờ in sẵn 
1 HS đọc thành tiếng Giấy đặt mua báo trong nước
lắng nghe và theo dõi vào phiếu cá nhân
_____________________________________________________________
Toán
ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ
KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC TIÊU: 
- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tộng và hiệu của hai số đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn đinh: 
2.Bài cũ: Ôn tập về tìm số trung bình cộng
Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số 
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b. Nội dung bài mới
Bài tập 1:
Các bước tính:
-Thực hiện phép cộng (hoặc trừ) hai số
-Thực hiện phép chia cho 2 để tìm x
Bài tập 2:
Các hoạt động giải toán:
-Phân tích bài toán để thấy được tổng & hiệu của hai số phải tìm
-Vẽ sơ đồ minh hoạ
-Thực hiện các bước giải.
Bài tập 3:
- Các hoạt động giải toán:
-Phân tích bài toán để thấy được tổng & hiệu của hai số phải tìm
-Vẽ sơ đồ minh hoạ
-Thực hiện các bước giải.
4.Củng cố: Nêu cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó?
5. Dặn dò:Cbb: Luyện tập chung 
HS sửa bài
HS nhận xét
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
ĐS:I. 830 cây 
 II. 545cây 
-HS làm bài
-HS sửa bài
__________________________________________________________
Khoa học:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU: 
- Phân tích được vai trò của con người với tư chất là 1 mắt xích của chuổi thức ăn trong tự nhiên
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa thực vạt và động vật trong chuỗi thức ăn?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động 2: Vai trò của nhân tố con người một mắc xích trong chuỗi thức ăn 
-HS thảo luận nhóm đoi quan sát hình minh hoạ để TLCH
-Kể tên những gì em thấy trong sơ đồ?
-Dựa vào sơ đờ hãy giới thiệu về chuỗi thức ăn trong đó có con người?
-Yêu cầu HS viết và giải thích sơ đồ về chuỗi thức ăn trong đó có con người?
-Con người có phải là một mắc xích trong chuỗi thức ăn không? Vì sao?
-Việc săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến hậu quả gì?
-Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắc xích trong chuỗi thức ăn bị đứt? Cho Ví dụ?
-Thực vật có vai trò gì đối với sự sống trên trái đất?
-Con người cần phải làm gì để đảm bảo sự can bằng trong tự nhiên?
Hoạt động 3: Thực hành vẽ lưới thức ăn 
-GV chia lớp thành 8 nhóm 
-Gv phát giấy cho các nhóm 
-Cho HS trình bày 
4. Củng cố: Gv nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: Cbb kiểm tra 
HS nêu 
HS quan sát thảo luận và TLCH
- HS nêu 
Tảo là thức ăn của cá,cá bé là thưca ăn của cá lớn, cá lớn đóng hộp là thức ăn của người 
-2 HS lên bảng thực hiện 
-Con người là một mắc xích trong chuỗi thức ăn.Con người sử dụng động vật,thực vật làm thức ăn,các chất thải của con người trao đổi lại là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác 
-Dẫn đến cạn kiệt các loài động vật,thực vật bị tàn phá 
-Sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn 
Rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh.Hầu hết chuỗi thức ăn đều bắt nguồn từ thực vật 
-Bảo vệ môi trường nước không khí, bảo vệ thực vật và động vật 
Hoạt động nhóm 4
-HS nhận giấy và thực hành 
-2 HS dán lên bảng và giải thích về lưới thức ăn của mình 
_______________________________________________________
Hoạt động tập thể
SƠ KẾT TUẦN 34
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua.
- Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp, chuẩn bị.
- Giáo dục và rên luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường.
II. CHUẨN BỊ :
 - Bảng ghi sẵn tên các hoạt động, công việc của HS trong tuần.
 - Sổ theo dõi các hoạt động, công việc của HS
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Nhận xét, đánh giá tuần qua :
* GV ghi sườn các công việc -> h.dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá:
 - Chuyên cần, đi học đúng giờ
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập
 -Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, trường
- khăn quàng
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa hát tập thể. Thực hiện tốt A.T.G.T
- Bài cũ,chuẩn bị bài mới
- Phát biểu xây dựng bài 
- Rèn chữ, giữ vở
- Ăn quà vặt
 - Tiến bộ
 - Chưa tiến bộ
B. Một số việc tuần tới :
- Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra
- Khắc phục những tồn tại
- Thực hiện tốt A.T.G.T
- Đẩy mạnh việc học chuẩn bị thi cuối HKII
- Tiếp tục thi đua giành nhiều điểm tốt chào mừng ngày 30-4 và 1-5
- Hs ngồi theo tổ
* Tổ trưởng điều khiển các tổ viên trong tổ tự nhận xét,đánh giá mình.
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các tổ viên
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình
* Ban cán sự lớp nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua -> xếp loại các tổ:
Lớp phó học tập
Lớp phó lao động
Lớp phó V-T - M
Lớp trưởng
- Lớp theo dõi, tiếp thu + biểu dương
- Theo dõi tiếp thu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_34_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc