Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Khoa học:

ÔN TẬP : THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU

- Vẽ và trình bày sơ đồ( bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giấy vẽ và bút vẽ.

III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn

- Làm việc cả lớp

GV hưỡng dẫn các em tìm hiểu các hình trang 134, 135 SGK thông qua câu hỏi:

+ Mối quan hệ giữa thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào?

- Làm việc theo nhóm:

+ GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ.

+ HS làm việc theo nhóm tham gia vẽ những sơ đồ, mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã bằng chữ.

+ HS các nhóm giải thích sơ đồ trong nhóm.

+ Các nhóm treo sản phẩm, cử đại diện trình bày trước lớp.

+ GV hỏi so sánh sơ đò mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang giã với sơ đồ về chuỗi thức ăn đã học ở các bài trước, em có nhận xét gì ?

+ HS trả lời, GV bổ sung thêm.

GV nhận xét giờ học.

 

doc 11 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Kiều Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34:
Thứ hai, ngày 7 tháng 5 năm 2007
Tập đọc:
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I. MỤC TIÊU
- Đọc lưu loát toàn bài.
- Hiểu được nội dung bài báo muốn nói.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a). Luyện đọc
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b). Tìm hiểu bài
- Phân tích cấu tạo của bài báo trên.Nêu ý chính của từng đoạn.
- Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
- Người ta tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
- Em rút ra được điều gì qua bài học này?
c). Luyện đọc lại
- ba HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài văn.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc đoạn: " Tiếng cười là liều thuốc bổ... hẹp mạch máu".
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
_____________________________________
Toán:
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (T)
I. MỤC TIÊU
-- Giúp HS củng cố các đơn vị đo đại lượng đã học và các quan hệ giữa các đơn vị đo đó.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: Củng cố kiến thức
- HS nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học( Theo thứ tự từ bé đến lớn).
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau.
HĐ 2: Thực hành
- HS làm bài tập1, 2, 3 ,4 VBT/102, 103.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu. Chấm bài.
- Chữa bài:
GV gọi HS lần lượt chữa các bài ( ĐS theo VBT).
- GV nhận xét giờ học.
_____________________________
Thể dục:
NHẢY DÂY - TRÒ CHƠI" LĂN BÓNG"
I. MỤC TIÊU
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- Trò chơi " lăn bóng".
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Còi, dây, bóng
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Ôn các động tác của bài TDPTC.
2. Phần cơ bản
a). Nhảy dây: Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
b). Trò chơi vậ động: Trò chơi Lăn bóng
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại luật chơi, cho HS chơi thử 1 - 2 lần, cho HS chơi chính thức.
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
________________________________
Khoa học:
ÔN TẬP : THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
- Vẽ và trình bày sơ đồ( bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giấy vẽ và bút vẽ.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn
- Làm việc cả lớp
GV hưỡng dẫn các em tìm hiểu các hình trang 134, 135 SGK thông qua câu hỏi:
+ Mối quan hệ giữa thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào?
- Làm việc theo nhóm:
+ GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ.
+ HS làm việc theo nhóm tham gia vẽ những sơ đồ, mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã bằng chữ.
+ HS các nhóm giải thích sơ đồ trong nhóm.
+ Các nhóm treo sản phẩm, cử đại diện trình bày trước lớp.
+ GV hỏi so sánh sơ đò mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang giã với sơ đồ về chuỗi thức ăn đã học ở các bài trước, em có nhận xét gì ?
+ HS trả lời, GV bổ sung thêm.
GV nhận xét giờ học.
____________________________
Thứ 3 ngày 8 tháng 5 năm 2007
Toán:
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Ôn tập về góc và các loại góc: góc vuông, góc nhọn, góc tù, các đoạn thẳng song song, vuông góc.
- Củng cố kĩ năng vẽ hình vuông có kích thước cho trước.
- Củng cố công thức tính chu vi, diện tích hình vuông.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: Củng cố kiến thức
- HS nêu đặc điểm cảu góc vuông, góc nhọn, góc tù, đoạn thẳng song song, vuông góc.
- Nêu quy tắc và công thứctính chu vi và diện tích hình vuông.
HĐ2: Thực hành
- HS làm bài tập 1, 2, 3, 4, VBT/103, 104, 105.
- G V theo dõi và giúp đỡ thêm một số HS còn lúng túng khi làm bài.
- Chữa bài: GV gọi HS lần lượt chữa từng bài. Đáp án theo VBT.
III/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	GV nhận xét giờ học.
_________________________________
Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN - YÊU ĐỜI
I. MỤC TIÊU
- Tiếp tục mở rộng , hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời. Biết đặt câu với các từ đóa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS làm bài tập 1, 2, 3 VBT.
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
- Gọi HS lần lượt chữa bài.
Bài 1: Lời giải đúng:
- Từ chỉ hoạt động: vui chơi, góp vui, mua vui.
- Từ chỉ cảm giác: vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng vui thú, vui vui.
- Từ chỉ tính tình: vui tính, vui nhộn, vui tươi
Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: vui vẻ.
Bài 2: HS tiếp nối nhau đọc câu văn của mình.
III/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: GV nhận xét giờ học.
___________________________________
Tiếng Anh:
(GV CHUYÊN BIỆT)
Lịch sử:
ÔN TẬP HỌC KỲ II.
I. MỤC TIÊU: Giống tiết 1.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
HĐ 1: Làm việc cá nhân. 
- HS làm câu hỏi 3, 4 SGK.
- HS trao đổi kết quả trước lớp.
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
HĐ 2: Làm việc theo cặp.
- HS làm câu hỏi 5 SGK.
- HS trao đổi kết quả trước lớp.
- GV chốt lại ý đúng.
Ghép 1 với b, 2 với c, 3 với a, 4 với d, 5 với e, 6 với đ.
III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV nhận xét giờ học.
Chính tả (N-V):
NÓI NGƯỢC
I. MỤCC TIÊU
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài vè dân gian Nói ngược.
- Làm đúng chính tả phân biệt âm đầu và thanh dễ lẫn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài vè nói ngược.
- HS đọc thầm bài vè.
- HS nhớ về nội dung bài vè.
- GV đọc từng dòng cho HS viết.
- Trình tự theo các tiết trước
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
- GV nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
***
Thứ 4 ngày 09 tháng 5 năm 2007
Tập đọc:
ĂN "MẦM ĐÁ"
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đọc lưu loát toàn bài.
- Hiểu nghĩa các từ trong bài.
II HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1, Giới thiệu bài
2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc:
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
B, Tìm hiểu bài:
- Vì sao Chúa Trịnh muốn ăn món "Mầm đá"?
- Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho Chúa như thế nào?
- Cuối cùng Chúa có được ăn"Mầm đá " không? Vì sao?
- Vì sao Chúa ăn trứng vẫn cảm thấy ngon miệng?
- Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?
C, Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- 3 HS luyện đọc toàn truyện theo cách phân vai.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn: "Thấy chiếc lọ.... no thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ?"
III.CỦNG CỐ- DẶN DÒ.
Toán:
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TIẾP)
I MỤC TIÊU
Giúp HS nhận biết và vẽ được 2 đường thẳng song song, 2 đường thẳng vuông góc; biết vận dụng công thức tính P, S các hình đã học để giải các bài tập có yêu cầu tổng hợp.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HĐ1: Củng cố kiến thức.
- HS nêu đặc điểm của 2 đường thẳng song song, 2 đường thẳng vuông góc.
- Nêu công thức tính P,S của hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
HĐ 2: HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 VBT/ 105, 106.
- GV theo dõi HS làm, chấm một số bài.
- Gọi HS lần lượt chữa bài (Đáp án theo VBT).
III.CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét giờ học.
 Địa lý:
ÔN TẬP HỌC KỲ II.
I. MỤC TIÊU
HS biết:
- Chỉ trên bản đồ ĐLTN VN vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi - phăng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng NamBộ, các đồng bằng duyên hải Miền Trung, các cao nguyên Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình.
- Trình bày một số dặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ ĐLTNVN, hành chính VN, các bảng thống kê.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: Làm việc cá nhân
- HS điền các địa danh theo yêu cầu của câu 1 vào lược đồ khung của mình.
- HS chỉ vị trí các địa danh theo yêu cầu của câu 1 trên bản đồ ĐLTNVN.
HĐ2: Làm việc theo nhóm
- GV phát cho mỗi nhóm một bảng thống kê về các thành phố.
- HS hoàn thành các nội dung trong bảng.
- HS lên chỉ vịi trò các thành phố đó trên bản đồ HCVN.
- HS trao đổi kết quả trước lớp.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét giờ học.
Tin học:
( GV CHUYÊN BIỆT )
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp các sự kiện thành một chuyện. Lời kể trự nhiên, chân thực.
- Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đùng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
ảnh vê các cuộc du lịch, cắm trại. Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS kể chuyện
a). Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc đề bài, GV gạch dười những từ ngữ quan trọng.
Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc đi cắm trại mà em được chứng kiến hoặctham gia.
- 1 HS đọc gợi ý 1, 2.
- HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình định kể.
b). Thực hành
- KC trong nhóm.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- HS thi KC trước lớp, sau đó cùng các bạn trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. Cả lớp bình chọn bạn KC hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
***
Thứ 5 ngày 10 tháng 5 năm 2007
Thể dục:
NHẢY DÂY- TRÒ CHƠI "DẪN BÓNG"
I. MỤC TIÊU
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- Trò chơi "Dẫn bóng".
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
Sân trường, còi, dây, bóng.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY
1, Phần mở đầu:
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Ôn các động tác của bài TDPTC.
2, Phần cơ bản
a, Nhảy dây: Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
b, Trò chơi vận động: Trò chơi dẫn bóng.
GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, HS chơi thử, HS chơi chính thức (cán sự điều khiển).
3, Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
Tập làm văn:
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
- Nhận thức đúng về lỗi trong bài viết của bạn và của mình.
- Biết chữa lối chung về bố cục bài, về ý, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả
II. ĐỒ DÙNG: BẢNG PHỤ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1, GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp.
- GV viết lên bảng để kiểm tra.
- Nhận xét kết quả: + Những ưu điểm chính.
 + Những thiếu sót, hạn chế.
- Thông báo điểm.
- Trả bài cho HS.
2, Hướng dẫn HS chữa bài
a, Hướng dẫn HS chữa lỗi (cá nhân).
b, Hướng dẫn HS chữa lỗi chung.
Treo bảng phụ lỗi định chữa - HS lên chữa.
3, Hướng dẫn học tập những đoạn văn, những bài văn hay.
- Gv đọc một số đoạn văn, những bài văn hay.
- HS trao đổi, thảo luận. Chọn một đoạn trong bài làm của mình viết lại theo cách hay hơn.
4, Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Toán:
ÔN TẬP VỀ SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS rèn kỹ năng giải toán về tìm số trung bình cộng
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
HĐ 1: Củng cố kiến thức.
- HS nêu quy tắc tìm số trung bình cộng.
HĐ 2: HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 VBT/106, 107.
- HS làm, GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu, chấm một số bài.
- Gọi HS lần lượt chữa bài.
Đáp án theo VBT.
III.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: GV nhận xét giờ học.
Tiếng Anh:
(GV chuyên biệt)
Luyện từ và câu:
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của các trạng ngữ chỉ phương tiện. 
- Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu, thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào câu.
II. ĐỒ DÙNG: BẢNG PHỤ
III. HOẠT ĐỘNG DẠU - HỌC.
1, Giới thiệu bài.
2, Phần nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1, 2, VBT.
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3, Phần ghi nhớ
3 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
4, Phần luyện tập: HS làm bài tập 1, 2 VBT.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu, chấm một số bài.
- HS chữa bài.
Bài: 	a, Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em...
b, Với vẻ quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sỹ dân gian đã sáng tạo nên...
5, củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Buổi chiều:
Luyện Tiếng Việt + HDTH:
THI RUNG CHUÔNG VÀNG.
Mĩ thuật:
VẼ TRANH : ĐỀ TÀI TỰ DO
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu cách tìm và chọn nội dung đề tài để vẽ tranh.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh, ảnh về các đề tài khác nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu hình ảnh, gợi ý HS nhận xét để các em nhận ra:
+ Đề tài phong phú.
+ Cách khai thác nội dung đề tài.
HĐ2: Thực hành
- HS làm bài.
- GV gợi ý HS tìm nội dung và cách thể hiện khác nhau.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- GV nhận xét giờ học.
***
Thư 6 ngày 11 tháng 5 năm 2007
Tập làm văn:
ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN.
I. MỤC TIÊU
- Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt hàng mua bào chí trong nước.
- Biết điền nội dung cần thiết vào một bức điện chuyển tièn và giấy đặt mua báo chí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
2 HS đọc thư chuyển tiền đã điền trong tiết TLV trước.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS điền những nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn
Bài tập 1:
- Hs đọc thầm yêu cầu của bài tập và mẫu chuyển tiền đi.
- GV giải nghĩa những chư viết tắt trong điện chuyển tiền đi.
- GV chỉ dẫn HS cách điền vào mẫu Điện chuyển tiền đi.
- Cả lớp làm việc cá nhân.
- Một số HS đọc trước lớp mẫu Địên chuyển tiền đi đã đầy đủ nội dung.
Bài tập 2: 
- Hs đọc yêu cầu của bài tập và nội dung Giấy đặt mua báo chí trong nước.
- GV giúp HS hiểu các từ ngữ viết tắt.
- HS làm bài và trình bày bài trước lớp.
IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: GV nhận xét giờ học.
Toán:
ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU 
CỦA HAI SỐ ĐÓ.
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS rèn kỹ năng giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
HĐ 1: Củng cố kiến thức.
- HS nêu hai cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Cách 1:
	Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2
	Số lớn = Tổng - Số bé
	 = Số bé + Hiệu
Cách 2: 
	Số lớn = (Tổng + hiệu) : 2
	Số bé = Tổng - số lớn
	 = Số lớn - hiệu
HĐ 2: HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 VBT/106, 107.
- HS làm, GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu, chấm một số bài.
- Gọi HS lần lượt chữa bài.
Đáp án theo VBT.
III.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: GV nhận xét giờ học.
Âm nhạc:
(GV chuyên biệt)
Khoa học:
ÔN TẬP : THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT(TIẾP)
I. MỤC TIÊU
- Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giấy vẽ và bút vẽ.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn
- Làm việc cả lớp
GV hưỡng dẫn các em tìm hiểu các hình trang 134, 135 SGK thông qua câu hỏi:
+ Mối quan hệ giữa thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào?
- Làm việc theo nhóm:
+ GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ.
+ HS làm việc theo nhóm tham gia vẽ những sơ đồ, mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã bằng chữ.
+ HS các nhóm giải thích sơ đồ trong nhóm.
+ Các nhóm treo sản phẩm, cử đại diện trình bày trước lớp.
+ GV hỏi so sánh sơ đò mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang giã với sơ đồ về chuỗi thức ăn đã học ở các bài trước, em có nhận xét gì ?
+ HS trả lời, GV bổ sung thêm.
GV nhận xét giờ học.
Hoạt động tập thể:
SINH HOẠT LỚP.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_34_nguyen_thi_kieu_phong.doc