Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Xen

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Xen

I. Mục tiêu:

 Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều.

 Vận dụng giải tốt các bài toán về chuyển động đều.

 Cẩn thận, chính xác.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng nhóm.

- HS: Bảng con.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- HS sửa bài tập làm thêm.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) Luyện tập.

b. Các hoạt động:

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Xen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết: 67 ngày dạy: 
Bài: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. Mục tiêu:
 Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi – ta – li , khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê – mi.
 Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi – ta – li, Ca – pi ; Rê – mi)
 Có ý thức tự học, tự rèn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc – Truyện “Không gia đình”.
- HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài Sang năm con lên bảy.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Lớp học trên đường.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’
9’
8’
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
0 Mục tiêu: Đọc trôi chảy, đúng tên riêng.
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Cho HS nêu nội dung tranh.
- Gọi HS đọc xuất xứ của trích đoạn truyện sau bài đọc.
- Giới thiệu 2 tập truyện không gia đình của tác giả người Pháp Héc – to – Ma – lô – một tác phẩm được trẻ em và người lớn trên toàn thế giới yêu thích.
- Ghi bảng các tên riêng nước ngoài – hướng dẫn đọc.
- Chia 3 đoạn để luyện đọc – kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ khó, sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS.
- Đọc diễn cảm bài văn.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
0 Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa bài.
0 Cách tiến hành: Nêu câu hỏi:
- Rê – mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
- Lớp của Rê – mi có gì ngộ nghĩnh?
- Kết quả học tập của Ca – pi và Rê – mi khác nhau thế nào?
- Tìm những chi tiết cho thấy Rê – mi là một cậu bé hiếu học?
- Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
0 Mục tiêu: Giọng đọc nhẹ nhàng, cảm xúc.
0 Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm 3 đoạn truyện.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn cuối (nhấn giọng: học nhạc, thích nhất, muốn cười, muốn khóc, nhớ đến, cảm động, tâm hồn).
- 1 HS Giỏi đọc.
- Cá nhân – quan sát – nêu.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe.
- Đồng thanh đọc.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc – đọc cặp – 1 HS đọc cả bài.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm đoạn 1.
- Đọc lướt bài văn.
- 2 HS cùng trao đổi.
- Đọc thầm lại truyện – trả lời.
- Trao đổi nhóm 4 – trả lời.
- 3 HS tiếp nối đọc.
- Lắng nghe – đọc cặp – thi đọc cá nhân.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Dặn HS về nhà tìm đọc toàn truyện Không gia đình.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TOÁN
Tiết: 116 ngày dạy: 
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều.
 Vận dụng giải tốt các bài toán về chuyển động đều.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng nhóm.
- HS: Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Luyện tập.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
17’
9’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 1; 2.
0 Mục tiêu: Vận dụng công thức để giải toán.
0 Cách tiến hành:
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS vận dụng công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian để giải toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài giải
a) 2giờ 30phút = 2,5 giờ
Vận tốc ô tô là: 
 120 : 2,5 = 48 (km/giờ)
b) Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe:
 15 x 0,5 = 7,5 (km)
c) Thời gian đi bộ :
 6 : 5 = 1,2 giờ hay 1giờ 12phút
* Bài 2: Có thể gợi ý cách giải: Muốn tính thời gian xe máy đi phải tính vận tốc xe máy, vận tốc bằng 2 lần vận xe máy. Vậy trước hết phải tính vận tốc của ô tô.
- Lưu ý HS có thể nhận xét: “Trên cùng quãng đường AB, nếu vận tốc ô tô gấp 2 lần vận tốc xe máy thì thời gian xe máy đi sẽ gấp 2 lần thời gian ô tô đi”.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài 3.
0 Mục tiêu: Biết giải dạng toán “chuyển động ngược chiều”.
0 Cách tiến hành: 
- Có thể gợi ý để HS biết “Tổng vận tốc của hai ô tô bằng độ dài quãng đường AB chia cho thời gian đi để gặp nhau”. Từ đó có thể tìm tổng vận tốc hai ô tô là: 
 180 : 2 = 90 (km/giờ)
- Dựa vào bài toán “Tổng – Tỉ” để tính:
Vận tốc ô tô đi từ B:
 90 : (2 + 3) x 3 = 54 (km/giờ)
Vận tốc ô tô đi từ A:
 90 – 54 = 36 (km/giờ)
- Vài HS nhắc lại công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Cá nhân – vở - ( 1HS giải bảng nhóm – trình bày lời giải).
- 2 HS cùng bài trao đổi cách giải theo gợi ý – giải vào vở (Đáp số: 1,5 giờ).
- Cá nhân - nêu nhận xét – vài HS nhắc lại.
- Vẽ tóm tắt theo gợi ý – giải toán.
 VA VB
A C B
 Gặp nhau
 180km
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại các công thức vừa ôn tập.
- Thi đua.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
 Dặn về nhà làm vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
CHÍNH TẢ (Nhớ viết)
Tiết: 33 ngày dạy: 
Bài: SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. Mục tiêu:
 Nhớ - viết đúng chính tả khổ thơ 2;3 của bài Sang năm con lên bảy.
 Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
 Rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ. 
- HS: Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Đọc cho HS viết bảng con tên các cơ quan, tổ chức ở bài tập 2.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Sang năm con lên bảy.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18’
8’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ - viết.
0 Mục tiêu: Nhớ viết đúng khổ thơ 2; 3.
0 Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của bài – Gọi HS đọc khổ thơ 2; 3 trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc lại hai khổ thơ trong SGK để ghi nhớ, chú ý những từ ngữ các em dễ viết sai chính tả; cách trình bày các khổ thơ 5 chữ.
- Yêu cầu HS nhớ lại – tự viết bài chính tả. Chấm, sửa bài, nêu nhận xét.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
0 Mục tiêu: Luyện viết hoa tên các cơ quan tổ chức.
0 Cách tiến hành:
* Bài 2: 
- Cho HS đọc nội dung bài tập.
- Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
+ Tìm tên cơ quan, tổ chức trong đoạn văn.
+ Viết lại các tên ấy cho đúng chính tả.
- Chú ý: Hội nghị vì quốc gia trẻ em Việt Nam; Chương trình hành động vì trẻ em 1999 – 2000 không phải là tên tổ chức.
* Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập – phân tích cách viết hoa tên mẫu: Công ty / Giày da / Phú Xuân.
- Yêu cầu mỗi HS viết vào vở bài tập ít nhất tên một cơ quan, xí nghiệp, công ty, ở địa phương. Sau đó, phát bảng nhóm để HS làm bài theo nhóm; khuyến khích các nhóm viết càng nhiều tên càng tốt.
- Sau thời gian quy định, đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày.
- Hướng dẫn nhận xét, sửa chữa, kết luận nhóm thắng cuộc – nhóm viết đúng, viết được nhiều tên.
- Lắng nghe yêu cầu – 1 HS đọc.
- Cả lớp đọc.
- Cả lớp gấp SGK – viết bài.
- 1 HS đọc – còn lại theo dõi.
- Đọc thầm lại đoạn văn.
- Tìm tên các cơ quan, tổ chức – làm bài vào vở bài tập (3 – 4 HS làm bảng nhóm – trình bày).
- 2 HS tiếp nối nhau thực hiện.
- Làm việc nhóm 4.
- Cử đại diện trình bày.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về nhà làm bài tập 3 vào vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
KĨ THUẬT
 Tieets :	ngày dạy: 
Bài: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (Tiết 2- 3)
I. Mục tiêu:
 Lắp được mô hình đã chọn.
 Lắp ráp mô hình đúng kĩ thuật, quy trình, thời gian hợp lí.
 Tự hào về mô hình đã lắp được.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK.
- HS: Bộ lắp ghép kĩ thuật. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS nhắc lại ghi nhớ lắp máy bay trực thăng.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Lắp ghép mô hình tự chọn.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18’
8’
v Hoạt động 2: Thực hành lắp mô hình đã chọn.
0 Mục tiêu: Lắp được mô hình đã chọn.
0 Cách tiến hành:
a) Chọn chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận.
c) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
v Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm.
0 Mục tiêu: Tự hào về mô hình đã lắp được.
0 Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS trưng bày theo nhóm hoặc chỉ định một số HS.
- Nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- Yêu cầu HS đánh giá sản phẩm của bạn dựa vào tiêu chuẩn.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm theo hai mức: hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B). Những HS hoàn thành sớm và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật hoặc những HS có sản phẩm mang tính sáng tạo (khác với mô hình gợi ý trong SGK) được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
- Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vị trí các ngăn trong nắp hộp.
- Làm việc cá nhân.
- Đại diện nhóm hoặc cá nhân.
- 2 – 3 HS đánh giá.
- Lắng nghe – kiểm tra lại sản phẩm.
- Tháo các chi tiết xếp vào hộp.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại ghi nhớ về cách lắp mô hình đã chọn.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Trưng bày sản phẩm.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 67 ngày dạy: 
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN 
I. Mục tiêu:
 Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng.
 Biết viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật Út Vịnh (bài tập đọc Út Vình), về bổn phận của trẻ em thực hiện an toàn giao thông.
 Có ý thức về bổn phận của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Từ điển HS. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS làm lại bài tập 3 của tiết luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép).
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
14’
12’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1 – 3.
0 Mục tiêu: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu.
- Giúp HS hiểu nhanh nghĩa của từ nào các em chưa hiểu – sử dụng từ điển.
- Yêu cầu HS làm bài – phát bảng nhóm.
- Gọi HS làm bài – phát bảng nhóm.
- Gọi HS trình bày, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 2: Cách thực hiện tương tự bài tập 1. 
- Chốt lời giải đúng: từ đồng nghĩa với bổn phận là nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.
* Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu c ... :
+ Hãy xếp các nước sau đây đúng theo châu lục: Ai Cập, Ấn Độ, Cam – pu – chia, Lào, Liên bang Nga, Hoa Kì, Niu Di – len, Pháp, Trung Quốc.
1) Châu Á:
2) Châu Âu:
3) Châu Phi:
4) Châu Mĩ:
5) Châu Đại Dương:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Hãy nêu các điểm nổi bật của châu Đại Dương (tự nhiên, kinh tế).
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm phiếu học tập.
0 Mục tiêu: Chỉ trên lược đồ Thế giới vị trí các đại dương và châu lục.
0 Cách tiến hành:
- Phát cho mỗi HS phiếu học tập có lược đồ trống thế giới – yêu cầu HS quan sát lược đồ, hãy cho biết:
+ Ứng với các số: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11 là châu lục, đại dương và nước nào?
 (1)..
 :
 :
 (11)
- Làm việc nhóm 4 – đọc SGK – trao đổi – trả lời.
- Cá nhân tiếp nối nhau lên điền kết quả vào chỗ chấm.
- Cá nhân – tiếp nối nhau trình bày.
- Cá nhân nhận phiếu – HS quan sát lược đồ điền vào chỗ chấm.
- Vài HS tiếp nối nhau trình bày.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại nội dung về các đặc điểm nổi bật của các châu, các đại dương vừa ôn.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Dặn HS về ôn bài để kiểm tra cuối kì II.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 68 ngày dạy: 
Bài: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU: DẤU GẠCH NGANG
I. Mục tiêu:
 Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang.
 Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
 Biết sử dụng trong văn bản viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS làm lại bài tập 4 của tiết luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Ôn tập về dấu câu: Dấu gạch ngang.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1.
0 Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang.
0 Cách tiến hành:
* Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ về dấu gạch ngang.
- Mở bảng phụ đã viết nội dung ghi nhớ - gọi HS đọc.
- Hướng dẫn HS đọc từng câu, đoạn văn để làm bài tập, nhắc HS chú ý xếp câu có dấu gạch ngang vào ô thích hợp sao cho nói đúng tác dụng của dấu gạch ngang trong câu đó.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 2.
0 Mục tiêu: Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
0 Cách tiến hành:
* Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập.
+ Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện.
+ Nêu tác dụng của dấu gạch ngang.
- Gọi HS đọc đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò.
- Dán lên bảng tờ phiếu, yêu cầu HS chỉ từng dấu gạch ngang, nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp.
- Nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc.
- 1 – 2 HS giỏi đọc.
- 1 – 2 HS nhìn bảng đọc.
- Cá nhân – vở bài tập (2 – 3 HS bảng nhóm).
- 3 – 4 HS bảng nhóm.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe – cả lớp đọc thầm – suy nghĩ làm vở bài tập.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng chỉ từng dấu gạch ngang.
4. Củng cố: (3’)
- HS nói lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) 
- Dặn HS ghi nhớ về dấu gạch ngang để dùng đúng dấu câu này khi viết bài.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TOÁN
Tiết: 170 ngày dạy: 
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 Giúp HS tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính nhân, chia.
 Vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính; giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng nhóm.
- HS: Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Luyện tập chung.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
14’
12’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 1; 2.
0 Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hành tính nhân, chia.
0 Cách tiến hành:
* Bài 1: Cho HS thực hiện lần lượt từng phép tính rồi sửa bài.
* Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi sửa bài – kết hợp nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài 3; 4.
0 Mục tiêu: Giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
0 Cách tiến hành:
* Bài 3: Cho HS tự nêu tóm tắt rồi giải và chữa bài. Chẳng hạn:
Bài giải
Số kg đường đã bán trong ngày đầu:
 2400 : 100 x 35 = 840 (kg)
Số kg đường đã bán ngày thứ hai:
 2400 : 100 x 40 = 960 (kg)
Số kg đường bán ngày thứ ba:
 2400 – (840 + 960) = 600 (kg)
 Đáp số: 600 kg
* Bài 4: Cho HS làm bài rồi sửa bài.
Bài giải
Vì số tiền lãi bằng 20% tiền vốn, nên tiền vốn là 100% và 1800000 (đồng) bao gồm:
 100% + 20% = 120 % (tiền vốn)
Tiền vốn để mua số hoa quả đó:
 1800000 : 120 x 100 = 
 = 1500000 (đồng)
 Đáp số: 1500000 đồng.
- Cá nhân – bảng con – Nêu cách làm.
- Mỗi dãy lớp làm 1 cột vào vở - trình bày kết quả.
- 1 HS nêu tóm tắt – dạng toán.
- Cá nhân - vở.
- Nêu cách chia nhẩm cho 100.
- Có thể giải bằng 2 phép tính.
- Cá nhân – vở.
- Nêu nhận xét để biết tiền vốn là bao nhiêu %?
- Liên hệ dạng toán đã học.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại cách tìm các thành phần chưa biết vừa ôn tập.
- Thi đua tìm x.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Dặn HS về làm vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TẬP LÀM VĂN
Tiết: 68 ngày dạy: 
Bài: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
 HS biết rút kinh nghiệm và cách viết bài văn tả người theo 3 đề đã cho (Tuần 33): Bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
 Biết sửa bài, viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
 Tự đánh giá được những thành công và hạn chế trong bài viết của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
HS nhắc lại dàn bài chung của bài văn tả người.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Trả bài văn tả người.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’
8’
9’
v Hoạt động 1: Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
0 Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người.
0 Cách tiến hành:
- Treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết tập làm văn (Tuần 33); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý
* Nhận xét về kết quả bài làm:
- Ưu điểm: Xác định đề (đúng với nội dung, yêu cầu) bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ, phong phú, mới lạ) diễn đạt (mạch lạc, trong sáng) – Nêu một vài ví dụ cụ thể kèm theo tên HS.
- Những thiếu sót hạn chế - nêu ví dụ.
- Thông báo số điểm cụ thể - phát bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS sửa bài. 
0 Mục tiêu: Biết sửa, viết đoạn văn cho hay hơn.
0 Cách tiến hành:
- Chỉ các lỗi cần sửa viết sẵn lên bảng phụ - gọi HS lên bảng sửa.
- Yêu cầu HS trao đổi về bài sửa trên bảng.
* Hướng dẫn sửa lỗi trong bài:
- Yêu cầu HS đọc lời nhận xét, đọc những chỗ chỉ lỗi – sửa.
v Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập đoạn văn, bài văn.
0 Mục tiêu: Tự đánh giá thành công, hạn chế.
0 Cách tiến hành:
- Đọc đoạn văn, bài văn hay, có ý riêng, sáng tạo.
- Yêu cầu HS tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Yêu cầu HS tự viết lại một đoạn văn của mình cho hay hơn.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc lại 3 đề bài.
- Lắng nghe – ghi nhớ những ưu điểm cần phát huy.
- Nhận lại bài.
- Một số HS lần lượt sửa từng lỗi – còn lại nháp.
- Làm việc cả lớp.
- Cá nhân sửa – trao đổi với bạn để kiểm tra.
- Lắng nghe. 
- 2 HS cùng bàn thảo luận.
- Cá nhân chọn đoạn chưa hay – viết lại.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc lại đoạn văn vừa chỉnh sửa.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Dặn HS về tiếp tục viết lại đoạn văn nếu chưa xong.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
KHOA HỌC
Tiết: 68 ngày dạy: 
Bài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
 Xác định được một số biện pháp nhăm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
 Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường. 
 Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình vẽ trong SGK/140 – 141.
- HS: Sưu tầm những hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
HS trả lời câu hỏi và đọc mục Bạn cần biết.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Quan sát hình SGK.
0 Mục tiêu: Xác định được một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình và đọc thông tin ở SGK – sau đó trình bày kết quả.
* Hỏi: 
- Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường là việc của ai?
- Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc là việc làm của ai?
- Đưa rác thải vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải là việc làm của ai?
- Việc tiêu diệt các loại rệp phá hoại mùa màng bằng bọ rùa là việc làm của ai?
- Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
- Kết luận: Bảo vệ môi trường không phải là việc của riêng một quốc gia nào, của một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới.
v Hoạt động 2: Tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường.
0 Mục tiêu: Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
0 Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS vẽ tranh tuyên truyền và bảo vệ môi trường.
- Hướng dẫn HS vẽ tranh – trình bày nội dung.
- Làm việc nhóm 4 – lần lượt trình bày kết quả.
- Cá nhân tiếp nối nhau trả lời.
- Cá nhân, gia đình, cộng đồng.
- Cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia.
- Gia đình, cộng đồng, quốc gia.
- Gia đình, cộng đồng.
- Không vứt rác bừa bãi, dọn vệ sinh
- Lắng nghe – nhắc lại bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới.
- 2 HS cùng bàn trao đổi nội dung tranh sẽ vẽ.
- Cá nhân – vẽ vào giấy.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc mục Bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Dặn HS chưa hoàn thành tranh về vẽ tiếp.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_34_nguyen_thi_xen.doc