Giáo án Lớp 4 - Tuần 35 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 35 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

-Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 90 tiếng/phút). Bước đầu bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được ba đoạn thơ, văn đã học ở học kì II.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được thể loại thơ, văn xuôi của bài tập đọc thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.

- HSKG đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 90 tiếng/ phút).

- Nắm được một số từ ngữ thuộc hai chủ điểm đã học (Khám phá thế giới; Tình yêu cuộc sống); Bước đầu giải thích được nghĩa của từ và đặt câu với mỗi từ thuộc hai chủ điểm ôn tập.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Phiếu bốc thăm bài tập đọc.

- Phiếu kẻ sẵn bảng của bài 2.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 35 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 5 năm 2012
Môn: TOÁN 
Tiết 170 	Bài: ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG 
HOẶC HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Bài tập cần làm: bài 1 (2 cột), bài 2 (2 cột), bài 3. 
II. Đồ dùng dạy- học:
- Kẻ sẵn bài tập 1, 2 lên bảng (2 cột).
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2. Kiểm tra: 
- Hệ thống, củng cố về kĩ năng nhận dạng và tính diện tích hình thoi.
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 1 (2 cột đầu): 
- Yêu cầu HS củng cố kĩ năng: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 + Vẽ bảng biểu lên bảng, yêu cầu HS làm bài, chữa bài.
-Nhận xét HS làm bài tập.
-Củng cố các bước tìm hai số khi biết tổng, tỉ của hai số đó.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2 (2 cột đầu): 
- Gợi ý để HS nêu cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó .
- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3: 
- Gợi ý để HS nhận dạng và giải dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở và làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát đầu giờ.
- Lắng nghe, điều chỉnh, bổ sung kiến thức của cá nhân.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS mở SGK, theo dõi bài .
- 3HS chữa bài và nêu cách tính số lớn, số bé .
+ HS khác nhận xét, bổ sung.
Tổng hai số
91
170
Tỉ số của hai số
Số bé
13
68
Số lớn
78
102
- Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung.
- Thực hiện theo HD của GV.
- HS làm bài cá nhân. 2 HS điền KQ vào cột trên bảng. HS làm vào vở và nhận xét.
Hiệu hai số
72
63
Tỉ số của hai số
Số bé
18
189
Số lớn
90
252
- Lắng nghe, điều chỉnh và bổ sung.
- HS đọc đề bài, xác định dạng toán. HS vẽ sơ đồ và giải bài toán. 1HS làm bài trên bảng và nêu các bước giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
4 + 5 = 9 (phần)
Số thóc ở kho thứ nhất là:
1350 : 9 x 4 = 600 ( tạ )
Số thóc ở kho thứ hai là:
1350 - 600 = 750 (tạ)
 Đáp số: 600 ta; 750 tạ.
- Lắng nghe, điều chỉnh và bổ sung.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TIẾNG VIỆT 
Tiết 69 	Bài: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II 
(Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 90 tiếng/phút); bước đầu bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được 3 đoạn thơ, văn đã học ở học kì II.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được thể loại thơ, văn xuôi của bài tập đọc thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.
- HSKG đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 90 tiếng/ phút).
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu bốc thăm bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ1: Kiểm tra đọc và học thuộc lòng.
- Cho HS bốc thăm bài tập đọc, thời gian chuẩn bị là 5 phút, xong lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi liên quan đến đoạn, bài vừa đọc.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
HĐ2: Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm: Khám phá thế giới.
- Yêu cầu lập bảng tổng kết các bài tập đọc trong 2 chủ điểm: Khám phá thế giới (hoặc Tình yêu cuộc sống.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn tập chuẩn bị tiết sau tiếp tục ôn tập và kiểm tra.
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Cá nhân.
-HS bốc thăm bài tập đọc. Chuẩn bị bài 5 phút. Đọc bài mình bốc thăm và trả lời câu hỏi.
-HĐ nhóm 2.
-HS lập bảng tổng kết các bài tập đọc trong 2 chủ điểm: Khám phá thế giới. (hoặc Tình yêu cuộc sống).
- Lắng nghe, điều chỉnh và bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 35 	Bài: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG 
( Tiết 4)
GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM 
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- HS hiểu một số quyền của trẻ em, các nguyên tắc cơ bản của công ước.
- Thực hiện những bổn phận có nghĩa là những việc các em phải làm 
II. Đồ dùng dạy- học:
- Các điều trích trong công ước quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Các giải pháp, ý kiến để giữ vệ sinh trường lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Tiết học này giúp chúng ta hiểu một số quyền của trẻ em, các nguyên tắc cơ bản của công ước.
HĐ2. Những mốc quan trọng biên thảo công ước về quyền trẻ em.
- GV đọc các công ước về quyền trẻ em.
+ Những mốc quan trọng về bản công ước quyền trẻ em được soạn thảo vào năm nào?
+ Việt Nam đã kí công ước vào ngày tháng năm nào?
HĐ 3. Nội dung cơ bản về công ước.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi.
- Công ước tập trung vào những nội dung nào? Nêu tên từng nội dung?
- Trình bày nội dung một số điều khoản?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
HĐ 4. Nêu được một số điều khoản trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, nêu một số điều khoản. 
- Nhận xét, đánh giá.
 4. Củng cố, dặn dò:
- Xem kĩ và tuyên truyền vận động mọi người đọc, thực hiện công ươc sveef quyền trẻ em.
- Nhận xét giờ học.
- 1 HS lần lượt trả lời, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe và điều chỉnh hành vi, thái độ của cá nhân.
- HS lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe.
 - HS lắng nghe để trả lời câu hoi.
+ Tháng 10 (1979- 1989) và được thông qua vào ngày 10-11-1989 và có hiệu lực từ ngày 2-9-1990 đó có 20 nước phê chuẩn.
+ Việt Nam đã kí công ước vào ngày 20/2/1990 là nước thứ hai trên Thế giới và nước đầu tiên ở châu Á.
- Thảo luận, thống nhất ý kiến.
+ Bốn quyền: Quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển, quyền được tham gia.
+ 3 nguyên tắc: Trẻ em được xác định dưới 18 tuổi; Các quyền được ảp dụng bình đẳng; Các quyền phải đảm bảo lợi ích tốt.
- Một số điều khoản 
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Lắng nghe, bổ sung.
- Đại diện vài em nêu trước lớp (Điều 8, 13).
- Lắng nghe, bổ sung.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: KHOA HỌC 
Tiết 69 	Bài: ÔN TẬP, KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống.
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
- Kĩ năng phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Giấy A 0 đủ dùng cho các nhóm; Phiếu ghi các câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS. 
- Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2. Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
- Tổ chức cho HS thi trong từng nhóm.
- Phát phiếu cho từng nhóm.
- Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật?
- Trong quá trình trao đổi chất rễ cây có nhiệm vụ gì? Thân, lá làm nhiệm vụ gì?
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất?
 - Tuyên dương nhóm trả lời nhanh, đúng.
 HĐ 3. Ôn tập về nước, không khí, ánh sáng, sự truyền nhiệt.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- Yêu cầu nhóm trưởng đọc câu hỏi cho các thành viên trong nhóm trả lời. Gọi HS các nhóm trình bày.
- Câu 1(SGK Khoa học trang 139)
- Câu2(SGK Khoa học trang 139)
- Làm thế nào để cốc nước nóng nguội đi nhanh?
HĐ 4. Thi nói về vai trò của nước, không khí trong đời sống.
- GV chia lớp thành hai đội: Một đội nêu câu hỏi, đội kia trả lời, trả lời đúng được 10 điểm, được quyền hỏi lại đội bạn.
Câu hỏi về: Vai trò của nước, không khí đối với đời sống của con người, động vật, thực vật.
- Nhận xét tổng kết trò chơi.
- Gọi HS nêu lại vai trò của nước và không khí trong đời sống.
- Nhận xét, kết luận.
 4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn tập chuẩn bị kiểm tra định kì. 
- Nhận xét, đánh giá.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
 - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
 - Làm việc trong nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi cho các bạn trong nhóm thi trả lời.
- Là quá trình thực vật lấy khí CO2, nước, các chất khoáng từ môi trường và thải ra môi trường khí O2, hơi nước và các chất khoáng.
- Rễ cây có nhiệm vụ hút nước và các chất khoáng hoà tan trong lòng đất để nuôi cây
 - Thực vật rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Nếu không có cỏ, bò naikhông có thức ăn, môi trường sinh thái không cân bằng,
- Cùng GV nhận xét, bình chọn.
- HĐ trong nhóm bốn.
- Các nhóm làm việc. Đại diện nhóm trả lời, nhóm bạn nhận xét.
- 1-b: Vì xung quanh mọi vật đều có không khí, trong không khí có chứa hơi nước sẽ làm cho nước lạnh đi ngay
- 2-b: Vì trong không khí có chứa O2 cần cho sự cháy, khi cây nến cháy sẽ tiêu hao một lượng khí O2
 - Đặt cốc nước nóng vào trong chậu nước lạnh; Thổi cho nước nguội; 
- HĐ nhóm 10.
- Lớp chia thành hai đội, mỗi đội 10 em. 
- Tham gia chơi.
- Cùng GV nhận xét, bình chọn.
- 2 HS nêu lại vai trò của nước, không khí đối với đời sống người, động thực vật.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ba ngày 15 tháng 5 năm 2012
Môn: TIẾNG VIỆT
Tiết 35  	Bài: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
(Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
-Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 90 tiếng/phút). Bước đầu bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được ba đoạn thơ, văn đã học ở học kì II.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được thể loại thơ, văn xuôi của bài tập đọc thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.
- HSKG đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 90 tiếng/ phút).
- Nắm được một số từ ngữ thuộc hai chủ điểm đã học (Khám phá thế giới; Tình yêu cuộc sống); Bước đầu giải thích được nghĩa của từ và đặt câu với mỗi từ thuộc hai ch ...  và trong thiên nhiên tươi đẹp. 
-Trình bày bài thơ theo thể thơ bảy chữ. Đầu dòng thơ viết hoa, các câu thơ viết thẳng nhau.
- - 1HS viết bảng lớp, HS khác viết vào bảng con.
- Lắng nghe, sửa sai.
- Lắng nghe, thực hiện.
-HS viết bài vào vở.
-HS soát lại bài viết của mình.
- Lắng nghe, sửa sai.
-Lắng nghe, thực hiện..
Môn: TOÁN 
Tiết 174 	Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Viết được số.
- Chuyển đổi được số đo khối lượng.
- Tính được giá trị của biểu thức chứa phân số.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2( cột 1, 2), bài 3 (b,c,d); bài 4.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Viết sẵn bài tập 2 lên bảng (cột 1, 2).
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
 - Gọi HS lên bảng thực hiện bài tập 4.
- Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- GV đọc cho HS viết số vào bảng lớp, vở.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2 cột 1,2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 1 em làm trên bảng lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3 b, c, d: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gợi ý HS nêu thứ tự thực hiện giá trị của biểu thức.
- Cho HS làm bài vào vở. 3 em làm trên bảng lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài toán.
 - Gợi ý HS nêu các bước giải bài toán.
- Trình bày bài giải vào vở, bảng lớp.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập. HS nối tiếp viết và đọc các số:
VD: a. 365 847
 b. 16 530 464
 c. 105 072 009 
- Lắng nghe, điều chỉnh.
 - Nêu yêu cầu bài tập. HS làm bài trên bảng lớp, em khác làm vào vở. 
a. 2yến = 20 kg 2yến 6kg = 26kg
b.5 tạ = 50 kg 5tạ 75 kg = 575 kg
c. 1 tấn = 1000kg 2tấn800kg = 2800kg
 tấn = 750 kg 6000kg = 60 tạ.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu thứ tự thực hiện giá trị của biểu thức.
- HS làm bài vào vở. 3 em làm trên bảng lớp:
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- HS đọc đề bài toán.
- HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ và giải bài toán đó theo các bước đã học .
 + HS khác so sánh kết quả và nhận xét.
Coi số HS gái là 4 phần thì số HS trai là 3 phần như thế. Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 (phần)
Số HS trai là: 35 : 7 x 3 = 15 (HS)
Số HS gái là: 35 - 15 = 20 (HS)
 Đáp số: 15 bạn trai; 20 bạn gái.
- Lắng nghe, thực hiện. 
Môn: TIẾNG VIỆT 
Tiết 69 	Bài: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
(Tiết 6)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 90 tiếng/phút). Bước đầu bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được ba đoạn thơ, văn đã học ở học kì II.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được thể loại thơ, văn xuôi của bài tập đọc thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.
- HSKG đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 90 tiếng/ phút).
- Dựa vào đoạn văn nói về một con vật cụ thể hoặc hiểu biết về một loài vật, viết được đoạn văn miêu tả con vật rõ những đặc điểm nổi bật.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc, HTL.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Kiểm tra tập đọc và HTL.
- Từng HS bắt thăm bài tập đọc, chuẩn bị 5 phút rồi đọc bài, kết hợp trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung đoạn bài vừa đọc.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
HĐ3. Viết đoạn văn tả hoạt động của chim bồ câu.
- Giúp HS hiểu yêu cầu của bài. Cho HS quan sát về ảnh minh hoạ của con chim bồ câu
- Em sẽ miêu tả hoạt động nào của con chim bồ câu? 
- GV hướng dẫn: Dựa theo những chi tiết mà đoạn văn trong SGK cung cấp, yêu cầu HS đọc tham khảo, kết hợp với quan sát. Miêu tả những đặc điểm nổi bật của bồ câu, xen kẽ cảm xúc của mình. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS đọc bài văn của mình. 
- GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt ý của HS, chấm điểm. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị tiết kiểm tra định kì cuối học kì II.
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS bắt thăm bài tập đọc, chuẩn bị 5 phút rồi đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS đọc nội dung bài tập, quan sát tranh minh hoạ bồ câu trong SGK, tranh ảnh về hoạt động của bồ câu.
- Khi chim bồ câu nhặt thóc; khi chim bồ câu mẹ mớm mồi cho con ăn; khi con chim bồ câu đang rỉa lông, rỉa cánh; khi chim bồ câu thơ thẩn trên mái nhà.
- Lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện..
- HS viết đoạn văn tả hoạt động của chim bồ câu. 
- Một số HS đọc đoạn văn của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TIẾNG VIỆT 
Tiết 70 	Bài: KIỂM TRA
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt ở lớp 4, HK II.
II. Đề bài: (do tổ chuyên môn nhà trường ra).
III. Các hoạt dộng dạy học.
- Cách tiến hành thực hiện theo HD của tổ chuyên môn nhà trường quy định.
1. Nêu yêu cầu tiết học.
2. Nhắc nhở học sinh về:
- Đọc kĩ đề bài.
- Làm bài vào nháp (nếu cần).
- Nghiêm túc khi làm bài, không quay cóp, ...
- Cần tận dụng thời gian, không nên hấp tấp, vội vã.
- Kiểm tra trước khi nộp bài.
3. Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
Thứ sáu ngày 18 tháng 5 năm 2012
Môn: TIẾNG VIỆT
Tiết 70 	Bài: KIỂM TRA
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt ở lớp 4, HK II.
II. Đề bài: (do tổ chuyên môn nhà trường ra).
III. Các hoạt dộng dạy học.
- Cách tiến hành thực hiện theo HD của tổ chuyên môn nhà trường quy định.
1. Nêu yêu cầu tiết học.
2. Nhắc nhở học sinh về:
- Đọc kĩ đề bài.
- Làm bài vào nháp (nếu cần).
- Nghiêm túc khi làm bài, không quay cóp, ...
- Cần tận dụng thời gian, không nên hấp tấp, vội vã.
- Kiểm tra trước khi nộp bài.
3. Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
Môn: TOÁN 
Tiết 175 	Bài: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II.
I. Mục tiêu:
Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
- Nhận biết khái niệm ban đầu về phân số, tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số, so sánh phân số, viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
- Cộng,. trừ, nhân, chia hai phân số; cộng, trừ, nhân, chia hai phân số; cộng, trừ, nhân phân số với sô tự nhiên; chia phân số cho số tự nhiên khác 0. Tìm một thành phần chưa biết trong phép tính với các phân số.
- Chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng, diện tích, thời gian.
- Nhận biết hình bình hành, hình thoi và một số đặc điểm của nó; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
- Giải bài toán có đến 3 bước tính với các số tự nhiên hoặc phân số trong đó có các bài toán: Tìm số trung bình cộng; tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó; tìm phân số của một số.
II. Đề bài: (do tổ chuyên môn nhà trường ra).
III. Các hoạt dộng dạy học.
- Cách tiến hành thực hiện theo HD của tổ chuyên môn nhà trường quy định.
1. Nêu yêu cầu tiết học.
2. Nhắc nhở học sinh về:
- Đọc kĩ đề bài.
- Làm bài vào nháp (nếu cần).
- Nghiêm túc khi làm bài, không quay cóp, ...
- Cần tận dụng thời gian, không nên hấp tấp, vội vã.
- Kiểm tra trước khi nộp bài.
3. Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
Môn: KĨ THUẬT 
Tiết 35 	Bài: LẮP MÔ HÌNH TỰ CHỌN 
(Tiết 3)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép các mô hình tự chọn.
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được. 
- Với HS khéo tay: Lắp ghép được ít nhất một mô hình tự chọn. Mô hình lắp chắc chắn, sử dụng được. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu các mô hình lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2. Chọn mô hình lắp ghép.
- Yêu cầu HS chọn mô hình lắp ghép theo ý thích.
- Sau khi các nhóm đã chọn được mô hình, yêu cầu HS tiến hành theo quy trình đã học:
a. HS chọn chi tiết.
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết của mô hình.
b. Lắp từng bộ phận.
- GV kiểm tra HS làm việc.
c. Lắp ráp mô hình.
- GV nhắc nhở HS lưu ý đến các vị trí lắp ráp giữa các bộ phận với nhau.
- Theo dõi, giúp đỡ cho những HS còn lúng túng.
HĐ 3. Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV đưa ra tiêu chí để HS đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS .
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV HDHS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 
- Nhận xét tiết học..
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đè bài.
- HS chia nhóm để hoạt động: HS có thể chọn mô hình lắp ghép theo SGK hoặc tự sưu tầm.
- HS chọn đúng các chi tiết theo mô hình của nhóm mình và xếp riêng từng loại ra nắp hộp.
- HS thực hành lắp: Lắp đúng vị trí trong, ngoài của các chi tiết (Phân công mỗi thành viên trong nhóm lắp một bộ phận khác nhau).
- HS lắp nối các bộ phận để hoàn thiện mô hình .
- HS hoàn thành sản phẩm. 
- HS trưng bày sản phẩm của nhóm mình lên trước mặt bàn. 
- HS nhận xét sản phẩm của nhóm bạn: Lắp mô hình đúng kĩ thuật, chắc chắn, không xộc xệch và chuyển động được.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp. 
Môn: ĐỊA LÝ
Tiết 35 	Bài: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
I. Yêu cầu:
Ở tiết học này, HS:
- Được kiểm tra, đánh giá các kiến thức, kĩ năng đã được học qua các bài Lịch sử từ tuần 19 đến 33.
II. Đề bài: (do tổ chuyên môn nhà trường ra).
III. Các hoạt dộng dạy học.
- Cách tiến hành thực hiện theo HD của tổ chuyên môn nhà trường quy định.
1. Nêu yêu cầu tiết học.
2. Nhắc nhở học sinh về:
- Đọc kĩ đề bài.
- Làm bài vào nháp (nếu cần).
- Nghiêm túc khi làm bài, không quay cóp, ...
- Cần tận dụng thời gian, không nên hấp tấp, vội vã.
- Kiểm tra trước khi nộp bài.
3. Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_35_nam_hoc_2011_2012_chuan_kien_thuc_ki_n.doc