Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

I.MỤC ĐÍCH:

- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên

- Biết đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên. Làm được bài : 1 cột 1; Bài 2(a,c) ;Bài 3(a)

- Giáo dục: tính toán cần cẩn thận.

II.CHUẨN BỊ:

- GV : vẽ sẵn các số trên tia số

- HS: Bảng phụ, bảng con. vở toán

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 42 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ/Ngày
Môn
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Đ chỉnh
Thứ hai
Ngày 
9/12/2009
Tập Đọc
Toán
Lịch Sử
Đạo Dức 
Sh dưới cờ
7
16
4
4
Một người chính trực
So sánh và xếp thứ tư các số tự nhiên
Nước Âu Lạc
Vượt khó trong học tập (t2)
*****
*****
Thứ ba 
Ngày: 
9/12/2009
Chính Tả
Toán
Thể Dục
 Lt&Câu 
Kĩ Thuật
4
17
7
7
4
Truyện cổ nước mình
Luyện tập 
(Chuyên)
Từ ghép và từ láy
Khâu thường (tt)
****
Thứ tư
Ngày 
9/12/2009 
Khoa học
Kể Chuyện 
Toán
Địa lí
Tập Đọc
7
4
18
4
8
Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
Yến , tạ ,tấn
Một nhà thơ chân chính
HĐ sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
Tre Việt Nam
****
 Thứ năm
Ngày
9/12/2009
Toán
TLV
Thể Dục
Mĩ Thuật 
Khoa Học 
19
7
8
4
8
 Bảng đơn vị đo khôi lương
 Cốt truyện 
 (Chuyên)
(Chuyên)
Tại sao cần ăn phối hợp đạm ĐV và đạm TV ?
Thứ sáu
Ngày
9/12/2009
Toán
LTVC
TLV
Hát
Shoạt 
20
8
8
4
4
Giây, thế kỉ 
Luyện tập từ ghép và tứ láy
Luyện tập xây dưng cốt truyện
(Chuyên)
Sinh hoạt tuần 4 
Thứ hai Ngày soạn:  Ngày dạy:  
Môn: Tập đọc
Tiết : Một Người Chính Trực
I.MỤC ĐÍCH:
Biết đọc phân biệt lời các nhân vật ( thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành), bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – một vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (trả lời các câu hỏi trong SGK)
Luôn trung thực, ngay thẳng. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ. 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1)ổn địmh: (1 phút)
2)Bài cũ: (4 phút)
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài
? ?Hành động, lời nói của cậu bé ra sao?
-	? Cậu bé nhận được gì từ ông lão?
GV nhận xét , chấm điểm
3)Bài mới: 
a)Giới thiệu bài
GV giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một danh nhân trong lịch sử dân tộc ta ông Tô Hiến Thành, vị quan đứng đầu triều Lý. 
b): Hướng dẫn luyện đọc (8 phút)
-	Gv cho 1 hs đọc toàn bài 
[B1: GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
[B2: GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Lượt đọc thứ 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai (di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu), ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
[ B3: Gv cho hs đọc trong nhóm đôi 
Gv hco hs đọc trong nhóm đôi và đại diện đọc to trước lớp 
[ B4: GV đọc diễn cảm cả bài
+ Phần đầu: Đọc với giọng thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành, thái độ kiên quyết tuân theo di chiếu của vua (chính trực, nhất định không nghe)
+ Phần sau, lời Tô Hiến Thành: Đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát, thể hiện thái độ kiên định. 
c): Hướng dẫn tìm hiểu bài: (8 phút)
ª B 1: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
??Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
??Mọi người đánh giá ông là người ra sao?
?Theo em chính trực là như thế nào?
?Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? 
?Đoạn này kể chuyện gì?
GV nhận xét, chốt ý 
ª B 2: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
?? Đỗ Thái Hậu hỏi ông điều gì?
?Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
ª B3: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3
??Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
?Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
?Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
?Nội dung bài nói lên điều gì?
GV nhận xét, chốt ý 
Giáo dục luôn trung thực, ngay thẳng
d): Hướng dẫn đọc diễn cảm: (9 phút)
B 1: Hướng dẫn HS đọc từngđoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài 
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho hs 
B 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Một hôm, Đỗ thái hậu  thần xin cử Trần Trung Tá) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
4)Củng cố : (4phút)
?? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
GV nhận xét tiết học 
5)Dặn dò: (1phút)
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Tre Việt Nam. 
HS nối tiếp nhau đọc bài Người ăn xin 
-	Hành động: lục hết túi này đến túi khác, hai tay nắm lấy bàn tay ông lão; Lời nói:”ông đừng giận cháu, cháu chẳng có gì để cho ông cả.
-	Nhận được sự biết ơn, sự đồng cảm.
HS nhận xét
Hs đọc toàn bài . Đọc đúng các tiếng từ khó: Long Xưởng, chính trực, Di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu
HS nêu:
+ Đoạn 1: Từ đầu  Đó là vua Lý Cao Tông 
+ Đoạn 2: tiếp theo  tới thăm Tô Hiến Thành được 
+ Đoạn 3: phần còn lại 
Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc. HS khác nhận xét cách đọc của bạn
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
HS đọc trong nhóm đôi và đại diện đọc to trước lớp
HS nghe
ª HS đọc thầm đoạn 1
Tô Hiến Thành làm quan triều Lý 
Ông là một người nổi tiếng là chính trực.
Là ngay thẳng, cương trực 
Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua
Kể thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua. 
ª HS đọc thầm đoạn 2
Nếu ông mất đi thì ai thay thế ông.?
Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông
ª HS đọc thầm đoạn 3
Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá
Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử
Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình 
- 	Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – một vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. 
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
Vì sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của ông.
Rút kinh nghiệm sau tiết học: 	
Môn: Toán
Tiết : So Sánh Và Xếp Thứ Tự Các Số Tự Nhiên
I.MỤC ĐÍCH:
Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên
 Biết đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên. Làm được bài : 1 cột 1; Bài 2(a,c) ;Bài 3(a) 
Giáo dục: tính toán cần cẩn thận.
II.CHUẨN BỊ:
GV : vẽ sẵn các số trên tia số 
HS: Bảng phụ, bảng con. vở toán 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 Ổn định: (1 phút)
2)Bài cũ: (4 phút)
GV yêu cầu HS đoc số và nêu giá trị của số 6 trong các chữ số sau.
GV nhận xét
3)Bài mới: 
B Giới thiệu: trực tiếp.
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm về sự so sánh được của hai số tự nhiên ( 5 phút)
a.Luôn thực hiện được phép so sánh với hai số tự nhiên bất kì:
 GV đưa từng cặp hai số tự nhiên: 100 – 120, 395 – 412, 95 – 95...
?? số nào lớn hơn, số nào bé hơn, số nào bằng nhau (trong từng cặp số đó)?
Khi có hai số tự nhiên, luôn xác định được số này lớn hơn, bé hơn hoặc bằng số kia. 
?Ta có thể nhận xét như thế nào?
b. Cách so sánh hai số tự nhiên:
Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau: (100 – 99, 77 –115...)
+ ?? Số 100 có mấy chữ số?
+ ??Số 99 có mấy chữ số?
+ ?Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau?
Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: 
+ GV nêu ví dụ: 145 –245 
+ ?Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau?
+ GV yêu cầu HS cho hai số tự nhiên bất kì
+ ? Muốn so sánh hai số tự nhiên bất kì, ta phải làm như thế nào? (Kiến thức này đã được học ở bài so sánh số có nhiều chữ số)
Trường hợp số tự nhiên đã được sắp xếp trong dãy số tự nhiên:
+ ??Số đứng trước so với số đứng sau như thế nào?
+ ??Số đứng sau so với số đứng trước như thế nào?
+ ?Dựa vào vị trí của các số tự nhiên trong dãy số tự nhiên em có nhận xét gì?
+ GV đính tia số lên bảng, yêu cầu HS quan sát
+ ?? Số ở điểm gốc là số mấy?
+ ?Số ở gần gốc 0 so với số ở xa gốc 0 hơn thì như thế nào? (ví dụ: 1 so với 5)
+ ??Nhìn vào tia số, ta thấy số nào là số tự nhiên bé nhất?
Hoạt động 2: sắp xếp các số tự nhiên: ( 5 phút)
GV đưa bảng phụ có viết nhóm các số tự nhiên như trong SGK
Yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn & theo thứ tự từ lớn đến bé vào bảng con.
Tìm số lớn nhất, số bé nhất của nhóm các số đó?
?Vì sao ta xếp được thứ tự các số tự nhiên?
Giáo dục: tính toán cần cẩn thận.
Hoạt động 3: Thực hành: (15 phút)
Bài tập 1: làm việc cá nhân bảng 
Gv cho hs đọc yêu cầu bài 
Gv chio hs làm bài vào bảng lớp và bảng con 
Khi sửa bài, yêu cầu HS đọc cả “hai chiều”: ví dụ: 989 < 999; 
999 > 989
Yêu cầu HS giải thích lí do điền dấu
Bài tập 2+3: làm việc vở 
-	Cho học si ... ù trị.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm bốn [8phút]
3. khai thác khoáng sản 
Mt: Kể tên một số khoáng sản có ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
J Bước 1:Giao nhiệm vụ cho hs làm việc theo nhóm bốn 
J Bước 2: Gọi hs trình bày.
-	Kể tên một số khoáng sản có ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
-	Tại sao chúng ta phải bảo vệ, gìn giữ & khai thác khoáng sản hợp lí?
-	Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
-	Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân.
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
4) cũng cố: [4phút]
-	Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn làm những nghề -gì? 
-	Nêu quy trình sản xuất phân lân.
5) Dận dò; [1phút]
Chuẩn bị bài: Trung du Bắc Bộ.
-	Chơi trò chơi 
Dân cư thưa thớt, có các dân tộc: Thái, Dao, Mông
Họ ở nhà sàn nhằm tránh thú ruừng, phương tiện đi lại chủ yếu là ngựa, đường mòn. Vì đường dốc cao, hiểm trở
HS nhận xét
HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên của Việt Nam
Làm ở sườn núi.
Giúp cho việc lưu giữ nước, chống xói mòn.
Trồng lúa 
Tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, mỹ nghệ
HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết thảo luận trong nhóm đôi theo các gợi ý
Đại diện nhóm báo cáo
Dệt, may, thêu, mũ, tấm thảm 
Hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ, đẹp.
Các nhóm bốn thảo luận trả lời vâu hỏi 
Quặng a-pa-tit, đồng, chì, kẽm, 
Chúng ta phải bảo vệ, gìn giữ & khai thác khoáng sản hợp lí vì nay là nguồn dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Và khai thác bừa bãi sẽ bị cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Quặng a-pa-tit được khai thác nhiều nhất ở Hoàng Liên Sơn
Quặng a-pa-tit được khai thác ở mỏ, sau đó được chuyển đến nhà máy a-pa-tit để làm giàu quặng (loại bỏ bớt đất đá), quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy sản xuất phân lân để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp
-	Nghề thủ công, sản xuất phân lân, khai thác gỗ 
-	Hs nêu 
 Rút kinh nghiệm sau tiết học: 	
Môn: Tập đọc
Tiết 8: TRE VIỆT NAM
I.MỤC ĐÍCH:
1. Kĩ Năng:
Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc (ca ngợi cây tre Việt Nam) & nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ.Học thuộc lòng bài thơ. Độc đúng từ: tre xanh, bão bung, luỹ thành, lưng trần.
Đọc đúng các tiếng từ khó: khuất mình, mang dáng thẳng, bão bùng, nắng nỏ, luũy thành
 2. Kiến thức:
Hiểu các từ ngữ trong bài: tự, luỹ thành, áo cộc, nòi tre, nhường. Cảm & hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
3. Giáo dục:
Tự hào về những phẩm chất cao đẹp của ông cha: giàu tình thương, ngay thẳng, chính trực. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ. Sưu tầm tranh ảnh đẹp về cây tre. 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU;
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1)Ổn định: [1 phút]
2)Bài cũ: [5 phút] 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 
Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? 
GV nhận xét & chấm điểm
3)Bài mới: 
a)Giới thiệu bài1 phút
-	Tranh vẽ gì?
-	 Bài thơ Tre Việt Nam các em học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu được điều đó. 
 GV giới thiệu thêm tranh ảnh về cây tre 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc[8 phút]
Gv cho hs đọc toàn bài 
Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài thơ 
Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai (tre xanh, nắng nỏ, khuất mình, bão bùng, luỹ thành, nòi tre, lưng trần), ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp (nghỉ nhanh, ngầm thấy sự phân cách giữa các từ, cụm từ, tránh nghỉ hơi quá lâu trở thành đọc nhát gừng) 
Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. GV giải nghĩa thêm:
+ áo cộc: áo ngắn. Nghĩa trong bài: lớp bẹ bọc bên ngoài củ măng.
Bước 3: Gv cho hs đọc trong nhóm đôi sau đó đại diện đọc to trước lớp 
Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
GV đọc giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca. Chú ý:
+ Đọc câu hỏi mở đầu Tre xanh / Xanh tự bao giờ? //: giọng chậm & sâu lắng, gợi suy nghĩ, liên tưởng
+ Nghỉ hơi ngân dài sau dấu chấm lửng ở dòng thơ: Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
+ Đoạn giữa bài – các câu thơ lục bát (từ Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh  có gì lạ đâu) là phát hiện của tác giả về những phẩm chất cao đẹp của tre – cần đọc với giọng ngợi ca sảng khoái. Nhấn giọng (theo cách ngân dài hơn) những từ ngữ khẳng định hoặc mang rõ sắc thái cảm xúc: không đứng khuất mình, vẫn nguyên cái gốc, đâu chịu mọc cong, lạ thường, có gì lạ đâu. 
+ 4 dòng thơ cuối bài – thể hiện sự kế tiếp liên tục của các thế hệ bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ – cần đọc ngắt nhịp đều đặn ở sau các dấu phẩy kết thúc mỗi dòng thơ, tạo ra âm hưởng nối tiếp giữa các từ ngữ. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài[8 phút]
LBước 1: Yêu cầu HS đọc thành tiếng, đọc thầm bài thơ và: 
Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam?
GV nhận xét & chốt ý: Tre có từ rất lâu, từ bao giờ cũng không ai biết. Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa đến nay 
Giáo dục: Tự hào về những phẩm chất cao đẹp của ông cha: giàu tình thương, ngay thẳng, chính trực
LBước 2: GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc, trả lời câu hỏi sau:
Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam?
Những hình nào của tre tượng trưng cho tính cần cù?
Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của con người Việt Nam?
 GV kết luận: Tre có những tính cách như người: biết thương yêu, nhường nhịn, đùm bọc, che chở cho nhau. Nhờ thế tre tạo nên luỹ thành, tạo nên sức mạnh, tạo nên sự bất diệt. 
Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?
Tre được tả trong bài thơ có những tính cách như người: ngay thẳng, bất khuất. 
LBước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm, đọc lướt toàn bài, tìm: 
Những hình ảnh về cây tre & búp măng non mà em thích. Giải thích vì sao em thích những hình ảnh đó?
GV nhận xét & chốt ý 
:LBước 4: GV yêu cầu HS đọc 4 dòng thơ cuối bài, trả lời câu hỏi:
Đoạn thơ cuối bài có ý nghĩa gì?
GV chốt lại: Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ, thể hiện sự kế tiếp liên tục của các thế hệ – tre già, măng mọc. 
3: Hướng dẫn đọc diễn cảm & học thuộc lòng[8 phút]
LBước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn thơ 
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho HS
LBước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Nòi tre đâu chịu  mãi xanh màu tre xanh) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
4Củng cố [3 phút]
Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? 
- Em thích những câu thơ nào? Vì sao?
5)Dặn dò: 1 phút
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Những hạt thóc giống 
-	Hát 
HS nối tiếp nhau đọc bà
HS trả lời câu hỏi
Vì đó là những người lo cho dân locho đất nước, không vì lợi ích cá nhân.
HS nhận xét
HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK
Hs đọc toàn bài.. Đọc đúng các tiếng từ khó: khuất mình, mang dáng thẳng, bão bùng, nắng nỏ, luũy thành
HS nêu:
+ Đoạn 1: từ đầu  nên luỹ thành tre ơi?
+ Đoạn 2: tiếp theo  hát ru lá cành 
+ Đoạn 3: tiếp theo  truyền đời cho măng 
+ Đoạn 4: phần còn lại
Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
Hs đọc trong nhóm đôi sau đó đại diện đọc to trước lớp 
HS nghe
HS đọc thành tiếng, đọc thầm bài thơ 
Đó là:
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng 
Ở đâu tre cũng xanh tươi / Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu; Rễ siêng không ngại đất nghèo / Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. 
Khi bão bùng, tre tay ôm tay níu cho gần nhau thêm / thương nhau, tre chẳng ở riêng mà mọc thành lũy / Tre giàu đức hy sinh, nhường nhịn: lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo cộc, tre nhường cho con
Tre già thân gãy cành rơi vẫn truyền cái gốc cho con / Măng luôn mọc thẳng: Nòi tre đâu chịu mọc cong. Búp măng non đã mang dáng thẳng thân tròn của tre. 
Nhiều HS phát biểu tự do
HS đọc 4 dòng thơ cuối bài
-	Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn thơ theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nhẩm HTL những câu thơ yêu thích
Cả lớp thi HTL từng đoạn thơ 
HS nêu: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
-	Hs trả lời liên hệ.
Rút kinh nghiệm sau tiết học: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang_2_cot.doc