Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (Bản hay nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (Bản hay nhất)

A.Mục tiêu: Học xong bài này , HS có khả năng :

 - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.

 - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.

* HS yếu bước đầu biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn .

 - HS khá, giỏi biết giải thích vì sao phải vươn lên trong học tập.

 B. Đồ dùng dạy -học :

-Sgk: Các mẩu chuỵên tấm gương vượt khó trong học tập

C. Phương pháp và hình thức.

 - Phương pháp:quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đánh giá.

 -Hình thức.Nhóm, cá nhân, lớp.

D. Các hoạt động dạy -học :

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (Bản hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4: Thứ hai, ngày 14 tháng 9 năm 2009
 Tiết 2: Đạo đức:
 VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP(T2)
A.Mục tiêu: Học xong bài này , HS có khả năng :
 - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
 - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
* HS yếu bước đầu biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn .
 - HS khá, giỏi biết giải thích vì sao phải vươn lên trong học tập.
 B. Đồ dùng dạy -học : 
-Sgk: Các mẩu chuỵên tấm gương vượt khó trong học tập
C. Phương pháp và hình thức.
 - Phương pháp:quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đánh giá.
 -Hình thức.Nhóm, cá nhân, lớp.
D. Các hoạt động dạy -học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
*Hoạt động 1 : (12’)Xử lý tình huống 
-Yêu cầu HS đọc bài tập 2 trang 7 
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và trình bày .
-Nhận xét và kết luận: Khen những HS biết vượt khó trong học tập .
*Hoạt động 2 : (9’) Liên hệ bản thân
-Yêu cầu HS làm việc theo N2
-Yêu cầu HS trình bày trước lớp
KL: Nếu gặp khó khăn cần kiên quyết vượt qua, cần biết giúp đỡ bạn bè vượt qua khó khăn .
*Hoạt động 3: (6’) Làm bài tập 
-Yêu cầu HS làm bài tập trang 7
-Yêu cầu HS trình bày
KL: Cần phải có những biện pháp khắc phục khó khăn.
Kết luận chung
*Hoạt động nối tiếp (3’): 
-Củng cố bài .
-Dặn dò HS thực hiện các nội dung ở phần thực hành .
-Nhận xét tiết học
-HS đọc thành tiếng 
-HS thảo luận
-HS trình bày, cả lớp trao đổi 
+Để theo kịp các bạn, Nam cần phải 
+Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ giúp Nam: cho mượn vở, giảng bài 
-HS tự liên hệ
-HS trình bày
-HS làm bài tập
+Những khó khăn có thể gặp phải
-Những biện pháp khắc phục
-HS trình bày
-Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng. Cần cố gắng vượt qua khó khăn để học tập.
Tiết 3 : Tập đọc: 
 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
A. Mục tiêu:
 - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. .
+Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.Đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại .
-Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành-vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
 * HS yếu đọc được câu, đoạn ngắn.
 - HS khá, giỏi đọc diễn cảm toàn bài.
B. Đồ dùng dạy -học :
-Tranh minh họa bài đọc trong SGK
C.Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp:hỏi đáp, giảng giải, trực quan, quan sát, kiểm tra, đánh giá,thực hành cá nhân, vấn đáp.
 - Hình thức: nhóm, cá nhân, lớp.
D.Các hoạt động dạy -học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
*Hoạt động 1 : (4’) Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra 3 HS đọc bài người ăn xin và trả lời câu hỏi trong SGK
-GV nhận xét + cho điểm
*Hoạt động 2 (1’): Giới thiệu bài
*Hoạt động 3 (15’): Luyện đọc
a/Cho HS đọc
-Cho HS đọc bài văn
-Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: di chiếu, tham tri, chính sự, gián nghị, đại phu 
b/Cho HS đọc chú giải
c/GV đọc diễn cảm bài văn
*Hoạt động 4 : (10’) Tìm hiểu bài
-Đoạn 1 (Đọc từ đầu đến vua Lý Cao Tống )
+Cho HS đọc và trả lời câu hỏi.
* Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện NTN ?
-Đoạn 2 ( Phần còn lại )
+Cho HS đọc thầm + trả lời câu hái.
H:Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên săn sóc ông ?
H:Tô Hiến Thành tiến cử ai sẽ thay ông đứng đầu triều đình ?
H:Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện NTN ?
H:Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
- HS tìm nội dung:
*Hoạt động 5 : (12’) Đọc diễn cảm 
- Chú ý lời Tô Hiến Thành cương trực, thẳng thắn.
 -GV đọc mẫu bài văn
-Cho HS luyện đọc
-GV uốn nắn sửa chữa những HS còn đọc sai .
*Hoạt động 6 (3’) : Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời
-HS đọc nối tiếp từng đoạn(HS yếu đọc trước)
-1HS đọc chú giải
-1HS giải nghĩa từ
-1HS đọc thành tiếng
-Không nhận tiền bạc để làm sai di chiếu vua.
-HS đọc thành tiếng
-Quan tham tri chính sự Vũ Hán Đườngngày đêm hầu hạ 
-Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
- Thể hiện qua việc tiến cử quan Trần Trung Tá. “Nếu Thái hậu nói..Trần Trung Tá”
- Vì những người chính trực rất ngay thẳng, dám nói sự thật, không vì lợi ích riêng, bao giờ cũng đặt lợi ích chung 
- Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành-vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
- HS nhắc lại nội dung.
- HS khá, giỏi đọc.
-Nhiều HS luyện đọc 
Tiết 4: Toán : 
 SO SÁNH VÀ SẮP XẾP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
A . Mục tiêu:
-Bước đầu hệ thống hóa 1 số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
 * HS yếu bước đầu biết so sánh hai số tự nhiên.
 HS khá, giỏi làm hết bài tập 2,3
 B. Đồ dùng dậy - học:
 Bảng phụ
C.Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp:hỏi đáp, giảng giải, quan sát, luyện tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá, thảo luận.
 - Hình thức: nhóm, cá nhân, lớp.
D/ Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ (4’) : 
-Gọi 2 HS lên làm bài 2/17 (BT )
-Kiểm tra vở bài tập
-Nhận xét ghi điểm
 2. Dạy- học bài mới (33’)
a. Giới thiệu: (1 phút ) 
b. Sắp xếp các số tự nhiên 
- Giới thiệu cặp số 100 và 99
- Yêu cầu so sánh
- Giúp HS nêu nhận xét
- Giới thiệu cặp số 29868 và 30005
- Gọi HS nêu nhận xét
-Gọi HS nêu dãy số tự nhiên
- HS so sánh 5 và 7
- Gọi HS nhận xét
- Yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên
- Yêu cầu HS so sánh 4 và 10 
- Giúp HS nhận xét
c. Hướng dẫn HS xếp thứ tự các số tự nhiên 
- Nêu 7698; 7968; 7869 
- Yêu cầu HS xếp thứ tự bé dần 
- Gọi HS nêu số bé nhất và số lớn nhất
- Nhận xét 
d. Luyện tập, thực hành : 
- Bài 1 :(Cột 1) Yêu cầu HS làm bài 1
GV nhận xét. 1234 > 999
 8754 < 87540
 39680 = 39000+ 680
- Bài 2 : (a,c)Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV hướng dẫn cách làm.
- GV nhận xét sửa sai.a)8136,8316,8361.
 c)63 841; 64 813; 64 831.
-Bài 3 : (a)Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
- 2 em lên bảng
- HS so sánh 100 > 99
 99 < 100
- Trong 2 số tự nhiên số nào có nhiều số hơn thì lớn hơn. số nào có ít số hơn thì nhỏ hơn
- HS so sánh 29868 < 30009
 30005 > 29868
- HS nhận xét
- HS nêu : 0; 1; 2; 3; 4; 5
 5 5
Trong dãy số tự nhiên số đứng trước bé hơn số đứng sau 
- Hs vẽ tia số
- HS so sánh 4 4
- Trên tia số, số gần gốc 0 hơn là số bé hơn , số xa gốc 0 hơn là số lớn 
- HS b¶ng con
-2 HS lên bảng sắp xếp.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bảng con.
- 3 Hs lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- HS làm vào vở.( HS khá, giỏi làm hết cả bài)
- 2 Hs lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- HS khá, giỏi làm hết cả bài
- HS làm vào vở.
- Gv nhận xét chấm điểm.
a)1942; 1952; 1978; 1984.
3. Củng cố dặn dò: (3’) 
-HS nhắc lại nội dung bài
-Nhận xét tiết học
Tiết 5 : Lịch sử : 
 NƯỚC ÂU LẠC 
A.Mục tiêu : Sau bài học , HS nêu được
 - Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: 
 Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên kháng chiến thất bại.
 * HS yếu nhận biết được nước Âu Lạc ra đời là sự tiếp nối của nước Văn Lang.
 HS khá, giỏi 
 + Biết những điểm giống nhau của bgười Lạc Việt và người Âu Việt.
 + So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc.
 + Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc (nêu tác dụng của nỏ thần và thành Cổ Loa)
C.Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp:hỏi đáp, giảng giải, trực quan, quan sát, luyện tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá.
 - Hình thức:nhóm, cá nhân, lớp.
B.Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
	HOẠT ĐỘNG HỌC	
*Khởi động : (4’)
-Kiểm tra câu hỏi 1,2,3 SGK / 14
-Nhận xét :
*Hoạt động 1 : (1’) Giới thiệu bài
*Hoạt động 2 : (5’) Cuộc sống người Lạc Việt và người Âu Việt
-Yêu cầu HS đọc ở SGK và trả lời
+Người Âu Việt sống ở đâu ?
+Đời sống của người Âu Việt có những điểm gì giống với đời sống của người Lạc Việt ?
*Hoạt động 3 : (7’) Ra đời của nước Âu Lạc
-HS thảo luận nhóm 2
+Vì sao người Âu Việt và người Lạc Việt hợp nhất với nhau thành 1 đất nước ?
+Ai là người có công hợp nhất đất nước của người Lạc Việt và Âu Việt ?
+Nhà nước của người Lạc Việt và Âu Việt có tên là gì ? đóng đô ở đâu ?
-Yêu cầu HS trình bày
GVKL : Âu lạc ra đời vào cuối TK III trước CN
*Hoạt động 4 : (7’) Những thành tựu của dân Âu Lạc
-Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát hình minh hoạ, cho biết: Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống?
-3 em lên bảng
- HS nhận xét.
-HS lắng nghe
- Sống ở mạn Tây Bắc của nước Văn Lang.
-HS khá, giỏi trả lời.
-Trồng lúa, chăn nuôi, phong tục cũng giống như Lạc Việt
-HS thảo luận và trả lời
+Vì họ có chung 1 kẻ thù
+ An Dương Vương
-Nước Âu Lạc kinh đô ở vùng Cổ Loa 
-HS trình bày
-HS trao đổi nhóm 2
+ Xây dựng,sản xuất,làm vũ khí.
+ So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước âu Lạc 
+Nêu tác dụng của Cổ Loa và nỏ thần ?
KL SGK
*Hoạt động 5 : (12’) Nước Âu Lạc và cuộc xâm lược của Triệu Đà
-Yêu cầu HS đọc sách và kể lại cuộc K/c chống quân xâm lược Triệu Đà
+Vì sao cuộc XL của Triệu Đà bị thất bại?
-XD kinh thành Cổ Loa với kiến trúc 3 vòng hình ốc; SX: rèn sắt, sử dụng các lưỡi cày bằng đồng; vũ khí chế tạo nỏ, tên .
- HS trình bày, lớp theo dõi bổ sung.
- HS khá, giỏi trả lời.
-Văn Lang đóng đô ở Phong Châu (vùng núi ) , Âu Lạc ở Cổ Loa (đồng bằng )
-HS quan sát và nêu
- HS đọc “từ năm 207 TCN Phong kiến phương Bắc”
-2HS kể
-Vì người dân đoàn kết, có chỉ huy giỏi, vũ khí tốt, thành luỹ kiên cố. 
-Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh 
+Vì sao nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc ?
-Gọi HS đọc ghi nhớ 
*Hoạt động nối tiếp : (4’)
-Hệ thống bài - Nhận xét tiết học
-Về xem lại bài, học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau.
3 em HS nhắc lại ghi nhớ.
-HS lắng nghe
 Chiều:
Tiết 6: Luyện đọc 
 BÀI:NGƯỜI ĂN XIN, MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC 
A. Mục tiêu:
- HS biết đọc diễn cảm và có giọng đọc phù hợp theo từng đoạn. Hiểu thêm về nội dung của 2 bài đã học.
 *Những HS yếu chỉ yêu cầu đọc từng đoạn ngắn, nhắc lại nội dung bài.
 -HS khá, giỏi đọc diễn cảm từng đoạn trong bài và có giọng đọc phù hợp theo từng đoạn.
 B. Đồ dùng dạy -học :
 - Bảng phụ
C.Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp:luyện tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá.
 - Hình thức:tổ, cá nhân, lớp.
B.Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I/Ôn tập : 
1/Giới thiệu bài : 
2/HD luyện đọc:
-Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của ha ... n = 70tạ 4kg 700g = 4700g
- GV hướng dẫn cách làm
- HS tự làm bài vào vở.
- 4HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét 
- HS đọc đề, tìm hiểu đề.
- HS làm vào vở,
-1 HS lên bảng làm
 Giải
 5 gói bánh cân nặng là:
 200 x 5 = 1000(g)
 4 gói kẹo cân nặng là: 
 250 x 4 = 1000(kg)
 Số ki-lô-gam của kẹo và bánh là:
 1000 + 1000 = 2000(g) 
 2000g = 2 kg
 Đ/S 2 kg
- Lớp nhận xét.
- HS khá, giỏi làm.
 Thứ sáu , ngày 18 tháng 9 năm 2009
Tiết 1 : Toán : 
 GIÂY, THẾ KỈ. 	
A.Mục tiêu : Giúp HS 
 - Biết đơn vị giây, thế kỉ
 - Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm.
 - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
 * HS yếu bước đầu biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
 HS khá, giỏi làm hết bài tập 2.
B. Đồ dùng dạy -học :
-Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây
C.Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp:hỏi đáp, giảng giải, quan sát, luyện tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá, thảo luận.
 - Hình thức: nhóm, cá nhân, lớp.
D.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/Kiểm tra bài cũ : (5’) Gọi 2HS làm bài tập 
5dag = 50g, 4tạ 30kg > 4tạ 3kg
8tấn < 8100kg 
3tấn 500kg = 3500kg
-GV nhận xét, ghi điểm 
2/Bài mới :
a/Giới thiệu bài mới :(1’) 
b/Dạy bài mới :(12’) 
*Giới thiệu về giây :
-GV dùng đồng hồ 3 kim ôn về giờ, phút và giới thiệu về giây .
+Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết là mấy giờ ?
+Kim phút đi từ một vách đến vạch tiếp liền hết bao nhiêu phút ?
+Cho HS nhắc lại
-GV giới thiệu kim giây
+GV khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây 
+Khoảng thời gian kim giây đi đến 1 vòng là 1 phút, tức là 60 giây .
+60 giây bằng mấy phút ?
*Giới thiệu về thế kỷ :
-GV để đo thời gian lớn hơn năm người ta dùng đơn vị đo là “thế kỷ”
-100 năm bằng mấy thế kỷ ? và ngược lại 
-GV Bắt đầu từ năm 1 đến năm100 là TK1
Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ 2
-GV hỏi : Năm 1975 thuộc thế kỷ nào ?
-Năm 2005 thuộc thế kỷ mấy ?
-GV người ta hay dùng chữ số La Mã, để ghi tên thế kỷ ( ví dụ: thế kỷ 20 (XX).
*Thực hành : 
Bài 1 :(8’) 
-HD làm bài vào vở
-2HS lên chữa bài
-GV theo dõi hướng dẫn HS làm
VD : Muốn tính ½ thế kỷ = ? năm, ta lấy : 100 : 2 = 50
Bài 2 :(6’) HD làm bài miệng 
-Bác Hồ sinh năm 1890 thuộc TK nào ?
-Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 thuộc TK nào ?
-Cách mạng tháng Tám .. 1945 thuộc TK ?
-Bà Triệu  248 thuộc TK nào ?
c/Củng cố , dặn dò : (3’) 
-Nhận xét tiết học
-Về nhà làm bài tập
- Chuẩn bị bài sau.
-HS làm vào bảng con
- 2 HS lên bảng làm
- HS nhận xét.
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-HS trả lời
-HS trả lời
-1giờ = 60 phút
-1phút = 60 giây
-1phút
-GV viết bảng 1 thế kỷ =100năm
-HS đọc
-1 thế kỷ
-HS trả lời
-HS trả lời
-Thế kỷ 20
-Thế kỷ 21
-HS làm bài
-HS lên bảng chữa bài
- HS nhận xét.
5 thế kỉ = 500 năm.
1 phút 8 giây = 68 giây.
-HS nêu miệng kết quả.
-TK 19
-TK 20
-TK 20
-TK 3
-HS lắng nghe
Tiết 2 : Tập làm văn :
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
 A.Mục tiêu:
 -Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
 * HS yếu bước đầu có thể tạo lập được 1 cốt truyện đơn giản mà đã chuẩn bị sẵn ở nhà.
 * HS khá, giỏi kể lại được câu chuyện sau khi đã xây dựng bằng lời của mình.
B. Đồ dùng dạy -học :
-Tranh minh họa cốt truyện nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm .
-Tranh minh họa cho cốt truyện nói về tính trung thực của người con đang chăm sóc mẹ ốm .
-Bảng phụ viết sẵn đề bài để GV phân tích
C.Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: thảo luận, luyện tập, thực hành, đánh giá, kiểm tra.
 - Hình thức: nhóm, cá nhân, lớp.
D.Các hoạt động dạy -học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
*Hoạt động 1 (5’) Kiểm tra bài cũ 
-Kiểm tra 2 HS 
+HS 1 : Em hãy nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước
+HS 2 : Em hãy kể lại truyện Cây khế 
-GV nhận xét +cho điểm 
*Hoạt động 2 : (2’) Giới thiệu bài 
*Hoạt động 3 : (35’) Xây dựng cốt truyện 
a/Xác định yêu cầu của đề bài 
-Cho HS đọc yêu cầu của đề bài SGK/45
b/Cho HS lựa chọn chủ đề của câu chuyện
-Cho HS đọc gợi ý
-Cho HS nói chủ đề các em chọn
-GV nhấn mạnh : Gợi ý 1,2 trong SGK chỉ là gợi ý để các em có hướng tưởng tượng . Ngoài ra, các em có thể chọn đề tài khác miễn là có nội dung giáo dục tốt và đủ cả 3 nhân vật .
c/Thực hành xây dựng cốt truyện
- Cho HS đọc gợi ý.
-Cho HS thực hành kể
-Cho HS thi kể
-GV nhận xét và khen thưởng những HS tưởng tượng ra câu chuyện hay + kể hay .
-Cho HS viết vào vở cốt truyện mình đã kể .
* Lưu ý: Khi xây dựng cốt truyện cần hình dung được các nhân vật của câu chuyện, chủ đề của câu chuyện, diễn biến của câu chuyện ...
*Hoạt động 4 : (3’) Củng cố, dặn dò 
-GV cho 2 HS nói lại cách xây dựng cốt truyện
-GV nhận xét tiết học
-Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện của mình tưởng tượng cho người thân nghe .
-Về nhà chuẩn bị bài cho tiết học TLV ở tuần 5 .
- 2HS lên bảng trả lời
-HS trả lời
-HS lắng nghe
-1HS đọc yêu cầu của đề bài
-1HS đọc gợi ý, 1HS đọc tiếp gợi ý 2
-HS phát biểu chủ đề mình đã chọn để XD câu chuyện.
-HS đọc thầm gợi ý 1,2 .
- HS tập kể theo nhóm 2.
-Chọn 1HS giỏi kể mẫu dựa vào gợi ý 1 . HS kể theo cặp .
-Đại diện các nhóm lên thi kể
-Lớp nhận xét
-HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình .
-HS trả lời
 Tiết 3: Âm nhạc
 (GV phân môn dạy)
Tiết 4 : Khoa học :
 TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT
A.Mục tiêu : Giúp hs 
 - Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
 - Nêu được ích lợi của các món ăn chế biến từ cá : đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
 * HS yếu biÕt được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật .
B. Đồ dùng dạy -học :
-Hình trang 18,19 Sgk
C.Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp:hỏi đáp, trực quan, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành,kiểm tra, đánh giá.
 - Hình thức: nhóm, cá nhân, lớp.
C.Hoạt động dạy -học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I/Bài cũ : (2’) 
-Gọi HS lên bảng 
+Tại sao cần phải phối hợp nhiều loại thức ăn ? và thường xuyên đổi mới ?
+Thế nào là 1 bữa ăn cân đối ?
Những nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa, ăn ít, ăn mức độ và hạn chế .
+Hầu hết các loại thức ăn có nguồn gốc từ đâu ?
-Nhận xét ghi điểm .
II/Dạy -học bài mới :
*Hoạt động 1 : (12’) Trò chơi: Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm.
-GV chia tổ1,3 thành 2 đội còn tổ1 làm trọng tài
+Nêu cách chơi và luật chơi 
+Tiến hành trò chơi
-Nhận xét tuyên dương
*Hoạt động 2 : (13’) Tại sao phải phối hợp đạm thực vật và đạm động vật .
-Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi
+Những thức ăn nào vừa chứa đạm thực vật và đạm động vật ?
+Tại sao không chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật ?
+Vì sao nên ăn nhiều cá ?
-Yêu cầu HS trình bày
-Yêu cầu HS đọc 2 phần của mục bạn cần biết trong SGK 
Kết luận :
*Hoạt động nối tiếp : (3’)
-Củng cố bài
-Dặn HS làm bài 1 VBT
-Nhận xét tiết học 
-3 em lên bảng
-HS 1
-HS 2
-HS 3
-Hai tổ làm 2 đội,tổ 2 làm trọng tài.
-HS lắng nghe
-HS viết tên các món ăn chứa nhiều chất đạm
- Trọng tài nhận xét.
-Đậu kho thịt, lẩu cá, thịt xào rau 
-  sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể 
-Cá là thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều a xít béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ vỡ động mạch
-HS trình bày
-HS đọc
Tiết 5 SINH HOẠT CUỐI TUẦN
 A.Mục tiêu :
-HS tự nhận xét kết quả thực hiện trong tuần 
-Biết nhận khuyết điểm và có hướng khắc phục 
-Biết phát huy những ưu điểm 
-Sinh hoạt văn nghệ : Yêu cầu học sinh ý thức tập thể , mạnh dạn trong sinh hoạt .
B. Chuẩn bị nội dung sinh hoạt :
C.Các Hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Nhận xét kế hoạch tuần 4 : 
-Yêu cầu học sinh tự nhận xét kết quả học tập tuần 2
→ GVKL :
+ Đạo đức
+Học tập
+Các hoạt động khác
-Yêu cầu học sinh tự nhận khuyết điÓm và hứa sửa chữa . 
2/ Nhận xét tình hình học tập tuần 4 :
-Nhận xét tiết học
+Tập đọc : Học sinh đọc còn yếu , chưa lưu loát .
+Toán : Tính toán còn chậm
+Kể chuyện : Kể chuyện chưa đạt yêu 
3/ Sinh hoạt văn nghệ : 
-Yêu cầu h/s tự điều hành văn nghệ
-Lớp trưởng điều hành 
-Đại diện tổ trưởng trình bày
-HS ý kiến bổ sung
-HS nêu hướng khắc phục
-Lớp phó văn nghệ điều hành
 BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
 Câu 1: (2đ) Những dòng nào nêu đúng lí do nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
Vì người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng.
Vì người chính trực bao giờ cũng thẳng thắn, tôn trọng sự thật.
Vì người chính trực tài giỏi trong việc chỉ huy quân sĩ ngoài trận mạc.
 Câu 2: (2đ)Chọn phụ âm đầu r/d/gi điền vào chỗ trống để tạo từ:
 a) unginh ; b) àoậu ; c) ..ùngằng; d) ấuiếm
 Câu 3(2đ) Ghi lại các từ có tiếng “vui” theo các kiểu cấu tạo sau:
4 từ ghép tổng hợp.
4 từ ghép phân loại
Câu 4: (4đ)Ghi lại cốt truyện “Người đi săn và con vượn”
 ĐÁP ÁN.
Câu 1: a
Câu 2: a) rung rinh ; b) rào dậu ; c) dùng dằng ; d) giấu giếm.
 Câu 3 : 4 từ ghép tổng hợpvui tươi, vui vẻ, vui chơi, tươi vui.
 4 từ ghép phân loại vui mắt, vui chân, vui tay, vui lòng.
Câu 4: 
- Người đi săn bắn chết 1 con vượn mẹ
 - Trước khi chết vượn mẹ gắng hết sức vắt những giọt sữa cuối cùng của đời mình vào chiếc lá để giành cho vượn con.
 - Xúc động mạnh mẽ trước lòng mẫu tử ..bỏ nghề săn bắn.
 Chiều:
Tiết 6: (40’) BÀI KIỂM TRA CUỐI TUẦN MÔN TOÁN.
Câu 1 :Chọn câu trả lời đúng.
5 tạ 70 kg = ? kg
 A. 570kg B.5070kg C.750kg D. 5007kg.
 b) 18000kg = ? tấn
 A. 180 tấn B. 18 tấn C. 1800 tấn D. 108 tấn.
 c) 784 tạ - 95 tạ = ? tạ
 A. 698 tạ B. 789 tạ C. 678 tạ D. 689 tạ
 d) 408g = ? .hgg
 A. 4hg 8g B.40hg 8g C.400hg 8g D. 4hg 80g
Câu 2:Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
 748tạ - 258 tạ545tạ 936tấn : 3 100tấn + 210tấn
 125tạ x 4 50tạ x 10 4 tấn 500kg 4500kg.
 Câu 3:Ngày thứ nhất bán được 42 tạ gạo, ngày thứ hai bán được ít hơn ngày thứ nhất 2 tạ. Hỏi cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
 ĐÁP ÁN
Câu 1: (4đ)a) A ; b) B ; c) D ; d) A
Câu 2: (3,5đ)
 748tạ - 258 tạ 100tấn + 210tấn
 125tạ x 4 = 50tạ x 10 4 tấn 500kg = 4500kg.(0,5đ)
Câu 3: (2,5đ) Giải:
 Ngày thứ hai bán được số tạ gạo là:42 – 2 = 40 (tạ) 
 Cả hai ngày bán được số kilôgam gạo là: 42 + 40 = 82 (tạ)
 82 tạ = 8200 kg
 Đ/S : 8200kg
Tiết 7, 8 : Tin học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_ban_hay_nhat.doc