Tiết 2: TẬP ĐỌC.
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC.
I - MỤC TIÊU:
- Biết phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm long vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh trong SGK.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
TUẦN 4. THỨ HAI NGÀY 6/9/2010 Tiết 1: CHÀO CỜ. (LỚP 5C) ----------------------------------------------------------------- Tiết 2: TẬP ĐỌC. MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC. I - MỤC TIÊU: - Biết phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm long vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh trong SGK. III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi hs đọc bài“ Người ăn xin” - GV nhận xét, cho điểm B- Bài mới: 1.Giới thiệu bài:1’ *Giới thỉệu và ghi đầu bài 2. Luyệnđọc. 8’ - Gọi 1 hs đọc toàn bài - Cho hs đọc nối tiếp lần 1- Sửa từ đọc sai - Cho hs đọc nối tiếp lần – Kết hợp giải nghĩa từ chú giải. - Tổ chức cho hs đọc theo nhóm - Gọi các nhóm thi đọc - Nhận xét - 2 HS đọc rồi trả lời - Ghi đầu bài - 1 hs đọc - 1 vài nhóm HS nối nhau đọc từng đoạn cho hết bài. HS cả lớp đọc thầm theo HS nhận xét bạn đọc - HS giải nghĩa 1 số từ. - Đọc theo nhóm 2 Thi đọc 3) Tìm hiểu bài 10’ * Đoạn 1: - Đoạn này kể chuyện gì? ( Chuyện lập ngôi). - Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? ( Ông không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua, ông làm đúng theo di chiếu của vua). *) Sự chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua. *Đoạn 2: - Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên săn sóc ông? ( Quan Vũ Tán Đường). - Tô Hiến Thành tiến cử ai sẽ thay ông đứng đầu triều đình? (Quan Trần Trung Tá). - Vì sao Thái Hậu ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá? ( Vì Trần Trung Tá bận nhiều việc nên ít khi tới thăm ông). - Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? ( Qua câu nói: Nếu Thái hậu ...”) - 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm - HS cả lớp thảo luận, trả lời câu hỏi. - 1 hs đọc đoạn 2 - Vài hs trả lời câu hỏi - Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? (Họ làm nhiều điều tốt cho dân, cho nước). *) Sự chính trực của Tô Hiến Thành trong việc tìm người giúp nước. *Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm long vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. c) Đọc diễn cảm:10’ - GV Đọc mẫu + Năm 1175,/ Vua Lý Anh Tông mất,/ di chiếu cho Tô Hiến Thành phò Thái tử Long Cán,/ con bà Thái hậu họ Đỗ,/ lên ngôi.// + Tô Hiến Thành nhất định không nghe,/ cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. C. Củng cố, dặn dò:3’ - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau “ Tre Việt Nam” - HS đọc - 1 vài HS nêu cách đọc diễn cảm bài văn. - Nhiều HS luyện đọc diễn cảm câu, đoạn - Nhóm 2 HS nối nhau đọc cả bài. - HS thi đọc diễn cảm trước lớp -------------------------------------------------------------- Tiết 3: TOÁN. Tiết 15 : VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN I) Mục tiêu: - Biết sử dụng 10 chữ số để viết số trng hệ thập phân. - Nhận biết được giá trị của mỗi số theo vị trí của nó trong mỗi số - Thực hiện các bài tập 1,2,3(Viết giá trị chữ số 5 của hai số). II) Đồ dùng dạy – học : - GV : Giáo án, SGk, Viết sẵn nội dung bài tập 1,3 - HS : Sách vở, đồ dùng môn học. III)Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành IV)Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức : Cho hát, nhắc nhở học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng viết số tự nhiên + Viết dãy số tự nhiên bắt đầu từ số 10. + Viết dãy số tự nhiên bắt đầu từ số 201. GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài – Ghi bảng. b. Đặc điểm của hệ thập phân: - Yêu cầu HS làm bài : 10 đơn vị = chục 10 chục = .trăm 10 trăm = .........nghìn ....nghìn = 1 chục nghìn 10 chục nghìn = ..trăm nghìn + Trong hệ thâp cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó? KL : Đây chính là hệ thập phân. c.Cách viết số trong hệ thập phân : - Hướng dẫn HS viết số với các chữ số đã cho: 3 ;4 ;5 ;6 ;7 ;8 ;9 Viết các số sau: + Chín trăm chín mươi chín. + Hai nghìn không trăm linh năm. + Sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba. GV: Như vậy với 10 chữ số ta có thể viết được mọi số tự nhiên. + Nêu g/t của mỗi c/số trong từng số trên. Nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. d. Thực hành: Bài 1: Cho HS đọc bài mẫu và tự làm bài sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra. GV nhận xét chung. Bài 2: - Y/c HS đọc đề bài - tự làm bài vào vở. +Viết các số sau thành tổng: M: 387 = 300 + 80 + 7 - GV cùng HS nhận xét và chữa bài. Bài 3:(Viết giá trị của chữ số 5 của hai số) - GV Yêu cầu HS nêu nội dung bài tập rồi tự làm bài. + Giá trị của chữ số 5 như thế nào trong mỗi số? - GV y/c HS nhận xét và chữa bài vào vở. 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên” Chuẩn bị đồ dùng, sách vở - 2 HS lên bảng làm viết dãy số tự nhiên theo yêu cầu + 10 ;11 ;12 ;13 ;14 ;15 ;16 ;17 ;18 ;19 + 201 ;202 ;203 ;204 ;205 ;206 ;207 ;. - HS ghi đầu bài vào vở - HS làm bài theo yêu cầu. 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn 10 nghìn = 1 chục nghìn 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn - Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. - HS chữa bài vào vở. - HS tự viết số do mình chọn: 234 ;5698 ;74012 . - HS viết số : + 999 + 2 005 + 685 402 793 - HS nhắc lại. - HS tự nêu - HS nhắc lại - HS làm bài. + 80 712 : gồm 8 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục, 2 đơn vị. + 5 864 : gồm 5 nghìn, 8 trăm, 6 chục và 4 đơn vị. + 2 020 : gồm 2 nghìn, 2 chục. + 55 500 : gồm 5 chục nghìn, 5 nghìn và 5 trăm. + 9 000 509 : gồm 9 triệu, 5 trăm và 9 đơn vị. - HS làm bài vào vở. + 873 = 800 + 70 + 3 + 4 738 = 4 000 + 700 + 30 + 8 + 10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7 - HS chữa bài vào vở - Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng sau: Số 45 57 561 5824 5842769 Số 5 5 50 500 5000 5000000 + Giá trị của chữ số 5 phụ thuộc vào vị trí của nó trong mỗi số. - HS chữa bài vào vở. - Lắng nghe - Ghi nhớ --------------------------------------------------------------- Tiết 4: KĨ THUẬT. (Đ/C VĨNH DẠY) --------------------------------------------------------------- Tiết 5: KHOA HỌC. Bài 7. TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ? I- Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể: - Giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn thức ăn và thường xuyên phải thay đổi món ăn. - Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ (ăn ít và ăn hạn chế). II- Đồ dùng dạy học: - Tranh hình trang 16 – 17 SGK. III- Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I – Ổn định tổ chức: II – Kiểm tra bài cũ: + Kể tên một số Vitamin mà em biết. Vitamin có vai trò như thế nào đối với cơ thể? III – Bài mới -Giới thiệu bài, viết đầu bài lên bảng 1 – Hoạt động 1: * Mục tiêu: Giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên đổi món. + Tại sai chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên đổi món ăn? + Ngày nào cũng ăm vài món cố định em thấy thế nào? + Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thị, cá mà không ăn rau, quả? * Tổng kết, rút ra kết luận:(Tr. 17) 2 – Hoạt động 2: * Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn hạn chế. + Hãy nói nhóm tên thức ăn: - Cần ăn đủ? - Ăn vừa phải? - Ăn mức độ? - Ăn ít? - Ăn hạn chế? * Tổng kết, rút ra kết luận: các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vitamin, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần ăn vừa phải. Đối với các thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ, không nên ăn nhiều đường và nên hạn chế ăn muối. 3 – Hoạt động 3: Trò chơi * Mục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ. - Giáo viên hướng dẫn cách chơi. - Y/C học sinh kể, vẽ, viết tên các thức ăn, đồ uống hàng ngày. - Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi. - Nhận xét, tuyên dương. IV – Củng cố – Dặn dò: - Ăn uống đủ dinh dưỡng. -Về học bài và chuẩn bị bài sau. Lớp hát đầu giờ Sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn. - Thảo luận nhóm đôi: Trước tiên nêu một số loại thức ăn mà các em thường ăn. - Tiến hành thảo luận 3 câu hỏi. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét, bổ sung. Tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối - Học sinh quan sát tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho 1 người (Tr 17) - Thảo luận nhóm đôi: Thay nhau nêu câu hỏi và trả lời. - Quả chín theo khả năng, 10kg rau, 12kg LT. - 1500g thịt, 2000g cá và thuỷ sản, kg đậu phụ - 600g dầu mỡ vừng, lạc. - Dưới 500g đường. - Dưới 300g muối. + Báo cáo kết quả theo cặp (Hỏi – Trả lời). - Nhận xét – bổ sung “Đi chợ” - 2 em 1 cặp thi kể, viết tên các loại thức ăn, đồ uống hàng ngày. - Từng học sinh chơi sẽ giới thiệu trường lớp những thức ăn và đồ uống mà mình đã lựa chọn trước lớp. ======================================= THỨ BA NGÀY 7/9/2010 Tiết 1: TOÁN. Bài 15: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN I) Mục tiêu: - Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên. - Thực hiện các bài tập 1(cột1) bài 2(a,c) bài 3(a) II. Đồ dùng dạy – học : - GV : Giáo án, SGk. - HS : Sách vở, đồ dùng môn học. III. Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức : Cho hát, nhắc nhở học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng viết số: Viết các số đều có bốn chữ số : 1,5,9,3 Viết các số đều có sáu chữ số : 9,0,5,3,2,1 GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài – Ghi bảng. b. So sánh các số tự nhiên: - Yêu cầu HS so sánh hai số tự nhiên: 100 và 99 + Số 99 gồm mấy chữ số? + Số 100 gồm mấy chữ số? + Số nào có ít chữ số hơn? - Vậy khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta rút ra kết luận gì? - GV ghi các cặp số lên bảng rồi cho học sinh so sánh: 123 và 456 ; 7 891 và 7 578 + Yêu cầu HS nhận xét các cặp số đó? + Làm thế nào để ta so sánh được chúng với nh ... bài ở tuần 5, chuẩn bị giấy viết, phong bì, tem thư, nghĩ đối tượng em sẽ viết thư để làm tốt bài kiểm tra. Hát đầu giờ. - 2HS trả lời. - Nhắc lại đầu bài. - 2 HS Đọc yêu cầu của bài. + Cần chú ý: đến lý do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện. - HS tự lựa chọn chủ đề. - 2 HS đọc gợi ý 1. 1. Người mẹ ốm rất nặng / ốm liệt giường/ ốm khó mà qua khỏi/ 2. Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm. / Người con dỗ mẹ ăn từng thừa cháo. / Người con đi xin thuốc và nấu cho mẹ uống./. 3. Người con vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quý./ Người con phải tìm 1 bà tiên già sống trên ngọn núi cao./ Người con phải trèo đèo, lội suối tìm loại thuốc quý./ Người con phải cho thần đêm tối đôi mắt của mình./ 4. Người con gửi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng. Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng thương tình không ăn thịt./ 5. Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu./ - HS đọc gợi ý 2 3 . Nhà rất nghèo, không có tiền mua thuốc cho mẹ./ 4. Bà tiên biến thành cụ già đi đường đánh rơi một túi tiền./.. 5. Cậu thấy phía trước một bà cụ già, khổ sở. Cậu đoán đó là tiền của bà cụ dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bỏ đói cụ cũng ốm như mẹ cậu. Cậu chạy theo và trả lại cho bà./. - Kể trong nhóm. - 8 – 10 HS thi kể trước lớp - Nhận xét, bổ sung - HS viết cốt truyện của mình vào vở. - Cần hình dung được: Các nhân vật của câu chuyện. Chủ đề của câu chuyện. Diễn biến của câu chuyện. Diễn biến phải hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa. ----------------------------------------------------------- Tiết 2: ĐẠO ĐỨC. (Đ/C THIỆN DẠY) ----------------------------------------------------------- Tiết 3: TOÁN. Tiết 19 : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG. I) Mục tiêu: - Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gạm, héc-tô-gamvà gam. - Biết chuyển đổ đơn vị đo khối lượng. - Biết thực hiện phép tính đối với đơn vị đo khối lượng. - Thực hiện bài tập 1,2 II) Đồ dùng dạy – học : - GV : Giáo án, SGK, bảng đơn vị đo khối lượng vẽ sẵn lên bảng phụ - HS : Sách vở, đồ dùng môn học. III) Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành IV) Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức : Cho hát, nhắc nhở học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 7 yến = kg 200 kg = tạ 4 tạ = .kg 705 kg = yến GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài – Ghi bảng. b. Giới thiệu Đề – ca – gam, Héc – tô - gam: * Giới thiệu Đề – ca – gam: - Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học. GV giới thiệu Đề – ca – gam và ghi lên bảng: Đề – ca – gam viết tắt là : dag 1 dag = 10 g 10 g = 1 dag * Giới thiệu Héc – tô - gam : GV giới thiệu và ghi bảng : Héc – tô - gam viết tắt là : hg 1 hg = 10 dag 1 hg = 100 g * Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng : GV giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng theo SGK. GV nêu nhận xét : Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền nó. c. Thực hành : Bài 1: GV ghi bài tập lên bảng sau đó cho HS lần lượt lên bảng làm bài. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: GV nhận xét chung. Bài 2: - Yêu cầu 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - GV cùng HS nhận xét và chữa bài. Bài 3:(Nếu còn thời gian) - GV ghi đầu bài lên bảng rồi yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV yêu cầu HS N/x và chữa bài vào vở. Bài 4:(HD thực hhiện ở nhà) Yêu cầu HS đọc đầu bài và làm bài vào vở. GV hướng dẫn HS tóm tắt: Có : 4 bánh 1 bánh : 150 g 2 kẹo 1 kẹo : 200 g Tất cả : ..... g ? - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Giây , thế kỷ” Chuẩn bị đồ dùng, sách vở 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu. 7 yến = 70 kg 200 kg = 2 tạ 4 tạ = 400 kg 705 kg = 7 tạ 5yến - HS ghi đầu bài vào vở HS nêu : Tấn, tạ, yến , ki – lô - gam , gam - HS theo dõi và đọc lại, sau đó ghi vào vở 1 dag = 10 g 10 g = 1 dag - HS đọc lại và ghi vào vở. 1 hg = 10 dag 1 hg = 100 g - HS nối tiếp trả lời câu hỏi theo Y/c của GV Lớn hơn ki – lô - gam Ki – lô- gam Nhỏ hơn ki – lô - gam Tấn Tạ Yến Kg hg dag g 1 tấn = 10 tạ = 1000 kg 1 tạ = 10 yến =100 kg 1 yến = 10 kg 1 kg = 10 hg = 1000 g 1 hg = 10 dag = 100 g 1 dag = 10 g 1g - HS lần lượt lên bảng làm bài: a. 1 dag = 10 g 1 hg = 10 dag 10 g = 1 dag 10 dag = 1 hg b. 4 dag = 40 g 3 kg = 30 hg 8 hg = 80 dag 7 kg = 7000 g 2 kg 300 g = 2 300 g 2 kg 30 g = 2 030 g - HS nhận xét, chữa bài. - 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở: 380 g + 195 g = 575 g 928 dag - 274 dag = 654 dag 452 hg x 3 = 1 356 hg 768 hg : 6 = 128 hg - HS nhận xét, chữa bài. - HS làm bài theo nhóm 5 dag = 50 g 4 tạ 30 kg > 4 tạ 3 kg 8 tấn < 8 100kg 3 tấn 500 kg = 3 500 kg - HS chữa bài vào vở - HS đọc đề bài , 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. Bài giải: Số bánh nặng là: 150 x 4 = 600 ( g ) Số kẹo nặng là: 200 x 2 = 400 ( g ) Số bánh và kẹo nặng là: 600 + 400 = 1 000 ( g ) = 1 ( kg) Đáp số : 1 kg - HS chữa bài vào vở. - Lắng nghe - Ghi nhớ ----------------------------------------------------------- Tiết 4: KHOA HỌC. Bài 8: TẠI SAO CẦN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT ? I) Mục tiêu - Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể. - Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm. II) Đồ dùng dạy - học - Hình trang 18. 19 sách giáo khoa. - Phô tô, phóng to bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm. III) Các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định TC1’ B. Kiểm tra bài cũ3’ ? Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món? ? Thế nào là 1 bữa ăn cân đối ? ? Nhứng nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa, ăn ít, ăn có mức độ và ăn hạn chế ? ? Hầu hết các loại thức ăn có nguồn gốc từ đâu ? Hát - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. C. Dạy học bài mới28’ - Giải thích: Chất đạm cũng có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. Vậy tại sao phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ? chúng ta cùng học bài hôm nay. Hoạt động 1: Trò chơi “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm” - Chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử một bạn giám sát đội bạn. - Thành viên trong mỗi đội liên tiếp cử nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chát đạm. Lưu ý, mỗi thành viên chỉ viết một món ăn. - Giáo viên cùng trọng tài công bố kết quả của hai đội. - Tuyên dương đội thắng cuộc. - Gà rán, cá kho, đậu sốt, thịt luộc, thịt kho, đậu kho thịt, gà luộc, tôm hấp, canh tôm nấu bóng, mực xào, đậu Hà Lan, vừng, lạc, canh hến, cháo thịt, chim quay, nem rán, cá nấu, lẩu cá, lẩu thập cẩm, ếch xào Hoạt động 2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ? Việc 1 - Yêu cầu nghiên cứu bảng thông tin và hình trang 3 sách giáo khoa. ? Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật vừa chứa đạm thực vật ? ? Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật ? ? Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá trong bữa ăn ? - Sau 5-7 phút yêu cầu đại diện trình bày ý kiến của nhóm mình. - Nhận xét, tuyên dương nhóm có ý kiến đúng. Việc 3 Yêu cầu học sinh đọc hai phần đàu của mục bạn cần biết. Kết luận: ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tôt hơn. Chúng thức ăn nên ăm thịt ở mức vừa phải, nên ăn cá nhiều hơn thịt, tối thiểu mỗi tuần nên ăn 3 bữa cá. Chúng thức ăn cũng nên ăn đậu phụ và uống sữa đậu nành vừa đảm bảo cơ thể có được nguồn đạm thực vật quý vừa có khả năng phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư. - 2 học sinh nối tiếp nhau đọc to, dưới lớp đọc thầm. - Chia nhóm tiến hành thảo luận. + Đậu kho thịt, lẩu ca, lẩu bò, thịt bò xào rau cải, tôm nấu bóng, canh cua + Nếu chỉ ăn đạm thực vật hoặc chỉ ăn đạm động vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể. Mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau. + Vì cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều áit không no, chúng có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. - Đại diện nhóm trình bày. - 2 học sinh đọc to. + Đạm động vật có nhiều chất dinh dưỡng quý không thay thế được. + Đạm thực vật dễ tiêu những thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy cần an phối hợp đạm thực vật và đạm động vật. + trong nguồn đạm động vật, chất đạm do thịt các loại gia cầm và gai xúc cung cấp thường khó tiêu hơn các chất đạm do các loài cá cung cấp. Vì vậy nên ăn cá. Hoạt động kết thúc: -Nhận xét tiết học - Về nhà học thuộc mục bạn cần biế, sưu tầm tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt trên báo hoặc tạp chí. --------------------------------------------------------- Tiết 5: TIẾNG ANH. (Đ/C HƯƠNG DẠY) ----------------------------------------------------------- Tiết 6: SINH HOẠT TUẦN 6. I/ Yêu cầu - HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp - Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS II/ Lên lớp 1. Tổ chức: Hát 2. Bài mới *Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp. - Đạo đức - Học tập - Các hoạt động khác *GV đánh giá nhận xét: a. Nhận định tình hình chung của lớp Ưu điểm: + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm + Đầu giờ trật tự truy bài - Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp - Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác - Có ý thưc đoàn kếtvới bạn, lễ phép với thầu cô giáo Nhược điểm: - Nhiều em còn quên sách vở, bảng con: Thắng, Công - Một số em chưa làm bài tập: Thắng, Khánh, Công - Một số em còn nghịch trong lớp: Thắng, Trấn, Công, Thuý - Một số em quên khăn quàng: Thắng. - Đi học muộn: Thuỳ b. Kết quả đạt được - Tuyên dương: Hạnh, Thuỳ, Thuỷ, Liên, Duyên, Hoàng Trang, Khiên Hăng hái phát biểu XD bài c. Phương hướng: - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt - Mua đầy đủ sách vở phục vụ cho việc học. *Phần bổ sung: .
Tài liệu đính kèm: