Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Lê Quang Kiên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Lê Quang Kiên

Tiết 2 -Toán

SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

I. Mục tiêu

- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.

II. Các hoạt động D-H.

A/ Bài cũ

- GV dán phiếu học tập lên bảng, gọi 2 HS lên bảng làm.

+ Điền dấu thích hợp vào chỗ vào chỗ chấm:

27 56

148 99

204 204

- Lớp nhận xét kết quả. GV nhận xét ghi diểm.

B/ Bài mới

- GV giới thiệu bài từ bài cũ.

1. Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên

Bước 1: GV ghi bảng các cặp số: 100 và 99; 456 và 231; 4578 và 6325. Yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp số số nào bé hơn, số nào lớn hơn.

- HS phát biểu. GV nêu kết luận như SGK

Bước 2: GV ghi bảng cặp số 100 và 99. Yêu cầu HS so sánh. Trả lời câu hỏi

+ Số nào có nhiều chữ số hơn? Số nào có ít chữ số hơn?

+ Khi so sánh hai số tự nhiên, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể rút ra kết luận gì?

- HS trả lời. GV nêu kết luận như SGK.

- GV ghi bảng các cặp số: 123 và 456; 7891 và 7578 Yêu cầu HS so sánh Trả lời câu hỏi.

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/02/2022 Lượt xem 235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Lê Quang Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 - Tập đọc
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
(Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng)
I. Mục đích yêu cầu
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Kỹ năng sống: 
Kĩ Năng xác định giá trị
Kĩ Năng kiên định
- Kĩ Năng đảm nhận trách nhiệm
III. Đồ dùng D-H
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng phụ viết đoạn văn để hướng dẫn kuyện đọc.
IV. Các hoạt động D- H
A/ Bài cũ:
- HS: 2em đọc bài Người ăn xin (trả lời câu hỏi 3, 4 SGK)
- HS: 1em nêu lại nội dung bài
B/ Bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc
- HS: Quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Măng mọc thẳng, GV giới thiệu chủ điểm mới 
- HS: quan sát tranh minh hoạ bài đọc, GV giới thiệu bài Một người chính trực
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc
- GV: chia đoạn bài văn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến đó là vua Lí Cao Tông
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến tới thăm Tô Hiến Thành được
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn truyện. (3 lượt)
+ Lượt 1: GV kết hợp hướng dẫn tìm giọng đọc toàn bài.
+ Lượt 2: GV kết hợp hướng dẫn luyện đọc từ khó: di chiếu, gián nghị đại phu
+ Lượt 3: GV kết hợp HS ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành, thái độ kiên quyết tuân theo di chiếu của vua. 
+ Lượt 4: GV yêu cầu HS đọc mục chú giải tìm hiểu nghĩa các từ khó ở SGK
HS luyện đọc theo cặp
2 HS đọc cả bài
GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV yêu cầu HS thành lập nhóm 4 và thực hiện nhiệm vụ sau: Đọc thầm từng đoạn, cả bài, trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi ở SGK.
Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát và chỉ dẫn thêm.
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV tổ chức HS trình bày kết quả.
Đoạn 1:
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
+ Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
GV yêu cầu HS nêu câu hỏi 1 SGK đại diện các nhóm trình bày. HS khác nhận xét bổ sung.
 GV giảng bài và hỏi thêm: Đoạn 1 kể chuyện gì?
HS trả lời. HS các nhóm khác bổ sung
GV giảng về sự chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi và chuyển ý.
Đoạn 2: GV hỏi:
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
+ Còn giám nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?
- HS trả lời các câu hỏi trên . GV giảng bài và chuyển ý.
Đoạn 3: GV hỏi:
+ Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
+ Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
- GV yêu cầu HS nêu câu hỏi 2 SGK, đại diện các nhóm trình bày. GV giảng bài về sự trung thực của ông việc tìm người giúp nước.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi 3 SGK. GV chốt ý
- HS trả lời, lớp nhận xét. GV ghi nội dung lên bảng.
c. Luyện đọc diễn cảm
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. Lớp theo dõi phát hiện giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau theo cách phân vai. 
“Một hôm, Đỗ Thái Hậu và vua tới thăm ông. Thần xin cư Trần Trung Tá”
+ GV đọc mẫu
+ HS luyện đọc theo nhóm 3, tự phân vai
+ Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- GV cùng cả lớp nhận xét tuyên dương HS đọc hay
3. Củng cố dặn dò 
- GV: Bài văn ca ngợi ai? Ca ngợi về diều gì? 
(Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
- GV Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 2 -Toán
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu
- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
II. Các hoạt động D-H.
A/ Bài cũ
- GV dán phiếu học tập lên bảng, gọi 2 HS lên bảng làm. 
+ Điền dấu thích hợp vào chỗ vào chỗ chấm:
2756
14899
204204
- Lớp nhận xét kết quả. GV nhận xét ghi diểm.
B/ Bài mới
- GV giới thiệu bài từ bài cũ.
1. Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên
Bước 1: GV ghi bảng các cặp số: 100 và 99; 	456 và 231; 	4578 và 6325. Yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp số số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
HS phát biểu. GV nêu kết luận như SGK
Bước 2: GV ghi bảng cặp số 100 và 99. Yêu cầu HS so sánh. Trả lời câu hỏi
+ Số nào có nhiều chữ số hơn? Số nào có ít chữ số hơn?
+ Khi so sánh hai số tự nhiên, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể rút ra kết luận gì?
- HS trả lời. GV nêu kết luận như SGK.
- GV ghi bảng các cặp số: 123 và 456; 7891 và 7578 Yêu cầu HS so sánh Trả lời câu hỏi.
+ Em có nhận xét gì về số các chữ số của các số trong mỗi cặp số trên?
+ Em hãy nêu cách so sánh các số này?
- HS nêu kết luận như SGK.
Bước 3: 
- HS nêu dãy số tự nhiên. GV ghi bảng dãy số tự nhiên yêu cầu HS so sánh hai số tự nhiên liên tiếp trên dãy số và rút ra kết luận như SGK.
2. Hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định.
- GV nêu một nhóm số tự nhiên, yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến l	ớn và theo thứ tự từ lớn đến bé
- HS sắp xếp và nêu nhận xét như SGK.
3. Luyện tập
* Bài 1:HS làm vào bảng con
- GV: Khi kiểm tra kết quả , yêu cầu HS giải thích một số kết quả.
* Bài 2, bài 3: HS làm bài vào vở.
- HS: Một số em làm bài bảng lớp, lớp cùng GV nhận xét, chữa bài và khắc sâu kiến thức bài học
Kết quả bài 2: Viết các số theo thứ tự từ bé đén lớn:
8136; 8316; 8361
5724; 5740; 5742
64 813; 64 831; 64 841
4. Củng cố dặn dò
- HS: Nêu các cách so sánh hai số tự nhiên? Muốn sắp xếp các số tự nhiên ta phải qua những bước gì?
- GV: nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3- Lịch sử
NƯỚC ÂU LẠC
Mục tiêu
Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: 
Triệu Đà nhiều lần đem quân sang xâm lược nước Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết,có vũ khí lợi hại nên dành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại. 
Đồ dùng D- H
Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Phiếu học tập của HS
Các hoạt động D- H
Bài cũ
2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Do ai sáng lập?
+ Trình bày đời sống vật chất tinh thần của người Lạc Việt?
GV: nhận xét, ghi điểm.
Bài mới
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- HS: đọc SGK và hoàn thành bài tập sau:
Em hãy khoanh tròn vào trước những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt. 
a. Sống trên cùng một địa bàn 
b. Đều biết chế tạo đồ đồng
c. Đều biết rèn sắt
d. Đều trồng lúa và chăn nuôi
e. Tục lệ có nhiều điểm giống nhau
- Một và HS nêu ý kiến.
- GV: hướng dẫn HS kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau.
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- HS: xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
- GV hỏi: So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc.
- HS: trả lời. GV nhận xét.
- GV: nêu tác dụng của nỏ và thành cổ loa (qua sơ đồ). 
3 .Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc SGK, đoạn "từ năm 207 TCN ... phương Bắc" . Sau đó HS kể lại cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
- HS: kể lại cuộc kháng chiến.
- HS: thảo luận câu hỏi sau:
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà bị thất bại?
+ Vì sao năm 197 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc? 
4. Củng cố, dặn dò
- HS: đọc nội dung ghi nhớ.
- GV: nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 4- Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. 
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. 
- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó. 
II. Kỹ năng sống: 
Kĩ Năng ứng phó với căng thẳng
Kĩ Năng quản lí thời gian
III. Tài liệu và phương tiện
- Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập
IV. Các hoạt động D-H
A/ Bài cũ
- 1HS: đọc kết luận SGK
- 1HS: trả lời câu hỏi: Khi gặp một bài tập khó em sẽ làm gì?
- GV: nhận xét đánh giá việc ôn bài ở nhà của HS
B/ Bài mới
- GV: giới thiệu bài trực tiếp
1.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (BT 2)
- HS: đọc nội dung BT2 SGK.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi.
- GV kết luận, khen những HS vượt qua khó khăn trong học tập.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi
- HS: đọc nội dung BT3 SGK
- GV giải thích yêu cầu BT.
- HS: thảo luận nhóm đôi.
- Một vài em trình bày trước lớp.
- GV kết luận.
3. Hoạt động 3: Làm việc các nhân: BT 4 (Kỉ thuật “Khăn trải bàn”)
- HS: đọc thầm nội dung bài tập 4 SGK. GV giải thích yêu cầu BT.
- GV mời một số HS trình bày những khó khăn trong học tập và biện pháp khắc phục.
- GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng.
- Cả lớp trao đỏi, nhận xét.
- GV: kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tập tốt.
4. Hoạt động tiếp nối
- GV: kết luận chung
+ Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.
+ Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn.
Dặn dò: Nhắc HS thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK
----------------------------------a&b------------------------------
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Tiết 1- Chính tả
Nhớ- viết: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. Mục đích yêu cầu
 - Nhớ- viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT 2a (CT chung), BTCT phương ngữ 
II. Kỹ năng sống: 
Kĩ Năng thể hiện sự tự tin
Kĩ Năng quản lí thời gian
III. Đồ dùng D-H
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a.
IV. Các hoạt đọng D-H
A/ Bài cũ:
-HS: 2 nhóm thi tiếp sức viết đúng, viết nhanh tên các đồ vật trong nhà có thanh hỏi, thanh ngã
B/ Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS nhớ viết
Bước 1:
- HS: đọc thuộc lòng đoạn thơ, lớp theo dõi SGK.
- HS: trả lời các câu hỏi.
+ Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
+ Qua những câu truyện cổ cha ông ta khuyên con cháu điều gì?
Bước 2:
- Cả lớp đọc thầm đoạn thơ, chú ý những tiếng mình dễ viết sai chính tả.
- HS: nêu cách trình bày bài thơ lục bát.
Bước 3:
- HS: gấp SGK, nhơ lại đoạn thơ, tự viết bài.
- GV: chấm một số bài và  ... ần
1. Đánh giá của BCH chi đội
2. Đánh giá của GVCN
a. Nề nếp:
- Sĩ số: 27 em duy trì tốt, đi học đúng giờ.
- Đã có sự tăng cường hơn trong nề nếp học tập, vệ sinh, ra vào lớp: các em đều ngoan, có ý thức tập thể.
- Duy trì tốt các nề nếp đầu giờ.
- Tuy nhiên một số em vẫn quên khăn quàng đỏ khi đến lớp.
b. Học tập:
- Xây dựng được các nhóm bạn học tập.
- Các em đã có ý thức hơn trong học tập, đã có thói quen học bài cũ ở nhà.
- Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ, báo cáo cô giáo kịp thời
- Nhiều em có tinh thần học tập sôi nổi: 
- Sách vở, đồ dùng học tập đã đầy đủ.
- Tuy nhiên: một số em vẫn chưa thật sự chịu khó học tập, sách vở còn cẩu thả: Hồ Quang, Bảo, Hoa.
c. Lao động vệ sinh:
- Tham gia đầy đủ các buổi lao động tập thể cũng như vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
d. Chi đội sinh hoạt văn nghệ.
II. Kế hoạch tuần 5:
a. Nề nếp: Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nề nếp lớp, đặc biệt là nề nếp ra vào lớp, các nề nếp hoạt động đội
- Học các động tác đội hình đội ngũ của đội
- Ôn các bài múa,tập thể.
- Tiếp tục thu nộp.
b. Học tập: 
- Tăng cường hơn nề nếp học tập
Kiểm tra bài tập, chữa bài tập khó trong 15 phút đầu giờ.
- Những bạn đã được phân công tăng cường kiểm tra, kèm cặp bạn yếu, kịp thời báo cáo với cô giáo chủ nhiệm.
----------------------------------a&b------------------------------
BUỔI CHIỀU
TUẦN 4
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 Luyện chính tả
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. Mục đích yêu cầu
 - Nhớ- viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng các BT 
III. Đồ dùng D-H
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a.
IV. Các hoạt động D-H
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS nhớ viết
Bước 1:
- HS: đọc thuộc lòng đoạn thơ, lớp theo dõi SGK.
- HS: trả lời các câu hỏi.
+ Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
+ Qua những câu truyện cổ cha ông ta khuyên con cháu điều gì?
Bước 2:
- Cả lớp đọc thầm đoạn thơ, chú ý những tiếng mình dễ viết sai chính tả.
- HS: nêu cách trình bày bài thơ lục bát.
Bước 3:
- HS: gấp SGK, nhơ lại đoạn thơ, tự viết bài.
- GV: chấm một số bài và nhận xét.
- HS: từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV kiểm tra một số vở
- GV nhận xét chung về bài viết của HS
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- HS: đọc yêu cầu của bài tập 2a.
- HS: làm bài vào vở BT.
- GV dán phiếu lên bảng gọi 4 H lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- GV và cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố dặn dò
+ Qua bài chính tả em cần ghi nhớ điều gì?
- GV nhận xét giờ học.
Dặn: Đọc lại những đoạn văn, khổ thơ trong bài tập 2. Ghi nhớ để không viết sai những từ vừa học
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 2 - Luyện từ và câu
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. Mục đích yêu cầu:
- Ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép): phối hợp những tiếng có âm hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
- Bước đầu nhận biết được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1), tìm được các từ ghép và từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).
II. Các hoạt động D-H
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
3. Phần Luyện tập 
* Bài 1: HS làm bài theo nhóm 4.
- 1 HS đọc yêu cầu. GV phát giấy, bút dạ cho các nhóm. Yêu cầu HS trao đổi và làm bài.
- Các nhóm dán kết quả lên bảng. Lớp nhận xét kết luận lời giải đúng. 
Từ ghép
Từ láy
Câu a
Ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ
Nô nức, 
Câu b
dẻo dai, vững chắc, thanh cao
mộc mạc, nhũn nhặn,cứng cáp
- GV giải thích thêm trường hợp cứng cáp là từ láy, dẻo dai, bờ bãi là từ ghép
*Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
- HS: làm bài theo nhóm 6.
- GV: phát giấy, các nhóm trao đổi tìm từ và ghi vào giấy.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. GV nhận xét tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng. 
Từ ghép
Từ láy
a) Ngay
Ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay đơ
Ngay ngắn
b) Thẳng
thẳng băng, thẳng cánh, thẳng cẳng, thẳng đuột, thẳng đứng, thẳng góc, thẳng tay, thẳng tắp, thẳng tuột, thẳng tính
thẳng thắn, thẳng thớm
c) Thật
Chân thật, thành thật, thật lòng, thật lực, thật tâm, thật tình
thật thà
4. Củng cố, dặn dò: 
+ Từ ghép là gì? Lấy ví dụ.
+ Từ láy là gì? Lấy ví dụ.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3 – Luyện Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Củng cố về viết và so sánh được các số tự nhiên.
- Luyện tập đọc viết các số có 9 chữ số.
II. Đồ dùng D-H
- VBT toán 4 tập 1.
III. Các hoạt động D-H
1.HS làm bài ở VBT
*/ GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập ở vở bài tập, kết hợp ôn lại kiến thức đã học.
* Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS: Dựa vào cách làm bài buổi sáng, tự làm bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS yếu.
* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS: làm bài cá nhân.
- HS lên bảng chữa bài.
a) theo thứ tự từ bé đến lớn là: 7638; 7683; 7836; 7863.
b) theo thứ tự từ lớn đến bé là: 7863; 7836; 7683; 7638
2. Bài dành cho HS yếu
* Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
	470 861  471 992	1 000 000  999 999	82056  80 000
- HS: làm bài cá nhân, GV chấm bài một số em, nhận xét, chữa bài
3. Bài dành cho HS khá, giỏi
* Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
234 567 890  34 567 890 	 5000 000  5 000 001
233 888 890  333 000 780	100 000 000  99 999 999
- HS: làm bài cá nhân.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV: nhận xét.
4. Nhận xét dặn dò
GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những em có ý thức học tập
Nhắc HS xem kĩ các bài tập đã luyện
----------------------------------a&b------------------------------
Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 - Luyện Toán
YẾN, TẠ, TẤN
I. Mục tiêu
- Củng cố về về mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và ki- lô- gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki- lô- gam. 
- Biết thực hiện phép tính với các số đo tạ, tấn 
II. Đồ dùng D-H
- VBT toán 4 tập 1.
III. Các hoạt động D-H
1.HS làm bài ở VBT
*/ GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập ở vở bài tập, kết hợp ôn lại kiến thức đã học.
* Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS: Dựa vào cách làm bài buổi sáng, tự làm bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS yếu.
* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS: làm bài cá nhân.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
 * Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS: làm bài cá nhân.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
	5 tấn > 35 tạ	32 yến – 20 yến < 12 yến 5 kg
	2 tấn 70kg = 2700kg	200kg x 3 = 6 tạ
	650kg = 6 tạ rưỡi	5 tấn > 30 tạ : 6
2. Bài dành cho HS yếu
* Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
	1tấn = ...kg 	15tấn = ... tạ
	4 tạ = ...kg	2 tạ = ...kg
	5 yến = ...kg	50 yến = ... tạ
- HS: làm bài cá nhân, GV chấm bài một số em, nhận xét, chữa bài
3. Bài dành cho HS khá, giỏi
* Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
1 tạ 11kg  10 yến 1 kg 	
2 tạ 2kg 220 kg
8 tấn 80kg  80 tạ 8 yến	
- HS: làm bài cá nhân.	
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV: nhận xét.
4. Nhận xét dặn dò
GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những em có ý thức học tập
Nhắc HS xem kĩ các bài tập đã luyện
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 2 – Luyện Toán
GIÂY, THẾ KỈ
I. Mục tiêu
- Củng cố mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ
II. Đồ dùng D-H
- VBT toán 4 tập 1.
III. Các hoạt động D-H
1.HS làm bài ở VBT
*/ GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập ở vở bài tập, kết hợp ôn lại kiến thức đã học.
* Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS: Dựa vào cách làm bài buổi sáng, tự làm bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS yếu.
* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS: làm bài cá nhân.
- HS lên bảng chữa bài.
a) Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chống lại ách thống trị của nhà Hán. Năm đó thuộc thế kỉ 1.
- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân năm 938. Năm đó thuộc thế kỉ 1.
- Lê Lợi lên ngôi vua năm 1428 năm đó thuộc thế kĩ 15
b) Cách mạng tháng 10 Nga nổ ra năm 1917. Năm đó thuộc thế kỉ 20.
2. Bài dành cho HS yếu
* Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
2 phút = giây	 	 3 thế kỉ =  năm
400 năm =  thế kỉ	4 thế kỉ, 5 năm  năm
- HS: làm bài cá nhân, GV chấm bài một số em, nhận xét, chữa bài
3. Bài dành cho HS khá, giỏi
* Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
72 giây = phút  giây	 	 1000 năm =  thế kỉ 
Nữa phút =  giây	 1 phút 30 giây =  giây
- HS: làm bài cá nhân.
- HS lên bảng chữa bài.
- GV: nhận xét.
4. Nhận xét dặn dò
GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những em có ý thức học tập
Nhắc HS xem kĩ các bài tập đã luyện
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3 – Luyện Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CÔT TRUYỆN
I. Mục đích yâu cầu
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó. 
II. Đồ dùng D-H
- Bảng phụ viết sẵn đề bài
III. Các hoạt động D-H
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn xây dựng cốt truyện
a. Xác định yêu cầu đề bài
- HS: đọc đề bài.
* Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có 3 nhân vật: anh nông dân nghèo, phú ông, ông bụt
+ Đề bài yêu cầu kể một câu chuyện về đề tài gì?
- HS trả lời, GV gạch chân những từ ngữ: ba nhân vật, anh nông dân nghèo, phú ông, ông bụt
+ Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?
- HS: trả lời.
b. Lựa chọn chủ đề của câu chuyện
- HS: 2em nối tiếp đọc gợi ý 1 và 2
- HS: 1số em nối tiếp nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn
- GV: Nhắc HS: Từ đề bài, các em hãy tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau
c. Thực hành xây dựng cốt truyện
- HS: Làm việc cá nhân: Đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý 1 hoặc gợi ý 2
- HS: 1em giỏi làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Vì sao lão phú ông không gả con gái cho anh nông dân như đã hứa?
	+ Anh nông dân đã thể hiện đức tính trung thực của mình như thế nào?
	+ Vì sao ông bụt quyết định giúp anh nông dân?
- HS: Từng cặp kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài đã chọn
- HS: Thi kể chuỵên trước lớp
- Lớp cùng GV nhận xét, tính điểm, bình chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn nhất.
- HS: Viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình
3. Củng cố dặn dò
- GV: nhận xét giờ học biểu dương những HS kể chuyện sinh động hấp dẫn
Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
----------------------------------a&b------------------------------
	Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_le_quang_kien.doc