Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Mai Kim Phượng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Mai Kim Phượng

A. MỤC TIÊU:

1 - Kiến thức :

HS biết được hai cách cấu tạo từ phức của Tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép), phối hợp những tiếng có âm hay vần lặp lại với nhau (từ láy).

2 - Kĩ năng:

Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép và từ láy.

3 - Giáo dục:

HS yêu thích học môn Tiếng Việt và thích sử dụng Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ:

GV Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ.

Giấy khổ to kẻ khung BT 1 , 2

 

doc 53 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Mai Kim Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 25 tháng 9 năm 2006.
Tập đọc 
Tiếât7: 	 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC 
 Theo Quỳnh Cư. Đỗ Đức Hùng	
A. MỤC TIÊU:
 1 - Kiến thức : 
 - Hiểu nội dung , ý nghĩa câu truyện : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa .
 2 - Kĩ năng :
 - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài.
 - Biết đọc truyện với giọng kể thong thả , rõ ràng. Đọc phân biệt lới các nhân vật , thể hiện rõ sự chính trực , ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
 3 - Giáo dục :
- HS có tấm lòng chính trực, bồi dưỡng lòng yêu nước , kính trọng những anh hùng dân tộc.
B. CHUẨN BỊ:
GV : 	Tranh minh hoạ nội dung bài học.
Giấy khổ to viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
HS : SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình”
b. Bài cũ : Người ăn xin
- Đọc bài.
- Nêu ý bài .
Nhận xét về khả năng đọc, cách trả lời câu hỏi. Cho điểm.
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1 . Giới thiệu bài 
- Giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng .
- Câu chuyện Một người chính trực sẽ giới thiệu một danh nhân trong lịch sử dân tộc –Tô Hiến Thành, vị quan đứng đầu triều đại nhà Lý. 2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. Phân 3 đoạn.
- Tổ chức đọc cá nhân. Kết hợp khen ngợi những em đọc đúng, nhắc nhở HS phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp .
*Tiểu kết: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài :
* Đoạn 1 : ( từ đầu  là vua Lí Cao Tông)
- Cho HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi
* Đoạn 2 : Tiếp theo  thăm Tô Hiến Thành được .
- Cho HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
* Đoạn 3 : Phần còn lại.
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
*Tiểu kết: Hiểu nội dung , ý nghĩa câu truyện Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa .
 Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- GV đọc mẫu bài văn. 
Chú ý : phần đầu đọc với giọng kể : thong thả, rõ ràng ; Phần sau, lời Tô Hiến Thành được đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát, thể hiện thái độ kiên định
 *Tiểu kết: Biết đọc truyện với giọng kể thong thả , rõ ràng. Đọc phân biệt lới các nhân vật , thể hiện rõ sự chính trực , ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
- HS quan sát tranh 
a) Đọc thành tiếng: 
* Chia đoạn. Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.( Đọc 2 - 3 lượt) . -Đọc nối tiếp từng đoạn cả bài. 
-Đọc thầm phần chú giải.
* Luyện đọc theo cặp .
* Vài em đọc cả bài .
b) Đọc tìm hiểu bài
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
* Đoạn này kể chuyện gì ?
* Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
* Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên săn sóc ông ?
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
* Tô Hiến Thanh tiến cử ai sẽ thay thế ông đứng đầu triều đình ?
* Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
- Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
c) Đọc diễn cảm
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Thi đọc diễn cảm phân vai.
4. Củng cố : (3’)
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét hoạt động của HS trong giờ học.
- Luyện đọc truyện trên theo cách phân vai .
- Sưu tầm thêm những câu chuyện về những người ngay thẳng chính trực.
- Chuẩn bị : Tre Việt Nam.
 Bổ sung:
Thứ hai, ngày 25 tháng 9 năm 2006
Chính tả 
Tiếât4: 	TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức :
- Nhớ - viết đúng, đẹp đoạn từ Tôi yêu truyện cổ nước tôi đến nhận mặt ông cha của mình trong bài thơ “Truyện cổ nước mình.”
- Hiểu được nội dung đoạn viết . 
2 - Kĩ năng: 
- Nhớ - viết đúng, đẹp bài thơ lục bát . Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/g hoặc ân/ âng.
3 - Giáo dục:
	 Bồi dưỡng thái độ cẩn thận chính xác.
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Bài tập 2a viết sẵn 2 lần trên bảng lớp.
HS : - SGK, V2
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình”
b- Bài cũ : 
- Phát giấy + bút dạ cho các nhóm với yêu cầu hãy tìm các từ:
+ Tên con vật bắt đầu bằng tr/ch.
+ Tên đồ đạc trong nhà có dầu hỏi/ dấu ngã.
- Nhận xét tuyên dương nhóm từ được nhiều từ, đúng nhanh.
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài mới
Nhớ - viết bài thơ Truyện cổ nước mình và làm bài tập chính tả phân biệt r/ d/ g hoặc ân/ âng.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả .
-Tổ chức nhớ – viết đúng, trình bày đúng qui định.
a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- Gọi HS đọc đoạn thơ.
-Tìm hiểu nôïi dung
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
- Lưu ý HS trình bày thơ lục bát..
d) Thu và chấm bài
* Tiểu kết : Nhớ - viết đúng, đẹp bài thơ lục bát .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
– Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại câu văn.
* Tiểu kết : phân biệt r/d/g hoặc ân/ âng.
- 3 - 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Trả lời câu hỏi: 
+Vì sao tác giả lại yêu cầu truyện cổ nước nhà?
+ Qua những câu chuyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì?
-HS tìm các từ khó dễ lẫn.
-HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
-HS HS viết chính tả
- 1 HS đọc.
- Dùng bút chì viết vào vở.
-2 HS làm xong trước lên làm trên bảng.
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.
Chữa bài.: gió thổi – gió đưa – gió nâng cánh diều.
- HS đọc lại câu văn.
4. Củng cố : (3’)
- Yêu cầu HS về nhà tìm các từ chỉ tên con vật phân biệt tr/ch hoặc dấu hỏi dấu ngã.
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2a.
 - Chuẩn bị bài sau: Nghe - viết “Những hạt thóc giống”
Bổ sung:
Thứ ba, ngày 26 tháng 9 năm 2006
Luyện từ và câu 
Tiết 7:	TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY	
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức :
HS biết được hai cách cấu tạo từ phức của Tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép), phối hợp những tiếng có âm hay vần lặp lại với nhau (từ láy).
2 - Kĩ năng: 
Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép và từ láy.
3 - Giáo dục:
HS yêu thích học môn Tiếng Việt và thích sử dụng Tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ:
GV Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ.
Giấy khổ to kẻ khung BT 1 , 2
Câu
Từ ghép
Từ láy
Câu a
ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ
- nô nức
Câu b
dẻo dai, vững chắc, thanh cao
- mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp
Từ ghép
Từ láy
Ngay
Ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng
ngay ngắn
Thẳng
Thẳng cánh, thẳng hàng, thẳng đưng, thẳng góc, thẳng tính, thẳng tay...
thẳng thắn, thẳng thớm
HS Từ điển, SGK, VBT
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình”
b- Bài cũ : MRVT: Nhân hậu – đoàn kết
- HS làm bài tập 4
- GV nhận xét
 c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
1.Giới thiệu bài: 
Tìm hiểu về Từ ghép và từ láy.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Phần nhận xét
- GV giúp HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- Tổ chức phân tích bài a và b .
-Hướng dẫn rút ra nhận xét.
+ Có những từ phức do 2 tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Có những từ phức do những tiếng có vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại tạo thành.
- Tiểu kết: Hiểu được hai cách cấu tạo của từ phức.
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
- Từ ví dụ ở HĐ 1 GV rút ra ghi nhớ
- GV giải thích phần ghi nhớ
Tiểu kết: Hệ thống kiến thức.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1: Luyện tập phân biệt giữa từ ghép và từ láy.
- GV lưu ý HS:
+ Chú ý những chữ in nghiêng, in đậm
+ Xác định các tiếng trong các từ phức có nghĩa hay không? Cả 2 đều có nghĩa là từ ghép (chúng có thể giống nhau ở âm đầu hay vần)
- GV chốt 
Bài tập 2: tìm các từ ghép và từ láy có chứa các tiếng : ngay, thẳng, thật.
- HS có thể tra tự điển
- GV nhận xét
Bài tập 3: Đặt câu với các từ vừa tìm được.
- GV nhận xét
Tiểu kết: Vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép và từ láy, biết dùng từ đặt câu.
Làm việc cả lớp
- 1 HS đọc nội dung bài tập và gợi ý
- Cả lớp đọc thầm lại
- 1 HS đọc câu thơ thứ nhất
cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu nhận xét.
+ Các từ phức truyện cổ, ông cha do các tiếng có nghĩa tạo thành (truyện + cổ, ông + cha)
+ Từ phức thầm thì do các tiếng có âm đầu (th) lặp lại nhau tạo thành.
- HS đọc câu thơ tiếp theo
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu nhận xét.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Trao đổi nhóm đôi làm vào giấy.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
HS biết từ “cứng cáp” chỉ có tiếng cứng có nghĩa, tiếng cáp không có nghĩa. 
 Đây là từ láy chỉ trạng thái đã khỏe, không cò yếu ớt.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS sử dụng từ điển để tìm từ.
- HS báo cáo kết quả
- HS đọc yêu cầu bài tập và câu văn mẫu
- HS nối tiế ... rang trí 
- Quan sát và hướng dẫn HS vẽ 
-Tiểu kết: HS biết chép hoạ tiết trang trí (vẽ màu theo ý thích).
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
Tổ chức trưng bày sản phẩm.
HS quan sát chọn bức tranh đẹp. Tuyên dương.
-Tiểu kết: Biết đánh giá đúng sản phẩm.
- Thảo luận nhóm
* Các nhóm quan sát hình 1/11 SGK và đọc nội dung SGK để trả lời các câu hỏi. 
* Đại diện nhóm báo cáo
-HS phát biểu ý kiến
* Nêu các công trình mĩ thuật cổ. 
* Cho biết thêm một số hoạ tiết khác mà em biết. 
* Nhận xét sự cân đối, nét mềm mại, sinh động của các hoạ tiết.
- Các nhóm đôi xem tranh và nhận xét.
- Đọc SGK/12.
- Quan sát GV thao tác.
- 1 HS thực hiện mẫu. Theo 4 bước.
- HS chọn chép hoạ tiết trang trí và vẽ màu theo ý thích
- HS chuẩn bị dụng cụ.
-HS thực hành
Hoạt động cả lớp
*Treo sản phẩm 
*Quan sát và bình chọn.
* Trình bày ý kiến. Trao đổi,phát biểu thông nhất ý kiến 
4. Củng cố : (3’)
	-Nêu cảm nhận vẽ đẹp của một hoạ tiết trang trí dân tộc.
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
-Nhận xét lớp. 
	-Tìm hiểu và quan sát vẽ lại một hoạ tiết trang trí dân tộc
- Chuẩn bị bài: Xem tranh phong cảnh.
Bổ sung:
Thứ năm, ngày 28 tháng 9 năm 2006
Âm nhạc 
Tiết 4: 	HỌC HÁT: Bài Bạn ơi lắng nghe. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức :
-HS biết Bài “Bạn ơi lắng nghe”là dân ca của dân tộc Ba Na – Tây Nguyên. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC.
2 - Kĩ năng: 
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời bài ca. 
3 - Giáo dục:
Thái độ tự tin , mạnh dạn khi biểu diễn.
B. CHUẨN BỊ:
GV Tranh minh hoạ các ký hiệu ghi nhạc
HS : - SGK.
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Bài ca đi học”
b- Kiểm tra bài cũ : 
	-Trình diễn bài “Em yêu hoà bình”.
c- Bài mới
Phương pháp : Trực quan , thực hành , làm mẫu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài mới: 
- Treo tranh, đặt câu hỏi liên hệ bài Bạn ơi lắng nghe
- Nêu nội dung bài hát.
2.Các hoạt động:
Hoạt động1: Học hát từng câu.
- Hát mẫu hoặc cho nghe nhạc.
- Giao việc : Đọc lời .
- Cho HS nghe tiết tấu của bài để thực hiện đọc lời theo tiết tấu.
Chú ý: Hát những chỗ nửa cung thật chính xác.
- Tiểu kết: hát được 2 lời bài hát.
Hoạt động 2: Hát theo tiết tấu
- Tổ chức hát từng câu kết hợp vỗ nhịp theo tiết tấu.
- Chỉ định HS hát, chỉnh sửa chỗ sai.
- Yêu cầu HS hát nối tiếp 4 câu.
- Hát cả bài.
* Đánh giá tổ chọn đúng , đủ. Tuyên dương.
- Tiểu kết: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời bài ca 
Hoạt động 3: Kể chuyện âm nhạc 
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn của chuyện “Tiếng hát Đào Thị Huệ”
-Tìm hiểu nội dung ý nghĩa. 
* Đánh giá nhóm đúng . Tuyên dương.
- Tiểu kết: HS biết về chuyện âm nhạc.
Quan sát.
Lắng nghe.
- Hoạt động theo tổ
- Nghe nhạc
* Đọc lời bài hát.
* Đại diện nhóm đọc lại.
- HS tập hát từng câu
- Cho HS hát cả bài.
- Hoạt đông trình bày theo tổ , nhóm , cá nhân.
-HS hát từng câu.
- HS hát nối tiếp
 -HS cả bài
-HS đọc
-Thảo luận nhóm đôi
-Trình bày.
4. Củng cố : (3’)
	- Thi đua biểu diễn bài hát đã học.
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
-Nhận xét lớp. 
-Về hát lại cho thuộc lời ca.
- Chuẩn bị ôn Bạn ơi lắng nghe. Giới thiệu hình Nốt trắng. Bài tập tiết tấu.
Bổ sung:
Thứ tư, ngày 27 tháng 9 năm 2006
Thể dục 
Tiết 7: 	 ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI.
Trò chơi“CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU”
I. MỤC TIÊU :
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số,đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái. Yêu cầu thực hiện đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh .Trò chơi“kéo cưa lừa xẻ”
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu thực hiện đúng động tác, đi đúng hướng, đảm bảo cự li đội hình .
- Trò chơi“Chạy tại chỗ, vỗ tay nhau” Yêu cầu rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức mạnh, HS chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
PP : Giảng giải , thực hành ,trực quan , đàm thoại 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Mở đầu : 6 – 10 phút .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện 
Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
Hoạt động lớp .
-Tập hợp. 1 – 2 phút .
- Chơi trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh” 2 – 3 phút
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay : 1 – 2 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
a) Đội hình , đội ngũ: 14 - 15 phút.
-Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số,đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái: 2 – 3 phút .
-Điều khiển lớp tập : 1 – 2 lần
- Ôn đi đều vòng phải, đứng lại. 2 – 3 phút .
- Ôn đi đều vòng trái, đứng lại. 2 – 3 phút .
- Ôn tổng hợp tất cả nội dung ĐHĐN. 5 – 6 phút. GV Điều khiển lớp tập để củng cố: 1 – 2 lần
b) Trò chơi“Kéo cưa lừa xẻ”: 8 – 10 phút.
- Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luật chơi . 
- Quan sát , nhận xét , xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết . Biểu dương đội thắng cuộc.
Tiểu kết: HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành .
Hoạt động lớp , nhóm .
+Tập cả lớp.
+ Chia tổ tập luyện .
+ Tổ trưởng điều khiển tổ mình tập luyện : 3 – 4 lần .
+ Tập họp cả lớp theo điều khiển của GV và tổ trưởng.
+ Cả lớp tập: 2 – 3 phút .
-Tập họp. Ôn lại vần điệu 1 – 2 lần.
- Một nhóm làm mẫu.
- 1 tổ lên chơi thử .
- Cả lớp cùng chơi 2 – 3 lần.
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà 
Hoạt động lớp .
-Tập cả lớp 4 hàng dọc, quay thành hàng ngang làm động tác thả lỏng : 2 – 3 phút .
Bổ sung:
Thứ sáu , ngày 22 tháng 9 năm 2006
Thể dục 
Tiết 8: TẬP HỌP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, QUAY SAU
ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI.
 Trò chơi“BỎ KHĂN”
I. MỤC TIÊU :
	- Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác: tập họp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau đi đều, vòng phải , vòng trái, đứng lại. Yêu cầu cơ bản đúng động tác, tương đối đều, đúng khẩu lệnh .
-Trò chơi “Bỏ khăn” . Yêu cầu tập trung chú ý , nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Mở đầu : 6 – 10 phút .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện 
Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
Hoạt động lớp .
-Tập hợp. 1 – 2 phút .
- Chơi trò chơi: “Làm theo khẩu lệnh” 2 – 3 phút
*Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp : 1 – 2 phút
Cơ bản : 18 – 22 phút .
a) Đội hình , đội ngũ: 
*Ôn tập họp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều, vòng phải , vòng trái, đứng lại: 5– 6 phút .
-Điều khiển lớp tập : 1 – 2 lần
-Yêu cầu HS chia tổ tập luyện
+ Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho các tổ .
+ Quan sát , nhận xét , biểu dương thi đua giữa các tổ .
-Yêu cầu HS thi đua trình bày, quan sát nhận xét, chỉnh sửa động tác.
-Điều khiển lớp tập để củng cố: 1 – 2 lần
b) Trò chơi“Bỏ khăn”: 6 – 8 phút.
- Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luật chơi . 
-Chú ý hướng dẫn cách sử dụng khăn bịt mắt.
- Quan sát , nhận xét , xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết . Biểu dương đội thắng cuộc.
Tiểu kết: HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành .
Hoạt động lớp , nhóm .
+Tập cả lớp.
+ Chia tổ tập luyện .
+ Tổ trưởng điều khiển tổ mình tập luyện : 3 – 4 lần .
+ Tập họp cả lớp , từng tổ thi đua trình diễn : 1 lần.
+ Cả lớp tập: 2 – 3 phút .
-Tập họp. Một nhóm làm mẫu.
-1 tổ lên chơi thử .
- Cả lớp cùng chơi .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
Hoạt động lớp .
- Chạy thường quanh sân tập 1-2 vòng . Về tập họp thành 4 hàng ngang làm động tác thả lỏng. 2 – 3 phút
Bổ sung:
Thứ sáu, ngày 29 tháng 9 năm 2006.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
TUẦN 4.
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác đầu năm . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 5.
- Báo cáo tuần 4.
III. LÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hoá tuần 4
- Học tập đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Rèn luyện trật tự kỹ luật.
- Xem xét hoàn cảnh HS gặp khó khăn và diện xoá đói giảm nghèo.
 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) 
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hoá tuần 5
- Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Chú ý HS yếu kém
- Rèn luyện trật tự kỹ luật.
 4. Sinh hoạt tập thể : (5’)
- Tập bài hát mới : Hành khúc đội .
- Chơi trò chơi : Tìm người chỉ huy .
 5. Hoạt động nối tiếp : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 5.
- Nhận xét tiết .
Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_mai_kim_phuong.doc