Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2008-2009 (Bản không chia cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2008-2009 (Bản không chia cột)

A – Mục tiu: Gip HS ơn tập về:

 - HS hệ thống hóa một số kiến thức ban đầu về :cách so sánh hai số tự nhiên, đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.

 - HS biết so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.

 - GDHS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.

B – Các hoạt động dạy học

HĐ1: KIỂM TRA BÀI CŨ

GV ghi sẵn bi tập trn bảng:

Bài1: Viết 5 số tự nhiên: Đều có 4 chữ số:1,0,9,3

Bài 2:Viết mỗi số sau thành tổng : 90860 ; 1 503 027 3

Gọi 2 HS ln bảng lm. Cả lớp theo di.

HS nhận xt từng bi lm trn bảng

Nhận xét, chấm điểm, tuyên dương hay nhắc nhở HS

HĐ2: GIỚI THIỆU BÀI: GV nu mục tiu giờ học

HĐ3: HƯỚNG DẪN HS NHẬN BIẾT CCH SO SNH CC SỐ TỰ NHIN.(10)

- GV nêu số tự nhiên: 100 và 99. Yêu cầu HS so sánh.

- Khi so sánh hai STN, căn cứ vào các chữ số của chúng, ta có thể rút ra kết luận gì?

- Nếu 2 số có chữ số bằng nhau thì ta so sánh như thế nào?

-Gv viết các cặp số: 456 và231 ; 4578 và 6325.

- Yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp, số nào bé hơn , số nào lớn hơn.

- Nếu 2 số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó như thế nào với nhau? VD?

- GV yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên .

- Cho HS so sánh 2 và 8

- Trên tia số 2 và 8 số nào gần gốc hơn , số nào xa gốc hơn?

 

doc 38 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2008-2009 (Bản không chia cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN THỨ 4	Thứ hai 15/9/2008 
Môn : TẬP ĐỌC
Tên bài dạy : MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC (SGK/36)
Thời gian dự kiến: 35phút
A – Mục tiêu
 - Luyện đọc :
	 + Đọc đúng : chính trực, lâm bệnh nặng, chiếu lập, gián nghị đại phu. Đọc lưu loát, trôi chảy, ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
	 + Đọc diễn cảm : giọng kể thong thả, rõ ràng. Phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
 - Hiểu từ ngữ: chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, phò tá, tham tri, chính sự, tiến cử.
 + Hiểu ý nghĩa truyện: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. 
GDHS sống trong sạch , biết sống vì mọi người.
B – Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài học.
C- Các hoạt động dạy học
Hoạt động đầu tiên- Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS đọc bài Người ăn xin và trả lời câu hỏi của bài đọc.
Hoạt động - Dạy bà i mới
Giới thiệu bài: GV dùng tranh để giới thiệu chủ điểm, bài học
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc
HS khá giỏi đọc tồn bài
HS xem tranh trong SGK
Gọi HS đọc tiếp nối theo phần (3 lượt)
+ Đoạn 1: Từ đầuLý Cao Tông
+ Đoạn 2: Tiếp. Không mấy khi tới thămTô Hiến Thành được.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
GV hướng dẫn giúp HS đọc đúng các từ ngữ khĩ: chính trực, lâm bệnh nặng, chiếu lập, gián nghị đại phu kết hợp hướng dẫn HS đọc thầm và tìm hiểu nghĩa các từ ngữ: chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, phò tá, tham tri, chính sự, tiến cử GV chú ý sửa lỗi, cách đọc, phát âm, ngắt nghỉ đúng giọng cho từng HS
HS luyện đọc theo cặp
- Một HS đọc lại tồn bài.
GV đọc mẫu tồn bài văn phù hợp với diễn biến của lá thư, diễn cảm của từng nhân vật trong nội dung bài 
Tìm hiểu bài
HS đọc thầm, đọc lướt, trao đổi trả lời câu hỏi tìm hiểu bài trang 37/SGK
à Nội dung
Luyện đọc diễn cảm
Gọi 3 HS đọc tồn bài. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 
HS luyện đọc theo cặp . 
Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
Nhận xét, chấm điểm.
Hoạt động cuối cùng- Củng cố dặn dị 
HS nhắc lại ý nghĩa bài học.
Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài, tập viết thư cho bạn, người thân và soạn bài “Tre Việt Nam”
D. Phần bổ sung: .....
...
 Môn : TỐN
Tên bài dạy : SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN 
(SGK/21)Thời gian dự kiến: 35 phút
A – Mục tiêu: Giúp HS ơn tập về:
 - HS hệ thống hóa một số kiến thức ban đầu về :cách so sánh hai số tự nhiên, đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
 - HS biết so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
 - GDHS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
B – Các hoạt động dạy học
HĐ1: KIỂM TRA BÀI CŨ
GV ghi sẵn bài tập trên bảng:
Bài1: Viết 5 số tự nhiên: Đều có 4 chữ số:1,0,9,3 
Bài 2:Viết mỗi số sau thành tổng : 90860 ; 1 503 027 3
Gọi 2 HS lên bảng làm. Cả lớp theo dõi.
HS nhận xét từng bài làm trên bảng
Nhận xét, chấm điểm, tuyên dương hay nhắc nhở HS
HĐ2: GIỚI THIỆU BÀI: GV nêu mục tiêu giờ học
HĐ3: HƯỚNG DẪN HS NHẬN BIẾT CÁCH SO SÁNH CÁC SỐ TỰ NHIÊN.(10’)
- GV nêu số tự nhiên: 100 và 99. Yêu cầu HS so sánh.
- Khi so sánh hai STN, căn cứ vào các chữ số của chúng, ta có thể rút ra kết luận gì? 
- Nếu 2 số có chữ số bằng nhau thì ta so sánh như thế nào?
-Gv viết các cặp số: 456 và231 ; 4578 và 6325.
- Yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp, số nào bé hơn , số nào lớn hơn.
- Nếu 2 số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó như thế nào với nhau? VD?
- GV yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên .
- Cho HS so sánh 2 và 8
- Trên tia số 2 và 8 số nào gần gốc hơn , số nào xa gốc hơn?
Kết luận : Số ở gần gốc 0 hơn là số bé hơn . Càng xa gốc 0 thì số càng lớn.
HĐ4: HƯỚNG DẪN HS NHẬN BIẾT VỀ SẮP XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN ( 6’)
- GV nêu các số tự nhiên :7698,7968,7896,7869 Yêu cầu :
- Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại .
- Với một nhóm các số tự nhiên, chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.Vì sao?
HĐ5:THỰC HÀNH(14’)
Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học đọc đề, tìm hiểu yêu cầu của đề để hoàn thành bài tập 
Gọi lần lượt từng HS lên bảng sửa bài
Bài 1: HS đọc đề bài
- Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm 
	- GV sửa bài yêu cầu HS giải thích cách so sánh của một số cặp số .
Nhận xét, chấm điểm. 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
Muốn sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề tốn
- Yêu cầu HS làm vở.
- Gọi HS lên bảng sửa.
- GV và cả lớp nhận xét, chấm đ/s.
HĐ5: CỦNG CỐ DẶN DỊ
	Học và chuẩn bị bài mới
	Nhận xét giờ học
C. Phần Bổ sung 
..
.
Môn :LỊCH SỬ
Tên bài dạy : NƯỚC ÂU LẠC (SGK/15)
(SGK/15)Thời gian dự kiến: 35 phút
A – Mục tiêu : Sau buổi học, HS biết:	
	- Học sinh nắm được sự ra đời của nước Aâu Lạc, cuộc sống sinh hoạt và những thành tựu lớn của người Âu lạc.	
- Trình bày được nguyên nhân thắng và thất bại trước sự xâm lược của Triệu Đà.
- Biết tôn trọng những tục lệ của người Việt cổ ở địa phương em hay bất cứ nơi đâu còn tồn tại đến ngày nay.
B.Đồ dùng dạy học : - Gv : Bản đồ Việt Nam.
	 - HS : Xem trước bài trong sách.
C . Các hoạt động dạy - học :
 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
HĐ1: T ÌM HIỂU CUỘC SỐNG CỦA NGƯỚI ÂU VIỆT VÀ NGƯỚI LẠC VIỆT (12’)
Mục tiêu : HS nắm được cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt
Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
- Gọi 1 em đọc bài trong sách/15.
- Phát phiếu và yêu cầu học sinh làm việc cá nhân với với nội dung sau :
+ Đánh dấu vào trước câu chỉ những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Aâu Việt.	
 Sống cùng trên một địa bàn
 Đều biết chế tạo đồ đồng
 Đều biết rèn sắt.
 Đều trồng lúa và chăn nuôi
Tục lệ có nhiều điểm giống nhau
- Gọi HS trình bày. Giáo viên tổng chốt lại kiến thức.
* GV kết luân: Người Aâu Việt sinh sống ở mạn Tây Bắc của nước Văn Lang, cuộc sống của học có nhiều nét tương đồng với cuộc sống của người Lạc Việt, người Aâu Việt và người Lạc Việt sống rất hoà thuận với nhau.
HĐ1: TÌM HIỂU SỰ RA ĐỜI CỦA NƯỚC ÂU LẠC VÀ MỘT SỐ NÉT VỀ CUỘC SỐNG, NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NGƯỜI ÂU LẠC.(18’)
Mục tiêu : HS nắm được sự ra đời của nước Âu Lạc
Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 3 em với các câu hỏi gợi ý sau :
	+ Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ So sánh về cuộc sống giữa người Lạc Việt và Âu Việt?
+ Nhân dân Âu Lạc chống giặc Triệu Đà như thế nào? 
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày các nội dung thảo luận. Giáo viên tổng hợp hệ thống lại kiến thức 
Kết quả: Triệu Đà xâm chiếm được nước Âu Lạc.
An Dương Vương bị đánh cắp mất nỏ thần nên đã thua, An Dương Vương tự vẫn, Âu Lạc bị rơi vào ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
	* Yêu cầu một số học sinh dựa vào nội dung vừa chốt kể lại chi tiết từng phần.
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
Nhận xét chung giờ học
Học bài, và chuẩn bị bài mới
C. Phần Bổ sung 
..
.
Tuần thứ tư
Ngày 15 tháng 9 năm 2008
Môn : ĐẠO ĐỨC
Tên bài dạy : VƯỢT KHĨ TRONG HỌC TẬP (SGK/5)Thời gian dự kiến: 35 phút
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
HĐ1: TÌM HIỂU GƯƠNG SÁNG VƯỢT KHĨ.(12’)
Mục tiêu: HS kể được những tấm gương sáng trong học tập.
Cách tiến hành: Thảo luận nhĩm 
1- GV tổ chức cho HS kể những gương vượt khó mà em biết.
 2- GV yêu cầu HS kể những gương vượt khó mà em biết.
 + Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì?
 + Thế nào là vượt khó trong học tập?
 +Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì ?
 3- GV kểû cho HS nghe câu chuyện vượt khó của bạn Lan – bạn nhỏ bị chất độc màu da cam để nêu gương.
HĐ2: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.(10’)
Mục tiêu: Với mỗi khĩ khăn, HS cĩ những cách khắc phục khác nhau.
Cách tiến hành: Thảo luận nhĩm 
 GV nêu nhiệm vụ – yêu cầu HS thảo luận nhóm.
 - GV dán bài tập 1 lên bảng .
 1. Khi gặp một bài tập khó , em sẽ chọn những cách làm nào dưới đây? Vì sao?
 - GV kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập.
 2. Chẳng may hôm nay em đánh mất sách vở, đồ dùng học tập, em sẽ làm gì?
 3. Nhà em ở xa trường, hôm nay trời mưa rất to, đường trơn, em sẽ làm gì?
 4. Sáng nay em bị sốt, đau bụng lại có giờ kiểm tra môn toán học kì, em sẽ làm gì?
 5. Sắp đến giờ hẹn đi chơi mà em vẫn chưa làm xong bài tập. Em sẽ làm gì?
HĐ3: THỰC HÀNH LÀM BÀI TẬP.(8’)
 - GV nêu yêu cầu bài tập 3.
 - Cho HS tự liên hệ và trao đổi với các banï về việc em đã vượt khó trong học tập.
 - GV khen những HS đã biết vượt qua khó khăn trong học tập.
Bài tập 4: -Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
 - GV giải thích yêu cầu bài tập
 - Phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm bàn.
 - Mời HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
 - 1 nhóm làm trên bảng.
 HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
Nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị: “Biết bày tỏ ý kiến”
Phần bổ sung:...
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : ATGT
Tên bài dạy : ĐI XE ĐẠP AN TỒN
A – Mục tiêu
	- HS hiểu xe đạp là phương tiện giao thơng thơ sơ, dễ đi nhưng phải bảo đảm an tồn.
	- HS biết vì sao đối với trẻ em phải cĩ đủ điều kiện của bản thân và cĩ chiếc xe đạp đúng quy định mới cĩ thể được đi xe ra đường phố.
	- Giáo dục cho các em ngày càng cĩ ý thứ ... i sự việc chỉ cần ghi lại bằng một câu.
- GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi lên bảng.
1. Người mẹ ốm như nhế nào?
2. Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì?
4. Người con đã quyết tâm như thế nào?
5. Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào?
- Gọi HS đọc gợi ý 2.
- Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi lên bảng. Câu 1,2 tương tự gợi ý 1.
1. Hoàn cảnh nhà cậu bé như thế nào?
2. Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của người con?
HĐ2: HS KỂ CÂU CHUYỆN TRONG NHĨM
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
- HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý.
- Kể trước lớp.
- Gọi HS tham gia thi kể. Gọi lần lượt 1 em kể theo tình huống 1 và 1 em kể theo tình huống 2.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Yêu cầu HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình.
4-Củng cố dặn dị
Nhận xét giờ học
 - Dặn học bài, về nhà viết lại bức thư vào vở và chuẩn bị bài sau.
D.Phần bổ sung: 
Môn:TỐN
 Tên bài dạy: GIÂY, THẾ KỶ (SGK/25)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A – Mục tiêu: Giúp HS 
 - Giúp HS làm quen với đơn vị đo thời gian : giây, thế kỉ.
 + Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa năm và thế kỉ.
 - HS vận dụng kiến thức làm tốt các bài tập.
 - GD HS tính cẩn thận, chính xác trong toán học.
B.Đồ dùng dạy họcị:- Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả 3 kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút.
 - GV vẽ sẵn trục thời gian như SGK lên bảng phụ 
C – Các hoạt động dạy học
HĐ1: KIỂM TRA BÀI CŨ 
GV chuẩn bị trước trên bảng:
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống 
5 yến 3kg = kg 
2 tấn 6tạ = .kg 
12kg 7dag = .dag 
8tấn 5yến =  tạ..kg 
Bài 2: Điền dấu thích hợp vào º 
6 tấn 3 tạ º 63tạ
13tấn 2yến º 120tạ 30kg
25tạ 7yến º 275kg
Gọi 2 HS lên bảng làm. Cả lớp theo dõi.
HS nhận xét từng bài làm trên bảng
Nhận xét, chấm điểm, tuyên dương hay nhắc nhở HS
HĐ2: GIỚI THIỆU BÀI: GV nêu mục tiêu giờ học
HĐ3: GIỚI THIỆU GIÂY VÀ THẾ KỶ (12’)
a) Giới thiệu giây.
- GV cho HS quan sát đồng hồ thật, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ
+ Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó (VD từ số 1) đến số liền ngay sau (VD số 2) là bao nhiêu giờ?
+ Khoảng thời gian kim phút đi từ một vạch đến liền vạch ngay sau đó là bao nhiêu phút?
+ Một giờ bằng bao nhiêu phút?
- GV chỉ chiếc kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi: Bạn nào biết kim thứ ba này là kim chỉ gì?
- GV giới thiệu: Chiếc kim thứ ba trên mặt đồng hồ là kim giây. Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch liền sau đó trên mặt đồng hồ là một giây.
- GV yêu cầu HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết khi kim phút đi được từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu?
- Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây.
- GV viết lên bảng : 1phút = 60giây.
b) Giới thiệu thế kỉ.
Tương tự như đối với giây
- GV giới thiệu: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ thứ mười lăm ghi là XV.
- GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19,20,21 bằng chữ số La Mã.
HĐ4: THỰC HÀNH (18’)
Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài.
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
+ Em làm thế nào để biết phút = 20giây ?
+ Làm thế nào để tính được 1phút 8giây = 68 giây?
+ Hãy nêu cách đổi thế kỉ ra năm?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 : - Với HS khá GV yêu cầu HS tự làm bài, với HS TB , GV hướng dẫn HS xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỉ nào và ghi vào vở.
Bài 3 : - GV nhắc HS khi muốn tính khoảng thời gian dài bao lâu chúng ta thực hiện phép trừ hai điểm thời gian cho nhau.
- GV yêu cầu HS làm tiếp phần b.
- GV chữa bài cho điểm HS.
HĐ4: CỦNG CỐ- DẶN DỊ
- Dặn HS về nhà ơn luyện và chuẩn bị bài mới
- Nhận xét giờ học
D Phần bổ sung: ...
: ............................
M ơn : ĐỊA LÍ
T ên b ài d ạy : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HỒNG LIÊN SƠN (SGK/73)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A – Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
 - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân Hoàng Liên Sơn.
 + Rèn kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê.
 +Dựa vào hình vẽ nêu được qui trình sản xuất phân lân.
 - Dựa vào lược đồ ( bản đồ), bảng số liệu, tranh, ảnh để tìm ra kiến thức.
 + Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
 - HS biết yêu thiên nhiên, con người ở Hoàng Liên Sơn.
B. Chuẩn bị: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Tranh, ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản 
C. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG :
- Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
HĐ1: TÌM HIỂU VỀ TRỒNG TRỌT TRÊN ĐẤT DỐC (10’)
Mục tiêu: HS nắm được người dân ở Hồng Liên Sơn trồng lúa, ngô, chètrên nương, rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra họ còn trồng lanh và một số loại cây ăn quả xứ lạnh.
Cách tiến hành: Làm việc theo nhĩm nhỏ
Bước 1: -Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 em theo câu hỏi sau:
 1.Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng trọt gì ? Ở đâu ?
 2. Tại sao họ lại có cách thức trồng trọt như vậy?
Bước 2: HS thảo luận
Bước 3: - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
HS khác bổ sung.
GV sửa chữa và kết hợp chốt ý
Yêu cầu HS quan sát H1 SGK và cho biết ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
HĐ2: TÌM HIỂU VỀ NGHỀ THỦ CƠNG TRUYỀN THỐNG .(10’)
Mục tiêu: HS biết được nghề thủ công chủ yếu của Hồng Liên Sơn.
Cách tiến hành: Làm việc theo nhĩm.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh H2 SGK và vốn hiểu biết thảo luận theo nhóm đôi :
+ Kể tên một số nghề thủ công và sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
+ Hàng thổ cẩm thường được dùng làm gì?
GV kết luận : 
Nguời dân ở Hoàng Liên Sơn có các nghề thủ công chủ yếu như : dệt, may, thêu, đan lát , rèn đúc 
HĐ3: TÌM HIỂU VỀ KHAI THÁC KHỐNG SẢN ( 10’)
Mục tiêu: HS biết được khoáng sản ở Hồng Liên Sơn
Cách tiến hành: Làm việc theo nhĩm.
Bước 1:- GV treo bản đồ khoáng sản, yêu cầu HS chỉ trên bản đồ một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn .
* GV kết luận (kết hợp chỉ trên bản đồ) 
Bước 2: - Yêu cầu HS quan sát hình 3 và nêu qui trình sản xuất phân lân . HS làm việc theo nhĩm
Bước 3: Đại diện các nhĩm HS trình bày. Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá.
 GV nhận xét kết quả, tuyên dương, khen ngợi
à Kết luận: Hoàng Liên Sơn có một số khoáng sản như: a-pa-tít, chì, kẽm
 Là khoáng sản được khai thác nhiều ở vùng này & là nguyên liệu để sản xuất phân lân .
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
Nhận xét chung giờ học
Học bài và chuẩn bị bài mới
D.Phần bổ sung: 
Mơn : KHOA H ỌC
Tên bài dạy : TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT (SGK/18)
(Thời gian dự kiến: 35 phút)
A – Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể
 - Nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm, nêu được ích lợi của việc ăn cá.
 - HS hiểu và gỉai thích được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
 - GDHS có ý thức ăn phối hợp đạm thực vật và đạm động vật.
B. Chuẩn bị :
 - Các hình minh họaở trang 18,19,SGK.
 - Bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm.
C. Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
HĐ1: TRỊ CHƠI THI KỂ TÊN CÁC THỨC ĂN CHỨA NHIỀU CHẤT ĐẠM.(12’)
Mục tiêu:
	- Kể tên một số thức ăn chứa nhiều Vitamin chất khoáng và chất xơ.
- Nhận ra nguồn gốc của thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
Cách tiến hành
- Tổ chức và hướng dẫn
- Chia lớp thành 2 đội: mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn.
-Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm (mỗi HS chỉ viết tên một món)
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV theo dõi, quan sát.
- GV cùng trọng tài công bố kết quả của hai đội
-Tuyên dương đội thắng cuộc.
HĐ2: TÌM HIỂU LÝ DO TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT.(16’)
Mục tiêu: - Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ và nước
Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc cả lớp : + Giải thích được tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật.
Bước 2:- GV treo bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm - Yêu cầu HS đọc.
- GV cho HS dựa vào bảng thông tin và các hình minh hoạ SGK để thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
 1. Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật vừa chứa đạm thực vật?
 2.Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
 3.Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
Bước 3: Đại diện từng nhĩm trình bày 
Nhận xét
GV tuyên dương 
Kết luận : Ăên kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật giúp cơ thể có thêm chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
HĐ3: TRỊ CHƠI: THI TÌM NHỮNG MĨN ĂN VỪA CUNG CẤP ĐẠM ĐỘNG VẬT VỪA CUNG CẤP ĐẠM THỰC VẬT.(8’)
Mục tiêu: - Củng cố bài học cho HS
Cách tiến hành: Làm việc theo nhĩm
- Gv nêu cách chơi: Mỗi HS chỉ được giới thiệu một món ăn vừa chứa đạm động vật vừa chứa đạm thực vật:.
- GV nhận xét , tuyên dương những nhóm, HS tích cực hoạt động. 
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
Nhận xét chung giờ học
Học bài và chuẩn bị bài cũ
D.Phần bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án HÀM 4.doc