a) Luyện đọc:
- Bài văn được chia làm mấy đoạn?
- Trong bài có những tiếng, từ nào khó đọc?
- GV HD đọc câu khó, lời nói của nhân vật.
- GV đọc bài
b. Tìm hiểu bài:
- Đoạn này kể chuyện gì ?
- Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ?
- Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
- Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
- Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
- Bài văn ca ngợi ai? Ca ngọi về cái gì?
- Qua bài tập đọc em học tập được đức tính gì từ Tô Hiến Thành?
c. Hướng dẫn hs đọc diễn cảm:
- Các em thấy thích nhất đoạn nào?
GV đọc mẫu đoạn 1
Hướng dẫn hs đọc diễn cảm.
HS – GV nhận xét:
Tuần 4 Soạn: Ngày 13/ 9/ 2009 Giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009 Tiết 1: Chào cờ: -------------------------------------------------- Tiết 2:Tập đọc (tiết 7) Một người chính trực I) Mục tiêu yêu cầu: - Biết đọc phân biệt lời nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm lời nhân vật trong bài. - Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nôỉ tiếng cương trực thời xưa. II) Chuẩn bị: Tranh minh hoạ, băng giấy. III) Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài:HS quan sát tranh minh hoạ: Măng non là biểu tượng của thiếu nhi, của đội Thiếu niên Tiền phong, cũng là tượng trưng cho tính trung thực, vì bao giờ măng cũng mọc thẳng. Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước cần trở thành những con người trung thực. 2. Các hoạt động dạy – học: a) Luyện đọc: - Bài văn được chia làm mấy đoạn? - Trong bài có những tiếng, từ nào khó đọc? - GV HD đọc câu khó, lời nói của nhân vật. - GV đọc bài b. Tìm hiểu bài: - Đoạn này kể chuyện gì ? - Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? - Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ? - Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ? - Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ? - Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? - Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? - Bài văn ca ngợi ai? Ca ngọi về cái gì? - Qua bài tập đọc em học tập được đức tính gì từ Tô Hiến Thành? c. Hướng dẫn hs đọc diễn cảm: - Các em thấy thích nhất đoạn nào? GV đọc mẫu đoạn 1 Hướng dẫn hs đọc diễn cảm. HS – GV nhận xét: 1 hs khá, giỏi đọc toàn bài. Bài chia làm 3 đoạn Đoạn 1: Từ đầu đến Đó là vua Lý Cao Tông. Đoạn 2: Tiếp theo đến tới thăm Tô Hiến Thành được. Đoạn 3: Phần còn lại -3 hs đọc nối tiếp lần 1 - họ Đỗ, Vũ Tán Đường, tiến cử - hs phát âm lại. - 3 hs đọc nối tiếp lần 2, 1 HS đọc phần chú giải trong bài. - HS đọc thầm - Đọc bài theo cặp 1 hs đọc toàn bài. HS đọc đoạn 1: - Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua. - Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua. HS đọc đoạn 2. - Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông. -HS đọc doạn 3. - Quan giám nghị đại phu Trần Trung Tá. - Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành , còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử. - Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình. - Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng - Ca ngợi sự chính trực thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước - Chính trực, thẳng thắn - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. Đoạn 1 - hs đọc diễn cảm theo cặp. - Thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học: Đọc bài, chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------- Tiết 3: Toán (tiết 16) So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên I) Mục tiêu yêu cầu: - Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên. II) Chuẩn bị: Bảng phụ III) Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: - So sánh các số tự nhiên sau: 156 800 234 120 (HS so sánh). GV nhận xét giới thiệu vào bài. 2. Các hoạt động dạy học: a) Nhận biết cách so sánh hai STN. - HD cho HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên trong các trường hợp. - Cho hai, hay nhiều số tự nhiên bất kì ta có so sánh được chúng không? b) Xếp thứ tự các số tự nhiên. - Bao giờ cũng so sánh được hai hay nhiều số tự nhiên vậy ta có xếp thứ tự của các số tự nhiên không? - Hãy xếp thứ tự các STN sau : 7686, 7968, 7896, 7869. - Qua bài em rút ra được về so sánh và xếp thứ tưh các STN? c) Luyện tập: *Bài 1: Chia 2 đội mỗi đội 3 em lên bảng chơi trò chơi “điền đúng nhanh”. - Muốn so sánh các số tự nhiên em làm nhưthế nào? * Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: HS – GV nhận xét, chốt bài: * Bài 3: Viết theo thứ tự từ lớn đến bé: HS – GV nhận xé, chốt bài.t: - Nhận biết tường trường hợp GV HD. - Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn, hoặc bằng nhau. - Có thể xếp thứ tự các STN theo thứ tự... - Xếp thứ tự từ bé đến lớn : 7686; 7869; 7896; 7968. - Xếp thứ tự từ lớn đến bé : 7968; 7896; 7869; 7686. - Bao giờ cúng so sánh được các STN nên bao giờ cúng xếp được thứ tự các STN. - Nêu yêu cầu đầu bài, chia hai đội lên bảng chơi trò chơi. 1 234 < 999 35 784 < 35 790 8 754 92 410 39 680 = 39 000 + 680 17 600 = 17 000 + 600 - HS nhắc lại. - HS đọc yuue cầu đầu bài. -3 hs lên bảng làm bài tập. Cả lớp làm bài trong vở. a) 8136 ; 8316 ; 8361. b) 5724 ; 5740 ; 5742. c) 63 841 ; 64813 ; 64831 . 2 hs lên bảng thực hiện. Cả lớp làm bài trong vở. a) 1984 ; 1978 ; 1952 ; 1942. b) 1969 ; 1954 ; 1945 ; 1890. 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------------ Tiết 4:Kể chuyện (tiết 4) Một nhà thơ chân chính I) Mục tiêu yêu cầu: - Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý(SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính. - Hiểu được ý nghia câu chuyện: ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền. II) Chuẩn bị:Tranh minh hoạ, bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động dạy – học: a) GV kể chuyện: - GV kể chuyện lần 1: Giải nghĩa một số từ khó. - GV kể chuyện lần 2.Kết hợp giới thiệu tranh minh hoạ. b) Hướng dẫn hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào? - Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình ? - Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào ? - Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ ? - Yêu cầu 2,3. - Cho HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Yêu cầu cả lớp bình chọn bạn có câu truyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn - HS nghe, cùng GV giải nghĩa một số từ khó. HS đọc y/c 1. - Dân chúng phản ứng bằng cách truyền nhau hát một bài hát... - Nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong. - Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng. - Nhà vua phải thay đổi thái độ vì thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật. - Kể chuyện theo cặp. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Thi kể chuyện trước lớp. Nêu ý nghĩa câu chuyện. 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học:Về nhà kể chuyện cho cả nhà cùng nghe. Chuẩn bị tiết sau. --------------------------------------------------------- Tiết 5: Thể dục: Đồng chí dạy thể dục thực hiện. ------------------------------------------------------- Tiết 6: Đạo đức (tiết 4) Bài 2: vượt khó trong học tập ( Tiết 2 ) I) Mục tiêu yêu cầu: - Có ý thức vươn lên trong học tập. - Yêu mến, noi gương những tấm gương học sinh nghèo vượt khó. II) Chuẩn bị: Sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về sự vượt khó trong học tập. III) Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: - Nếu ở trong hoàn cành như bạn Thảo em sẽ làm gì ? - Đọc mục ghi nhớ Trong tiết học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu tầm quan trọng của việc vượt khó trong học tập và biết chia sẻ cùng bạn về những khó khăn trong học tập. 2. Các hoạt đông dạy – học: * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4.Bài tập 2: Tình huống. - Bạn Nam bị ốm, phải nghỉ học nhiều ngày. Theo em, bạn Nam cần phải làm gì để theo kịp các bạn trong lớp ? Là bạn của Nam em làm gì giúp bạn ? - HS – GV nhận xét: * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi. Bài tập 3: - Hãy tự liên hệ và trao đổi với các bạn về việc em đã vượt khó trong học tập. - HS – GV nhận xét: KL: Khen những hs đã biết vượt qua khó khăn trong học tập. * Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. - Hãy nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó ? - HS – GV nhận xét: KL: Khuyến khích những hs thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt. Đọc tình huống. Thảo luận nhóm và viết ra bảng nhóm trả lời tình huống. VD: - Chép bài cho bạn; Giảng lại bài cho bạn ; Tổ chức học nhóm tại nhà bạn. v. v - Thảo luận nhóm đôi, lần lượt báo cáo kết quả. - HS nêu những khó khăn trong học tập của mình. - Nêu cách khắc phục những khó khăn đó. - HS làm vào vở BT đạo đức. Báo cáo kết quả. Những khó khăn có thể gặp phải Những biện pháp khắc phục. 1. 2.. 3.. 4.. 5.. 1. 2.. 3.. 4.. 5.. 3.Củng cố – dặn dò: - Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn. - Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra điều gì ? - Để học tập tốt, chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn. - HS nhắc lại mục ghi nhớ. Nhắc HS thực hiện các nội dung ở mục “ Thực hành ” - Chuẩn bị bài sau: Biết bày tỏ ý kiến. ---------------------------------------------------------------- Tiết 7: Tự chọn: Ôn Toán. I. Mục tiêu: - Giúp HS nắm chắc hơn cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên. Đọc và phân tích số tự nhiên. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn tập: * Bài 1: Viết các số sau thành tổng: 1 923 831; 125 652 700; 5 666; 77 777. - Cho HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV nhận xét, chốt bài. - HS đọc yêu cầu, cho HS yếu lên bảng thực hiện, ở dưới lớp làm bài vào vở. 1 932 831 = 1000 000 + 900 000 + 30 000 + 1000 + 800 + 30 + 1 5 666 = 5000 + 600 + 60 + 6 * Bài 2: a) khoanh vào số bé nhất. 9281; 2981; 2891; 2819 b) Khoanh vào số lớn nhất: 58 234; 82 435; 58 234; 84 325 - HS làm bài vào vở: lên bảng chữa bài. a. 2819 b. 84 325. * Cho HS làm bài tập trong vơt BT toán in. - GV chấnm điểm, nhận xét. - HS đổi vở kiểm tra kết quả. Báo cáo kết quả kiển tra. 3. Củng cố – dăn dò: - Nhận xét giờ học, nhắc học sinh chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Soạn: Ngà ... giúp đỡ HS gặp khó khăn. - HS vẽ tranh vào giấy vẽ cá nhân. - Tô màu theo ý thích. * Hoạt động 3: Nhạn xét - đánh giá - Cho HS vẽ xong trưng bày sản phẩm lên bảng lớp. - YC HS nhận xét đánh giá bài bạn. - GV nhận xét - đánh giá. - Treo tranh của mình lên bảng. - Nhận xét đánh giá bài bạn. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị cho giờ học sau. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Soạn: Ngày 15 / 9/ 2009 Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009. Tiết 1:Luyện từ và câu(tiết 8) Luyện tập về Từ ghép và từ láy I) Mục tiêu yêu cầu: - Qua luyện tập bước đầu nắm bắt được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại). - Bước đầu nắm được ba nhóm từ láy (giống nhau ở âm đàu, vần, cả âm đầu và vần.) II) Chuẩn bị: Từ điển, bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: - Thế nào là từ ghép ? Từ ghép gồm hai tiếng có nghĩa trở lên ghép lại.VD: nhà cửa, quần áo. - Thế nào là từ láy ? Gồm hai tiếng trở lên phối hợp theo cách lặp lại âm hay vần hoặc lặp lại hoàn toàn cả phần âm lẫn phần vần. Để giúp các em nắm vững về hai loại từ này. Hôm nay, chúng ta cùng luyện tập về từ ghép và từ láy. 2. Các hoạt động dạy – học. * Bài tập 1: So sánh hai từ ghép sau đây: a) Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp ? b) Từ ghép nào có nghĩa phân loại ? - HS – GV nhận xét: * Bài tập 2: Viết từ ghép được in đậm vào ô thích hợp. GV đưa bảng phụ, HD Chia lớp thành 3 nhóm. HS – GV nhận xét: * Bài tập 3: Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp ? a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu. b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần. c) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm và vần. - HS – GV nhận xét: - Đọc yêu cầu đầu bài. Làm việc cá nhân. Báo cáo kết quả. a) Bánh trái: Từ ghép có nghĩa tổng hợp b) Bánh rán: Từ ghép có nghĩa phân loại Từ ghép có nghĩa phân loại Từ ghép có nghĩa tổng hợp Xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay Ruộng đồng, núi non, bãi bờ, hình dạng, màu sắc. - Đọc nội dung hai đoạn văn a và b. - Thảo luận nhóm đôi. Báo cáo kết quả. a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: Nhút nhát. b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: Lạt xạt, lao xao. c) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm và vần: Rào rào 3. Củng cố – dặn dò: - Đọc lại mục ghi nhớ. GV nhận xét tiết học. Học bài, chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------------- Tiết 2: Toán (tiết 20) Giây, thế kỉ I) Mục tiêu yêu cầu: - Biết dơn vị giây, thế kỉ. - Biết mqh giữa phút và giây, thế kỉ và năm. Biết xá định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. II) Chuẩn bị: Bảng phụ, đồng hồ. III) Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: - 1 giờ có bao nhiêu phút? 1 năm có bao nhiêu tháng? Vậy có đơn vị đo thời gian nào mà bé hơn phút và lớn hơn năm không? Ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay. 2.Các hoạt động dạy – học: * Giới thiệu về giây: GV dùng đồng hồ có đủ kim để ôn về giờ, phút và giới thiệu về giây. GV cho hs quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút và nêu: - Kim giờ đi twf một số nào đó đến số tiếp liền hết một giờ. - Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền hết một phút. Cho hs nhắc lại: 1 giờ = 60 phút. - GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ, cho hs quan sát sự chuyển động của nó và nêu: + Khoảng thời gian kim giay đi từ một vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây. + Khoảng thời gian kim giây đi hết một vòng ( trên mặt đồng hồ ) là một phút tức là 60 giây. GV viết lên bảng: 1 phút = 60 giây. GV có thể hỏi thêm: . 60 phút bằng mấy giờ? . 60 giây bằng mấy phút? * Giới thiệu về thế kỉ: - GV giới thiệu: Đơn vị thời gian lớn hơn năm là thế kỉ . GV vừa nói vừa viết lên bảng: 1 thế kỉ = 100 năm. HS nhắc lại. GV hỏi thêm: 100 năm bằng mấy thế kỉ. - GV giới thiệu: Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ 1( gv ghi như trong sgk) - GV có thể hỏi: chẳng hạn như: Năm 1975 thuộc thế kỉ nào? Năm 1990 thuộc thế kỉ nào? Năm nay thuộc thế kỉ nào? Lưu ý: Người ta dùng số La Mã để ghi tên thế kỉ, chẳng hạn: Thế kỉ XX. c) Luyện tập Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: HS đọc kết quả, GV ghi bảng. HS – GV nhận xét: Bài 2: Đọc nội dung của bài tập. HS thảo luận nhóm đôi. 1 em đọc câu hỏi 1 em trả lời Báo cáo kết quả. HS – GV nhận xét: Bài 3: Đọc nội dung của bài tập: 2 hs lên bảng thực hiện. Cả lớp làm bài trong vở. HS – GV nhận xét: a) 1 phút = 60 giây phút = 20 giây 60 giây = 1 phút 1 phút 8 giây = 68 giây b) 1 thế kỉ = 100 năm thế kỉ = 50 năm 100 năm = 1 thế kỉ thế kỉ = 20 năm a) Thế kỉ X I X. Thế kỉ XX. b) Thế kỉ XX. c) Thế kỉ IIV a) Năm đó thuộc thế kỉ XI. Tính đến nay đã được: 997 năm . b) Năm đó thuộc thế kỉ X. Tính đến nay đã được: 1069 năm . 4. Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------- Tập làm văn Tiết 8: luyện tập xây dựng cốt truyện I) Mục tiêu yêu cầu: Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu truyện. II) Chuẩn bị: Tranh minh hoạ cốt truỵên, bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học: 1.ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc mục ghi nhớ tiết trước. 3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: ở tiết TLV trước các em đã được học về cốt truyện. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được thực hành tạo lập một cốt truỵên đơn giản theo chủ đề của câu truyện. * HĐ 1: Phần nhận xét: a) Xác định yc của đề bài: Đọc yc của đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt câu truyện xảy ra. Khi kể các em nhớ chỉ kể vắn tắt, không cần kể cụ thể chi tiết. b) Cho hs lựa chọn chủ đề của câu truyện: - Cho hs đọc gợi ý. - Nói chủ đề các em chọn. GV nhấn mạnh: Gợi ý 1, 2 trong sgk chỉ là gợi ý để các em có hướng tưởng tượng. Ngoài ra, các em có thể chọn đề tài khác miễn là có nd giáo dục tốt và đủ cả 3 nhân vật. c) Thực hành xd cốt truyện: Cho hs làm bài. GV nhận xét và khen thưởng những hs tưởng tượng ra câu truyện hay. Cho hs viết vào vở cốt truyện mình đã kể. - 1 hs đọc gợi ý 1, 1 hs đọc gợi ý 2. - HS phát biểu chủ đề mình đã chọn để xd câu chuyện. HS đọc thầm gợi ý 1, 2. Nếu chọn 1 trong 2 đề tài đó. Chọn 1 hs giỏi kể mẫu. HS kể theo cặp. Đại diện các nhóm lên thi kể. HS viết vắn tắt câu truyện của mình. 4. Củng cố – dặn dò: - Để xd được một cốt truyện, cần hình dung các nhân vật của câu truyện, chủ đề của chuyện, diễn biến của chuyện. Về nhà kể lại câu chuyện của mình tưởng tượng cho người thân nghe. GV nhận xét tiết học: Biểu dương những hs học tốt. Học thuộc nội dung phần ghi nhớ, Làm phần luyện tập vào vở. Chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------- Tiết 4 Khoa học Tiết 8: Tại sao cần ăn phối hợp ăn đạm đông vật và đạm thực vật I) Mục tiêu yêu cầu: Sau bài học, hs có thể: - Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn. - Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. II) Chuẩn bị: Hình trang 16, 17 sgk. III) Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêi vai trò của chất xơ đối với cơ thể ? 3. Giảng bài mới: a) Giới thiệu bài: Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn. b) Tìm hiểu bài: HĐ 1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. MT: Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. CTH: Bước 1: Thảo luận nhóm đôi. - Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn ? Bước 2: Báo cáo kết quả. HS – GV nhận xét: HĐ 2: Làm việc với sgk tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối. MT: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. CTH: Bước 1: Làm việc cá nhân. GV yc hs nghiên cứu “ tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người một tháng ” Bước 2: Báo cáo kết quả. HS – GV nhận xét: HĐ 3: Trò chơi : Đi chợ.( 5, ) MT: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ. CTH: Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi. GV cho hs thi viết tên các thức ăn đồ uống hằng ngày. GV cử 3 nhóm: Mỗi nhóm 2 em. GV chia bảng thành 3 cột tương ứng với mỗi đội. Bước 2: Các đội tiến hành chơi. Bước 3: Nhận xét đánh giá: - Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau. Không một loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dưỡng đến đâu cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng đa dạng, phức tạp của cơ thể mà còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và quá trình tiêu hoá tốt hơn. Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đối với các thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ. Không nên ăn nhiều đường và nên hạn chế ăn muối. Dựa trên những hiểu biết về bữa ăn cân đối, cả lớp cùng GV nhận xét xem sự lựa chọn của đội nào là phù hợp, là có lợi cho sứac khoẻ. 4. Củng cố – dặn dò: GV dặn hs nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nói với cha mẹ về nội dung của tháp dinh dưỡng. GV nhận xét tiết học: Học thuộc mục: Bạn cần biết, chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------- --------------------------------------------------- hoạt động tập thể I) Lớp trường nhận xét các hoạt động trong tuần 4. II) GV nhận xét chung: 1) Đạo đức: Đại đa số các em ngoan ngoãn vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè. Không có trường hợp nào đánh đấm nhau trong và ngoài nhà trường. Đi học chuyên cần, đúng giờ. 2) Học tập: Trong tuần vừa qua các em đã tích cực học tập, lập thành tích chào mừng ngày 5 / 9. Nhiều em trong lớp đã cố gắng trong học tập. Trong lớp các em tích cực hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Một số em về nhà còn lười học bài và làm bài tập. Như em: Anh, Khoẻ, Hưởng, Danh. 3) TDVS: Các em đã thực hiện tốt các nề nếp thể dục giữa giờ. Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học. Đã hoàn thành việc phân công vệ sinh sân ngoài. 4) Lao động: Các em đã thực hiện tốt kế hoạch lao động do nhà trường phân công. III) Phương hướng hoạt động tuần 5 Tích cực thực hiện 2 tốt. Tỉ lệ chuyên cần đạt 100 %
Tài liệu đính kèm: