LUỴÊN TỪ VÀ CÂU.
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I.Mục tiêu: - Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức Tiếng Việt: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau; phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau
- bước đầu biết phân biệt từ ghép với từ láy đơn giản; tìm được từ ghép , từ láy chứa tiếng đã cho.
II.Đồ dùng: Chép sẵn khổ thơ /tr 38, 39 lên bảng.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Phân biệt từ đơn, từ phức, cho VD? - Từ đơn là từ do một tiếng tạo thành.VD : nơi, sao.
Tuần 4 Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010. ÂM NHạC (Đ/c Hùng dạy) Tập đọc Một người chính trực I .Mục tiêu : - Biết đọc ph.ân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. - Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiền Thành -vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. II.Đồ dùng: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Một hôm....Trần Trung Tá.” /tr25. III.Hoạt động dạy học chủ yếu : A.Kiểm tra:- Đọc nối tiếp đoạn trong bài Người ăn xin. TLCH 2, 3, 4 trong bài. HS đọc nối tiếp theo đoạn. HS TLCH, nhận xét bạn đọc. B.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài : Giới thiệu chủ điểm, truyện mở đầu chủ diểm. b, Nội dung chính: *HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc. - Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó. Đoạn1 : “Tô Hiến Thành....Lý Cao Tông.” Đoạn2: “Phò tá... được”. Đoạn3: Phần còn lại. ( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK) GV đọc minh hoạ. *HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. ý1: Sự chính trực của Tô Hiến Thành. - Câu hỏi 1/tr 37. - Câu hỏi 2/tr 37 ý2: Sự ca ngợi của nhân dân. - Câu hỏi 3/tr37. - Nêu ý nghĩa của bài học? *HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, phát hiện cách đọc (B.P). Chú ý : nghỉ hơi đúng (nhanh, tự nhiên) giữa các câu dài, phần đầu đọc vời giọng kể rõ ràng, phần sau đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát. C- củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.(Sửa lỗi phát âm :Long Cán, Long Xưởng, bệnh nặng...) Câu dài : Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi/ thì thần xin cử Vũ Tán Đường,/ còn hỏi người tài ba giúp nước, / thần xin cử Trần Trung Tá.// HS đọc lần 2, kết hợp hỏi đáp từ mới phần chú giải/tr 37. -HS luyện đọc theo cặp. 1-2 HS đọc cả bài. HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc. HS đọc, thảo luận,TLCH tr 37. -...Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu... -...cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người hầu hạ mình.. -..vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng của họ... Mục 1. Thi đọc cá nhân, nhóm: HSTB đọc đoạn, HSKG đọc cả bài. HS bình chọn giọng đọc hay. GV ttổ chức cho HS đọc phân vai : Tô Hiến Thành, người dẫn truyện, thái hậu. Toán So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên I.Mục tiêu: - Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về cách so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự của các số tự nhiên. - Bài tập 1 cột 1; 2 a,b; 3a II. Đồ dùng : Bảng cài và bộ số. III.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: GV đọc cho HS viết bảng con một số số tự nhiên. HS viết, đọc lại, phân tích hàng, lớp. B. Bài mới: a, Giới thiệu bài: b, Nội dung chính: *HĐ1 : GV hướng dẫn HS so sánh số tự nhiên. GV gắn số trên bảng cài, cho HS đọc, phân tích số các chữ số tạo số, các hàng, so sánh hai số tự nhiên. VD : So sánh 123.432 và 54.678 (SGK/tr 21). - Nêu cách so sánh hai số tự nhiên? - Nêu dãy số tự nhiên đã học? - Nhận xét về các số tự nhiên trong dãy? GV cho HS biểu diễn số tự nhiên trên tia số (SGK/tr21). *HĐ2 : Hướng dẫn HS xếp thứ tự các số tự nhiên: GV ghi lại các số trên bảng, cho HS đọc, xác định yêu cầu và xếp thứ tự các số tự nhiên. *HĐ3 : Hướng dẫn HS thực hành. Bài 1: , = ? GV cho HS nêu yêu cầu bài, làm trong vở, chữa bài, nhắc lại cách so sành hai số tự nhiên. Bài 2:Viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn. GV cho HS làm trong vở, chữa bài trên bảng, đổi vở kiểm tra. Bài 3: Viết các số theo thứ tự...đến bé HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS thực hành theo hướng dẫn của GV. HS đọc số, so sánh hai số tự nhiên. VD : 123.432 > 54.678. Phân tích : số 123.432 có 6 chữ số, số 54.678 có 5 chữ số. - Số nào có nhiều chữ số hơn số đó sẽ lớn hơn..../tr 21. - 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8..... - Số đứng trước bé hơn số đứng sau../tr 21. HS đọc, phân tích cấu tạo số, so sánh theo số các chữ số, theo các hành, sắp xếp số tự nhiên theo thứ tự : - Xếp thứ tự từ bé đến lớn : 7.698 ; 7.869 ;7.896 ; 7.968...../tr21. HS nêu cách làm, củng cố cách so sánh hai số tự nhiên. 1.234 > 999 ; 35.784 < 35.790. 39.680 = 39000 + 680 a, 8.136 < 8.316 < 8.361. b, 5.724 < 5.740 < 5.742. a, 1.984 > 1.978 > 1.952 > 1.942. C. Củng cố,dặn dò:- Nêu cách so sánh hai số tự nhiên, cho VD? - Ôn bài , chuẩn bị bài sau: Luyện tập. Đạo Đức Bài 2: vượt khó trong học tập( Tiết 2 ) I,Mục tiêu:- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập - Biết được vượt khó trong học tập guíp em mau tiến bộ - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập - Yêu mến, noi theo tấm gương HS nghèo vượt khó. - Nhận xét CC II.Các hoạt động dạy - học 1,ổn định tổ chức. 2,KTBC. -Giới thiệu:ghi đầu bài a,Hoạt động 1: -Tình huống:(BT2 sgk) -Nếu em là bạn Nam em sẽ làm gì ? *GV: Nếu chúng ta bị ốm lâu ngày thì trong học tập ta phải nhờ bạn (hoặc tự mình ) chép bài, nhờ bạn nhờ thầy giáo giảng bài để theo kịp các bạn b,Hoạt động 2: -Cho HS thoả thuận đưa ra những khó khăn trong HT và cách giải quyết *Chốt lại: Vượt khó trong HT là đức tính rất quý. Chúng ta cần tự mình cố gắng vươn lên nhiều hơn. c,Hoạt động bài 2: -y/c HS nêu tình huống và cách giải quyết. -GV chốt: Với những khó khăn đều có cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều cố gắng để HS duy trì và đạt kết quả tốt. d,Hoạt động 4:Thực hành 4,Củng cố dặn dò : -Nhận xét tiết -Khi gặp khó khăn trong học tập ta nên làm ntn? -Thảo luận nhóm (BT2 sgk) -Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. -Nhóm khác nhận xét. -Thảo luận nhóm đôi bài tập 3. -Trình bày ý kiến của mình. -Làm việc cá nhân bài tập 4 sgk. -HS đọc y/c của bài nêu những khó khăn -Lớp lên kế hoạch: Những việc có thể làm thời gian, người nào làm những việc gì. -Đọc kế hoạch trước lớp. -HS-Ghi nhớ. Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010. Tiếng anh ( đ/c hằng dạy) Luỵên từ và câu. Từ ghép và từ láy I.Mục tiêu: - Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức Tiếng Việt: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau; phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau - bước đầu biết phân biệt từ ghép với từ láy đơn giản; tìm được từ ghép , từ láy chứa tiếng đã cho. II.Đồ dùng: Chép sẵn khổ thơ /tr 38, 39 lên bảng. III.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: - Phân biệt từ đơn, từ phức, cho VD? - Từ đơn là từ do một tiếng tạo thành....VD : nơi, sao.... B.Nội dung chính: HĐ1 : Hướng dẫn thực hiện yêu cầu phần nhận xét. GV cho HS đọc, xác định nội dung , yêu cầu của phần nhận xét, thảo luận theo nhóm, làm vào phiếu học tập (VBT), chữa bài. GV gạch chân dưới các bộ phận lặp lại. VD : chầm chậm *Ghi nhớ : SGK /tr39. GV chốt kiền thức cần nhớ và phân tích lại ví dụ/tr 39. Với HSKG giáo viên cho HS tự nêu ví dụ minh hoạ. HĐ2 : Hướng dẫn thực hành. Bài 1 : GV cho HS chép các từ vào trong vở, phân loại từ ghép, từ láy. Bài 2 : Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau: ngay, thẳng, thật. GV cho HS làm việc theo nhóm. HSKG có thể ghi nhiều từ hơn trong cùng một khoảng thời gian. HS đọc, xác định yêu cầu phần nhận xét, thực hành, TLCH. - Từ phức truyện cổ, ông cha, lặng im do những tiếng có nghĩa tạo thành. - Từ phức thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ do những tiếng có vần hoặc cả âm âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành. HS đọc, nhắc lại nội dung ghi nhớ. VD : từ ghép : ngôi sao, vắng lạnh... VD : từ láy : vắng vẻ (láy âm đầu v). HS đọc đoạn văn, xác định yêu cầu bài, thực hành. Từ láy Từ ghép Nô nức, mộc mạc ghi nhớ, đền thờ, nhũn nhặn, cứng bờ bãi, tưởng nhớ cáp. dẻo dai, vững chắc, thanh cao. HS giải nghĩa một số từ. VD : nhũn nhặn : ôn hoà, nhã nhặn. C. Củng cố, dặn dò: - Phân biệt từ láy, từ ghép, cho VD? - Ôn bài. - Chuẩn bị bài : Luyện tập về từ ghép, từ láy. Toán Luyện tập 1.Mục tiêu: - Viếtvà so sánh được các số tự nhiên. - Bước đầu làm quen dạng x < 5 ; 2< x < 5 với x là số tụ nhiên. - Bài tập 1; 3; 4 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra : - Nêu cách so sánh hai số tự nhiên, cho VD minh hoạ? B. Luyện tập: a, GV nêu yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: Bài 1: Viết số bé nhất: có một chữ số, có hai chữ số, có ba chữ số, GV cho HS làm trong vở, nêu số , viết lại số trên bảng. GV có thể hỏi thêm với số các chữ số nhiều hơn(HSKG). Bài 3 : Viết chữ số thích hợp vào ô trống. GV cho HS lên bảng làm bài, nêu cách trọn chữ số thích hợp. -... số nào có nhiều chữ số hơn, số đó sẽ lớn hơn.... HS xác định yêu cầu của giờ học. HS thực hành, chữa bài. - Số bé nhất có một chữ số là số : 1 (một). - Số bé nhất có hai chữ số là số : 2 (hai). VD : 859.067 < 859.167. Chữ số phải điền là chữ số 0 vì ..... 0 < 1. Bài 4: Tìm số tự nhiên x biết : x < 5 ; 2 < x < 5. Với HS yếu GV hướng dẫn lại theo gợi ý SGK x = 0, 1, 2, 3, 4 vì 0 < 5 ; 1 <5.... x = 3 ; 4 vì : 2 < 3 < 5 ; 2 < 4 < 5. C. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau: Yến, tạ, tấn. Chính tả Nhớ - viết:Truyện cổ nước mình Phân biệt: r /d/ gi; ân /âng I-Mục tiêu:- HS nhớ-viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát - Làm đúng BT 2a / bhoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. II.Đồ dùng: Bảng phụ ghi bài 2a/tr 38. III.Hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra: GV cho HS viết bảng con từ : triển lãm, cây tre, chẳng những.... 2.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: HĐ1: Hướng dẫn chính tả: GV cho đọc thuộc đoạn viết, hướng HS viết, chữa bài. HS phân tích từ nếu bạn viết sai chính tả. HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học. GV cho đọc thuộc đoạn viết, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn viết. - Vì sao tác giả lại yêu những câu truyện cổ? GV hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai GV hướng dẫn HS cách trình bày thể thơ sáu – tám. GV đọc cho HS viết. GV đọc cho HS soát lỗi. *HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2: GV cho HS đọc thầm và làm bài vào vở, chữa bài trên bảng (B.P). GV cho HS đọc lại toàn bài, chú ý đọc đúng chính âm. HS đọc thuộc “ Tôi yêu truyện cổ nước tôi......ông cha của mình”, định hướng nội dung cần viết, cách trình bày. HS đọc thầm một lần. Từ : làm, lưng, lối, trước.. HS nghe hướng dẫn. HS viết bài. HS soát lỗi, báo cáo. HS đọc, xác định yêu cầu, thực hành. *Kết quả : + ...Nhớ buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi... + ... Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.... ... ẫn lựa chọn chủ đề câu chuyện: GV cho HS đọc, phân tích phần gợi ý trong bài / tr 45, nêu chủ đề câu chuyện lựa chọn. *HĐ3 : Thực hành xây dựng cốt truyện. GV cho HS làm việc cá nhân, ghi các ý trả lời vào VBT. GV cho HSG nói mẫu, HSTB yếu nói từng phần. HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. HS kể chuyện Cây khế, nhận xét về nhân vật trong chuyện. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS đọc, phân tích đề bài. Hãy tưởng tượng và kể vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên. HS nêu chủ đề truyện kể: VD : Em chọn chủ đề về sự hiếu thảo vì con cái phải biết hiếu thảo với bố mẹ.... HS thực hành xây dựng cốt truyện, ghi vào VBT, kể trước lớp. HS kể theo cặp, kể trước lớp, nhận xét cách xây dựng truyện kể, ngôn ngữ truyện. HS bình chọn truyện kể hay, ý nghĩa. C.Củng cố, dặn dò : - Kể chuyện cho cả nhà nghe. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Đoạn văn trong bài văn kể truyện Khoa học Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn . I.Mục tiêu: - Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. - Biết được đẻ có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhièu loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. - Chỉ vào tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi - ta -min và khoáng chất; ăn vừa phải, nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và hạn chế muối II. Đồ dùng: Thẻ ghi tên các loại thực phẩm, tháp dinh dưỡng. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: A.Kiểm tra: - Kể tên một số loại thức ăn chứa chất khoáng, vi-ta-min và chất xơ? - Nêu vai trò của mỗi loại chất dinh dưỡng? - ..chứa chất khoáng: cua, ốc, tôm... - ...chứa chất vi-ta-min : cam, chanh, hồng, táo.... HS nêu như nội dung đã học. B. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: b, Nội dung chính: *HĐ1: Tìm hiểu vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? GV cho HS làm việc với tranh SGK, liên hệ,thảo luận và TLCH. - Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và phải thường xuyên thay đổi món ăn? GV chốt kiến thức cần nhớ SGK/tr17. *HĐ2: Xây tháp dinh dưỡng. GV cho HS làm việc theo nhóm, ghi các thức ăn cẫn ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn hạn chế, ăn ít vào bảng nhóm, báo cáo trên tháp dinh dưỡng. *HĐ3 :Trò chơi : Đi chợ. GV cho HS tham gia trò chơi đi chợ cho cả nhà theo khẩu phần ăn và theo bữa sáng, trưa, tối. GV cho HSKG liên hệ chế độ ăn uống đảm bảo sức khoẻ, tránh béo phì hoặc suy dinh dưỡng. HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học. HS quan sát hình SGK/tr16, nêu tên các thức ăn có trong hình, thảo luận theo cặp và TLCH. - Không một loại thức ăn nào có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể.... thường xuyên thay đổi các món ăn. HS thực hành theo yêu cầu của GV. - ăn đủ : lương thực (12 kg). - ăn đủ rau xanh (10 kg)....../ tính trung bình cho một người trưởng thành trong một tháng. HS trình bày lại trên tháp dinh dưỡng, minh hoạ bằng hình vẽ. VD : Bữa trưa : cơm, rau, cá, thịt, hoa quả..... -...ăn uống với một chế độ dinh dưỡng hợp lí, hạn chế các thức ăn chứa quá nhiều chất béo.... C. Củng cố, dặn dò: - Nêu tầm quan trọng của việc ăn đầy đủ các loại chất dinh dưỡng ? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và thưc vật? Thứ bảy ngày 25 tháng 9 năm 2010 Khoa học Vì sao phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? I. Mục tiêu: - Biết được cần phối hợp nhiều đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể . - Nêu lợi ích của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm II.Đồ dùng: Phiếu ghi tên thức ăn. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: - Kể tên các loại thức ăn có nhiều chất đạm, chất béo? - Nêu vai trò của chất đạm, chất béo? B. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra. b, Nội dung chính: *HĐ1 :Tìm hiểu vì sao phải ăn phối hợp đạm động vật và thực vật. GV cho HS quan sát tranh SGK/tr 18, nói về thức ăn hàng ngày các em thường dùng , nêu thông tin về các loại thức ăn có trong hình, thảo luận, TLCH. - Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm động vật? - Tại sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn? *HĐ2: Thi kể tên các loại thức ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật. HS thi theo nhóm, nhóm nào nêu được tên nhiều món ăn đúng theo yêu cầu nhóm đó sẽ thắng. GV kết luận : Thông tin cần biết /tr19. GV cho HS liên hệ chế độ dinh dưỡng hợp lí các loại thức ăn và dưỡng chất. - Chất đạm : Cá, đậu phụ, thịt lợn, trứng... - Chất béo : mỡ lợn, dầu ăn... HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, mục tiêu của từng hoạt động. HS liên hệ thực tế, kết hợp quan sát tranh tư liệu SGK/tr 18, thảo luận, TLCH. VD : Đậu phụ nhồi thịt, đậu cô ve, vịt quay, canh cua.... - ...đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng khó tiêu.../tr 19. -.....đạm do cá cung cấp rất dễ tiêu.... không gây bệnh xơ vữa động mạch... HS thi theo nhóm: VD : sữa đậu nành, sữa bò, đậu đen, đậu xanh..... HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ. HS liên hệ chế độ ding dưỡng hàng ngày, tuyên truyền thực hiện chế độ ăn uống khoa học. C. Củng cố, dặn dò: -Vì sao phải ăn phối hợp đạm động vật, đạm thực vật? - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau : Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn.(tiếp). Thể dục Đội hình đội ngũ.Trò chơi: Bỏ khăn I. Mục tiêu: - Biết cách đi đều, vòng phải, vòng trái đúng hướng - Biết được cách chơi và tham chơi được các trò chơi theo yêu cầu của GV. - Nhận xét: 1. CC: 2. KT 10 em II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường, còi, khăn. III. Nội dung và phương pháp: Hoạt động dạy Thời gian Hoạt động học Phần mở đầu -GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. - Cho HS chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại - Đứng tại chỗ vỗ tay hát một bài 2- Phần cơ bản a- Đội hình đội ngũ - Tập hợp hàngngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái- đứng lại. - Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. - Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn - Tập cả lớp do GV điều khiển b- Trò chơi: Bỏ khăn 3- Phần kết thúc - Cho HS cả lớp chạy đều nối tiếp nhau thành một vòng tròn lớn. - Làm động tác thả lỏng - Hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá giờ học và giao bài tập về nhà. 6-10 phút 2-3 phút 1-2 phút 18-22phút 12-13 phút 8-10 phút 4-6 phút 5-6 phút 4-6 phút - HS lắng nghe - HS chơi trò chơi - HS tập cả lớp - Tập theo tổ - HS chạy vòng tròn. Tiếng việt Luyện tiếng việt Mục tiêu: Giúp HS củng cố các bài đã học trong tuần. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập trắc nghiệm TV Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra đọc Hướng dẫn làm bài tập 3-Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về làm bài tập còn lại. - HS đọc lại 2 bài đã học trong tuần. - Nêu nội dung chính của bài. - HS trả lời phần trắc nghiệm trong vở. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài về từ ghép và từ láy. - HS xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu niên. - 2 HS đọc bài viết của mình. Kĩ thuật Khâu thường( tiết 1) I. Mục tiêu:- HS biết cách cầm vải, lên kim, xuống kim khi khâu - Biết cách khâu và khâu được mũi khâu thường.Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thẻ bị dúm - Nhạn xét 1. CC: 3 . KT 15 em II. Đồ dùng : Một mảnh vải có kích thước 20 cm x 30 cm, kéo, thước, phấn vạch trên vải, kim, chỉ. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài : - Nêu cách vạch dấu trên vải? B. Nội dung chính : *HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu. GV giới thiệu mẫu khâu thường, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường khâu thường theo đường vạch dấu. - Thế nào là khâu thường? GV cho HS đọc mục ghi nhớ. *HĐ2 : Hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác kĩ thuật khâu thêu cơ bản. GV cho HS quan sát trên hình 1a, 1b SGK để nêu cách cầm vải, cầm kim khâu. GV hướng dẫn HS quan sát hình 2a, 2b SGK để nêu cách lên kim, xuống kim. GV làm mẫu chậm để hướng dẫn HS yếu, nêu lại cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim.. *HĐ 3 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường. GVtreo tranh quy trình, tổ chức cho HS quan sát, nêu các bước khâu thường. GV thao tác mẫu hai lần, vừa thao tác vừa phân tích lại quy trình. GV kết luận nội dung cần nhớ, cho HS nhắc lại. GV cho HS tập khâu trên giấy ô li. HS TLCH theo nội dung bài tiết trước. HS quan sát, nhận xét mẫu,thảo luận, trả lời câu hỏi.. - Khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn. - Đặc điểm của mũi khâu thường : - Đường khâu ở mặt phải, mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau. HS quan sát, phân tích trên hình minh hoạ, thảo luận, TLCH. + Khi cầm vải, lòng bàn tay trái hướng lên trên và chỗ sắp khâu nằm gần đầu ngón tay trỏ.... + Chú ý thao tác an toàn để tránh kim đâm vào tay hoặc bạn bên cạnh.. HS quan sát, phân tích lại yêu cầu kĩ thuật. HS quan sát tranh quy trình, nêu các bước thực hiện các thao tác khâu thường: Vạch đường dấu trên vải : Gẩy sợi chỉ hoặc bằng phấn. + Khâu từ trái sang phải.....dùng kéo để cắt chỉ sau khi khâu, không dứt hoặc dùng răng dứt chỉ. HS ttập thực hành khâu thường. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị: Khâu thường (tiếp). Sinh hoạt Nhận xét cuối tuần I, Kiểm điểm các hoạt động trong tuần 4 -Lớp trởng điều khiển - Lớp trởng ổn định tổ chức lớp. Quản ca cho cả lớp hát một bài. * Tổng kết thi đua tuần qua. Các tổ sinh hoạt thông qua bảng theo dõi thi đua. Các tổ trởng đọc bảng tổng kết thi đua. Cả lớp bổ sung. Nhận xét của lớp trởng về thi đua của lớp. Tuần qua lớp ta đã có nhiều cố gắng về học tập, kỉ luật và nền nếp: * Khen +Hương, Hường, Khuyên, hăng hái phát biểu xây dựng bài. +Dương, Minh,Đạt học toán có tiến bộ. +Chữ viết tiến bộ hơn: Phương Anh +Hằng, Suyến đã tiến bộ hơn trong học tập đặc biệt là môn văn. * Tuy nhiên chúng ta cũng cần thẳng thắn phê bình những bạn còn vi phạm một số quy định của trờng , lớp: + Hay quên sách vở và đồ dùng học tập: Quyền, Tiến, Thuỵ + Trong lớp chưa tập trung học bài: Quyền, Tiến, Thuỵ Quản ca điều khiển 2 tiết mục văn nghệ. II,Phương hướng tuần 5 + Phát huy vai trò của Ban chỉ huy chi đội, của các Tổ trởng. + Tiếp tục thực hiện tốt nội quy. + Thu tiếp các khoản tiền đầu năm + Lao động vệ sinh sạch sẽ. III,GV chủ nhiệm nhận xét, dặn dò.
Tài liệu đính kèm: