Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép), phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy)

- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1), tìm được các từ ghép và từ láy chứa tiếng đã cho.

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên : Ghi trước ví dụ lên bảng phụ.

 Học sinh : xem trước bài trong sách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC:

 

doc 40 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
 Thứ hai ,ngày 19 tháng 9 năm 2011
(Đồng chí Hậu dạy)
Thứ ba, ngày 20 tháng 9 năm 2011
CHÍNH TẢ
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. MỤC TIÊU
- Nhớ và viết đúng 10 dòng đầu của bài CT sạch sẽ, biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT 2a.
II. CHUẨN BỊ
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ	: Kiểm tra việc sửa lỗi ở bài viết trước của học sinh.
- Nhận xét việc sửa lỗi ở nhà.
3.Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề.
HĐ1 :Hướng dẫn chính tả.
- Gọi1em đọc lại bài thơ “Truyện cổ nước mình”
H. Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà ?
- Yêu cầu học sinh tìm trong bài các chữ khó viết. 
- Hướng dẫn học sinh viết đúng :
 VD: truyện cổ : truyện # chuyện; cổ # cỗ
 sâu xa : sâu # xâu 
 nghiêng soi : nghiêng = ngh+ iêng 
 - Gọi học sinh đọc lại các từ khó.
HĐ2 : Thực hành viết bài.
 - Đọc bài lần 2.
	-Hướng dẫn cách viết – trình bày vở 
	- Học sinh đọc thuộc bài
	- Cho HS tự viết bài vào vở.
	- Chấm bài tổ 3 và tổ 4.
	- Nhận xét, yêu cầu học sinh sửa lỗi.
 HĐ3: Luyện tập
- Yêu cầu học sinh đọc bài luyện tập, nêu yêu cầu , làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên làm
Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm, 
Bài 2a: Điền ô trống tiếng có âm đầu là r ,d, gi.
a)-Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.
- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
4.Củng cố: Nhấn mạnh những chỗ HS cả lớp hay mắc sai lỗi.
	+ Cho HS xem những bài viết đẹp, nhận xét tiết
5. Dặn dò: Về nhà sửa bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 em viết trên bảng, lớp viết nháp. 
Câu chuyện, gậy, đau buốt,.
- 1 em nhắc lại đề.
- 1em đọc, lớp thdõi,đọc thầm theo.
- Học sinh tìm các từ khó trong bài, thực hiện viết vào nháp, đổi vở phát hiện bạn viết sai.
- Thực hiện phân tích trước lớp, sửa nếu sai. Đọc lại các từ khó.
- Theo dõi
- Viết bài vào vở.
- Soát bằng bút mực.
- Theo dõi soát bằng bút chì.
- Thực hiện sửa lỗi
- 2 à 3 em đọc bài, nêu yêu cầu, thực hiện làm bài vào vở. Lần lượt đọc kết quả bài làm, nhận xét.
- Sửa bài nếu sai.
- Quan sát, lắng nghe.
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép), phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy) 
- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1), tìm được các từ ghép và từ láy chứa tiếng đã cho.
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên : Ghi trước ví dụ lên bảng phụ.
 Học sinh : xem trước bài trong sách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn đinh
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng 
H: Từ đơn và từ phức khác nhau ở những điểm nào? Lấy ví dụ?
- GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng .
HĐ1: Nhận xét 
- Giáo viên treo bảng phụ đã ghi ví dụ :
- Gọi 1 vài em đọc ví dụ.
- Yêu cầu 2 em cạnh nhau thảo luận các nội dung sau :
H: Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành?
H:Từ phức nào do những tiếng có âm hoặc vần lặp lại nhau tạo thành?
- Gọi một số nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét
G: Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép.
G: Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hay phần vần giống nhau gọi là từ láy.
H: Thế nào là từ ghép, từ láy? Cho ví dụ?
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu HS cho thêm một số ví dụ .
- Nghe và nhận xét.
HĐ2 : Luyện tập
Bài 1: Gọi 2 em đọc đề bài.
- Yêu cầu 2 em hỏi đáp để tìm hiểu đề.
- Gọi HS lên bảng làm, cho lớp làm vào vở
- Theo dõi HS làm bài và giúp đỡ những HS yếu.
- Gọi HS lần lượt lên bảng sửa từng bài.
- Chấm và sửa bài ở bảng theo gợi ý đáp án sau :
Bài 2 : Thực hiện tương tự
-Yêu cầu HS sửa bài và nêu những thắc mắc nếu có.
4.Củng cố, dặn dò: Gọi 1 em đọc ghi nhớ trong SGK.
 Nhận xét tiết học.
Dặn: Về học bài, làm bài. Chuẩn bị bài sau
- Lắng nghe.
- Lắng nghe- nhắc lại đề
Quan sát.
- 1 vài em đọc ví dụ.
- 2 em cạnh nhau thực hiện.
-Từ phức : truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng im; do các tiếng :truyện + cổ, ông+ cha, đời+ sau tạo thành.
+ Từ phức: thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ.
- Đại diện các nhóm trình bày, mời nhóm khác nêu ý kiến nhận xét.
- Theo dõi và lần lượt nhắc lại theo bàn.
- 2®3 em nêu trước lớp.
- 2®3 học sinh đọc, nêu ví dụ.
- 2 em đọc, lớp theo dõi.
- Lớp theo dõi.
-Từng cá nhân thực hiện –HS làm bài vào vở.
Từ ghép
Từ láy
A
Ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ.
Nô nức
B
Dẻo dai, vững chắc, thanh cao
Mộc mạc, nhã nhặn
, cứng cáp.
Từ
Từ ghép
Từ láy
Ngay
Ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay đơ
Ngay ngắn
Thẳng
Thẳng băng, thẳng cánh, thẳng đứng, thẳng tắp,
Thẳng thắn
Thật
Chân thật, thành thật, thật tình,
Thật thà
TOÁN
LUYỆN TẬP.
I. MỤC TIÊU:
- Viết và so sánh được các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen dạng x < 5, 2 < x < 5 với x là số tự nhiên. 
- Mỗi em có ý thức tự giác trong khi làm bài tập và thực hiện làm bài đúng, trình bày sạch sẽ. 
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ vẽ bài tập 4
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định
2.KT Bài cũ: Làm bài tập thêm.
- Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
78 012; 87 120; 87 201; 78 021.
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng. 
HĐ1 : Củng cố cách so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên.
H: Nêu cách so sánh số tự nhiên?
HĐ2 : Thực hành
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài
- GV chia lớp thành 2 nhóm, cho HS thi làm tiếp sức 
a)Viết số bé nhất có: 1 chữ số, 2 chữ số, 3 chữ số?
b) Viết số lớn nhất có: 1 chữ số, 2 chữ số, 3 chữ số?
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3 :Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Gọi HS lên bảng làm, cho lớp làm vào vở nháp
- GV nhận xét, sửa
Bài 4 :GV hướng dẫn HS làm
- Gọi HS lên bảng làm,cho lớp làm bài vào vở nháp
 a) Tìm số tự nhiên x, biết x < 5
 b) Tìm số tự nhiên x, biết 2< x< 5.
4.Củng cố: 
Nhấn mạnh một số bài HS hay sai.
- Hướng dẫn bài luyện tập thêm về nhà.	
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Dặn: Về nhà làm bài luyện thêm, chuẩn bị bài sau
HSKT làm bài 1,3
- 1 em làm bài trên bảng
- HS nêu 
- Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- HS nêu yêu cầu bài
- HS làm tiếp sức
- 0; 10; 100
- 9; 99; 999
- HS nêu yêu cầu bài
- Lần lượt lên bảng làm, lớp làm bài vào vở nháp, theo dõi và nhận xét
 859 067 < 859 167 
	609 608 < 609 609	
264 309 = 264 309
HS lên bảng làm,cho lớp làm bài vào vở nháp
-Số tự nhiên bé hơn 5 là số 0; 1; 2; 3; 4. Vậy x là : 0; 1; 2; 3; 4.
- Số tự nhiên lớn hơn 2 và bé hơn 5 là số 3 và số 4. Vậy x là :3;4
- Cả lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- Nghe và ghi bài tập về nhà.
. .
THỂ DỤC
( GV bộ môn dạy)
Thứ tư, ngày 21 tháng 9 năm 2011
KỂ CHUYỆN
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. MỤC TIÊU
- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý SGK, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể)
 - Hiểu được ý nghĩa của truyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
II. CHUẨN BỊ - Tranh minh hoạ truyện trang 40 SGK.
 	- Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ chấm cho HS trả lời + bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
 - GV nhận xét và ghi điểm .
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
- Câu chuyện dân gian Nga về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa- ghet- xtan sẽ giúp các em hiểu thêm về một con người chân chính, ngay thẳng, chính trực.
HĐ1: Giáo viên kể chuyện.
 - GV kể chuyện lần 1: 
- GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ.
HĐ2: Kể lại câu chuyện.
a) Tìm hiểu chuyện.
 - Cho HS đọc thầm câu hỏi bài 1
 Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?
Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
- 2 HS lên bảng kể, lớp lắng nghe.
- Theo dõi, lắng nghe
- Đọc thầm các câu hỏi ở bài 1.
-Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
- Vua ra lệnh lùng bắt bằng được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
- Các nhà thơ, nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng.
-Vì vua thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật.
b) Hướng dẫn kể chuyện.
- Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh hoạ kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS kể chuyện.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Cho điểm HS.
c) Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ?
- Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa các nhà thơ lên giàn hoả thiêu để thử thách?
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
3.Củng cố, dặn dò:
 - Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của truyện.
 - Nhận xét tiết học,
- Khi 1 em kể các em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn.
- 4 em kể chuyện tiếp nối nhau(2 lượt).
- 3 – 5 em kể.
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ.
- Nhà vua thực sự khâm phục lòng trung thực của nhà thơ, dù chết cũng không chịu nói sai sự thật.
Ý nghiã: Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không chịu ca ngợi ông vua bạo tàn. Khí phách đó đã khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi thái độ.
- 3 HS nhắc lại.
- HS thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa
	ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
 - Củng cố nội dung bài: “Vượt khó trong học tập” đã học ở tiết 1.
 - HS tập giải quyết một số tình huống .
 - GDHS có ý thức khắc phục khó khăn trong việc học tập của ... g cương trực thời xưa (trả lời được các CH trong SGK)
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa (sgk).
-Bảng phụ viết sẵn đoạn, câu cần luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định
2.KT Bài cũ:
H: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
H: Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin như thế nào?
H: Theo em cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? 
GV nhận xét và ghi điểm
3.Bài mới:GV giới thiệu bài –Ghi đề.
-HĐ 1:Luyện đọc
- Gọi1 HS khá đọc cả bài và phần chú giải
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn đến hết bài (2 lượt)
-Đoạn1:Từ đầuLý Cao Tông
-Đoạn2:Tiếp.Tô Hiến Thành được.
-Đoạn3:Phần còn lại.
-GV theo dõi kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS
-GV ghi từ khó lên bảng, hướng dẫn HS luyện phát âm.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp lần 2
- Cho HS Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc giữa các nhóm
-GV nhận xét, tuyên dương
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2:Tìm hiểu bài.
-Cho HS đọc thầm đoạn 1:
H:Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
H:Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
H:Trong việc lập ngôi vua ,sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
H:Đoạn 1 ý nói gì?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2
H:Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc cho ông ?
H:Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?
H:Nêu ý của đoạn 2?
- Cho HS đọc thầm đoạn 3
H:Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
H:Vì sao thái hậu lại ngac nhiênkhi ông tiến cử Trần Trung Tá?
H:Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
H:Nêu ý của đoạn 3?
- Cho HS thảo luận nhóm tìm đại ý
-HĐ3: Đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS đọc đoạn nối tiếp
Hướng dẫn HS đọc đoạn văn đã viết sẵn ở bảng phụ .
Yêu cầu đoc phân vai.
GV nhận xét chung .
4.Củng cố :
HS nêu đại ý của bài
Học bài .Chuẩn bị:”Tre Việt Nam”
HSKT đọc trơn bài
- Gọi lần lượt 3 học sinh lên bảng đọc và trả lời
- lớp theo dõi – nhận xét
-1 HS đọc .
-HS lần lượt đọc.(mỗi HS đọc 1 đoạn)
- Luyện phát âm
- Đọc nối tiếp lần 2
-HS luyện đọc theo cặp.
- Đại diện 1 số nhóm đọc, lớp nhận xét
-HS lắng nghe.
Làm quan ở triều Lý
Nổi tiếng chính trực.
Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua.
Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán.
Ý1:Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
- Lớp đọc thầm
quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh .
do quá bận nhiều việc nên không đến thăm được.
Ý2:Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ.
-HS đọc
tiến cử quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh ,tận tình chăm sóc lại không được ông tiến cử.Còn Trần Trung Tá bận nhiều công việcnên ít tới thăm ông lại được ông tiến cử.
vì ông quan tâm đến triều đình ,tìm người tài giỏi để giúp nước ,giúp dân.
Ý3:Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi ra giúp nước.
Đại ý:Ca ngợi sự chính trực,tấm lòng vì dân vì nước của vị quan Tô Hiến Thành
-HS đọc lại đại ý của bài
-HS lắng nghe.
- 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
-Lớp theo dõi,tìm ra cách đọc hay.
-HS phân vai và đọc đúng giọng của từng nhân vật.
-Lớp theo dõi –nhận xét
TOÁN
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN.
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- HS khá , giỏi làm hết các bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC:	
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Bài cũ: Gọi- 2 HS lên bảng làm
Bài1:Nêu giá trị của chữ số 4 trong số
 14 774 325
Bài 2:Viết mỗi số sau thành tổng 
45 789 = 40 000+5000+700+80+9
 1 234=1 000+200+30+4
* GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài –Ghi đề.
HĐ1: Tìm hiểu bài
1. So sánh các số tự nhiên:
- GV nêu các cặp số tự nhiên:100 và 89; 456 và 231; 4578 và 6325. Yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp số nào bé hơn ,số nào lớn hơn.
H: Như vậy ,với hai số tự nhiên bất kì ta luôn xác định được điều gì?
* GV cho so sánh 2 số tự nhiên:100 và 99
H: Số 99 và 100 số nào có ít chữ số hơn ,số nào có nhiều chữ số hơn?
H: Khi so sánh hai số tự nhiên ,căn cứ vào các chữ số của chúng ta có thể rút ra kết luận gì? 
* GV viết lên bảng các số yêu cầu HS so sánh :123 và456,7891 và7578.
H: Em có nhận xét gì về số các chữ số của các số trong mỗi cặp trên?
H: Em đã tiến hành so sánh các số này với nhau bằng cách nào?
H: Hãy nêu cách so sánh số 123 với 456, số 7891 với 7578.
H: Trường hợp hai số có cùng các chữ số,tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai sô đó như thế nào với nhau?
* GV cho HS nêu kết luận sgk.
+ So sánh hai số trong dãy số tự nhiên:
H: Hãy nêu dãy số tự nhiên ?
Cho HS so sánh 5 và 7 .
H: Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước hay 7 đứng trước?
H: Em có nhận xét gì về các số trong dãy số tự nhiên?
* GV yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên .
+ Cho HS so sánh 4 và 10
H: Trên tia số 4 và 10 số nào gần gốc hơn ,số nào xa gốc hơn?
* GV kết luận : càng xa gốc thì số càng lớn.
2. Xếp thứ tự các số tự nhiên:
* GV nêu cácsố TN: 7698,7968,7896,7869 và yêu cầu :
- Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại .
H: Với một nhóm các số tự nhiên,chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại .Vì sao?
HĐ2: luyện tập
Bài 1. Gọi HS lên bảng làm,cho lớp làm vào vở nháp
* GV sửa bài yêu cầu HS giải thích cách so sánh của một số cặp số .
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu bài
 H: Bài tập yêu cầu gì?
 H: Muốn sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
- Gọi HS lên bảng làm, cho lớp làm bài vào vở.
- Thu chấm 1 số bài, nhận xét
Bài 3 .
Tiến hành tương tự như bài 2
3. Củng cố,dặn dò: 
- HS nêu cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên?
- HS luyện tập thêm vào vở và chuẩn bị: “Luyện tập”
HSKT làm bài 1,2
 - 2 HS lên bảng làm. Lớp theo dõi nhận xét.
HS nối tiếp nhau trả lời.
+ 100 > 89 ,89 <100
+ 456 > 231 ,231< 456
+ 4578 4578
xác định được số nào bé hơn ,số nào lớn hơn.
-HS so sánh:100 > 99 hay 99 <100.
số 99 có ít chữ số hơn ,số 100 có nhiều chữ số hơn.
số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn ,số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
- HS nêu lại kết luận.
- HS so sánh :1237578.
các số trong mỗi cặp số có số chữ số bằng nhau.
so sánh các chữ số ở cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải .Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số tương ứng lớn hơn và ngược lại.
- HS nêu cách so sánh - Lớp theo dõi 
hai số đó bằng nhau.
HS nêu: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,
5 5
5 đứng trước 7 ; 7 đứng sau 5.
số đứng trước bé hơn số đứng sau.
4 4
số 4 gần gốc hơn ,số 10 xa gốc hơn .
- Từ bé đến lớn: 7689; 7869; 7896; 7968
- Từ lớn đến bé: 7986; 7896; 7869; 7689.
- HS nhắc lại kết luận như SGK
- HS lên bảng làm bài ,lớp làm vào vở nháp.
- Lớp nhận xét sửa sai 
xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn
so sánh các số với nhau.
- HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở 
a) 8136; 8316; 8361.
c) 63841; 64813; 64831;..
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN
Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
 - Rèn luyện kỹ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê.
- HS biết yêu thiên nhiên, con người ở Hoàng Liên Sơn.
- BVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người vùng núi( làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ , trồng trọt trên đất dốc).
II. CHUẨN BỊ
- GV:- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Tranh, ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản 
- HS : Chuẩn bị sách ,vở địa lí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định: Nề nếp
2.KT Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng.
H: Kể tên 1 số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
H: Kể tên 1 số lễ hội ở HLS?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài – Ghi đầu bài, gọi HS nhắc lại.
* Hoạt động 1: Trồng trọt trên đất dốc.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 em theo câu hỏi sau:
 1. Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng trọt gì? Ở đâu ?
2. Tại sao họ lại có cách thức trồng trọt như vậy ?
 - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chốt ý:
* Hoạt động 2: Nghề thủ công truyền thống.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết thảo luận theo nhóm đôi các gợi ý sau:
 H. Kể tên một số nghề thủ công và sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
 H. Hàng thổ cẩm thường được dùng làm gì?
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Hoạt động 3: Khai thác khoáng sản
- GV treo bản đồ khoáng sản, yêu cầu HS chỉ trên bản đồ một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn .
* GV kết luận (đồng thời chỉ trên bản đồ):
Hoàng Liên Sơn có một số khoáng sản như: a-pa-tít, chì, kẽm
Là khoáng sản được khai thác nhiều ở vùng này & là nguyên liệu để sản xuất phân lân .
- Yêu cầu nhóm 4 em quan sát hình 3, sau đó điền các cụm từ thích hợp vào sơ đồ sau để thể hiện được qui trình sản xuất phân lân. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
 - GV nhận xét phần trình bày của HS, chốt ý.
- GV nêu câu hỏi để rút ra ghi nhớ.
- GV yêu cầu 2 – 3 HS nêu ghi nhớ SGK trang 79.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
- Nhân xét tiết học.
- Dặn dò về nhà chuẩn bị bài: Trung du Bắc Bộ 
- 3 HS lên bảng
- 2 HS nhắc lại đầu bài.
-HS thực hiện thảo luận theo nhóm 4 em, cử thư ký ghi kết quả thảo luận.
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng lúa, ngô, chètrên nương, rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra họ còn trồng lanh và một số loại cây ăn quả xứ lạnh.
 + Họ có cách thức trồng trọt như vậy vì họ sống ở vùng núi đất dốc nên phải làm ruộng bậc thang, khí hậu lạnh trồng rau và quả xứ lạnh.
- Từng cặp HS dựa vào tranh , ảnh, vốn hiểu biết để trả lời:
- Dệt, may, thêu, đan lát ,rèn đúc 
+ Hàng thổ cẩm có màu sắc sặc sỡ , thường được dùng để làm thảm, khăn , mũ túi
- Đại diện nhóm trả lời, mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- 1-2 HS lên bảng nhìn ký hiệu, chỉ vào bản đồ khoáng sản các khoáng sản chính ở Hoàng Liên Sơn.
-HS cả lớp quan sát, nhận xét , bổ sung.
- HS lắng nghe
- Tiến hành thảo luận nhóm (4 em).
- Đại diện các nhóm trình bày- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- 2 – 3 HS đọc ghi nhớ, cả lớp đọc thầm .
- 1 HS đọc ghi nhớ, lớp theo dõi.
- HS lắng nghe, ghi nhận.
. .
	ÂM NHẠC
(GV bộ môn dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2011_2012_nguyen_thi_ngo_ban_2.doc