Bài kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (Có ma trận và đáp án)

Bài kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (Có ma trận và đáp án)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

 CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU

Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.

 Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

 Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.

 Một tiếng hô: “ Bắn”.

 Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

 (Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)

 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

 Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5điểm)

 A/ Mười lăm tuổi B/ Mười sáu tuổi

 C/ Mười hai tuổi D/ Mười tám tuổi

Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5điểm)

 A/ Ở đảo Phú Quý B/ Ở đảo Trường Sa

 C/ Ở Côn Đảo D/ Ở Vũng Tàu

 

doc 10 trang Người đăng thanhthao14 Ngày đăng 08/06/2024 Lượt xem 24Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo 
Lớp 4.
Tên H.S:..................................................
.
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN TIẾNG VIỆT
 (Thời gian làm bài 120 phút - không kể thời gian giao đề)

Điểm
Nhận xét của giáo viên
.........................................................
........................................................
........................................................
........................................................

Ý kiến của phụ huynh
................................................................
................................................................
................................................................
.................................................................
I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (3 điểm)
 Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 1 - ở các tuần từ tuần 11 đến tuần 17 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.)
2. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm) - 25 phút 
Bánh khúc
Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.
Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 3):
Câu 1: (0.5đ) Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào?
a. Cuối năm	b. Giữa năm	c. Đầu năm, tiết trời mát mẻ
Câu 2: (0.5đ) Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì? 
a. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp
b. Rau diếp, bột nếp	c. Lá gai, bột nếp	
Câu 3: (1đ) Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì? 
a. Thơm, có màu trắng	 b. Sánh như nước, màu xanh nhạt
c. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc
Câu 4: (1đ) Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào?
















































































































































































































































































Câu 5: (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.”
- Chủ ngữ là: 
- Vị ngữ là: ..
Câu 6: (1đ) Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau: 
“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.”
- Động từ: .
- Tính từ: .. 
Câu 7: (1đ) Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường.
Câu 8: (1đ) Câu hỏi sau đây dùng để làm gì?
	“Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?”
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả (nghe - viết): (2 điểm) - 15 phút
Nghe - viết: Bài Cánh diều tuổi thơ (Từ đầu... đến những vì sao sớm.)
 (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 146)
2. Tập làm văn: (8 điểm) - 25 phút
Đề: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HOC KỲ I 
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
I. KIỂM TRA ĐỌC:
1. Phần đọc tiếng: 3 điểm
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ ( Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
2. Phần đọc hiểu: 7 điểm
	- Câu 1: khoanh vào c	(0.5 điểm)
	- Câu 2: khoanh vào a	(0.5 điểm)
	- Câu 3: khoanh vào c 	(1 điểm)
	- Câu 4: Rau khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn. (1 điểm)	
Câu 5: CN: Trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc; (1 điểm)
Câu 6: + ĐT: hái về, rửa, luộc; + TT: sạch, chín; 	(1 điểm)
Câu 7: VD: Giờ ra chơi, em cùng bạn đá cầu. (1 điểm)
(H.sinh có thể dặt một câu văn khác những đúng kiểu câu kể để kể về một hoạt động trong giờ ra chơi vẫn ghi điểm tuyệt đối).
Câu 8: Câu hỏi dùng để nêu đề nghị (hoặc yêu cầu) (1 điểm)
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
	1. Chính tả: 2 điểm
- Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cữ chữ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch, đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,25 điểm toàn bài
	2. Tập làm văn: 8 điểm
A - Yêu cầu: 
- Học sinh viết được bài văn tả đồ vật với bố cục rõ ràng: dàn ý có đủ 3 phần gồm mở bài, thân bài, kết bài. (Khuyến khích những em biết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng)
- Dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, biết sử dụng các biện pháp tu từ như só sánh, nhân hóa, khi miêu tả, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả. 
- Diễn đạt lưu lóat. 
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. 
B - Biểu điểm: 
- Mở bài: 1 điểm
- Thân bài: 4 điểm
+ Nội dung: 1,5 điểm ; 
+ Kỹ năng: 1,5 điểm; Cảm xúc: 1 điểm
- Kết bài: 1 điểm
- Chữ viết: 0,5 điểm
- Sáng tạo: 1 điểm
MA TRẬN CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
CUỐI HỌC KỲ I - LỚP 4












Lớp
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

Đọc thành tiếng
 
 
 
 
 
 
 
 
3
4
Đọc hiểu văn bản
Số câu
2
 
2
 
 1

 

5
Câu số
1-2
 
3,4
 
5  

 

 
Số điểm
1
 
1
 
 1

 

3
Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
1
 
1
 
 
1
 
1
4
Câu số
6
 
7
 
 
8
 
9
 
Số điểm
1
  
1
  
 
1
 
1
4
Tổng số câu
3

3
 
1 
1
 
1
9
Tổng số điểm
2
 
2
 
  1
1
 
1
7,0
 
UBND HUYỆN HÀM THUẬN NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 4 
 TRƯỜNG TH HÀM MỸ 2 Năm học: 2018 – 2019
 Môn: Tiếng việt
 Thời gian: 90 phút 
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1.Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi ở các bài sau:
- Ông Trạng thả diều (Từ Sau vì nhà nghèo quá đến vượt xa các học trò của thầy.) - Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 4.
- Người tìm đường lên các vì sao (Từ Để tìm điều bí mật đó đến trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.)- Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 41.
- Tuổi ngựa - Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 84.
- Kéo co - Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 95.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)
 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
	CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU
Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.
	Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.
	Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.
	Một tiếng hô: “ Bắn”.
	Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.
	(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)
 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5điểm) 
 A/ Mười lăm tuổi	 B/ Mười sáu tuổi	
 C/ Mười hai tuổi	 D/ Mười tám tuổi
Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5điểm)
 A/ Ở đảo Phú Quý	B/ Ở đảo Trường Sa
 C/ Ở Côn Đảo	D/ Ở Vũng Tàu
Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)
	A/ Bình tĩnh. B/ Bất khuất, kiên cường.
	C/ Vui vẻ cất cao giọng hát. D/ Buồn rầu, sợ hãi.
 Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)
	A/ Trong lúc chị đi theo anh trai 
	B/ Trong lúc chị đi ra bãi biển
	C/ Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.
	D/ Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.
Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)
	A/ Yêu đất nước, gan dạ
	B/ Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
	C/ Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù
	D/ Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “ Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)
	A/ Vào năm mười hai tuổi B/ Sáu đã theo anh trai
	C/ Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng	 D/ Sáu
Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)
	A/ Hồn nhiên B/ Hồn nhiên, vui tươi 
	C/ Vui tươi, tin tưởng D/ Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng
Câu 8: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. (1điểm)	 
Câu 9: Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu
(1 điểm)
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
 Hương làng
 Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc.
 Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viện trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.
 2. Tập làm văn: (8 điễm)
 Đề bài: Em hãy tả lại một đồ chơi mà em thích.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ– CHO ĐIỂM
A KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)
 Câu 1.(0,5đ) ý C. 
 Câu 2.(0,5 đ) ý C. 
 Câu 3.(0,5 đ) ý B. 
 Câu 4. (0,5 đ) ý D
 Câu 5. (1 đ) ý D
 Câu 6. (1 đ) ý D
 Câu 7. (1đ) ý B
 Câu 8 (1đ)
 Câu 9 (1đ)
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Viết chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc bài cho học sinh viết 
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
2. Tập làm văn (8,0 điểm)
1. Mở bài: HS viết đúng mở bài theo yêu cầu tả đồ chơi (1,0 điểm)
2. Thân bài: 4 điểm 
+ Viết đúng nội dung đề bài: 1,5 điểm.
+ Kĩ năng diễn đạt câu: 1,5 điểm.
+ Cảm xúc trong từng ý văn, câu văn: 1,0 điểm.
3. Kết bài: Nói lên được tình cảm yêu mến hoặc suy nghĩ của mình về đồ chơi yêu thích: 1,0 điểm.
4. Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.
5. Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.
6. Sáng tạo: 1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2018_201.doc