Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Minh Hoa

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Minh Hoa

I.Mục đích yêu cầu.

- Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:

- Cách so sánh hai số tự nhiên

- Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ vẽ tia số + viết sẵn dãy số tự nhiên.

III.Quá trình dạy học:

1.Hoạt động 1: KTBC ( 3- 5)

+ Viết số gồm: 9 triệu, 5 trăm, 9 đơn vị - 8 nghìn, 6 chục, 5 đơn vị

2.Hoạt động 2: Bài giảng

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Minh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 
Sinh hoạt tập thể
_______________________________________________
Tiết 2 : Tập đọc
Một người chính trực 
I.Mục đích yêu cầu.
1. Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài : Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - Vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Xác định giá trị 
- Tự nhận thức về bản thân
- Tư duy phê phán
III.Các phương pháp - kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Thảo luận - chia sẻ
- Trải nghiệm
- Đóng vai (đọc theo vai).
IV.Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh họa SGK.
V.Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ: (2 - 3') 
- HS đọc nối tiếp bài : “ Người ăn xin”
- Qua câu chuyện em thấy cậu bé là người như thế nào?
B.Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài: (1 -2' ) 
2. Luyện đọc đúng:(10- 12 phút)
a.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc mẫu toàn bài (1 HS khá đọc bài) - Cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.
- Bài chia làm mấy đoạn ? ( 3 đoạn ) Đoạn 1: Từ đầu  vua Lý Cao Tông.Đoạn 2: tiếp .. Tô Hiến Thành được.Đoạn 3: Còn lại.
- HS đọc nối đoạn ( 1 - 2 lần ) 
- Luyện đọc theo đoạn:
*Đoạn 1 Đọc đúng từ : nổi tiếng, chính trực.
Giải nghĩa từ : Chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu
 Hướng dẫn đọc đoạn 1: Đọc rõ ràng từ ngữ thể hiện tính cách Tô Hiến Thành:
*Đoạn 2
- Ngắt hơi đúng: Còn quan...Trần Trung Tá/...công việc/...được... 
- Giải nghĩa từ Phó thác, tham tri chính sự, gian nghị đại phu
- Hướng dẫn đọc đoạn 2 : Đọc giọng kể, thong thả,
* Đoạn 3: 
- Giải nghĩa “ Tiến cử”
- Hướng dẫn đọc : Giọng đọc điềm đạm nhưng dứt khoát thể hiện thái độ kiên định 
*HS đọc theo nhóm đôi ( lần lợt các đoạn ) 
- HD đọc toàn bài: Phân biệt lời các nhân vật với người dẫn chuyện
- G đọc mẫu toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10-12)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1: @Tô Hiến Thành làm quan ở triều đại nào? Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
*Câu 1: Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của ông được thể hiện như thế nào?
GV :Bức tranh SGK cho các em thấy rõ sự cương quyết, ngay thẳng của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua...
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 2: $ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông?
$ Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?
*Câu 2: Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
- Yêu cầu HS đọc thầm Đ 3 và câu hỏi 3, 
@Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
@Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
*Câu 3 Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
- Triều Lý ông là người ...chính trực
- Không nhận đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu của vua...
- Quan tham tri chính sự.
- bận quá nhiều việc
- Ông cử người tài ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
- Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
-Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh chăm sóc Tô Hiến Thành nhưng ông không tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi đến thăm ông, ông lại tiến cử.
- Vì ông quan tâm đến triều đình tìm người tài giỏi, giúp nước, giúp dân
GV : Những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều điều tốt cho dân, cho nước.
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm (10- 12' )
* Đ1 HD đọc: Giọng đọc thong thả, nhấn giọng từ thể hiện tính cách Tô Hiến Thành
* Đ2:HD đọc : Giọng chậm, lời Tô Hiến Thành chân thật
* Đ3: HD đọc: Lời Tô Hiến Thành điềm đạm dứt khoát,lời thái hậu pha chút ngạc nhiên.
*HD đọc cả bài : Toàn bài đọc giọng kể thong thả. Chú ý giọng các nhân vật, nhấn giọng vào một số từ ngữ thể hiện tính cách Tô Hiến Thành
- GV đọc mẫu lần 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn mà em thích
- Yêu cầu HS đọc cả bài
5. Củng cố (3- 5' ) 
- Nhận xét giờ học
_________________________________________________________
Tiết 3 : Toán 16
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
I.Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
- Cách so sánh hai số tự nhiên
- Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ vẽ tia số + viết sẵn dãy số tự nhiên.
III.Quá trình dạy học:
1.Hoạt động 1: KTBC ( 3- 5’)
+ Viết số gồm: 9 triệu, 5 trăm, 9 đơn vị - 8 nghìn, 6 chục, 5 đơn vị
2.Hoạt động 2: Bài giảng
1. So sánh các số tự nhiên (7- 9’)
Ghi : 100 ... 99
+ Hãy so sánh hai số?
+ Giải thích?
+ Rút ra kết luận gì?
GVKL: Trong hai số N, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
Ghi: 29 869 .... 30 005
 25 136 .... 23 894
+ So sánh và điền dấu thích hợp vào chỗ có dấu chấm
+ Nêu cách so sánh?
+ Số các chữ số trong các số như thế nào?
*GVKL: Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ phải sang trái.
+ Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó sẽ thế nào với nhau?
Chốt KT : Bao giờ cũng so sánh được 2 số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này > hoặc < hoặc = số kia.
- Y/c H viết dãy số TN vào bảng con.
+ Em có nhận xét gì về các số trong dãy số tự nhiên ?
*Chốt KT : Trong dãy số TN số đứng trước bé hơn số đứng sau; số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
Y/c biểu diễn STN trên tia số.
Y/c HS so sánh 4 và 10.
+Trên tia số 4 và 10 số nào gần gốc 0 hơn ?
+ Số gần gốc 0 lớn hơn hay bé hơn ?
+ Số xa gốc 0 lớn hơn hay bé hơn ?
*Chốt KT : Trên tia số số gần gốc 0 hơn là số bé hơn, số xa gốc 0 hơn là số lớn hơn.
2. Xếp thứ tự các số tự nhiên:
- Ghi: 7698 ; 7986 ; 7896 ; 7869
+ Chỉ ra số lớn nhất , số bé nhất?
+ Vì sao lại sắp xếp được các số N?
- 100 > 99
- Vì 100 là số có 3 chữ số 
- Số nào có nhiều chữ số thì lớn hơn 
- Số các chữ số bằng nhau
- Hai số đó bằng nhau
- HS viết dãy số 
- Các số trong dãy số tự nhiên hơn kém nhau 1 đơn vị
- Số 4 gần gốc hơn
- Bé hơn
- Lớn hơn
3.Hoạt động 3 : Luyện tập thực hành (20 ')
*Dự kiến sai lầm:
- Bài 2, 3 HS có thể sắp xếp sai thứ tự
*Bài 1 Làm bảng con - Chữa miệng
- Kiến thức: Củng cố cách so sánh số tự nhiên.
- Nêu cách so sánh số tự nhiên ?
*Bài 2 Làm bảng con - Chữa miệng
- Kiến thức: Củng cố cách so sánh số tự nhiên và xếp thứ tự từ bé đến lớn.
*Bài 3 Làm vở - Chữa miệng 
- Kiến thức: Củng cố cách so sánh số tự nhiên và xếp thứ tự từ lớn đến bé
@ Vì sao em lại sắp xếp được như vậy ?
4.Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (3-5’)
- Nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................._________________________________________________________
Tiết 4 : Kể chuyện
Một nhà thơ chân chính
I.Mục đích - yêu cầu
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện , kể lại đựơc câu chuyện ,có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện( ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền)
2. Rèn luyện kĩ năng nghe:
- HS chăm chú nghe lời cô kể , nhớ chuyện 
- Theo dõi bạn kể chuyện , nhận xét đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn
II.Các hoạt động dạy học 
A. KTBC: ( 3- 5’) 
- 1 HS kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc về lòng nhân hậu
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài( 1- 2’) 
2.GV kể truyện ( 7 - 8’)
Lần 1: ( diễn cảm) - Giải nghĩa từ khó( SHD)
Lần 2: Quan sát tranh và nghe cô kể
3.Hướng dẫn HS tập kể chuyện ( 22- 24’)
Bài 1: 
- Đọc thầm yêu cầu bài tập - 1 HS nêu yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm - Ghi kết quả vào VBT
- GV nêu câu hỏi mỗi nhóm 1 câu - Nhóm khác bổ sung
a.Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào ?
b.Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình ?
c.Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào ?
d.Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ ?
Bài 2
- Đọc thầm yêu cầu bài tập - 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS kể theo nhóm
- Yêu cầu HS kể nối tiếp
- Yêu cầu HS kể nhóm đôi
- Yêu cầu HS kể cả câu chuyện
4. ý nghĩa câu chuyện 
- Yêu cầu HS đọc thầm -1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Cả lớp đọc thầm -1 HS nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm 4 ghi kết quả VBT
- 1 nhóm trả lời- Nhóm khác bổ sung
- truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách tàn bạo 
- ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca ấy 
- Họ hát lên bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau 
- Vì thực sự khâm phục 
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS nêu yêu cầu
- HĐ nhóm 4 mỗi em kể 1 đoạn dựa vào câu hỏi và tranh
- 4 em kể nối tiếp
- 2 em kể cho nhau nghe
- 2HS
- Cả lớp đọc thầm -1 HS nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
*Kết luận : Câu chuyện ca nhà thơ chân chính có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền. Khí phách của nhà thơ dã khiến nhà vua .
5.Củng cố - Dặn dò( 2 - 3’)
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS kể hay
- VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe và xem trước : Kể chuyện đã nghe đã đọc.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 : Thể dục
Bài 7: Đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại
Trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”
I.Mục tiêu: 
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái. Thực hiện đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh.
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu học sinh thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”. Yêu cầu rèn luyện kĩ năng chạy, phát triển sức mạnh, chơi đúng luật, hào hứng và nhiệt tình.
II.Địa điểm - phương tiện
- Sân trường.
- Còi, kẻ, vẽ sân chơi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
1.Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung giờ học 
- Yêu cầu đứng tại chỗ  ... + Thế nào là từ láy ? Cho ví dụ?
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: ( 1-2’)
2.Luyện tập ( 32-34’)
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc thầm nội dung - 1 HS đọc to yêu cầu 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu các nhóm trình bày 
ƯTrong từ ghép 2 loại có từ ghép có nghĩa phân loại và có từ ghép có nghĩa tổng hợp
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 2 - 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 
- Yêu cầu HS các nhóm trình bày
*Chốt lời giải đúng
+ Vì sao em sắp xếp tàu hoả vào từ ghép phân loại?
+Vì sao núi non lại là từ ghép tổng hợp?
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc nội dung - 1 HS nêu yêu cầu
+Để xếp các từ láy vào đúng nhóm cần xác định những bộ phận nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi- Ghi vào VBT 
- Yêu cầu các nhóm trình bày
ƯChốt từ láy có thể lặp lại bộ phận âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần
- Cả lớp đọc thầm- 1 HS đọc to
- 2 HS thảo luận với nhau
- Đại diện trình bày
+bánh trái: có nghĩa tổng hợp
+bánh rán: có nghĩa phân loại
- Cả lớp đọc thầm -1 HS nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm ghi kết qủa vào VBT
- Đại diện các nhóm trình bày
TGPL đường ray, xe đạp, tàu hoả, xe đạp, máy bay
TGTH: ruộng đồng,làng xóm, núi non, bờ bãi, hình dạng, màu sắc
- HS tra từ điển trả lời
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS đọc to
- Cần xác định các bộ phận được lặp lại, âm đầu, vần cả âm đầu và vần
- HS thảo luận làm VBT
- Đại diện nhóm trình bày
TL âm đầu: nhút nhát
TL vần: lao xao, lạt xạt
TL cả âm và vần: rào rào, he hé
3.Củng cố - Dặn dò( 3’)
+ Từ ghép có những loại nào? Cho ví dụ?
+ Từ láy có những loại nào? Cho ví dụ
- Làm bài tập 2,3 vào vở
_________________________________________________________
Tiết 7 : Khoa học 
tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm 
thực vật
I.Mục tiêu : Học sinh :
- Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- Nêu ích lợi của việc ăn cá.
II.Đồ dùng dạy học : 
- Hình sách giáo khoa.
III.Các hoạt động dạy học :
1.Hoạt động 1 : Khởi động(3-5’).
 - Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
2.Họat động 2 : Trò chơi thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm(10-12’).
* Mục tiêu : Lập ra danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm .
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Tổ chức chia lớp thành 2 đội.
Bước 2 : Cách chơi và luật chơi :
 - Lần lượt 2 đội thi kể tên các món ăn có chứa nhiều chất đạm (gà rán, cá kho, đậu kho thịt, mực xào ...). Đội nào kể đúng, nhiều sẽ thắng cuộc.
- Theo dõi.
Bước 3 :
 Hai đội chơi như hướng dẫn.
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
3. HĐ 3 : Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp nhiều đạm động vật và đạm thực vật(14-16’).
* Mục tiêu : 	
- Kể tên 1 số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật.
- Giải thích được tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
 - HS quan sát tranh SGK + hiểu biết thảo luận câu hỏi :
- Món ăn nào chứa đạm động vật, chứa đạm thực vật ?
-Đạm ĐV: tôm, cua, thịt, cá,;
Đạm TV: các loại đậu, đỗ.
- Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
-Đạm ĐV bổ dưỡng nhưng khó tiêu, đạm TV dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng
Bước 2 :
- HS thảo luận theo phiếu bài tập (GV phô tô ở SGK/ 51).
Bước 3 : Thảo luận cả lớp.
 - Các nhóm trình bày.
=> Kết luận: Mục bạn cần biết /19.
4. HĐ 4 : Củng cố dặn dò(3-5’).
- Thực hiện theo bài học.
- Chuẩn bị tiết sau.
_________________________________________________________
Tiết 8 : Thể dục
Bài 8 : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số,
quay sau đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại
Trò chơi “Bỏ khăn”
I.Mục tiêu: 
- Củng cố cvà nâng cao kĩ thuật động tác: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, tương đối đều, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi “Bỏ khăn”. Yêu cầu tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình.
II.Địa điểm - phương tiện
- Sân trường.
- Còi, 2 khăn tay.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A.Phần mở đầu:
1.Nhận xét:
- ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học.
2.Khởi động:
B.Phần cơ bản:
1.Đội hình đội ngũ:
+ Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số,quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.
+ Chia tổ tập luyện.
+ Tập cả lớp.
+ GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
2.Trò chơi: Bỏ khăn.
- GV nêu tên trò chơi.
- Giải thích cách chơi, luật chơi
+ GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C.Phần kết thúc:
- Động tác điều hoà:
- GV nhận xét tiết học.
5[ 8 phút
20[ 22 phút
2[3phút
3[4 phút
4[6phút
3[ 5 phút
x	x	x	x	x
x	x	x	x	x
GV
x	x	x	x	x
x	x	x	x	x
- Chạy nhẹ nhàng quanh sân.
- HS tập cả lớp.
- GV và lớp trưởng điều khiển.
- Tổ trưởng điều khiển.
- Các tổ thi đua trình diễn
- HS tập hợp theo đội hình chơi.
- 1Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát.
- Cả lớp chơi.
- HS chạy thường quanh sân 1- 2 vòng, về tập hợp thành 4 hàng ngang làm động tác thả lỏng.
- Vỗ tay nhịp nhàng, hát.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 : Toán 20
 Giây, Thế kỉ
I.Mục đích yêu cầu:
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút , giữa thế kỉ và năm
II.Quá trình dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Hoạt động 1: KTBC ( 3- 5’)
- Nêu đơn vị đo thời gian đã học ở lớp dưới
2.Hoạt động 2: Bài giảng(13 - 15’ )
a. Giới thiệu giây- GV cho HS quan sát đồng hồ.
- Trong khoảng thời gian 1 giờ, kim phút đi được mấy vòng trên mặt đồng hồ?
vậy 1 giờ = ? phút 
60 giờ = ? giờ
Vậy nêu: Trong khoảng thời gian kim giây đi được 1 vạch trên mặt đồng hồ là 1 giây
- Kim giây đi được 5 vạch được mấy giây?
- Khi kim giây đi được 1 vòng quanh đồng hồ thì kim đi được? giây?( HS theo dõi đồng hồ)
Vậy 1 phút = ? giây 60 giây = ? phút
b.Giới thiệu thế kỉ:
 1 thế kỉ = 100 năm
100 năm = ? thế kỉ
- Từ năm 1 đến 100 là thế kỉ 1
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ?
- Thế kỉ 3 từ năm nào đến năm nào?
- Từ năm 1901 đến năm 200 là thế kỉ nào?
- Thế kỉ 21 từ năm nào đến năm nào?
- Năm nay thuộc thế kỉ thứ bao nhiêu?
@Vậy một thế kỉ có bao nhiêu năm ?
- Lên chỉ 2 kim đã học và nêu tên gọi các kim
- 1 vòng
- 60 phút
- 5 giây
- 60 giây
- Thế kỉ 2
- 201 đến 300
- Thế kỉ 20
- 2001đến 2100
- có 100 năm
3.Hoạt động 3. Luyện tập(20 - 22’)
*Dự kiến sai lầm:
Bài 2 HS xác định nhầm thế kỉ, Bài 3 tính số năm sai
*Bài 1 Làm bảng con - Chữa miệng
- Kiến thức: Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian. 
+ Nêu cách đổi thế kỉ =  năm ?
*Bài 2 Làm bảng con - Chữa miệng 
- Kiến thức: Củng cố mối quan hệ giữa thế kỉ và năm.
@Bài 3 Làm nháp - Chữa bảng phụ
- Kiến thức: Củng cố mối quan hệ giữa thế kỉ và năm.
@Nêu cách tính số năm từ năm 938 đến nay là bao nhiệu năm? (2010 - 938= 1072 năm)
*Chốt: Lấy số năm hiện này trừ số năm đã cho ra số năm cần tính
4.Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (3-5’)
- Nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
_________________________________________________________
Tiết 2 : Tập làm văn
Luyện tập xây dựng cốt truyện
I.Mục tiêu 
-Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn nội dung đề bài
III.Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ:( 3-5’)
+Thế nào là cốt truyện?
+ Cốt truyện thường có những phần nào?
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài( 1-2’)
2.Hướng dẫn thực hành ( 30-34’)
a. Tìm hiểu đề
- Yêu cầu 1 HS đọc đề - Cả lớp đọc thầm xác định yêu cầu
+ Đề bài thuộc loại văn gì?
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?
- Khi xây dựng cốt truyện cần ghi vắn tắt các sự việc . Mỗi sự việc chỉ bằng 1 câu
b.Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện
- Yêu cầu HS đọc thầm gợi ý SGK
- Yêu cầu HS nêu chủ đề mình lựa chọn
*GV: Các em có thể chọn 1 trong 2 hướng để tưởng tượng xây dựng cốt truyện
- 1 HS đọc to- Cả lớp đọc thầm 
- Kể chuyện 
- Ba nhân vật : Bà mẹ ốm, người con, bà tiên
+Lí do xảy ra câu chuyện,diễn biến câu chuyện ,kết thúc câu chuyện 
- Cả lớp đọc thầm 2 gợi ý SGK
- HS nêu nối tiếp
c. Thực hành xây dựng cốt truyện
- Yêu cầu 1 HS thực hành làm mẫu trả lời lần lượt các câu hỏi
Hướng 1:- Mẹ ốm rất nặng. Người con thương mẹ chăm sóc tận tình suốt ngày đêm.
- Phải tìm 1 loại thuốc hiếm đi vào rừng sâu.
- Người con lặn lội đi tìm...
- Bà tiên cảm động lòng hiếu thảo...
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thầm trả lời câu hỏi theo gợi ý 1 hoặc 2.
- Yêu cầu HS kể cho nhau nghe câu chuyện tưởng tượng của mình.
- Yêu cầu HS kể trước lớp ( theo cả 2 tình huống) HS khác nhận xét ( đúng chủ đề, có đủ nhân vật, đúng cốt truyện)
- GV đánh giá, cho điểm
4. Củng cố - Dặn dò (2 - 3 phút)
- Bình chọn bạn kể hay nhất ,cốt truyện độc đáo
- GV nhận xét giờ học.
_________________________________________________________
Tiết 3 : Ngoại ngữ
Tiếng Anh
(Đồng chí Đồng Thị Hải dạy)
Tiết 4 : Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt tuần 4
I.Mục đích yêu cầu
- Nhận xét hoạt động tuần 4.
- Phương hướng kế hoạch tuần 5.
II.Hoạt động dạy học
1.Tổ trưởng nhận xét từng cá nhân trong tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
3. GV nhận xét chung.
a.Ưu điểm
- Lớp đã đi vào nề nếp như tự kiểm tra đồ dùng, bài về nhà.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh.
- Hăng hái, sôi nổi trong học tập. 
b.Nhược điểm
- Chưa chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp : Vũ, T.Sơn
- Vệ sinh cá nhân chưa gọn gàng.
III.Phương hướng tuần tới
- Duy trì và phát huy các mặt tốt, hạn chế những nhược điểm để lớp tiến bộ hơn về mọi mặt.
- Đôn đốc, nhắc nhở để học sinh ổn định nề nếp về chuyên cần và mặc đồng phục đúng quy định ( thứ 2, 4, 6 ).
- Rèn cho học sinh đọc yếu, viết chậm : Vũ, Trang, An.
- Luôn nhắc nhở học sinh giữ vệ sinh lớp, vệ sinh trường, tiết kiệm điện nước.
- Đi học chú ý an toàn giao thông.
- Đeo khăn quàng đầy đủ trước khi đến lớp.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2011_2012_pham_thi_minh_hoa.doc