Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tố Như

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tố Như

TẬP ĐỌC Tiết 05

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I . Mục tiêu:

- Biết phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm long vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK

II. Đồ dùng dạy học :

-Tranh trong SGK.

- Bảng nhóm to chép đoạn văn cần luyện đọc

- Cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4

III- Hoạt động dạy – học chủ yếu :

 

doc 44 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 349Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tố Như", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO GIẢNG TUẦN 04
NĂM HỌC 2012-2013
24/9/2012 – 28/9/2012
Thứ ngày
Môn
Tiết
Bài
Đồ dùng
Giảm tải
Hai
24/9
 2012
CC
Tập Đọc
Toán
Thể dục
Buổi Chiều 
Đạo đức
Ôn toán
T . Anh
07
16
07
04
Sinh hoạt dưới cờ
Một người chính trực
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
GVBM
Vượt khó trong học tập (tt)
Ôn vỡ thực hành
GVBM
Phiếu
Phiếu
Thẻ màu
GDKNS
GDKNS
Ba
25/9
2012
LT&C
Khoa học
Toán
Mỹ thuật
Buổi Chiều 
K. Chuyện
Ôn toán
Ôn LT&C
07
07
17
04
04
Từ ghép – từ láy
Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
Luyện tập
GVBM
Một nhà thơ chân chính
Ôn vỡ thực hành
Ôn vỡ thực hành
Phiếu
Phiếu
Tư
26/9
2012
Tập Đọc
Âm nhạc
Toán
TLV
Buổi Chiều 
L.sử
Ôn TLV
Ôn khoa 
08
04
18
06
04
Tre Việt Nam
GVBM
Yến, tạ, tấn
Cốt truyện
Nước Âu Lạc
Ôn vỡ thực hành
Ôn vỡ thực hành
Phiếu
Hình
Phiếu
GDKNS
Năm
27/9
2012
Ch tả
Khoa học
Toán
Kỷ thuật
Buổi Chiều 
LT&C
Ôn Toán
T . Anh
04
08
19
04
08
( Nhớ -V) : Truyện cổ nước mình 
Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và...
Bảng đơn vị đo khối lượng
GVBM
LT về từ ghép và từ láy
Ôn vỡ thực hành
GVBM
Phiếu
Phiếu
Tranh
Bảng
nhóm
Sáu
28/9
2012
Thể dục
Địa lý
Toán
TLV
Buổi Chiều 
Ôn Ch. tả
Ôn sử địa
SHL
08
04
20
08
GVBM
H/Đ sx của người dân ở Hoàng Liên Sơn
Gia6y, thế kỉ
LT xây dựng cốt truyện
Ôn vỡ thực hành
Ôn vỡ thực hành
Bản đồ
Bảng phụ
Phiếu
GDKNS
TUẦN 4
Thứ hai, ngày 24 tháng 9 năm 2012
TẬP ĐỌC Tiết 05
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I . Mục tiêu:
- Biết phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm long vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. 
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
II. Đồ dùng dạy học :
-Tranh trong SGK.
- Bảng nhóm to chép đoạn văn cần luyện đọc
- Cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4
III- Hoạt động dạy – học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CUA HS
 A- Ổn định- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs đọc bài“ Người ăn xin”
- GV nhận xét, cho điểm
B- Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
*Giới thỉệu và ghi đầu bài
2. Luyện đọc: 
- Cho hs đọc nối tiếp lần 1- Sửa từ đọc sai 
- Cho hs đọc nối tiếp lần 2– Kết hợp giải nghĩa từ chú giải.
- Tổ chức cho hs đọc theo nhóm 
- Gọi các nhóm thi đọc 
- Nhận xét 
-Đọc mẫu
- 2 HS đọc rồi trả lời
- Ghi đầu bài 
- 1 vài nhóm HS nối nhau đọc từng đoạn cho hết bài. HS cả lớp đọc thầm theo
HS nhận xét bạn đọc
- HS giải nghĩa 1 số từ.
- Đọc theo nhóm 2 Thi đọc 
3) Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1: 
- Đoạn này kể chuyện gì?
 ( Chuyện lập ngôi).
- Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? ( Ông không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua, ông làm đúng theo di chiếu của vua).
*) Sự chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
*Đoạn 2: 
- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên săn sóc ông? ( Quan Vũ Tán Đường).
- Tô Hiến Thành tiến cử ai sẽ thay ông đứng đầu triều đình? (Quan Trần Trung Tá).
- Vì sao Thái Hậu ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá? ( Vì Trần Trung Tá bận nhiều việc nên ít khi tới thăm ông).
- Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? ( Qua câu nói: 
Nếu Thái hậu ...”)
- 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm 
- HS thảo luận theo nhóm 4, trả lời câu hỏi.
- 1 hs đọc đoạn 2 
- Vài hs trả lời câu hỏi 
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? (Họ làm nhiều điều tốt cho dân, cho nước).
*) Sự chính trực của Tô Hiến Thành trong việc tìm người giúp nước.
. 
c) Đọc diễn cảm:
- GV Đọc mẫu 
+ Năm 1175,/ Vua Lý Anh Tông mất,/ di chiếu cho Tô Hiến Thành phò Thái tử Long Cán,/ con bà Thái hậu họ Đỗ,/ lên ngôi.//
+ Tô Hiến Thành nhất định không nghe,/ cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau “ Tre Việt Nam”
*Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm long vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa
- HS đọc
- 1 vài HS nêu cách đọc diễn cảm bài văn.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm câu, đoạn 
- Nhóm 2 HS nối nhau đọc cả bài.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp
...........................................................................................................................
TOÁN Tiết 16
 SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ 
CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I) Mục tiêu:
- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Thực hiện các bài tập 1(cột1) bài 2(a,c) bài 3(a)
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng nhóm ; cá nhân, nhóm 4.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CUA HS
1. Ổn định tổ chức :
Cho hát, nhắc nhở học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2 HS lên bảng viết số:
Viết các số đều có bốn chữ số : 1,5,9,3
Viết các số đều có sáu chữ số : 9,0,5,3,2,1
GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
b.Tìm hiểu bài: 
*So sánh các số tự nhiên:
- Yêu cầu HS so sánh hai số tự nhiên: 100 và 99
+ Số 99 gồm mấy chữ số?
+ Số 100 gồm mấy chữ số?
+ Số nào có ít chữ số hơn?
- Vậy khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta rút ra kết luận gì?
- GV ghi các cặp số lên bảng rồi cho học sinh so sánh:
 123 và 456 ; 7 891 và 7 578
+ Yêu cầu HS nhận xét các cặp số đó?
+ Làm thế nào để ta so sánh được chúng với nhau?
Kết luận: Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia.
* Hướng dẫn so sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
+ Yêu cầu HS so sánh hai số trên tia số.
* Xếp thứ tự các sô tự nhiên : 
GVnêu các số : 7 698 ; 7 968 ; 7 896 ;
7 869 và yêu cầu HS :
- Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
+ Số nào là số lớn nhất, số nào là số bé nhất trong các số trên ?
c. Thực hành :
Bài 1(Cột1): Yêu cầu HS tự làm bài
Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
GV nhận xét chung.
Bài 2(a,c)
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3(a) 
- GV Yêu cầu HS làm bài vào vở và nêu cách so sánh.
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.
4. Củng cố – dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập”
Chuẩn bị đồ dùng, sách vở
- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
a. 1 539; 5 913; 3 915; 3 159; 9 351
 b. 905 321; 593 021; 350 912; 123 509; 213 905
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS so sánh : 100 > 99 (100 lớn hơn 99 ) hay 99 < 100 ( 99 bé hơn 100)
- Số 99 gồm 2 chữ số.
- Số 100 gồm 3 chữ số.
- Số 99 có ít chữ số hơn.
- KL: Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. 
+ HS nhắc lại kết luận.
- HS so sánh và nêu kết quả.
 123 7 578 
+ Các cặp số đó đều có số các chữ số bằng nhau.
+ So sánh các chữ số cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải, chữ số ở hàng nào lớn thì tương ứng lớn hơn và ngược lại.
- HS nhắc lại.
- HS chữa bài vào vở.
- HS theo dõi.
0 1 2 3 4 5 
+ HS tự so sánh và rút ra kết luận:
- Số gần gốc 0 hơn là số bé hơn, số xa gốc 0 hơn là số lớn hơn.
- HS thực hiện theo yêu cầu:
* 7 689 ;7 869 ; 7 896 ; 7 968
* 7 968 ; 7 896 ; 7 896 ; 7 689
+ Số 7 968 là số lớn nhất, số 7 689 là số bé nhất trong các số trên.
- HS nhận xét, chữa bài.
- 1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở.
1 234 > 999 
8 754 < 87 540 
39 680 = 39 000 + 680
- HS chữa bài vào vở
- HS tự làm bài theo nhóm (mỗi nhóm 1 bài)
a. 8 136 ; 8 316 ; 8 361
b. 5 724 ; 5 740 ; 5 742
c. 63 841 ; 64 813 ; 64 831
- HS làm bài theo yêu cầu:
 a. 1 984 ; 1 978 ; 1 952 ; 1 942
 - HS chữa bài.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
...........................................................................................................................
THỂ DỤC Tiết 4
GVBM
...........................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
ĐẠO ĐỨC Tiết 4
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP( tt)
 I.Mục tiêu
 Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
Biết vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
Yêu mến noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
 II. Đồ dùng dạy học :
 - Cá nhân, nhóm 6, nhóm 8. 
 III.Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CUA HS
1.Ổn định
 Kiêm tra sĩ số -hát 
2 .KTBC
Hỏi: 
 + Khi gặp khó khăn trong học tập, chúng ta phải làm gì? 
 + Khắc phục những khó khăn trong học tập có tác dụng gì? 
 - Nhận xét, cho điểm.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu
 - HĐ 1:Thảo luận nhóm( BT2-SGK)
 1.Chia nhóm 6 và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm.
 4. Kết luận, khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập. 
 - HĐ 2: Thảo luận nhóm đôi( BT3-SGK)
- Giải thích y/c BT.
- Kết luận, khen những HS biết vượt qua những khó khăn trong học tập.
 - HĐ 3: Làm việc cá nhân( BT3 - SGK)
 - Giải thích y/c BT.
 - Mời một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
 -Ghi tóm tắt ý kiếnHS lên bảng. 
 - Kết luận, HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt. 
 - Kết luận chung: 
 + Trong cuộc sống, con người đều có những khó khăn riêng.
 + Để học tập tốt, con người cần phải vượt qua những khó khăn.
4. Củng cố -Dặn dò.
 - Nhận xét tinh thần học tập của HS.
 - Dặn HS về thực hiện các nội dung ở mục “ Thực hành” trong SGK;huẩn bị bài sau: “ Biết bày tỏ ý kiến” 
- 2HS trả lời
- HS khác nhận xét.
- HS hình thành nhóm và nhận nhiệm vụ.
2.Các nhóm thảo luận
 3. Đại diện các nhóm trình bày.
 + Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét, bổ sung. 
-HS đọc yêu cầu 
- Thảo luận nhóm đôi.
- Vài HS trình bày trước lớp.
- Đọc yêu cầu BT
- Một số HS trình bày.
- Cả lớp trao đổi nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
...........................................................................................................................
ÔN TOÁN
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ 
CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I) Mục tiêu:
- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Thực hiện các bài tập Sách thực hành 
II. Đồ dùng dạy học :
 Sách thực hành trang 26
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Y/C HS hoàn thành các BT sau:
1.a)Viết các ... úng ta phải bảo vệ giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí?
-Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miềnnúi còn khai thác gì?
-Người dân họ làm những nghề gì?
-Nghề chính?
KL:
3.Củng cố dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà học thuộc bài
-2HS dựa vào sơ đồ, nêu khái quát những nội dung về một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
-Quan sát hình SGK.
-Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng lúa ngô chè,... ở trên nương, rẫy, ruộng bậc thang.
Ngoài ra họ còn trồng: .....
-... vì họ sống ở vùng núi đất dốc nên phải làm ruộng bậc thang ....
-Nghe.
-Từng nhóm HS dựa vào tranh, ảnh vốn hiểu biết để trả lời.
-Nghề thủ công: ....
-Hàng thổ cẩm:...
-Hàng thổ cẩm có màu sắc sặc sỡ ....
-Đại diện một số cặp trả lời câu hỏi.
-Nhận xét – bổ sung.
-Cá nhân HS quan sát hình 3 và đọc mục 3 SGK và trả lời câu hỏi.
-3-4HS kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn.
-A – pa – tít, chì, kẽm ....
- Quặng A-pa- tít được k/thác ở mỏ, sau đó làm giàu quặng
- Vì k/ s có hạn
-Khai thác gỗ, mây, nứa để làm nhà, đồ dùng.
-Nghề nông, thủ công ....
- Nghề nông là nghề chính.
-2HS nhắc lại ghi nhớ.
...................................................................................................................
TOÁN Tiết 20
GIÂY, THẾ KỶ
I. Yêu cầu cần đạt .
- Biết đơn vị giây, thế kỉ
- Biết mỗi quan hệ giữa phút và giây, thế kỷ và năm.
- Biết xác định mỗi năm cho trước thuộc thế kỷ
II. Đồ dùng dạy học :
- 1 đồng hồ thật có 3 kim, có vạch chia phút
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CUA HS
1.Ổn định kiểm tra bài củ :
-Gọi HS lên bảng yêu cầu làm bài tập HD luyện tập T 19
-Chữa bài nhận xét cho điểm
2 . Bài mới
a/ Tìm hiểu bài
*Giới thiệu giây.
-Cho HS quan sát đồng hồ thật yêu cầu chỉ kim giờ, kim phút trên đồng hồ
 ? Khoảng thới gian kim giờ đi từ một số nào đó( ví dụ từ số 1 đến số liền ngay sau đó như số 2 là bao nhiêu giờ?
?Khoảng thời gian kim phút đi từ một vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút?
-1 giờ bằng bao nhiêu phút?
-Giới thiệu chiếc kim thứ 3 trên đồng hồ
-Một vòng trên đồng hồ là 60 vạch vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây
-Viết lên bảng: 1 phút= 60 giây
*Giới thiệu thế kỷ
-Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, ngưới ta dùng đơn vị đo là thế kỷ
-Treo hình vẽ trục thời gian như SGK
+Đây là trục thời gian 100 năm hay 1 thế kỷ được biểu diễn là khoảng cách giữa 2 vạch dài liền nhau
+Tính mốc thế kỷ như sau:
Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ thứ nhất.
-+Từ năm 101 đến 200 là thế kỷ thứ 2.............
+Năm 1879 là ở thế kỷ nào?............
+năm 2005 là ở thế kỷ nào?
-Giới thiệu để ghi thế kỷ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã
VD thế kỷ thứ 10: X
-Yêu cầu HS ghi thế kỷ 19, 20,21 bằng chữ số La Mã?
b/ Luyện tập 
Bài 1 
-yêu cầu HS đọc đề và làm bài
-Yêu cầu đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau
? Em làm thế nào để biết 1/3 phút= 20 giây
-Làm thế nào để tính được 1 phút 8 giây= 68 giây
-Hãy nêu cách đổi ½ thế kỷ ra năm?
-Nhận xét cho điểm HS
Bài 2
GV cho học sinh đọc đề bài ?
GV hướg dẫn cho hocï sinh tự làm 
GV cho học sinh lên chưã – Nhận xét 
Bài 3. GV hướg dẫn cho học sinh khá là
3)Củng cố dặn dò 
-Tổng kết giờ học
-Nhắc HS về nhà làm bài tập được giao
-3 HS lên bảng
-Quan sát và chỉ theo yêu cầu
-1 giờ
-1 phút
-1 giờ= 60 phút
-HS nghe giảng
-Đọc: 1 phút= 60 Giây
-Nghe và nhắc lại
1 thế kỷ = 100 năm
-Theo dõi và nhắc lại
-thế kỷ 19
- Thế kỷ 21
-Ghi ra nháp 1 số thế kỷ bằng chữ số La Mã
-Viết XI X,XX,XXI
-3 hs lên bảng
-Theo dõi chữa bài
-Vì 1 phút= 60 giây nên 1/3 phút=60 giây:3= 20 giây
-Vì 1 phút=60 giây nên 1 phút 8 giây=60 giây+ 8 giây=68 giây
-1 thế kỷ = 100 năm vậy ½ thế kỷ= 50 năm
-Tự làm bài
- HS làm vào vở và lên chữa bài 
a. Bác sinh năm 1890 thế kỷ 19
Bác ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911 thuộc thế kỷ 20
b. CM .. 1945 thế kỷ 20
c. Bà triệu .248 thế kỷ 3
...................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN Tiết 8
LUYỆN TẬP 
XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dung được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ cốt truyện nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm.
- Bảng phụ viết sẵn đề bài.
- Cá nhân, nhóm 6.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CUA HS
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
 + Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào?
 + Kể lại chuyện cây khế.
C - Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài – ghi đầu bài
*Tìm hiểu đề bài:
 1. Tìm hiểu đề bài:
 - Phân tích đề bài: Gạch chân những từ ngữ: ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
+ Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?
+ Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính. Mỗi sự việc cần ghi lại bằng 1 câu.
2. Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện:
 + Người mẹ ốm như thế nào? 
 + Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
 + Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì ?
 + Người con đã quyết tâm như thế nào?
+ Bà tiên đã giúp đỡ hai mẹ con như thế nào ?
+ Câu 1,2 tương tự như trên.
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì ?
+ Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của người con ?
+ Cậu bé đã làm gì ?
+ Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào ?
3. Kể chuyện :
- Tổ chức cho Hs thi kể.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Yêu cầu HS viết cốt truyện vào vở.
( truyện kể VD sách giáo viên )
D. Củng cố dặn dò
+ Hãy nói cách xây dựng cốt truyện ?
- Về đọc trước đề bài ở tuần 5, chuẩn bị giấy viết, phong bì, tem thư, nghĩ đối tượng em sẽ viết thư để làm tốt bài kiểm tra.
Hát đầu giờ.
- 2HS trả lời.
 - Nhắc lại đầu bài.
 - 2 HS Đọc yêu cầu của bài.
+ Cần chú ý: đến lý do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện.
- HS tự lựa chọn chủ đề.
 - 2 HS đọc gợi ý 1.
 1. Người mẹ ốm rất nặng / ốm liệt giường/ ốm khó mà qua khỏi/ 
 2. Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm. / Người con dỗ mẹ ăn từng thừa cháo. / Người con đi xin thuốc và nấu cho mẹ uống./.
 3. Người con vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quý./ Người con phải tìm 1 bà tiên già sống trên ngọn núi cao./ Người con phải trèo đèo, lội suối tìm loại thuốc quý./ Người con phải cho thần đêm tối đôi mắt của mình./
 4. Người con gửi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng. Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng thương tình không ăn thịt./ 
5. Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu./
- HS đọc gợi ý 2
3 . Nhà rất nghèo, không có tiền mua thuốc cho mẹ./
4. Bà tiên biến thành cụ già đi đường đánh rơi một túi tiền./.. 
5. Cậu thấy phía trước một bà cụ già, khổ sở. Cậu đoán đó là tiền của bà cụ dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bỏ đói cụ cũng ốm như mẹ cậu. Cậu chạy theo và trả lại cho bà./.
- Kể trong nhóm 6
- 8 – 10 HS thi kể trước lớp
- Nhận xét, bổ sung
- HS viết cốt truyện của mình vào vở. 
- Cần hình dung được: Các nhân vật của câu chuyện. Chủ đề của câu chuyện. Diễn biến của câu chuyện. Diễn biến phải hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa.
......................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
ÔN CHÍNH TẢ
PHÂN BIỆT r/d/gi, ân, âng
I .Mục tiêu :
 Giúp HS phân biệt được các tiếng viết với âm đầu r/d/gi.Các tiếng viết với vần ân / âng 
II . Đồ dùng dạy học :
 Sách giúp em viết đúng chính tả 4 trang 13
III . Các hoạt động dạy – học :
Y/C HS thực hiện các bài tập sau :
 1 . Điền vào chổ trống r,d hay gi ?
Bác Hồ ...ất chăm ...èn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng ...ậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nha61ttrong vùng để leole6n với đôi bàn chân không. Có đồng chí nhắc :
- Bác nên đi ...ày cho khỏi đau chân.
- Cám ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen.
Sau ...iờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với ...ía ...ét.
2 . Điền vào chổ trống ân hay âng ?
Em nhìn trăng trở dậy
Từ mặt biển ch....... trời
Khi triều d........ căng ngực
Biển bạc đầu trăng soi.
 (Theo Như Mạo)
Cây cau vươn trước s....... nhà
Tàu cau xòe rộng như là chiếc ô
Mặt trời đến đó nghĩ nhờ
Mặt trăng đến đó làm thơ cho người
Trèo cau, chuyện đến nực cười
Nhà chuột, mèo định lên chơi mấy l.....
Bão dông cau chỉ một th..........
Th........ cau như cánh tay tr....... vươn cao.
 (Theo Phạm Trường Thi)
...................................................................................................................
ÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ
I .Mục tiêu :
 Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
 Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn.
II . Đồ dùng dạy học :
 VBT Lịch sử trang 8.
 VBT Địa lí trang 11.
III . Các hoạt động dạy – học :
Y/C HS thực hiện các bài tập sau :
1 . Khoanh trò vào chữ cái đầu câu trả lời để chỉ những điểm giống nhau giữa người Lạc Việt và người Âu Việt.
a. Sống cùng trên một địa bàn.
b. Đều biết chế tạo đồ đồng.
c. Đều trồng lúa và chăn nuôi.
d. Tục lệ có nhiều điểm giống nhau.
 2 . Quan sát lược đồ khu di tích Cổ Loa (VBT trang 9) :
Đánh dấu x vào ô trước ý đúng.
Thành Cổ Loa có dạng :
 Hình tròn. Hình vuông.
 Hình thang. Hình xoáy tròn ốc.
	3.Chọn câu trả lời đúng 
 Dân tộc ít người là dân tộc :
 a) Sống ở miền núi 
 b) Có số dân ít.
 c) Ở nhà sàn.
 d) Có trang phục cầu kì.
...................................................................................................................
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I. Nhận xét tuần qua :
1) Từng tổ báo cáo kết quả thực hiện nội qui thi đua của lớp.
2) Lớp trưởng hoặc lớp phó báo cáo tổng hợp chung tình hình của lớp cuối tuần.
3) GVCN tổng kết – nhận xét – đánh giá chung. Biểu dương, khen ngợi, nhắc nhở thêm đối với tổ, cá nhân HS ...
II. Kế hoạch tuần tới :
Hướng dẫn một số nhiệm vụ hoạt động học tập phong trào cần thiết trong tuần tới
Phân công làm vệ sinh
Chăm sóc cây
Thực hiện nội quy
III. Tổng kết, dặn dò. Văn nghệ lớp.
...........................................................................................................................
Duyệt BGH
Trần Thị Bảo Trâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2012_2013_nguyen_thi_to_nhu.doc