I. Mục tiêu:
Giúp HS qua ví dụ cụ thể, làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ.
Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
Cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)Ôn tập về giải toán.
- Nêu tên các dạng toán điển hình mà tiết trước đã học.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
TẬP ĐỌC Tiết: 7 Ngày dạy: Bài: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY I. Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài: - Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài (Xa- da- cô Xa- xa- ki, Hi- rô- si- ma, Na- ga- da- ki). - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới. Mong ước thế giới được hòa bình. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về thảm họa chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử (nếu có). III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) “Lòng dân” - Hai nhóm HS phân vai đọc vở kịch lòng dân (nhóm 1 đọc phần 1, nhóm 2 đọc phần 2) và trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của vở kịch. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 10’ 9’ 7’ v Hoạt động 1: Luyện đọc. 0 Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài: đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài. 0 Cách tiến hành: - Hướng dẫn HS luyện đọc theo quy trình đã hướng dẫn. Chú ý: đọc đúng số liệu, tên người, tên địa lý nước ngoài. - Hướng dẫn HS quan sát tranh. - Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp (chia 4 đoạn). Kết hợp giải nghĩa từ khó. - Hướng dẫn HS đọc cả bài. - Đọc diễn cảm cả bài. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 0 Mục tiêu: Hiểu nội dung bài. 0 Cách tiến hành: * Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm cả bài cùng suy nghĩ, trao đổi trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. - Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào? - Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? - Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô? - Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình? - Nếu được đứng trước tượng đài em sẽ nói gì với Xa- da- cô? - Chốt lại: Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới. v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 0 Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn. 0 Cách tiến hành: - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn của bài văn theo quy trình đã hướng dẫn. - Cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét – khen thưởng những HS đọc hay. - Đọc đúng số liệu 100000 người; Xa- da- cô Xa- xa- ki; Hi- rô- si- ma; Na- ga- da- ki. - Quan sát tranh. - Nối tiếp nhau đọc 2 lượt. - 2 HS đọc. - Lắng nghe. - Cá nhân- Nhóm đôi. - Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. - Xa- da- cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp sếu. - Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới Xa- da- cô. - Khi Xa- da- cô chết đã quyên góp tiền xây dựng tượng đài - Trả lời theo suy nghĩ của mình. - Luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 4. Củng cố: (3’) - Câu chuyện muốn nói với em điều gì? - Nhận xét tiết học. IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Tiếp tục luyện đọc bài văn và kể lại câu chuyện về Xa- da- cô cho người thân. - Chuẩn bị bài sau: Đọc trước bài Bài ca trái đất và các câu hỏi trong SGK. * Rút kinh nghiệm: .............................................................................................. . . . = = = = & = = = = TOÁN Tiết: 16 Ngày dạy: Bài: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN I. Mục tiêu: Giúp HS qua ví dụ cụ thể, làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ. Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ. Cẩn thận, chính xác khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)Ôn tập về giải toán. - Nêu tên các dạng toán điển hình mà tiết trước đã học. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 6’ 7’ 13’ v Hoạt động 1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ. 0 Mục tiêu: Giúp HS qua ví dụ cụ thể, làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ. 0 Cách tiến hành: - Gắn bảng phụ có viết nội dung bài toán (ví dụ a) lên bảng. HS đọc yêu cầu bài tập và tự tìm quãng đường đi được trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ. - Yêu cầu HS quan sát bảng và nêu nhận xét mối quan hệ giữa 2 đại lượng thời gian và quãng đường trong ví dụ này. v Hoạt động 2: Hình thành và phương pháp giải. 0 Mục tiêu: Giúp HS qua ví dụ cụ thể, làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó. 0 Cách tiến hành: - Gắn bảng phụ có viết nội dung bài toán (ví dụ b) lên bảng. - Cho HS đọc yêu cầu bài tập hướng dẫn HS tóm tắt và giải bài toán theo hai cách. - Lưu ý: Khi giải bài toán các em có thể chỉ giải 1 trong 2 cách không cần giải cả hai cách. v Hoạt động 3: Luyện tập- Thực hành. 0 Mục tiêu: Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ. 0 Cách tiến hành: *Bài 1: Gợi ý để HS giải bằng cách rút về đơn vị. - Tìm số tiền mua 1 m vải? - Tìm số tiền mua 7 m vải loại đó? - Đâu là bước rút về đơn vị? *Bài 2: Gợi ý để HS có thể giải bằng hai cách. - Nhận xét và hỏi HS: +Với bài toán này các em giải bằng cách nào thì tiện lợi? + Đâu là bước tìm tỉ số? *Bài 3: Hướng dẫn để HS tóm tắt bài toán. Từ đó HS tìm ra cách giải theo (phương pháp “ tìm tỉ số ”) - Nhận xét và cho điểm HS. - Nhóm đôi. - Ghi kết quả vào bảng. - Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần. - Phân tích để tìm ra cách giải bài toán cách 1: Rút về đơn vị và cách 2: Tìm tỉ số. - 1 HS lên bảng làm bài còn lại làm vở tập nháp. 80 000: 5= 16000 đồng. 16000 x 7 = 112000 đồng. - Bước tính 80 000 : 5 tìm giá tiền 1m vải. - 2 HS tóm tắt bài toán và giải theo hai cách. Cả lớp làm vào vở (chỉ cần làm 1 trong 2 cách) - Tìm tỉ số 3 ngày và 12 ngày. - Bước tính 12 : 3 là bước tìm tỉ số - 2 HS tóm tắt bài toán, 2 HS giải cả lớp làm vào vở. 4. Củng cố: (3’) - Nêu lại mối quan hệ giữa hai đại lượng. - Nhận xét tiết học. IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Về nhà làm vở bài tập để chuẩn bị cho tiết sau. * Rút kinh nghiệm: .............................................................................................. . . . = = = = & = = = = CHÍNH TẢ Tiết: 4 Ngày dạy: Bài: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ I. Mục tiêu: Nghe- viết đúng chính tả bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ. Tiếp tục củng cố hiểu biết về mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. Trình bày sạch, đẹp. II. Đồ dùng dạy học: - Bút dạ, một vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần để kiểm tra bài cũ và hướng dẫn HS làm bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi 2 HS lên bảng làm trên phiếu, viết vần của các tiếng: chúng- tôi- mong- thế- giới- này- mãi- mãi- hòa- bình vào mô hình cấu tạo vần; sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 18’ 8’ v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe- viết. 0 Mục tiêu: Nghe- viết đúng bài chính tả. 0 Cách tiến hành: - Đọc toàn bài chính tả. - Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm lại bài chính tả. + Vì sao Phrăng Đơ Bô- en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta? - Vì sao đoạn văn lại được đặt tên là Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ? - Hướng dẫn HS cách viết tên riêng người nước ngoài và từ dễ viết sai. - Đọc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu, đọc 2 lượt. - Đọc lại toàn bài CT 1 lượt. - Chấm sửa 7- 10 bài. - Nhận xét chung. v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 0 Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết về mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. 0 Cách tiến hành: * Bài tập 2: - Gọi HS đọc nội dung của BT. - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét và chốt lại kết quả đúng: -Giống nhau: Hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái ( đó là các nguyên âm đôi) Khác nhau: Tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có. * Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của BT. - Hướng dẫn HS thực hiện theo quy trình. * Qui tắc: - Trong tiếng nghĩa ( không có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi. - Trong tiếng chiến (có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi. - Theo dõi SGK. - Cá nhân đọc thầm. - Vì ông nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược. - Vì anh là người lính nhưng lại làm việc cho quân đội ta, nhân dân ta thương yêu anh gọi anh là anh Bộ đội Cụ Hồ. - Luyện viết: Phrăng- đơ Bô- en; phi nghĩa, chiến tranh, Phan Lăng, chính nghĩa, dụ dỗ. - Nghe- viết vào vở. - Soát lỗi, tự sửa lỗi. - Cặp HS đổi vở soát lỗi. - 1 HS đọc. - 2 HS làm bài trên phiếu, HS cả lớp làm vào vở BT. - 1 HS đọc. - Cả lớp làm vào vở BT. 4. Củng cố: (3’) -Yêu cầu HS tìm thêm một số VD cho qui tắc trên. - Nhận xét tiết học. IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Ghi nhớ qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng. - Chuẩn bị bài sau: “Một chuyên gia máy xúc”.Đọc đoạn từ: “Qua khung cửa kính..những nét giản dị”để viết bài chính tả. * Rút kinh nghiệm: .............................................................................................. . . KĨ THUẬT Tiết: 2 Ngày dạy: Bài 2: THIÊU DẤU NHÂN I. Mục tiêu: Biết cách thêu dấu nhân. Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Yêu thích tự hào với sản phẩm làm được. II. Đồ dùng dạy học: * GV: - Mẫu thêu dấu nhân (được thêu bằng len hoặc sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu. Kích thước mũi thêu lớn gấp 3 - 4 lần kích thước mũi thêu trong SGK). - Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. * HS và GV: - Một mảnh vải trắng hoặc màu hình chữ nhật có kích thước 10cm x 15cm. - Chỉ thêu khác màu vải. - Kim thêu hoặc kim khâu. - Bút chì, thước kẻ, kéo. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Nêu lại nội dung ghi nhớ. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC v Hoạt động 1: Học sinh thực hành. 0 Mục tiêu: Biết cách thêu dấu nhân, đúng quy trình, đúng kỹ thuật. Rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cẩn thận. 0 Cách tiến hành: - Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ. Nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi thêu dấu nhân. - Cho HS quan sát mẫu thật theo quy trình để HS thực hành. Mỗi nhóm 4 em,mỗi HS thêu một sản phẩm trong vòng 50 phút. Khi thêu các em cần đọc phần đánh giá trang 23 để thực hiện sản phẩm cho đẹp. (GV quan sát và giúp đỡ HS còn lúng túng). ... 0 Mục tiêu: Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất. 0 Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc phần 3 SGK thảo luận nhóm đôi và kể về vai trò của sông ngòi. - Nhận xét - Khen thưởng - chốt ý. - Nhóm đôi. - 4 HS trả lời. - Vài HS lên bảng chỉ các sông chính: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai. - Thảo luận nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Vài HS nhắc lại. - HS trả lời. - Lần lượt từng cặp HS lên bảng kể về vai trò của sông ngòi và chỉ trên Bản đồ xác định vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình, Y- a- ly, Trị An. 4. Củng cố: (3’) - Trình bày đặc điểm và vai trò của sông ngòi nước ta? - Nhận xét tiết học. IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Về nhà xem lại bài đã học, sưu tầm thông tin, tranh ảnh về một số điểm du lịch, bãi tắm nổi tiếng để chuẩn bị bài sau. * Rút kinh nghiêm: = = = = & = = = = LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 8 Ngày dạy: Bài: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA I. Mục tiêu: Biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được. Luyện tập tìm từ trái nghĩa và sử dụng từ trái nghĩa. Học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong bài. II. Đồ dùng dạy học: - Từ điển HS- 1 số trang photô. - Bút dạ + 3 tờ phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở BT1 và làm miệng BT3; BT4. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 14’ 12’ v Hoạt động 1: Luyện tập- Hướng dẫn HS làm BT1; BT2; BT3. 0 Mục tiêu: Làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa. 0 Cách tiến hành: * Bài tập 1. - Gọi HS đọc yêu cầu của BT. - Yêu cầu HS làm bài (Phát phiếu cho 3 HS). - Nhận xét- chốt lại lời giải đúng: a. Ít- nhiều b. Chìm- nổi c. Nắng- mưa d. Trẻ- già * Bài tập 2: (Cách tiến hành như ở BT1). - Chốt lại: Các từ trái nghĩa cần điền vào ô trống là: lớn, già, dưới, sống. * Bài tập 3: (Cách tiến hành như ở BT1). - Chốt lại: Các từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống: nhỏ, vụng, khuya. v Hoạt động 2: Luyện tập- Hướng dẫn HS làm BT4; BT5. 0 Mục tiêu: Tìm từ trái nghĩa theo yêu cầu, đặt câu với từ trái nghĩa. 0 Cách tiến hành: * Bài tập 4: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập. & Gợi ý: Những từ trái nghĩa có cấu tạo giống nhau (cùng là từ đơn hay từ phức, cùng là từ ghép hay từ láy) sẽ tạo ra những cặp đối xứng đẹp hơn. VD: Cao/ thấp; cao cao/ thấp thấp - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - Yêu cầu HS trình bày kết quả. - Nhận xét- kết luận các cặp từ đúng. - Yêu cầu HS viết vào vở các cặp từ trái nghĩa. * Bài tập 5: - Gọi HS đọc yêu cầu của BT. - Yêu cầu HS tự làm bài. & Gợi ý: Có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa; có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ. - Yêu cầu HS trình bày kết quả. - Nhận xét và khẳng định những câu HS đặt đúng, đặt hay. - 1 HS đọc. - Làm việc cá nhân. 3 HS lên bảng thi làm bài vào phiếu. - HS cả lớp làm vào vở BT. - 2 HS đọc lại. - 2 HS đọc lại. - 2 HS đọc lại. - 1 HS. - Nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày. - 4 HS tiếp nối nhau đọc. - Viết vào vở BT. - 1 HS đọc- lớp theo dõi. - Làm bài vào vở bài tập. - Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. - Lớp nhận xét. 4. Củng cố: (3’) - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc lại các thành ngữ, tục ngữ trong bài. - Nhận xét tiết học. IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở trong bài. - Chuẩn bị bài sau: Sưu tầm các bài thơ, bài hát nói về cuộc sống hòa bình, khát vọng hòa bình. * Rút kinh nghiệm: .............................................................................................. . . . TOÁN Tiết: 20 Ngày dạy: Bài: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. - Giải các bài toán có liên quan đến các mối quan hệ tỉ số đã học. Rèn luyện kĩ năng giải toán về tìm hai số (khi biết tổng, hiệu và tỉ số của hai số đó). Có lòng ham thích học tập môn toán. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Có mấy bài toán quan hệ tỉ lệ đã học? Thường có mấy cách giải? - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 8’ 8’ 5’ 5’ v Hoạt động 1: Thực hành luyện tập giải các bài toán. 0 Mục tiêu: HS giải được bài toán hai số khi biết được tổng và tỉ của hai số đó. 0 Cách tiến hành: 24 học sinh ? học sinh Nam Nữ ? học sinh * Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt bài toán, nhận dạng bài toán và giải. - Đây là bài toán thuộc dạng toán nào đã học? - Hãy nêu cách giải chung của dạng toán này? v Hoạt động 2: Bài tập 2. 0 Mục tiêu: Tính được chiều dài, chiều rộng, chu vi HCN theo yêu cầu của đề. 0 Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc đề, tóm tắt đề và hướng dẫn HS thảo luận tìm cách giải bài toán. - Bài toán thuộc dạng toán nào? v Hoạt động 3: Bài tập 3. 0 Mục tiêu: Giải được bài toán liên quan đến tỉ số. 0 Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc đề toán và tóm tắt. - Hướng dẫn HS thảo luận và lựa chọn cách giải bài toán “Tìm tỉ số”. - Nhận xét. v Hoạt động 4: Bài tập 4. 0 Mục tiêu: Nắm được yêu cầu đề bài và giải bài tập. 0 Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc đề toán và tóm tắt. - Hướng dẫn HS thảo luận, lựa chọn cách giải bài toán liên quan tỉ lệ: “Rút về đơn vị”. - Nhận xét – Ghi điểm. - Tổng số nam và nữ là: 28 HS. - Tỉ số nam và nữ là: Tóm tắt: - Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số. - Tìm tổng số phần bằng nhau, tìm giá trị một phần và tìm yêu cầu theo bài toán. - Vài HS nêu. Chiều dài ? m Chiều rộng 15 m - Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số. Sau khi tìm được chiều dài và chiều rộng, ta tìm được chu vi của hình chữ nhật. - 1 HS đọc và tóm tắt. - 1 HS giải bảng lớp, còn lại làm vào vở. - 1 HS đọc và tóm tắt. - 1 HS giải bảng lớp, còn lại làm vào vở. - Lớp nhận xét. 4. Củng cố: (3’) - Nhắc lại các bước giải bài toán. - Nhận xét tiết học. IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Về nhà làm vào vở BT. Xem trước bảng đơn vị đo độ dài để chuẩn bị cho tiết sau. * Rút kinh nghiệm: .............................................................................................. . . = = = = & = = = = TẬP LÀM VĂN Tiết: 8 Ngày dạy: Bài: TẢ CẢNH (KIỂM TRA VIẾT) I. Mục tiêu: Dựa trên kết quả của tiết tập làm văn tả cảnh đã học. HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh. Hiểu được cách viết một bài văn hoàn chỉnh. Trình bày sạch đẹp. II. Đồ dùng dạy học: - Giấy kiểm tra. - Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) - Kiểm tra giấy, bút của HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 3’ 30’ v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra. 0 Mục tiêu: HS hiểu yêu cầu đề. 0 Cách tiến hành: - Dựa theo những đề gợi ý ở trang 44/ SGK- ghi sẵn lên bảng một số đề văn để HS tự chọn. - Khi ra đề cần chú ý: + Nên ra ít nhất 3 đề để HS được lựa chọn đề phù hợp. + Đề chỉ nêu yêu cầu tả những cảnh gần gũi với HS. v Hoạt động 3: HS làm bài. 0 Mục tiêu: Viết được một bài văn hoàn chỉnh. 0 Cách tiến hành: - Yêu cầu HS làm bài tạo điều kiện yên tĩnh cho HS làm bài. - Thu, chấm một số bài. - Nhận xét chung. - Đọc các đề trên bảng và chọn đề. - Cá nhân làm bài. 4. Củng cố: (2’) - Nhận xét tiết làm bài của HS. IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV (luyện tập làm báo cáo thống kê) nhớ lại những điểm số em có trong tháng để làm tốt bài tập thống kê. * Rút kinh nghiệm: .............................................................................................. . . . . = = = = & = = = = KHOA HỌC Tiết: 8 Ngày dạy: Bài: VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ I. Mục tiêu: Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trong SGK. - Các phiếu ghi một số thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì. - Mỗi học sinh chuẩn bị một thẻ từ, một mặt ghi chữ Đ (đúng), mặt kia ghi chữ S (sai) III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’ - Kiểm tra 4 HS lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung của Bài 7. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 6’ 7’ 6’ 7’ v Hoạt động 1: Động não. 0 Mục tiêu: học sinh nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. 0 Cách tiến hành: - Giảng và nêu vấn đề. - Nêu câu hỏi: Ở tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá”? - Yêu cầu HS nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên. v Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập. 0 Cách tiến hành: - Chia lớp thành nhóm nam, nhóm nữ. Phát mỗi nhóm 1 phiếu học tập. - Yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong mục Bạn cần biết trang 19 SGK. v Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận. 0 Mục tiêu: Học sinh xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. 0 Cách tiến hành: - Hướng dẫn: Yêu cầu làm việc theo nhóm lần lượt quan sát các hình 4, 5, 6, 7 SGK chỉ và nói nội dung của từng hình. - Nhận xét- Kết luận.(SGV) v Hoạt động 4: Trò chơi “tập làm diễn giả”. 0 Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học về những việc nên làm ở tuổi dậy thì. 0 Cách tiến hành: - Giao nhiệm vụ và hướng dẫn: Chỉ định 6 HS phát cho mỗi HS 1 phiếu ghi rõ nội dung các em cần trình bày. - Nhận xét. - Cá nhân lần lượt nêu ra được một ý kiến. - Vài HS. - Họp nhóm làm bài. - Đại diện nhóm dán bài, trình bày, bổ sung. - 3 HS. - Thảo luận nhóm 2. quan sát hình 4, 5, 6, 7 trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, bạn bổ sung. - Học sinh trình bày. 4. Củng cố: (3’) - 2 HS đọc lại mục Bạn cần biết. - Nhận xét tiết học. IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Thực hiện những việc nên làm của bài học. - Sưu tầm tranh ảnh, sách báo nói về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy để chuẩn bị cho tiết sau. * Rút kinh nghiệm: = = = = & = = = =
Tài liệu đính kèm: