Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)

I/ Mục tiêu:

 Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh 2 số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên (BT1 cột 1; BT2 a,c;BT3a)

II/ Đồ dùng dạy học:

Vẽ tia số ở bảng phụ.

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc 42 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4: Thứ 2 ngày 07 tháng 09 năm 2009 
Tiết 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN.
.
Tiết 2:TẬP ĐỌC 
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I/ Mục tiêu:	
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa ( trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Băng giấy viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc.
III/ Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Họcsinh
1. Ổn định:
2/ Bài cũ :
H. Đọc và nêu nội dung bài: Người ăn xin?
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu:
 – GV ghi tựa.
b. Luyện đọc bài mới:
-GV bài tập đọc được chia thành mấy đoạn? ( 3 đoạn)
 -Đoạn 1: Từ đầuLí Cao Tông.
- Đoạn 2 :tiếp theotới thăm Tô hiến Thành được;
- Đoạn 3 :còn lại
- Ba HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- GV khen HS đọc đúng. Sửa chữa HS phát âm sai : di chiếu, Tham tri chính sự, gián nghị đại phu.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- GV ghi từ cần giải nghĩa.
 Đoạn 1 –GV ghi từ: chính trực, di chiếu– giải nghĩa như SGK.
 Đoạn 2- tham tri chính sự, gián nghị đại phu –giải nghĩa như SGK.
 Đoạn 3- tiến cử – như SGK.
 HS đọc theo nhóm 3 em.
- Ba nhóm cử bạn đọc thi đua.
 GV đọc diễn cảm giọng dứt khoát, kiên định ở phần sau.
c. Tìm hiểu bài mới:
 Đoạn 1 – HS đọc thầm GV kết hợp hỏi:
H.Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Đoạn 2 – HS đọc thầm, trả lời
H.Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên săn sóc ông? 
H.Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ? 
- HS làm việc nhóm 6 – đọc thầm Đ3, trả lời câu hỏi 3-4/SGK.
 H.Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện ntn ?
 H.Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? 
H. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
 GV ghi bảng.
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
 Đoạn 1+2. – Gọi HS đọc.
- GV chú ý giọng đọc thong thả rõ ràng. 
- Đoạn 3 –. Gọi HS đọc.
 - Giọng điềm đạm, dứt khoát. Nhấn giọng một số từ: không do dự, ngạc nhiên, tiến cử, hầu hạ, tài ba giúp nước
 - GV đính lên bảng đoạn” Một hômxin cử Trần Trung Tá” 
- GV đọc mẫu.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn trên theo vai.
- HS đọc diễn cảm theo cặp – Vài HS thi đọc diễn cảm đoạn thích nhất. Tuyên dương
 Một HS đọc diễn cảm cả bài.
4/ Củng cố - dặn dò:
H. Tiết tập đọc hôm nay em học bài gì ?
 HS đọc lại ý nghĩa câu chuyện .
- Về luyện đọc cho đúng vai nhân vật.
- Chuẩn bị”Tre Việt Nam” thuộc chủ đề: Măng mọc thẳng. 
- GV nhận xét .
- Hát
- Kiểm tra cá nhân
- 3 HS đọc
-Học sinh nhắc tựa.
HS trả lời.
- HS đọc to
- Sửa sai
- HS đọc to
- Học sinh giải nghĩa.
- HS đọc thi
- HS đọc thầm
- Trả lời
- HS đọc thầm
- Trả lời
- HS trả lời.
- HS đọc thầm, thảo luận. Trả lời
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
- Học sinh nhắc lại.
Cá nhân, nhóm
–2 HS đọc. HS nhận xét cách đọc.
- 1 HS đọc
-Nghe.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn trên theo vai.
- HS đọc diễn cảm theo cặp.
- HS đọc diễn cảm cả bài.
HS trả lời.
..
Tiết 3:TOÁN:
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I/ Mục tiêu:	
 Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh 2 số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên (BT1 cột 1; BT2 a,c;BT3a)
II/ Đồ dùng dạy học:
Vẽ tia số ở bảng phụ. 
III/ Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Họcsinh
1/ Bài cũ :
HTa dùng mấy chữ số để viết số trong hệ thập phân? Hãy nêu các chữ số đó?
HGiá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào điều gì?
 -Nhận xét.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu:
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
b. Tìm hiểu bài:
¯ Hoạt động 1: Nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên.
a/ Xét số chữ số các số tự nhiên 
* Hai số tự nhiên có số chữ số khác nhau:
-Y/c so sánh 100 và 99
H. So sánh 99 và 100. Rút ra nhận xét?
-Kết luận: Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
* Hai số có số chữ số bằng nhau:
H. So sánh 29869 và 30005; 25136 và 23 894. Rút ra nhận xét?
-Nhận xét- kết luận: Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải. Hàng nào có chữ số lớn hơn thì số đó lớn hơn. Hàng nào có chữ số bé hơn thì số đó bé hơn.
* Hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau:
-H.So sánh 39273 và 39273. Rút ra nhận xét?
-Kết luận: Hai số có tất cả các cặp chữ số bằng nhau thì hai số bằng nhau.
b/ Căn cứ vào vị trí của số trong dãy số tự nhiên và tia số.
H. Nêu dãy số tự nhiên ?
Ghi bảng: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
H.So sánh giữa 8 và 9; 9 và 8. Rút ra nhận xét?
-Nhận xét- kết luận: Trong dãy số tự nhiên số đứng trước bé hơn số đứng sau (8 8).
Treo tia số y/c hs quan sát:
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
H. So sánh các số tự nhiên trên tia số và rút ra nhận xét?
- Nhận xét- kết luận: Số ở gần gốc tia số hơn thì bé hơn (111; 12> 10;) 
H. Qua sự so sánh hai số tự nhiên ở các trường hợp trên các em rút ra được kết luận gì? 
-Nhận xét– kết luận: Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn hoặc bé hơn hoặc bằng số kia.
¯ Hoạt động 2: Nhận biết sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định.
Ghi bảng các số: 7698; 7 968; 7 896; 7 869.
H. Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé (chỉ ra số lớn nhất, số bé nhất của cá số đó)?
H.Qua sự sắp xếp trên em có nhận xét gì?
-Nhận xét- kết luận: Vì so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự các số tự nhiên được.
-Y/c hs đọc lại các kết luận.
c. Luyện tập:
Bài 1:(cột 1 ) 
Gọi HS đọc đề.
H.Nêu yêu cầu của đề?
-Cho HS tự làm.
Bài 2: (a,c )
H. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
H.Muốn xếp được các số theo thứ tự lớn đến bé chúng ta phải làm gì?
-Theo dõi giúp đỡ HS yếu.
Yêu cầu HS giải thích cách sắp xếp của mình.
Sửa bài và chấm điểm. 
Bài 3: (a) 
H. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
-Cho HS tự làm.
4/ Củng cố - dặn dò:
H. Muốn so sánh các số tự nhiên ta phải căn cứ vào đâu?
H.Sắp xếp các số tự nhiên ta phải làm gì?
-Yêu cầu HS học bài và chuẩn bị bài “Luyện tập”.
- Nhận xét tiết học.
Trả lời 
Trả lời 
-So sánh và nêu nhận xét.
Nhắc lại
Nêu và nhận xét
Nhắc lại
-Trả lời- nêu 
-Nhắc lại
- HS trả lời .
HS quan sát
Nêu 
Nhắc lại
Nhắc lại
- HS sắp xếp.
-Trả lời
- HS đọc đề.
- HS nêu yêu cầu bài.
-Làm vào vở.
-2 em đọc.
- HS nêu
-Trả lời
- HS nêu.
-Làm vào vở.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
..
TiÕt4:©m nh¹c:
gi¸o viªn ©m nh¹c d¹y
.
CHIỀU:
Tiết 1:KĨ THUẬT
KHÂU THƯỜNG ( tiết 1 )
I – Mục tiêu :
- HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. 
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II/ Đồ dùng dạy học:
* GV : 
- Mẫu khâu thường (mũi khâu dài từ 2 ® 2,5cm) được khâu bằng len, sợi trên vải khác màu.
- Tranh quy trình khâu thường
- Mảnh vải sợi bông trắng (hay màu) 20 ® 30cm
- Len (hay sợi) khác màu vải
- Kim khâu len, thước may (hay thước dẹt), kéo, phấn vạch.
* HS :
- Bộ dụng cụ cắt, khâu, thêu, kim khâu, thước, kéo, bút chì
- Chỉ khâu khác màu vải, 1 tờ giấy kẻ ô li
- Mảnh vải sợi bông trắng (hay màu) kích thước 10 ® 15cm.
III/ Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Họcsinh
1/ Ổn định : 
2/ Bài cũ :
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	- 1, 2 em cắt theo đường vạch dấu.
	- Nhận xét bổ sung
3/ Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
- GV viết tựa bài.
b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1 :GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu khâu thường .
- GV giới thiệu mẫu khâu thường, giải thích
H. Em có nhận xét gì về mặt phải của đường khâu ?
- GV bổ sung, chốt ý
+ Độ dài của các mũi khâu bằng nhau, khoảng cách giữa các mũi khâu bằng nhau.
H. Em có nhận xét gì về mặt trái của đường khâu ?
- GV bổ sung chốt ý.
+ Độ dài và khoảng cách các mũi khâu giống mặt phải, nhưng có nút thắt chỉ.
H. Nêu đặc điểm đường khâu mũi thường ?
- GV bổ sung Þ Kết luận : Đường khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau. Mũi khâu cả 2 mặt đều giống nhau dài bằng nhau và cách đều nhau.
H. Vậy thế nào là khâu thường ?
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
- GV hướng dẫn HS 1 số thao tác khâu cơ bản.
H. Em hãy nêu cách cầm vải và cầm kim khi khâu ?
- GV bổ sung chốt ý
+ Tay phải cầm kim khâu, ngón cái và ngón trỏ cầm ngang thân kim, ngón giữa đặt sau mặt vải để đỡ thân kim khi khâu.
- GV gọi 1 HS lên bảng thao tác cách cầm kim, vải.
- GV vừa kết luận, vừa thao tác cách cầm vải, cầm kim cho cả lớp quan sát. Lưu ý HS cầm kim không quá chặt, lỏng khó khâu.
- Nhắc nhở HS tránh kim đâm vào tay
H. Em có nhận xét gì cách lên kim, xuống kim ở hình 2a, 2b SGK ?
- Nhận xét chốt ý
+ Lên kim có nghĩa là đâm mũi kim từ phía dưới xiên lên trên mặt vải. Xuống kim là đâm mũi kim từ phía trên mặt vải xuống phía dưới mặt vải.
- GV có thể cho 1 ® 2 HS thao tác cách lên kim xuống kim.
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
- GV tổ chức cho HS tập khâu mũi khâu thường trên giấy kẻ ô li.
- GV quan sát uốn nắn sửa sai cho những HS nào còn lúng túng.
- Bổ sung, nhận xét
4/ Củng cố -dặn dò : 
- Hỏi lại nội dung bài
- 1 ® 2 HS thực hành mũi khâu thường trên giấy
- Xem lại bài, chuẩn bị dụng cụ cho tiết thực hành sau.
- Nhận xét tiết học.
-HS thực hiện.
- Cả lớp lắng nghe
- 2 HS nêu tựa
- HS quan sát, nhận xét mẫu.
-HS quan sát,chú ý.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS quan sát thao tác thực hiện.
-HS trả lời.
-1 HS lên bảng thao tác cách cầm kim, vải.
- lớp quan sát.
-HS trả lời.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK
-HS trả lời.
Tiết 2:LUYỆN TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I Mục tiêu:
- Ôn luyện cho HS về cấu tạo của tiếng, từ ngữ thuộc chủ đề: Nhân hậu – đoàn kết.
- Tạo thói quen hiểu nghĩa từ
II - Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Họcsinh
1.Bài cũ: 
H: Tiếng có mấy bộ phận? Đó là gì?
2. Dạy bài mới:
 Bài 1: Trong câu thơ sau những tiếng nào không đủ 3 bộ phận?
A uôm ếch nói ao chuôm
Rào rào, gió nói cái vườn rộng rênh.
Âu âu, chó nói đêm thanh
Tẻ te  gà nói sáng banh ra rồi
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào (), nhân chứng, nhân tâm, nhân ái, nhân lực, nhân tài.
a. giàu lòng.... 
b. Trọng dụng....
c. Thu phục....
d. Lời khai của ..
e. Nguồn . dồi dào
Bài 3: Điền từ còn thiếu để hoàn thành câu tục ngữ:
a. Chị ngã 
b. Anh em như thể chân tay
  ... hất đạm quý không thay thế được tỉ lệ cân đối.đặc biệt thịt có nhiều chất sắt dễ hấp thụ.tuy nhiên trong thịt lại có nhiều chất béo.Trong quá trình tiêu hoá, chất béo này tạo ra nhiều chất độc,nếu chất độc này không nhanh chóng được thải ra ngoài hoặc do táo bón,chúng hấp thụ ngoài cơ thể gây ngộ độc.
2. Cá là loại thực ăn dễ tiêu,có nhiều chất đạm quý.Chất béo của cá không gây bệnh xơ vữa động mạch.
3. Các loại đậu:đậu đen,đậu xanh, đậu nành,có nhiều chất đạm dễ tiêu.đặc biệt từ đậu nành có thể chế biến ra các thức ăn như:sữa đâu nành,đậu phụ,đậu tươngnhững thức ăn này giàu chất đạm dễ tiêu vừa giàu chất béo có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch.
4. Vừng lạc cho nhiều chất béo,đồng thời chứa nhiều chất đạm.
GV chốt ý: Mỗi loại đạm có chứa những chất dinh dưỡng tỉ lệ khác nhau . Nên kết hợp cả đạm động vật và thực vật sẽ giúp cơ thể những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
GV yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết
4/ Củng cố – dặn dò:
H. Kể tên một số món cung cấp đạm động vật .đạm thực vật.
H. Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? 
-Giáo dục HS cần ăn phối hợp đạm động vật đạm thực vật.
Chuẩn bị tiết sau.
HS nối tiếp nêu ,lớp bổ sung.
- HS nhắc lại.
-Mỗi đội viết ra giấy .
- HS thi kể
- HS trả lời
-HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm:
Các nhóm thảo luận ,trình bày 
và giải thích của nhóm mình ..
Nhóm bạn nhận xét.
-Học sinh lắng nghe.
 - HS trả lời.
- HS lắng nghe.
 Thứ 6 ngày 11 tháng 09 năm 2009 
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN:
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I.Mục tiêu:
 Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề SGK, xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó
II./ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa cốt chuyện
- bảng phụ viết sẵn đề bài
- Vở bài tập
III. Hoạt động dạy học:	
 Giáo viên
 Học sinh
1. Bài cũ: 
- HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết TLV trước
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
b. Tìm hiểu bài:
* Xác định yêu cầu của đề bài
HS dọc yêu cầu của đề
GV cùng HS phân tích đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng: hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà bằng tuổi em và 1 bà tiên.
GV nhắc HS : 
- Để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho ( có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con, bà tiên) em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện.
- Vì là xây dựng cốt truyện (bộ khung cho câu chuyện), em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết..
*. Lựa chọn chủ đề của câu chuyện:
HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1 và 2
HS nối tiếp nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn. Em kể câu chuyện về sự hiếu thảo hay về tính trung thực.
- GV nhắc HS từ đề bài đã cho các em có thể tưởng tượng ra cốt chuyện khác nhau.
*. Thực hành xây dựng cốt truyện:
HS làm việc cá nhân lần lượt trả lời các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý 1 hoặc 2.
- Cho HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình.
GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Mời HS nói cách xây dựng cốt truyện
- Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện tưởng tượng của mình cho người thân.
HS nêu
HS nghe
HS làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên
HS nhắc lại
HS tiếp nối nói về chủ đề câu chuyện lựa chọn
Thực hành xây dựng cốt truyện
HS viết bài vào vở
.
Tiết 2: CHÍNH TẢ: (Nhớ viết).
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH 
Phân biệt r/d/gi, ân/âng
I.Mục tiêu:
- Nhớ viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch sẽ, biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập 2a,b hoặc BTCT phương ngữ do giáo viên soạn .
- HSK-G nhớ viết được 14 dòng thơ đầu ( sgk ) .
II./ Đồ dùng dạy học:
 - Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2, hoặc 2b.
 - VBT tiếng việt 4, tập một (nếu có)
III. Hoạt động dạy học:	
 Giáo viên
 Học sinh
1. Bài cũ: 
- Cho 2 nhóm thi.
+ Nhóm 1: Viết tên các con vật bắt đầu bằng tr.
+ Nhóm 2: Viết tên các con vật bắt đầu bằng ch.
- Gv nhận xét + cho điểm
 2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nhớ – viết 14 dòng đầu của bài thơ “Truyện cổ nước mình ”. Sau đó chúng ta sẽ luyện tập để viết đúng chính tả các tiếng có âm đầu (r/d/gi), có vần (ân/âng). 
 - GV ghi tựa
b. Tìm hiểu bài:
* Hướng dẫn chính tả
- HS đọc toàn bài chính tả “Truyện cổ nước mình ” một lượt. Chú ý phát âm rõ ràng.
H. Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước mình?
- Các em đọc thầm lại toàn bài cần viết, chú ý cách trình bày thơ lục bát, những từ ngữ dễ viết sai (truyện cổ, sâu xa, trắng, rặng dừa.)
- Chúng ta tập viết các từ ngữ dễ viết sai vào bảng con. GV đọc- HS viết. GV đưa bảng mẫu. HS phân tích tiếng khó theo yêu cầu.
H. Đây là bài thơ lục bát, ta cần trình bày như thế nào ? ( ghi tựa vào giữa trang giấy, câu 6 viết lùi vào, cách lề vở 1 ô. Câu 8 viết sát lề vở, chú ý đầu dòng thơ phải viết hoa.)
- HS đọc mẫu lần 2.
- HS gấp SGK lại.
*GV cho HS viết chính tả
- HS viết chính tả,viết theo tốc độ viết quy định.
- HS đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài. HS tự sửa lỗi viết sai.
*Chấm chữa bài
- Các em đổi vở,soát lỗi cho nhau, các em đối chiếu SGK sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
- Em nào không mắc lỗi, sai từ 1- 5 lỗi, dưới 5 lỗi
- GV chấm từ 5 đến 7 bài.
- GV nhận xét chung về bài viết của HS.
c. Luyện tập thực hành :
Bài 2: Điền vào chỗ trống ( chọn câu a hoặc b)
a/ Điền r/d hay gi
- Cho HS đọc yêu cầu BT2 + đọc đoạn văn.
- GV: BT cho một đoạn văn ngắn, nhưng còn để trống một số từ. Nhiệm vụ của các em là phải chọn từ có âm đầu là r/d/ hoặc gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng hợp nghĩa.
- Các em làm bài vào VBT.
- Gv dán 3- 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng , 3-4 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- Kết luận bạn thắng cuộc. Tuyên dương.
H.Tác giả tả cảnh đẹp của làng quê như thế 
nào ? 
b/ Điền ân hay âng
- GV HD HS cách làm.
-Cho các nhóm lên thi đua nhau làm.
- Mỗi nhóm cử 3 em đại diện lên thi đua tiếp sức .
Đọc đoạn thơ hoàn chỉnh. Nhận xét bài làm.
- Gv nhận xét về chính tả/ phát âm. Chốt lại lời giải đúng: chân, dân dâng- vầng, sân, chân.
3.Củng cố, dặn dò:
- Về nhà các em xem trước chính tả nghe – viết: Những hạt thóc giống, chú ý âm l/n, vần en/eng.
- Hai nhóm ( mỗi nhóm 3 HS ) lên thi.
Hs lắng nghe 
HS nhắc lại.
Cả lớp, cá nhân.
Lắng nghe
Trả lời
Đọc thầm
Viết từ khó vào bảng con
Trả lời
HS đọc thuộc 14 dòng 
Gấp SGK
Cá nhân
HS viết bài
Dò bài, tự sửa lỗi
HS sửa lỗi cho bạn
HS giơ tay
- HS đọc yêu cầu BT2 + đọc đoạn văn.
- HS làm bài vào VBT.
-3-4 HS lên bảng thi làm
- Từng em đọc lại đoạn văn sau khi đã điền tiếng có âm đầu r/d/gi 
- Cả lớp và Gv nhận xét từng bạn về chính tả/ phát âm/. GV chốt lại lời giải đúng: gió – gió – gió –diều. 
-HS trả lời. 
 -HS làm bài vào VBT.
 - Mỗi nhóm cử 3 em đại diện lên thi đua tiếp sức .
Tiết 3: TOÁN:
 GIÂY, THẾ KỈ
I.Mục tiêu:
Giúp HS :
- Biết đơn vị giây, thế kỷ. (BT1)
- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỷ và năm.(BT2a,b)
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỷ
II./ Đồ dùng dạy học:
Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây.
Phiếu luyện tập.
III. Hoạt động dạy học: 
Gíáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: 
H. Nêu bảng đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé?
H.1 tấn bằng bao nhiêu tạ, bao nhiêu kg?
H. 2 đơn vị đo khối lượng liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- GV nhận xét.
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
Giới thiệu: Giây, thế kỉ.
b. Tìm hiểu bài:
*Giới thiệu giây.
Cho HS quan sát sự chuyển động của kim đồng hồ và yêu cầu chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ. 
H. Kim giờ đi từ một số nào đó tới số tiếp liền thì hết bao nhiêu giờ?
H. Kim phút đi từ một vạch tới một vạch tiếp liền thì hết bao nhiêu phút?
H. 1 giờ bằng bao nhiêu phút?
- Ghi bảng: 1 giờ= 60 phút
Giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ và nêu: Thời gian kim giây đi từ một vạch tới một vạch tiếp liền là 1 giây.
Thời gian kim giây đi hết một vòng trên mặt đồng hồ thì kim phút đi hết 1 vạch. Tức là 60 giây
Ghi bảng: 1 phút= 60 giây
60 giây bằng mấy phút? 60 phút bằng mấy giờ?
¯ Giới thiệu thế kỉ
Để tính thời gian dài hàng trăm năm người ta dùng đơn vị đo là thế kỉ. 1 thế kỉ bằng 100 năm.
Ghi bảng: 1 thế kỉ= 100 năm.
H.100 năm bằng mấy thế kỉ?
Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I). 
Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II).
Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III).
......
Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế thứ hai mươi (Thê kỉ XX)
H.Năm 1879 ở thế kỉ nào? Vì sao? ( thế kỉ 19 ) 
H.Năm 1945 ỏ thế kỉ nào? Vì sao?( Thế kỉ 20 ) 
H.Năm 2005 ở thế kỉ nào? Vì sao? ( thế kỉ 21 ).
* Lưu ý: Người ta thường dùng chữ số La Mã để ghi tên thế kỉ chẳng hạn “Thế kỉ XX”.
-Yêu cầu HS đọc nội dung vừa ghi trên bảng.
c. Luyện tập: 
Bài 1: 
Yêu cầu đọc đề và nêu yêu cầu của đề .
Hướng dẫn trường hợp: 1 phút 8 giây= ... giây
- Yêu cầu HS cho biết 1 phút bằng bao nhiêu giây sau đó cộng thêm 8 giây (HS tính nhẩm) được kết quả điền vào chỗ trống.
Cho HS tự làm phiếu .
Theo dõi nhận xét, sửa sai.
Bài 2:(a, b )
Đọc đề và nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm 2 để tự làm bài vào vở
Theo dõi nhận xét .
Bài 3:(HSK-G) 
Đọc đề và nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm 2 để tự làm bài vào vở
* Lưu ý HS tính yêu cầu 2 của bài tập này các em lấy năm hiện tại trừ đi năm cho trước (có nghĩa là lấy 2005- 1010).
Theo dõi nhận xét .
Thu vở chấm.
3.Củng cố, dặn dò:
H.1 giờ bằng bao nhiêu phút, 1 thế kỉ bằng bao nhiêu năm?
Trò chơi tiếp sức:
Điền vào chỗ chấm:
3 phút= ... giây
2 phút 12 giây= ... giây
 thế kỉ= ... năm
-Về học bài, chuẩn bị bài mới luyện tập.
HS Nêu 
Trả lời
Trả lời
Nhắc lại
Quan sát
HS Nêu 
HS Nêu 
HS Nêu
Nhắc lại
Quan sát
Nhắc lại
Nêu
Nhắc lại 
Trả lời
Theo dõi
Theo dõi
Theo dõi
Theo dõi
Trả lời 
Trả lời
Trả lời
 HS lắng nghe 
3 em
Đọc đề và nêu
Theo dõi trả lời 
2 em lên bảng, lớp làm phiếu
Đọc đề và nêu
Thảo luận nhóm 2
Tự làm bài
Nêu
Đại diện thi đua
HS lắng nghe.
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP
I/ Đánh giá hoạt động tuần 4 :
Mọi nề nếp đều tốt .
Vệ sinh trường lớp sạch sẽ , đi học đúng giờ .
Thực hiện nghiêm túc mọi phong trào của trường ,lớp đề ra.
II/ Kế hoạch tuần 5:
Thực hiện nghiêm túc mọi kế hoạch của trường , đội đề ra.
Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu kém , bồi dưỡng học sinh giỏi .
Thực hiện tốt phong trao giữ vở sạch viết chữ đẹp .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_pham_thi_minh_huyen_ban_2_cot.doc