Giáo án Khối 4 - Tuần 18 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 18 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tập đọc (T35)

ÔN TẬP- KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

TIẾT 1

I.Mục tiêu :

1. Đọc rành mạch , trôi cháy các bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ đoạn văn đã học ở HKI.

2. Hiểu nội dung của từng đoạn, nội dung của cả bài, Nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

o Học sinh khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ. tốc độ đọc trên 80 tiếng/ phút

 3. Học sinh ý thức được việc đọc hiểu.

II . Đồ dùng dạy học : - Phiếu ghi tên các bài TĐ – HTL

- 4 bảng học nhóm – Ghi sẵn nd lời giải BT2 lên bảng .

III. Hoạt động dạy học .

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 18 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Soạn ngày 18 tháng 12 năm 2009
Đạo đức
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ I .
I.Mục tiêu : 
Hs nhớ lại xem mình đã làm được gì, và sẽ tiếp tục làm gì để thực hiện những điều các em đã được học qua 8 bài ở học kỳ I . 
Thực hành vẽ, viết ,làm bưu thiếp có nội dung phù hợp với các bài đã học .
II.Chuẩn bị : Giấy màu,sáp màu,chì . 
III.Hoạt động dạy học . 
 1. Bài mới : a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động. 
Hoạt động1 :15’ Kể những việc em sẽ làm và sẽ làm tiếp .
Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nd sau : 
Nêu những việc em đã làm và sẽ tiếp tục thực hiện để thể hiện được : 
 + Tính trung thực trong học tập - nhóm 1
 + Vượt khó trong học tập 
 + Mình là người biết bày tỏ ý kiến. nhóm 2 
 +Biết tiết kiệm tiền của .
 + Biết tiết kiệm thời gian. - nhóm 3
 + Lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ .
 + Lòng biết ơn thầy giáo ,cô giáo.- nhóm 4 
 + Yêu lao động. 
Giáo viên nhận xét,khen ngợi những hs ,những nhóm đã có việc làm tốt và sẽ tiếp tục hiện .
Hoạt động 2 : 13’ Thực hành .
GV nêu yêu cầu : Mỗi cặp hãy lựa chọn 1 trong 8 bài đã học ,rồi trao đổi cùng nhau để vẽ 1 bức tranh ,làm 1 bưu thiếp hoặc viết 1 bài thể hiện được những việc làm trên .
Tổ chức cho hs trưng bày , trình bày . 
Gv cùng lớp nhận xét, bình chọn những cặp có bài ,sp đẹp và lời thuyết minh hay 
Nhóm trưởng điều khiển từng thành viên của nhóm mình tự trình bày trước nhóm – Thư kí ghi chép nhanh ý kiến thống nhất của nhóm mình ra giấy 
Đại diện các nhóm trình bày KQ thảo luận .
Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung. 
Trao đổi theo cặp ,thực hiện yêu cầu .
Trưng bày sản phẩm và trình bày ý tưởng của mình .
IV. Củng cố dặn dò: 2’ 
- Nội dung ghi nhớ qua các bài đã học .
 - Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------------
Tập đọc (T35)
ÔN TẬP- KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TIẾT 1
I.Mục tiêu : 
Đọc rành mạch , trôi cháy các bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ đoạn văn đã học ở HKI.
Hiểu nội dung của từng đoạn, nội dung của cả bài, Nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
Học sinh khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ. tốc độ đọc trên 80 tiếng/ phút
 3. Học sinh ý thức được việc đọc hiểu.
II . Đồ dùng dạy học : - Phiếu ghi tên các bài TĐ – HTL 
4 bảng học nhóm – Ghi sẵn nd lời giải BT2 lên bảng .
III. Hoạt động dạy học .
 1. Bài mới a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động .
Hoạt động 1 : (8’) Kiểm tra TĐ và HTL (kiểm tra 6 học sinh )
(Nội dung và cách thức kiểm tra, cách đánh giá đã soạn ở giấy )
Hoạt động 2 : (12’) lập bảng tổng kết các bài TD là truyện kể thuộc chủ đề :” Có chí thì nên” và tiếng sáo diều”
Hướng dẫn ; Chỉ ghi lại các điều cần ghi nhớ về các bài TD là truyện kể . 
Chia lớp thành 4 nhóm ,phát bảng học nhóm cho từng nhóm .
Giáo viên cùng lớp nhận xét theo các yêu cầu nội dung ghi ở từng cột có chính xác không? Lời trình bày có rõ ràng không ? 
Gv hệ thống lại các nd (lời giải chép sắn trên bảng 
Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm trao đổi tìm ra các bài TĐ là truyện kể sau đó giao cho mỗi bạn trong nhóm đọc 1 bài và thực hiện yêu cầu về bài đó . 
Đại diện các nhóm trình bày KQ . 
- Học sinh làm bài vào VBT .
IV. Củng cố - dặn dò: 2’ 
- Chốt nd chính của các bài TĐ ở 2 chủ đề vừa ôn tập 
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------------------
Toán -tiết 86
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I,Mục tiêu : Giúp hs .
Biết dấu hiệu chia hết cho 9 .
Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản
Bài tập: bài 1, 2.
Giáo dục tính cẩn thận và chịu khó của học sinh
II.Hoạt động dạy học
1.Bài cũ :(5’)
Gv ghi bảng các số : 212; 2650 ; 375; 680; 1028
1 học sinh nêu các số chia hết cho 2 và 5
2. Bài mới : a. Giới thiệu bài .
b. Các hoạt động .
Hoạt động 1 : (12’) hướng dẫn hs phát hiện chia hết cho 9 .
GV ghi thành 2 cột .vd :
27 : 9 = 3 28 : 9 = 3 dư 1
54 : 9 = 6 67 : 9 = 7 dư 4
. 
Yêu cầu hs chú ý các phép tính ,đặc biệt là các số bị chia (ở cột chia hết ) 
? Tính tổng của các chữ số trong mỗi số bị chia xem tổng là mấy .
+ Gv nhận xét ,chốt lại dấu hiệu chia hết cho 9 và viết tiếp khoảng 5 – 6 số yêu cầu hs tìm xem ,trong các số đó số nào chia hết cho 9 .
Tiếp tục yêu cầu hs chú ý đến các phép tính không chia hết cho 9 ( Các bước tiếp theo tương tự trên )
Hoạt động 2 : Luyện tập . 
Bài 1 : (6’) Hướng dẫn mẫu 1 số 
Vd: số 99 có tổng các chữ số là : 9 + 9 =18 , số 18 chia hết chia hết cho 9 , vậy ta chọn số 99 . 
Bài tập 2 : (5’) Gv nhấn mạnh rõ yêu cầu của bài tập .
Gọi 1 hs (K- G) làm mẫu 1 số .
Giúp hs thống nhất KQ .
hs nêu vd về các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9 . 
hs đọc lại các phép tính ở cột chia hết .
học sinh tính miệng 
vd : 27 (2 + 7 =9 ); 54 : (5 + 4 = 9)
- Hs nêu nhận xét về các số chia hết cho 9 
- 2 hs đọc kết luận (SGK) 
- Hs viết vào bảng con các số chia hết cho 9 
1 hs đọc yêu cầu BT 
Học sinh làm ,miệng .
Viết các số vào bảng con .
1 số em nêu cách làm 
1 hs đọc yêu cầu BT 
1 hs làm mẫu 1 số 
Học sinh tự làm các số còn lại . 
III.Củng cố - dặn dò: 2’
Chốt nội dung bài : học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9 
- Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------------------
Khoa học: tiết 35
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY .
I.Mục tiêu : 
Làm TN để chứng tỏ: . 
 + Càng có nhiều không khí càng có nhiều ôxy để duy trì sự cháy được lâu hơn .
 + Muốn sự cháy diễn ra liên tục ,không khi phải được lưu thông . 
Nếu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy : Thổi bếp lữa cho lữa cháy to hơn, dập tắt lữa khi có hoả hoạn,...
Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường không khí
II.Đồ dùng dạy học. 
 GV chuẩn bị cho 4 nhóm ,mối nhóm (Bộ ĐDDH )
 + 2 lọ thủy tinh 2 cây nến . 
 + 1 lọ thủy tinh không đáy ,nến ,đế kê. 
III.Hoạt động dạy học
Bài mới
Giới thiệu bài mới . 
Các hoạt động . 
Hoạt động 1 : (12’) Làm thí nghiệm
CTH : Chia nhóm ,phát đồ dùng làm TN cho từng nhóm . Yêu cầu các nhóm đọc mục “ Thực hành “(Trang 70- SGK) để biết cách làm thí nghiệm .
Giúp đỡ các nhóm làm đúng thí nghiệm ,gợi ý thêm để hs nhận xét đúng hiện tượng xẩy ra (theo mẫu sau )
Kích thước lọ thủy tinh .
1. Lọ thủy tinh to.
2. Lọ thủy tinh nhỏ 
Thời gian cháy 
Giải thích . 
Các nhóm làm TN : Quan sát sự cháy các ngọn nến . 
Thư ký ghi lại các ý kiến nhận xét và ý kiến giải thích về KQ thì.làm theo mẫu 
Đại diện các nhóm trình bày KQ làm việc 
GV nhận xét ,giúp hs rút ra kết luận và ứng dụng thêm về vai trò của khí nitơ . 
Hoạt động 2 : 10’- Tìm hiểu cách duy trì sự cháy diễn ra liên tục ,không khí phải được lưu thông . 
CTH : GV phát hiện thêm để đến cho các nhóm ,hướng dẫn các nhóm làm theo TN theo mục” Thực hành” – Trang 70.
Từ kết quả TN trên (HĐ1) làm tiếp thí nghiệm ở mục 2 và giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thủy tinh không có đáy được kê lên để không kín . 
GV nhận xét kết luận . 
Để duy trì sự cháy ,cần cung cấp không khí .
* Liên hệ thực tế : Nấu bếp củi ,kinh ghiệm nhóm bếp ,đun bếp ,dập tắt ngọn lửa.
 - Tiếp tục làm TN theo sự hướng dẫn của GV và tham khảo thêm ở SGK . 
Quan sát ngọn nến ,thảo luận giải thích hiện tượng xảy ra .
Đại diện các nhóm trình bày KQ .
Hs liên hệ thực tế .
IV.Củng cố - dặn dò: 2’
- Chốt nội dung bài :- - Đọc mục :”Bạn cần biết” 
- Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2009
 Soạn ngày 19 tháng 12 năm 2009
Chính tả (T18)
ÔN TẬP -KIỂM TRA
TIẾT 2
I.Mục tiêu : 
 1.Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ- HTL (yêu cầu như tiết 1 )
 2. Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT1), bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước.(BT3) . 
II. Đồ dùng dh : - Phiếu ghi tên các bài TĐ – HTL .
4 bảng học nhóm ghi nội dung bài tập 3 . 
III. Hoạt động dạy học . 
 1. Bài mới a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động . 
 Hoạt động 1 : (15’) Tiếp tục kiểm tra TĐ- HTL (thực hiện như tiết 1 ) 
Hoạt động 2 : (10’) Bài tập 1 : 
GV nêu yêu cầu BT .
Gv cùng lớp nhận xét, sửa chữa nhanh những câu hs đặt sai .
Hoạt động 3 : (9’) Bài tập 2 : 
Nhắc hs : xem lại bài tập đọc “ Cò chí thì nên” nhớ lại các câu tục ngữ ,TN đã học.
-Gv phát bảng học nhóm cho từng nhóm 
Gv cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Hs trao đổi theo cặp ,suy nghĩ ,đặt câu .
Học sinh nối tiếp nhau đọc câu em đặt .
1 học sinh đọc yêu cầu BT .
Học sinh lắng nghe .
Các nhóm đọc lại các tình huống , thảo luận để tìm những câu TN – TN thích hợp để khuyến khích khuyên bạn . 
Học sinh (đại diện các nhóm trình bày KQ 
IV.Củng cố - dặn dò: 2’
- Chốt nội dung bài :- ND cần ghi nhớ về nhân vật trong văn KC .
 - ND các câu TN, thành ngữ
- Nhận xét tiết học	
 ---------------------------------------------------------------------------
Toán: tiết 87
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 .
 I. Mục tiêu : Giúp học sinh
 - Biết dấu hiệu chia hết cho 3 
 Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản
Bài tập: bài 1, 2.(học sinh yếu giảm bài 2)
Giáo dục tính cẩn thận và chịu khó của học sinh
 II. Hoạt động dạy học . 
 1. Bài cũ :(5’) 
-Nêu “ Dấu hiệu chia hết cho 9”
- Nêu những số nào chia hết cho 9 trong các số sau : 1782 ; 81 ; 5572 .
 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài . 
 b. Các hoạt động . 
 Hoạt động 1 : (10’) hướng dẫn hs tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3 : 
GV ghi bảng thành 2 cột như SGK .
Yêu cầu hs chú ý SBC của cột chia hết cho 3 (gợi ý hs tính nhẩm tổng của các chữ số ở cột số bị chia . ) 
Gv ghi bảng : 
Số 27 có : 2 + 7= 9 (9 chia hết cho 3) 
Số 15 có : 1 + 5 = 6 ( 6 chia hết cho 3 ) 
Gv khái quát thành “dấu hiệu chia hết cho 3” 
Tiếp tục cho hs chú ý tới SBC của cột không chia hết cho 3 (theo các bước trên 
Hoạt động 2 : (20’) Luyện tập 
Bài tập1 : (5’) 
Gv cùng hs làm 1 số : 312 
Gv nhận xét ,chữa bài .
Bài tập 2 : (5’) (theo các bước như trên) 
 - Gv nhận xét, chữa bài
1 học sinh 
1 học sinh nhìn bảng 
Hs nêu các phép tính chia hết cho 3 và cácm phép tính không chia hết chia 3 .
Học sinh quan sát nêu nhận xét . 
Hs nhẩm miệng 1 vài số khác chia hết cho 3 ,sau đó đi đế ... g là Lê Quát , người tỉnh Thanh Hoá , sống vào giữa thế kỷ 14 , liền ba đời vua nhà Trần , nổi tiếng học giỏi và đức độ .
Cha ông mất sớm , nhà nghèo , phải cùng mẹ dựng lều ở chợ để sống bằng công việc quét chợ . Tuy vậy , ông vẫn quyết chí học và thi đỗ Thái học sinh .
Ông là học trò của cụ Chu Văn An - Một thầy học nổi tiếng dạy giỏi và nghiêm khắc . Có lần , ông phạm lỗi bài vở bị thầy quở rất nặng mà không có lòng oán trách . 
Thấy vậy , bạn cùng học hỏi : “ Thầy mắng thế mà anh chịu được ư ?”. Ông trả lời : “Thầy đã dạy bảo mà còn làm sai , đấy là lỗi tại mình , cớ sao lại dám trách thầy ?” . 
Cảm mến tài đức của ông , mọi người thân mật gọi ông là Trạng Quét – Coi ông như là ông Trạng thật .
Chú giải : Thái học sinh : người đỗ cao thời Trần , tương đương tiến sĩ .
 Trạng : Tức là trạng nguyên – người đỗ đầu khoa thi ở bậc cao dưới chế độ phong kiến .
 Đọc thầm bài : Ông Trạng Quét , khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng . 
Câu 1 : Lê Quát là người của tỉnh nào ?
Hà Tĩnh .
Thanh Hoá .
Nghệ An .
 Câu 2: Hoàn cảnh gia đình của Lê Quát : 
Nghèo khổ , mồi côi bố , ở với mẹ ở chợ . 
 Nghèo khổ , ở với bố và mẹ ở chợ .
Giàu sang , làm người buôn bán ở chợ .
 Câu 3 : Ông là một học trò nổi tiếng : 
Học giỏi, đức độ 
Học giỏi, nhưng thường hay phạm lỗi bài vở . 
Lười học , ham chơi . 
Câu 4: Lê Quát là học trò của : 
Chu Văn An .
Trần Quang Diệu .
Nguyễn Bỉnh Khiêm .
Câu 5 : “ Cha ông mất sớm , nhà nghèo , phải cùng mẹ dựng lều ở chợ để sống bằng công việc quét chợ” . Từ “quét” là : 
Động từ . 
Tính từ .
Danh từ .
 Câu 6 : Câu : “Thầy mắng thế mà anh chịu được ư ?”
Dùng để yêu cầu , đề nghị .
Dùng thay lời chào .
Dùng để hỏi .
 Câu 7 : Trong câu : “Ông là học trò của cụ Chu Văn An – một thầy học nổi tiếng dạy giỏi và nghiêm khắc.” Bộ phận nào là chủ ngữ :
Ông là học trò của cụ Chu Văn An .
Ông .
Ông là học trò .
B. Cách đánh giá và cho điểm .
 Câu 1 : B (0,5 điểm)
 Câu 2 : A( 0,5 điểm)
 Câu 3 : A ( 0,5 điểm )
 Câu 4 : A ( 0,5 điểm )
 Câu 5 : A (1 điểm)
 Câu 6 : C (1 điểm )
 Câu 7 : B ( 1điểm) 
---------------------------------------------------------
Toán (T89)
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản
Bài tập: bài 1, 2, 3.
II.Hoạt động dạy học :
1.Bài mới : a. Giới thiệu bài .
 b. Các hoạt động . 
Hoạt động 1 : Bài 1 : 
Cho hs nhắc lại các dấu hiệu chia hét cho 2,3,5,9 .
GV cùng lớp nhận xét ,chữa bài .
Hoạt động 2 : Bài 2 
- Cho hs làm bài vào vở ,sau đó yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo nhau .
Gv cùng lớp thống nhất kết quả .
Hoạt động 3 : Bài 3 : 
- GV nêu bài tập.
- Gv cùng lớp nhận xét, chữa bài . 
- 1 hs đọc yêu cầu BT . 
- 1 hs nhắc lại ghi nhớ . 
- Hs làm bài vào bảng con.
- 1 số HS lên bảng làm 
1 hs đọc yêu cầu BT.
Hs làm bài vào vở ,sau đó đổi vở kiểm tra chéo nhau .
Hs làm bài vào bảng con . 
1 số hs lên bảng làm . 
1 hs đọc yêu cầu bài tập . 
IV. Củng cố - dặn dò: 2’
Chốt nd bài 
Nhận xét tiết học
-----------------------------------------------------------------
Lịch sử :tiết 18
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
A/ Mục tiêu:
- Kiểm tra kết quả học tập của học sinh:
	+ Nguyên nhân khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Nhà Lý dời đô; hoàn cảnh để Nhà Trần được thành lập và Hội nghị tại điện Diên Hồng.
	+ Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng; Công lao của Đinh Bộ Lĩnh với buổi đầu độc lập của đất nước.
	+ Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.
B/ Đề ra 
I/ Phần trắc nghiệm 
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất :
 Câu 1. Nguyên nhân Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa là : 
 A.Thi Sách(chồng bà Trưng Trắc) bị tô Định bắt và giết hại .
 B. Do lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của Hai Bà trưng
 C. Cả hai ý trên
 Câu 2. Đến thành cũ Đại La ,vua Lý Thái Tổ thấy đây là :
 A) Vùng đất trung tâm đất nước ,đất rộng lại màu mỡ , muôn vật phong phú ,tốt tươi .
 B) Vùng đất chật hẹp , ngập lụt .
 C) Vùng núi non hiểm trở .
 Câu 3 : Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
A. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Thủ Độ .
B. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Quốc Toản .
C. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Quốc Tuấn .
D. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh .
 Câu 4 :Trả lời câu hỏi của vua Trần : “Nên đánh hay nên hoà?” , Tiếng hô đồng thanh “Đánh” là của : 
Trần Thủ Độ .
Trần Hưng Đạo .
Các bô lão ở Điện Diên Hồng .
II/ Phần tự luận
 Câu 1 : Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng ?
 Câu 2 : Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước? 
C/ Đáp án và hướng dẫn chấm
I/ Trắc nghiệm : ( 4 điểm )
 Đánh dấu đúng mỗi câu được 1 điểm .
 Câu 1 : b Câu 2 : a Câu 3 : d 
 Câu 4 : c 
II/ Phần tự luận ( 6 điểm )
 Câu 1 : ( 3 điểm ) 
 Kết quả của chiến thắng Bạch Đằng : 
 Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kỳ hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc .
 Câu 2 : (3 điểm)
 Sau khi Ngô Quyền mất , đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực phong kiến gây nên . Đinh Bộ Lĩnh đã đứng lên tập hợp nhân dân liên kết với 1 số sứ quân rồi đem quân đi đánh dẹp loạn các sứ quân khác . Được nhân dân ủng hộ nên đánh đâu thắng đó và đã thống nhất được đất nước sau hơn hai mươi năm loạn lạc .
--------------------------------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
 Soạn ngày 22 tháng 12 năm 2009
Luyện từ và câu. Tiết: 36.
KIỂM TRA VIẾT
TIẾT 8
 I. Mục tiêu: Kiểm tra về kết quả học tập của học sinh:
 1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài “Chú Chín”.
 2.Học sinh làm được một bài văn tả “chiếc áo em thường mặc đến lớp”trong thời gian 35 phút .
 - Giáo dục học sinh yêu quý đồ vật gần gũi . 
II. Đề bài
 1. Chính tả : (5 điểm )
a. GV đọc cho học sinh nghe viết bài chính tả : “ Chú Chín” trong khoảng thời gian từ 15 phút . Chú Chín .
 Chú Chín không xuống thuyền mà đi dọc bờ sông .
 Miền Trung đất nghèo có những chiều đông đẹp lạ . Khí trời trong xanh như mùa thu , nắng toả vàng mật ong mới rót , gió chỉ đủ lạnh để giục trẻ em chạy nhảy chung quanh bầy trâu  Chú Chín bước chầm chậm nhìn quanh . Mảnh mặt trời bẻ đôi đọc trên núi nhả một luồng lửa cháy rừng rực qua sông , xoay theo chú như một ánh mắt cười lấp láy  
 ( Phan Từ )
 b. Cách đánh giá :
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng trình bày sạch đẹp (5 điểm) 
 - Mỗi lỗi chính tả về từ trừ : 0,5 điểm .
 - Mỗi lỗi chính tả về dấu thanh trừ : 0,25 điểm .
 - Chữ viết không rõ ràng sai về độ cao , khảng cách , kiểu chữ , hoặc trình bày bẩn ?...trừ 1 điểm toàn bài .
---------------------------------------------------
Toán. Tiết: 90.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
( thời gian 45 phút )
A. Mục tiêu:
- Kiểm tra kết quả học tập của học sinh:
	+ Đọc viết các số tự nhiên; tính trung bình cộng của ba số
	+ Cộng, trừ các số tự nhiên đến sáu chữ số có nhớ; nhân với số có ba chữ số, chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số
	+ Chuyển đổi số có đơn vị đo độ dài
	+ Nhận biết góc nhọn có trong tam giác
	+ Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5
	+ Giải bài toán có đến hai bước tính trong đó bài toán có dạng: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
B.Đề bài:
 I.Phần trắc nghiệm
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng .
 1. Số gồm 6 trăm ,7 chục và 2 đơn vị được viết là :
 A. 6720 B. 672 C. 6702
 2. Trung bình cộng của 3 số : 13 ; 15 ; 17 là :
 A. 13 B. 17 C. 15
 3. Trong các số 2010 ; 606 ; 1930 số chia hết cho cả 2 và 5 là :
 A. 2010 B. 606 C. 1935
 4. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 3m5dm = ..dm là :
 A. 350 B. 35 C.305. 
5. Trong hình bên có : B 
 A. 3 góc nhọn M 
 B. 4 góc nhọn 
 C. 2 góc nhọn 
 A C 
II. Phần tự luận
 1. Đặt tính rồi tính :
 a. 572863 + 280192 c. 315 x 267 
 b. 728035 – 49382 d. 23520 : 56
2. Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 48 tuổi . Bố hơn con 30 tuổi . Hỏi bố bao nhiêu tuổi , con bao nhiêu tuổi ?
C. Đáp án- hướng dẫn chấm
 I.Phần trắc nghiệm: Câu 1, 2, 3, 4 mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 5 đúng được 1điểm
 1: A ; 2: B ; 3: A ; 4 : C ; 5 : A ; 
 II. Phần tự luận: Mỗi câu đúng 1 điểm . 
 a) + 
 853055
b) - 
 234213
x 
 2205 
 1890
 630 .
 84105 
c) 23520 56
 224 420
 112
 112
 00
 2 . - Tóm tắt đúng được 0,5 điểm .
 - Mỗi lời giải đúng được 0,25 điểm .
 - Mỗi phép tính đúng được 1 điểm . 
Tóm tắt
 ? tuổi
 Tuổi bố : 
 48 tuổi 
 Tuổi con : 30 tuổi 
 ? tuổi 
Giải 
Tuổi bố là :
( 48 + 30): 2 =39 (tuổi )
Tuổi con là :
39 – 30 = 9 ( tuổi )
 Đáp số : Tuổi bố : 39 tuổi
 Tuổi con : 9 tuổi
 -------------------------------------------------------------------
Địa lí Tiết: 18
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
A. Mục tiêu
 - Kiểm tra kết quả học tập của học sinh:
	+ Bảng làng và hoạt động sản xuất chính của ở Hoàng Liên Sơn
	+ Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
	+ Đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ
+ Kể tên các cây trồng, vật nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Địa hình và dân cư ở Đồng bằng Bắc Bộ
B. Đề bài
I. Phần trắc nghiệm :
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý trả lời đúng .
Câu 1: Vì sao người dân miền núi thường làm nhà sàn để ở?
A. Nhà sàn rất đẹp.
B. Theo phong tục, tập quán. 
C. Tránh ẩm thấp và thú dữ.
Câu 2: Đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung:
Khá đông .
Đông đúc nhất nước ta. 
Thưa thớt.
Câu 3: Nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn là:
A. Nghề nông.
B. Nghề thủ công
C. Khai thác khoáng sản
II . Phần tự luận
Câu 1: Nêu đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ. Ở đây người ta đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?
Câu 2: Kể tên các cây trồng , vật nuôi chính ở Tây Nguyên.?
Câu 3: Đồng bằng Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp lên?
C. Cách đánh giá 
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1 : (1 điểm ) Khoanh vào chữ C 
Câu 2 : (1điểm) Khoanh vào: B 
Câu 3 :(1 điểm)Khoanh vào : A
Phần tự luận (7 điểm)
Câu1: (3 điểm) Trung du Bắc Bộ là vùng đồi có các đỉnh tròn, sườn thoải. Đất trống, đồi trọc đang được phủ xanh bằng việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm (keo, trẩu, sở...) và trồng cây ăn quả ( mận, táo, đào).
Câu 2: (2 điểm) Các cây trồng, vật nuôi có nhiều ở Tây Nguyên : 
Cây trồng : cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, bông,  
Vật nuôi : trâu, bò, heo, gà, 
Câu 3: (2 điểm) Đồng bằng Bắc Bộ do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp lên.
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_18_ban_dep_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc