Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn

ĐẠO ĐỨC: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (T1)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh :

 1.Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

 2. Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.

 3. Biết tôn trọng ý kiến của người khác.

II. Đồ dùng dạy học:

 HS: - Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa đỏ, xanh, trắng .

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 43 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 2009
Đạo đức: Biết bày tỏ ý kiến (T1)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
 1.Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 2. Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
 3. Biết tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Đồ dùng dạy học: 
 HS: 	- Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa đỏ, xanh, trắng .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
? Khi gặp khó khăn trong học tập em sẽ làm gì ?
? Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?
+ Nhận xét, đánh giá.
B. Dạy học bài mới: 
*Giới thiệu bài (1’)
*HĐ1: Xử lí tình huống (10’)
MT: Giúp học sinh biết xử lí tình huống, biết bày tỏ ý kiến của mình.
+ YC HS làm việc theo nhóm
+ Yêu cầu các nhóm đọc 4 tình huống SGK 
+ GV giao nhiệm vụ cho các nhóm .
+ Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
+ Hướng dẫn các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
+ GV nhận xét, KL: Những việc diễn ra xung quanh môi trường các em sống, chỗ các em sinh hoạt, hoạt động vui chơi học tập, các em có quyền nêu ý kiến thẳng thắn, chia sẻ mong muốn của mình
*HĐ2: Thảo luận nhóm đôiBT(10’)
MT: Giúp học sinh biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai.
+ Gọi HS nêu YC cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi BT1.
+ Gọi đại diện các nhóm trình bày
+ Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá. 
+ Nhận xét " Kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng ,vì bạn biết bày tỏ mong muốn ,nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Khánh và bạn Hồng là không đúng.
*HĐ3: Bày tỏ ý kiến BT3 (10’)
+ GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp 
+ GV phổ biếncho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu.
- Màu đỏ : Tán thành 
- Màu xanh: Không tán thành.
- Màu trắng :Phân vân, lưỡng lự.
+ GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2.
+Với những câu có HS trả lời sai hoặc phân vân ,lưỡng lự. YC HS trả lời ,giải thích lại cho cả lớp cùng nghe tại sao lại chọn đáp án đó .
+Với những câu HS trả lời đúng hết YC HS giải thích lí do.
+GV nhận xét, kết luận câu trả lời đúng, sai 
+ 2 HS trả lời
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Chia nhóm
+ Nhận nhiệm vụ
- Nhóm1+2: Tình huống 1
- Nhóm3+4: Tình huống 2
- Nhóm5+6: Tình huống 3
- Nhóm7+8: Tình huống 4
+ Các nhóm tiến hành thảo luận.
+ Đại diện các nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
+ 1 HS nêu YC cầu bài tập .
+ HS làm việc theo nhóm đôi BT1.
+ Đại diện các nhóm trình bày KQ thảo luận .
+ Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
+Lắng nghe, nắm luật chơi.
+HS biểu lộ theo cách đã quy ước.
+1 số HS giải thích.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- Các ý kiến a,b,c,d là đúng .
- ý kiến đ là sai.
* GV tiểu kết: Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về việc có liên quan đến mình, nhưng cũng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Không phải mọi ý kiến của trẻ đều được đồng ý nếu không phù hợp.
 Rút ra ghi nhớ SGK
*Liên hệ thực tế(3’) :Các HS lần lượt liên hệ thực tế bản thân những việc cần bày tỏ ý kiến khi ở trường, khi ở nhà.
C. Củng cố dặn dò(1’): 	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập đọc: Những hạt thóc giống
 (Truyện dân gian Khmer)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
 1.Đọc đúng các tiếng từ khó ,dễ lẫn: gieo trồng, chăm sóc, sững sờ, luộc kĩ, dõng dạc.
 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ,nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả gợi cảm. Biết đọc với giọng kể chậm rãi,phân biệt được lời của các nhân vật với người kể chuyện.
 2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài: bệ hạ, dõng dạc, hiền minh, sững sờ.
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (4’)
+ Gọi 2 HS đọc thuộc bài “Tre Việt Nam” và nêu ND của bài.
+ Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới
*Giới thiệu bài (1’)
*HĐ1: Luyện đọc (12’)
+YC HS tự chia đoạn.
+Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
+ Giáo viên sửa lỗi phát âm, ngắt giọng nếu có cho từng HS.
+ Gọi HS đọc phần chú giải.
+ Theo dõi, hướng dẫn HS biết ngắt, nghỉ hơi dài sau dấu ba chấm trong câu; Biết nghỉ hơi đúng chỗ, biết đọc liền mạch một số cụm từ trong câu sau:
Vua ra lệnh...gieo trồng/và giao hẹn...nhất/sẽ được ...thóc nộp/sẽ bị trừng phạt/
+ Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài, giọng chậm rãi ,nhấn giọng ở 1 số từ ngữ : nối ngôi, giao hẹn ,trừng phạt, nô nức,ôn tồn.
*HĐ2: Tìm hiểu bài (12’)
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
? Vua chọn người ntn để nối ngôi?
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
? Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực?
? Theo em hạt giống có nảy mầm được không ? Vì sao?
? Vậy đoạn 1 cho em biết điều gì?
ý1: Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
+ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
? Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì ?KQ ra sao?
? Đến kì nộp thóc cho vua chuyện gì đã xảy ra?
? Hành động của cậu bé Chôm có gì khác với mọi người ?
+ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3
? Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói?
+ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4.
? Nhà vua đã nói như thế nào?
?Vua khen cậu bé Chôm những gì ?
? Cậu bé Chôm được hưởng những gì từ tính thật thà,dũng cảm của mình?
? Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý?
? Đoạn 2,3,4 nói lên điều gì?
*Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
+Gọi 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài .
+ Nhắc nhở, hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc của bài.
+ Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn, có thể chọn đoạn sau:
“Chôm lo lắng ... thóc giống của ta”
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
+ Tổ chức cho HS đọc toàn bài
+ Nhận xét và cho điểm HS.
+ Yêu cầu HS tìm nội dung chính của bài.
+ Nhận xét, bổ sung ghi nội dung lên bảng.
Nội dung: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
+2 HS đọc bài.
+Lớp theo dõi ,nhận xét.
+HS đọc thầm, tự chia đoạn.
+ 4 HS nối tiếp nhau đọc bài theo từng đoạn (3 lượt).
Đoạn 1: Từ đầu trừng phạt.
Đoạn 2: Tiếp...nảy mần được.
Đoạn3: Tiếp ... của ta.
Đoạn 4: Còn lại .
-1HS đọc chú giải, lớp đọc thầm.
+ 2 HS đọc câu dài .
+Lớp theo dõi ,nhận xét.
+ HS luyện đọc theo cặp
+ 1 HS đọc cả bài.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
-Chọn người trung thực để nối ngôi.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
+ Trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi.
- Phát cho mỗi người một thúng thóc đã luộc kĩ về gieo trồng và giao hẹn ai thu được nhiều thóc nhất sẽ truyền ngôi  ai không có thóc sẽ bị phạt.
- Không. Vì thóc đó đã bị luộc kĩ.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
+ Thảo luận, trao đổi trả lời câu hỏi theo cặp.
- Chôm gieo trồng,em dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm.
- Mọi người nô nức chở thóc về kinh nộp.Chôm không có thóc em rất lo lắng.
- Mọi người không dám trái lệnh vua ,sợ bị trừng trị . Còn Chôm dũng cảm dám nói lên sự thật,dù em có thể bị trừng trị .
+ 1 HS đọc to ; Lớp đọc thầm
-Sững sờ ,ngạc nhiên vì lời thú tội của Chôm . Mọi người lo lắng vì Chôm có thể bị trừng phạt. 
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
-Vua nói cho mọi người biết rằng thóc giống đã bị luộc kĩ thì làm sao mà nảy mầm được . Mọi người có thóc nộp không phải là thóc vua ban .
-Khen Chôm trung thực,dũng cảm .
-Cậu được vua truyền ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh.
-1 số HS nối tiếp nhau trả lời theo ý hiểu .
ý2: Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật
+ 4 HS đọc nối tiếp.
+ Lớp theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp.
+ Tìm và phát hiện ra những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc đoạn này.
+ Lớp theo dõi,nhận xét,bổ sung.
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ 4-5 HS tham gia thi đọc.
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
+ 1+2 HS đọc toàn bài.
+ 1 số HS nêu ý kiến.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
C. Củng cố dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán(t 21): Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố biết số ngày của từng tháng trong 1 năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngàyvà năm thường không nhuận có 365 ngày.
- Củng cố mối quan hệ giưac các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV: Bảng phụ viết sẵn BT 1,2,3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (3’)
+ Gọi HS lên bảng chữa BT2 SGK
+ Nhận xét, đánh giá.
B. Dạy học bài mới: 
* Giới thiệu bài (1’)
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập (20’)
+Gọi HS nêu YC các bài tập.
+ Giao nhiệm vụ cho học sinh.
+YC HS tự làm vào vở .
+GV có thể trực tiếp làm việc với 1 số HS lúng túng.
+Chấm 1 số bài.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài (10’).
Bài1: 
+YC 1 HS lên bảng làm bài tập .
+Hướng dẫn HS nhận xét cách làm đúng.
+GV YC HS nêu lại những tháng nào có 30 ngày.những thánh nào có 31 ngày..Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
+GV giới thiệu : những năm tháng2 có 28 ngày gọi là năm thường.Một năm thường có 365 ngày.Những năm tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận.Một năm nhuận có 366 ngày
Bài 2 
+Gọi 3 HS lên bảng chữa bài và giải thích cách làm. .
+Hướng dẫn HS nhận xét.kết luận cách làm đúng.
+GV củng cố lại mối quan hệ giữa ngày và giờ,giữa giờ và phút cho HS .
Bài 3+4:
+Gọi 1 số HS nêu miệng cách làm và kết quả bài làm của mình.
+GV có thể hỏi để củng cố bài:
-Nêu cách tình Năm từ khi vua Quang Trung đại phá quân Thanhđến nay?
?Muốn biết bạn nào chạy nhanh hơn ta phải làm gì?(BT4)
Bài 5:
+GV YC HS quan sát đồng hồvà đọc giờ trên đồng hồ
+GC củng cố về cách xem đồng hồ và củng cố về đổi đơn vị đo khối lượng.
+ 2 HS lên bảng làm
+ Lớp nhận xét,bổ sung.
+HS lần lượt nêu YC các bài tập .
+HS tự làm vào vở .
+1 HS lên bảng làm.
+Lớp đổi vở để kiểm tra KQ lẫn nhau
+Thống nhất KQ đúng .
-Những tháng có 30 ngày là:tháng 4,6,9,11
-Những tháng có 31 ngày là:tháng 1,3,5,7,8,10,12.
-Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
+ 3 HS lên bảng chữa bài và giải thích cách làm. .
+Lớp nhận xét bổ sung .
+Thống nhất KQ đúng .
-3 ngày =72 giờ
-giờ=30 phút
3giờ 10 phút=190 phút
+ 1 số HS nêu miệng cách làm và kết quả bài làm của mình.
+Lớp đổi vở để kiểm tra KQ lẫn nhau
+Thống nhất KQ đúng .
-Lấy năm hiện nay trừ đi năm vua Quang Trung đại phá quân Thanh
 2007-178+=218(năm)
-Đổi thời gian của 2 bạn chạy ra đơn vị giây rồi so sánh.
phút =15 giây ;phút=12 giây.
Vậy 12giây<15 giây .Nên Bình chạy nhanh hơn Nam.
+HS quan sát đồng hồ và trả lời.
a,8 giờ 40 phút vậy ta khoanh vào B
b,5 kg 8 g=5 008g,vậy ta khoanh vào C.
C. Củng cố dặn dò: 	- N ... chọn viết cho ai? Viết thư với mục đích gì?
*Hoạt động 2: Viết thư (20’)
+GV YC HS tự làm bài vào giấy.
+Trong khi HS làm bài, GV đi quan sát, có thể giúp đỡ HS yếu.
+ GV thu bài về nhà chấm.
+ 2 HS trả lời
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
 +2 HS đọc - Lớp đọc thầm .
+HS tự chọn đề.
+5-7 HS trả lời.
+HS tự làm bài vào giấy.
C. Củng cố dặn dò: (5’)
 - Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyện toán: Tuần 5
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
- Củng cố cách tính TBC của nhiều số .
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 	
*Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
T: Tổ chức cho HS thực hành làm bài tập vào vở.
Bài 1: Điền dấu ,= vào chỗ chấm
1giờ24 phút...........84 phút 4 giây 3 ngày.............70 giờ 56 phút
4 phút 21 giấy...........241 giây 5 tuần ..............34 ngày 24 giờ
113 năm..................1 thế kỉ 30 năm 480 giây...................8 phút
Bài 2: Tìm số TBC của các số sau:
a, 21 và 71
b, 34, 91, 64
c, 456, 620, 148, và 372
Bài 3: TBC của 2 số là 456, biết số lớn bằng 584. Tìm số kia.
Bài 4: Đội 1 và đội 2 thu hoạch được 1456 tạ cà phê. Đội 3 và đội 4 thu hoạch được 1672 tạ cà phê. Hỏi TB mỗi đội thu hoạch được bao nhiêu tạ cà phê.
*Hoạt động 2: Chấm, chữa bài
+ Thu vở để chấm.
+ Nhận xét, sửa những lỗi sai mà HS mắc phải.
III. Củng cố dặn dò: 	
 - Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 26 tháng 9 năm 2008
Toán(t 15): Biểu đồ
 (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Bước đầu nhận biết về biểu đồ hình cột.
- Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ hình cột.
- Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ hình cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV: - Biểu đồ hình cột SGK phóng to.
 - Biểu đồ BT2 vẽ to.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: (4’)
+ Gọi HS chữa bài 5 SGK
+ Nhận xét, đánh giá.
B. Dạy học bài mới:
*Giới thiệu bài (1’)
*Hoạt động 1: Làm quen với biểu đồ hình cột (10’)
+GV treo biểu đồ hình cột " Số chuột 4 thôn đã diệt", YC HS quan sát.
+GV giúp HS nhận biết các đặc điểm của biểu đồ hình cột thông qua hệ thống câu hỏi:
? Biểu đồ gồm có mấy cột?
? Dưới chân của các cột ghi gì ?
? Trục bên tráicủa biểu đồ ghi gì?
? Số ghi trên đầu mỗi cột là gì?
+GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ thông qua hệ thống câu hỏi:
? Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt được ở những thôn nào?
? Thôn Đông đã diệt được bao nhiêu con chuột?
? Hãy nêu số chuột đã diệt được của các thôn Đoài,Trung,Thượng?
? Như vậy cột cao hơn sẽ biểu diễn số con chuột nhiều hơn hay ít hơn?
+GV nhận xét, tiểu kết.
*Hoạt động 2: Luyện tập thực hành (20’)
Bài 1:  Nhìn vào biểu đồ hãy trả lời câu hỏi:
+ YC HS quan sát biểu đồ BT1 SGK sau đó tự làm bài.
+ GV hướng dẫn HS chữa bài.
? Biểu đồ này là biểu đồ gì ? Biểu đồ biểu diễn về cái gì?
+ GV YC HS đọc biểu đồ SGK , 1 HS quan sát biểu đồ và trả lời.
+ GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
Bài 2:  
a. Hãy viết tiếp vào chỗ chấm trong biểu đồ dưới đây:
 + GVyêu cầu HS đọc đề bài SGK sau đó tự làm bài.
? Bài toán YC chúng ta làm gì?
+ GV treo biểu đồ BT2 SGK lên bảng , YC HS quan sát hoàn thành BT2 vào vở.
+ Gọi 1HS lên bảng làm bài.
+ Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá.
+ GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
+1 HS lên bảngchữa bài
+ Lớp theo dõi ,nhận xét.
+HS quan sát và đọc trên biểu đồ.
+HS theo dõi ,trả lời.
- Biểu đồ gồm có 4 cột.
- Nêu tên số chuột của 4 thôn.
- Ghi số con chuột đã diệt.
- Là số con chuột được biểu diễn ở cột đó.
- Của 4 thôn :Đông,Đoài,Trung ,Thượng .
- Thôn Đông đã diệt được 2000 con chuột.
- ThônĐoài :2 000 con,thôn Trung :
1 600,thôn Thượng :2 750 con
- Cột cao nhất biểu diễn số chuột nhiều hơn.
- Cột thấp nhất biểu diễn số chuột ít hơn.
+ HS quan sát biểu đồ SGK sau đó tự làm bài.
- Biểu đồ hình cột. Biểu đồ biểu diễn số cây của khối4 và khối 5 đã trồng .
+ 2 HS nêu : 1 HS đọc câu hỏi SGK,1HS quan sát biểu đồ và trả lời.
+ Lớp theo dõi nhận xét.
+ HS tự điền KQ vào vở.
+2 HS đọc-Lớp đọc thầm .
+Điền vào những chỗ còn thiếu trong biểu đồ rồi trả lời câu hỏi.
+HS quan sát biểu đồ.
+ 1HS lên bảng làm.
+Lớp đổi vở để kiểm tra KQ lẫn nhau
+Thống nhất KQ đúng.
C. Củng cố dặn dò: 	
 - Nhận xét giờ học
	- Giao bài tập về nhà cho học sinh.
Thứ bảy ngày 27 tháng 9 năm 2008
Tập làm văn: 
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hiểu được thế nào là đoạn văn kể chuyện.
- Viết được đoạn văn kể chuyện: lời lẽ hấp dẫn, sinh động phù hợp với cốt chuyện và nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học: 	
 GV: - Tranh minh hoạ nếu có.
 - Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (4’)
+ Gọi HS trả lời câu hỏi 
? Cốt chuyện là gì?
? Cốt chuyện thường có những phần nào?
+ Nhận xét, khen ngợi cho điểm HS.
B. Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
*Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ (10’)
Bài 1: Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện 
+ Gọi HS đọc lại truyện : "Những hạt thóc giống"
+ Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. YC HS thảo luận và hoàn thành phiếu 
+hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá.
+ YC HS tự làm bài.
+ Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS (nếu có).
Bài 2: Dấu hiệu nào giúp em 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
+ Tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn?
? Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2?
+ GV nhận xét, kết luận.
Bài 3: Từ hai bài tập trên
+YC HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi SGK.
+ Nhận xét, tiểu kết " Rút ra phần ghi nhớ SGK
*Hoạt động 2: Luyện tập (18’)
+ Gọi HS đọc yêu cầu – Giáo viên viết đề bài lên bảng lớp.
? Câu chuyện kể lại chuyện gì?
? Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh ,đoạn nào còn thiếu?
? Đoạn 1 kể về sự việc gì?
? Đoạn 2 kể về sự việc gì?
? Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
? Phần thân đoạn theo em kể lại những chuyện gì?
+YC HS làm bài cá nhân .
+GV nhận xét cho điểm.
+ 2 HS trả lời
+ Lớp nhận xét.
+ 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng
+ Lớp đọc thầm
+ Các nhóm nhận đồ dùng ,thảo luận và hoàn thành phiếu.
+ Đại diện các nhóm lên bảng dán phiếu và đọc KQ.
- Sự việc 1: được kể trong đoạn 1(3 dòng đầu).
- Sự việc 2: được kể trong đoạn 2(10 dòng tiếp theo).
- Sự việc 3: được kể trong đoạn 3(4 dòng còn lại).
 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng
+ Lớp đọc thầm
- Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng viết lùi vào 1 ô.Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
- ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là một đoạn văn.
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
+ 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
+Thảo luận cặp đôi.
+Đại diện các cặp trả lời .
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
- Mỗi đoạn văn trong bài kể chuyện kể về 1 sự việc trong chuỗi sự việc làm nòng cốt của truyện.
- Đoạn văn được nhận ra nhờ chấm xuống dòng.
+ 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng
+ Lớp đọc thầm
+ 1 số HS nêu ý kiến – Lớp bổ sung
- Kể về 1 em bé vừa hiếu thảo ,vừa trung thực ,thật thà.
- Đoạn 1 và 2 hoàn chỉnh ,đoạn 3 còn thiếu .
- Kể về cuộc sống và tình cảnh của 2 mẹ con : nhà nghèo,làm lụng vất vả.
- Mẹ cô bé ốm nặng .cô bé phải đi tìm thầy thuốc 
- Phần thân đoạn.
- Kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.
+ HS tự làm bài vào vở .
+ 3- 5 HS trình bày bài làm của mình.
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
C. Củng cố dặn dò: (2’)
 - Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật: 
Khâu thường (tiết2)
I. Mục tiêu : Giúp HS 
+Biết cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
+ Khâu ghép được 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
 	+Rèn luyên tính kiên trì ,sự khéo léo của đôi tay.
II. Đồ dùng dậy học :
 	- Tranh quy trình khâu ghép được 2 mép vải bằng mũi khâu thường . .
- Mẫu khâu khâu ghép được 2 mép vải bằng mũi khâu thường ,kim khâu len thước,phấn .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
A. Bài cũ:
+Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: HS thực hành khâu thường (20 phút )
+ GVgọi 2 HS nhắc lại các thao tác khâu thường.
+GVnhận xét, đánh giá.
+GV yêu cầu HS lấy dụng cụ ra thực hành, nêu thời gian.
+Trong khi HS thực hành, GV đi quan sát, uốn nắn, sửa những thao tác sai cho HS 
*Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS (10phút )
+GV tổ chức cho HS trng bày sản phẩm 
+GVnêu các tiêu chuẩn đánh giá -
+GV nxét ,đánh giá KQ học tập của HS.
C. Củng cố dặn dò: 	
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
+2HS nêu lại các thao tác 
+Lớp theo dõi , nhận xét.
- Bước 1: Vạch đường dấu khâu .
- Bước 2:Khâu các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
+ HS thực hành khâu thường.
-Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của mảnh vải.
-Mũi khâu tương đối phẳng ,không bị dúm 
-Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
+HS trưng bày sản phẩm theo nhóm 
+HS dựa vào các tiêu chuẩn GV đặt ra để tự đánh giá sản phẩm thực hành 
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Chủ đề : " Nói không với các chất gây nghiện"
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức 
 Hồ Chí Minh.
I, Mục tiêu : 
-Giúp HS nắm bát và trình bày được tác hại của các chất gây nghiện : Rượu bia ,thuốc lá ma tuý ...
-Xử lí nhanh trong các tình huống lôi kéo ,rủ rê ,sử dubfh các chất gây nghiện.
-Tuyên truyền vận động mọi người cùng nói không với các chất gây nghiện .
-Tuyên truyền vận động HS học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh.
II, Nội dung: 
Bước 1 : Giới thiệu các thông tin sưu tầm được về các chất gây nghiện :tranh ,ảnh,sách báo .
+GV chia nhóm .Các nhóm cùng quan sát thảo luận rút ra tác hại sau đó thi phỏng vấn nhóm bạn .
VD : -Bạn có sợ khi mắc căn bệnh này không ?
-Người nghiện ma tuý có nguy cơ mắc những căn bệnh gì ? 
-Uống rươu bia có ảnh hưởng đến người xung quanh ntn? 
-Ma tuý gây hại cho cá nhân và người sử dụng ntn?
-Người nghiện ma tuý có thể gay ra những tệ nạn nào cho XH .
+Các nhóm phỏng vấn luân phiên nhau .
Bước 2 : Cách tiến hành 
+GV tổ chức cho HS trò chơi đóng vai theo các tình huống bị rủ rê ,lôi kéo và thuốc lá ,bia rượu,ma tuý .
+Các nhóm chọn nhân vật-phân vai.
+Cả lớp quan sát bình chọn nhóm diễn xuất hay.
-ND : đúng chủ đề .
+Cách phản ứng khéo léo khi bị lôi kéo .
+Vai diễn tự nhiên 
III, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học 
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T5 Lop 4 Theo chuan KTKN.doc