Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - GV: Lê Hữu Trình - Trường Tiểu Học Hòa Trung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - GV: Lê Hữu Trình - Trường Tiểu Học Hòa Trung

TÂP ĐỌC: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I.Mục đích yêu cầu: Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

- Giáo dục HS học tập đức tính trung thực, dũng cảm của cậu bé Chôm.

II.Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa.

 - HS: Chuẩn bị trước bài tập đọc ở nhà.

 

doc 32 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - GV: Lê Hữu Trình - Trường Tiểu Học Hòa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Ngày soạn: 11- /9- 2010 Ngày dạy : Thứ hai ngày 13- 9 - 2010
 TÂÏP ĐỌC: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I.Mục đích yêu cầu: Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
- Giáo dục HS học tập đức tính trung thực, dũng cảm của cậu bé Chôm.
II.Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa.
 - HS: Chuẩn bị trước bài tập đọc ở nhà.
III.Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động giáo viên 
 Hoạt động học sinh 
1.Ổn định: hát
2. Bài cũ:
-Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi.
H:Cây tre có từ bao giờ?
H: Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì, của cây tre?
H:Nêu đại ý của bài?.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
Hoạt động 1: Luyện đọc(12 phút)
MT: Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi
- Yêu cầu 1 HS đọc bài +chú giải.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn ( 2 lượt)
- Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
-Gv hướng dẫn đọc câu dài,đoạn,cả bài.
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc trước lớp-nx
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện
- Gọi 1 HS đọc toàn truyện, trả lời câu hỏi:
H: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
 “ Ngày xưa .sẽ bị trừng phạt “
H: Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực? 
H: Theo em, hạt thóc giống có nảy mầm được không? Vì sao?
Chốt ý: Nhà vua giao hẹn ai không có thóc nộp sẽ bị trị tội để biết ai là người trung thực.
H: Đoạn 1 ý nói gì?
Đoạn 2: HS đọc thầm đoạn 2,3,4
H: Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
H: Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi người làm gì? Em đã làm gì? 
 H: Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói ?
H: Nhà vua đã nói như thế nào ?
H: Vua khen cậu bé Chôm những gì ?
H: Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình ?
H: Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý ?
H: Đoạn 2, 3, 4 nói lên điều gì?
H: Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi cậu bé chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
MT: Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
Treo bảng phụ ghi sẵn Đ1,2.
- Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
- Gọi 3 HS tham gia đọc theo vai.
- Nhận xét và cho điểm HS đọc tốt.
4 . Củng cố:1hs nhắc lại đại ý 
-Nhận xét tiết học.
-Gọi học sinh liên hệ, giáo dục.
5.Dặn dò: Dặn dò HS về nhà học bài.
- 3 em lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe – nhắc lại đầu bài 
- Lớp mở SGK theo dõi đọc thầm.
- 5HS đọc nối tiếp mỗi em một đoạn
- HS lắng nghe và sửa chữa.
- Luyện đọc theo cặp-nx,sửa sai cho bạn
- Hs đọc nối tiếp như lượt 1,2
- Lắng nghe
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nhà vua chọn người trung thực để truyền ngôi.
- Lớp đọc thầm và TLCH
-Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
- Hạt thóc giống đó không nảy mầm được vì nó đã được luộc kĩ.
- Học sinh trả lời, bạn bổ sung.
Ý1: Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
- Cả lớp thực hiện đọc thầm.
- Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm.
- Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp nhà vua. Chôm khác mọi người, Chôm không có thóc, lo lắng đến trước vua thành thật quỳ tâu: Tâu Bệ Hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
- Mọi người sững sờ, ngạc nhiên vì lời thú tội của Chôm . mọi người lo lắng vì có lẽ Chôm sẽ bị trừng phạt .
- Vua nói cho mọi người biết rằng: Thóc giống đã luộc thì làm sao còn mọc được. Mọi người có thóc nộp thì không phải là hạt giống Vua ban .
- Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm .
- Cậu được vua truyền ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh .
- HS trả lời theo ý hiểu .
Ý2: Cậu bé Chôm là người trungthực dám nói lên sự thật.
-Học sinh trả lời cá nhân,bổ sung.
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
-1hs đoc,2
- 4 HS đọc theo nhóm bàn – đại diện nhóm đứng lên đọc.
- Theo dõi, lắng nghe.
-3 học sinh đọc (cả bài)
- 1 HS đọc đại y ùbài.
- HS nêu ý kiến của bản thân.
- Lắng nghe và ghi nhận. 
KHOA HỌC SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Hiểu được ăn phối hợp chất béo có nguồn gôùc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật để đảm bảo cung cấp đủ các loại chất béo cho cơ thể, ăn ít thức ăn chứa nhiều chất béo động vật để phòng tránh một số bệnh .
- Giải thích lý do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. Nói về ích lợi của muối i-ốt và nêu được tác hại của thói quen ăn mặn .
- Giáo dục HS cần ăn phối hợp các chất béo, nên ăn ít thức ăn chứa nhiều chất béo động vật và cần sử dụng muối i-ốt với liều lượng vừa phải trong mỗi bữa ăn.
II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa. HS: xem trước bài ở nhà
III. Hoạt động dạy –Học:
 Hoạt động giáo viên 
 Hoạt động học sinh 
1. Ổn định: hát
2. Bài cũ: Gọi 3 em trả lời câu hỏi:
H: Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật ?
H: Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
H:Tại sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn?
- GV nhận xét đánh giá, ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài- ghi bảng.
Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo .
Mục tiêu: Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo.
- GV cho hs thảo luận nhóm bàn
Phổ biến cách chơi và luật chơi: 
+ Lần lượt các bàn thi nhau kể tên các món ăn chứa nhiều chất béo.
+ Thời gian chơi 8 phút.
+ Nếu chưa hết thời gian nhưng bàn nào nói chậm, nói sai hoặc nói lại tên món ăn đội kia đã nói là thua. 
-Mời đại diên 4 bàn lên chơi.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc .
Hoạt động 2: Thảo luận về ăn chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. 
Mục tiêu: - Biết tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật vừa cung cấp chất béo thực vật - Nêu ích lợi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật .
- GV yêu cầu cả lớp cùng đọc lại tên các món ăn chứa nhiều chất béo do các em đã lập nên qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật .
H: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
H: Ăn ít thức ăn chứa nhiều chất béo động vật thì phòng tránh được những bệnh nào?
- GV chốt y ùvà rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Thảo luận tìm hiểu về ích lợi của muối i-ốt và tác hại của ăn mặn.
Mục tiêu: Nói về ích lợi của muối i-ốt và nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
- GV giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được về vai trò của i-ốt đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn với nội dung sau:
H: Tại sao chúng ta nên sử dụng muối i-ốt? 
H: Tại sao chúng ta không nên ăn mặn ?
- GV nhận xét, chốt ý.
4. Củng cố :Gọi1 HS đọc phần bài học trên bảng.
- Nhận xét tiết học .Cho học sinh liên hệ thực tế.
5.Dăn dò: Dặn dò chuẩn bị bài 10.
-3 Hs trả lời câu hỏi:
- cá nhân nhắc lại đề bài.
- Theo dõi, lắng nghe .
- Mỗi cá nhân trong đội tự suy nghĩ và nêu các món ăn chứa nhiều chất béo .
- Lắng nghe.
- HS thực hiện làm việc theo nhóm
- Chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật để đảm bảo cung cấp đủ các loại chất béo cho cơ thể. 
-Ăn ít thức ăn chứa nhiều chất béo động vật để phòng tránh các bệnh như huyết áp cao, tim mạch  
- HS lắng nghe và nhắc lại .
- Theo dõi, quan sát.
- Thực hiện thảo luận theo nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung.
 - Chúng ta nên sử dụng muối iốt, nếu thiếu iốt , cơ thể sẽ kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ.
- Chúng ta không nên ăn mặn, cần hạn chế ăn mặn để tránh bị huyết áp cao.
- Gọi một số em nhắc lại.
- 1HS đọc bài học.
- HS lắng nghe.
-Học sinh liên hệ thực tế.
- Lắng nghe và ghi nhận.
Kĩ thuật: CÓ GV CHUYÊN DẠY
TOÁN LUTỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:Củng cố và nhận biết số ngày của tháng trong 1 năm, biết được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo lường đã học. Cách tính mốc thế kỉ và chuyển đổi các đơn vị đo đã học.
- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.
 -GD hs ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Giáo viên bảng phụ.Học sinh sách giáo khoa, vở.
III. Các hoạt động dạy – Học:
 Hoạt động giáo viên 
 Hoạt động học sinh 
1. Ổn định: hát
2. Bài cũ: Gọi 3 em trả lời c ... ại bằng cách lùi lại 1 mũi
-Nút chỉ ở mặt trái đường khâu
-Khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu
-GV theo dõi , giúp đỡ cho những em còn yếu
4.Củng cố:(3’)
-HS đọc ghi nhớ sgk
5.Dặn dò:Về nhà tập thực hành .
-HS quan sát
-HS trả lời
-HS nêu theo các yêu cầu của GV 
-HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường 
-HS nêu lại các ý GV vừa chốt
-HS thực hành
-HS đọc ghi nhớ
KĨ THUẬT KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (T1)
 I. Mục tiêu : HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 -Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
 II.Đồ dùng dạy học: - GV : Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường.
 - HS : Vật liệu và dụng cụ cần thiết :
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Nề nếp 
2. Kiểm traL (5p) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 Bài mới: 
* Hoạt động 1 (10p) Quan sát và nhận xét mẫu.
MT: HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-GV giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn HS quan sát để nêu nhận xét.
- Yêu cầu HS nêu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải và nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải.
* Hoạt động 2(15p): Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
MT: Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 em quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK để trả lời các câu hỏi sau : 
1. Hãy nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường?
2. Nêu cách vạch dấu đường khâu ghép hai mép vải? 
3. Nêu cách khâu lược hai mép vải bằng mũi khâu thường ?
4. Em hãy cho biết khâu ghép hai mép vải được thực hiện ở mặt trái hay mặt phải của hai mảnh vải ?
5. Hãy nêu cách khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu?
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét , chốt ý.
- GV hướng dẫn HS một số điểm cần lưu ý
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác gv vừa hướng dẫn trên.
- GV nhận xét,ø chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn .
- Gọi 1 -2 HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
4. Củng cố – dặn dòL (5p)Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ. Nhận xét tiết học.
HS để phần chuẩn bị lên bàn cho GV kiểm tra.
+ 2 HS nhắc lại đầu bài.
- HS quan sát, nhận xét, bạn bổ sung:
-HS nêu cá nhân, bạn khác bổ sung.
-Lắng nghe.
- Quan sát hình và thảo luận nhóm 4 em Cử thư ký ghi kết quả 
* Kết quả thảo luận đúng như sau: 
Câu1: Khâu ghép hai mép vải Kđược thực hiện ba bước:
Câu 2: Vạch dấu đường khâu trên mặt trái của một mảnh vải.
Câu 3: Đặt mảnh vải thứ nhất lên trên mảnh vải thứ hai sao cho hai mặt phải úp vào nhau, đường vạch dấu ở trên va øhai mép vải chuẩn bị khâu bằng nhau. Khâu lược để cố định hai mép vải.
Câu 4: Khâu ghép hai mép vải được thực hiện ở mặt trái của hai mảnh vải.
Câu 5:- Khâu lại mũi bằng mũi khâu thường.
 - Cuối cùng luồn kim qua vòng chỉ và rút chặt nút chỉ.
- 2 HS lên bảng thực hiện, bạn khác nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS đọc ghi nhớ, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc phần ghi nhớ.
- Lớp lắng nghe và ghi nhận.
ĐẠO ĐỨC: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, giúp học sinh có khả năng:
 - Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
 - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
 - Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ.
-HS: Sách giáo khoa. . 
III. Các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động giáo viên 
 Hoạt động học sinh 
1. Ổn định: hát
2. Bài cũ: Gọi 3 em trả lời câu hỏi:
H: Hãy nêu một số khó khăn mà em gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó?
H: Nêu ghi nhớ của bài?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 1: Giải quyết tình huống 
 MT: Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Tình huống: 
H: Nhà bạn Tâm đang rất khó khăn Bố Tâm nghiện rượu,mẹ phải đi làm xa.Hôm đó bố bắt Tâm phải nghỉ học và không cho em được nói bất kì điều gì.Theo em bố Tâm làm đúng hay sai? Vì sao?
H: Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em?
- Tổng hợp các ý kiến của HS , và kết luận: Khi không được nêu ý kiến về những việc có liên quan đến mình có thể các em sẽ phải làm những việc không đúng, không phù hợp.
H: Vậy đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì?
Kết luận: Các em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
 Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
MT: Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm bàn thảo luận các tình huống sau:
1. Em được phân công làm một việc không phù hợp với khả năng hoăïc không phù hợp với sức khỏe.Em sẽ làm gì?
2. Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. Em sẽ nói gì?
3. Em muốn chủ nhật này đựơc bố mẹ cho đi chơi. Em làm cách nào để được đi chơi?
4. Em muốn tham gia vào một hoạt động của lớp, của trường. Em sẽ làm gì?
- GV Giải thích những tình huống trên đều là những tình huống có liên quan đến bản thân em.
H: Vậy trong những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gì? 
H: Theo em ngoài việc học tập còn có những việc gì liên quan đến trẻ em?
Kết luận: Những việc diễn ra xung quanh môi trường các em sống, chỗ các em sinh hoạt, hoạt động vui chơi, học tập  các em có quyền nêu ý kiến thẳng thắn, chia sẻ những mong muốn của mình.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ .
MT: Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân các nội dung sau:
1- Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
2- Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
3- Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em.
4- Mọi trẻ em đều được đưa ý kiến và ý kiến đó đều phải được thực hiện. 
- GV yêu cầu học sinh trình bày kiến, gọi bạn khác nhận xét bổ sung.
Kết luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về việc có liên quan đến mình nhưng cũng phải biết lắng nghe và tôn trong ý kiến của người khác. Không phải mọi ý kiến của trẻ đều được đồng ý nếu nó không phù hợp.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/ 9.
4. Củng cố:Hs nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học. Liên hệ.Về nhà học bài.
-3 hs lên trả lời câu hỏi.
- Cá nhân nhắc lại đề bài.
- Lắng nghe tình huống và thảo luận theo nhóm hai em.
Kếùt quả thảo luận đúng như sau:
-Như thế là sai, vì việc học tập của Tâm, bạn phải được biết và tham gia ý kiến. Hơn nữa việc đi học là quyền của Tâm.
- Học sinh suy nghĩ và tìm ra câu trả lời.
- Lắng nghe.
+ Các em có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến.
- Nhắc lại 2 em.
- HS thực hiện đọc tình huống và trao đổi theo nhóm bàn.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến vừa thảo luận, nhóm khác bổ sung.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Em có quyền được nêu ý kiến của mình, chia sẻõ các mong muốn.
- Ở bản làng, tham gia sinh hoạt ở thôn xóm,đọc sách báo ở thư viện.
- Lắng nghe,nhắc lại.
- cá nhân thống nhất ý kiến tán thành, không tán thành hoặc phân vân ở mỗi câu.
-Hs trình bày ý kiến,nx bổ sung
- Lắng nghe, 1-2 em nhắc lại.
- Vài em nêu ghi nhớ.
-Lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhận.
KĨ THUẬT: KHÂU THƯỜNG.(T2)
I) Mục tiêu:
HS nắm được thành thạo các thao tác khâu thường để vận dụng khâu đúng.
- Rèn kỹ năng lao động tự phục vụ .
- GDHS tính cẩn thận ,thẫm mĩ ,sáng tạo trong lao động .
II) Đồ dùng dạy học:
HS : Dụng cụ thực hành :vải, chỉ ,kim,kéo,thước,bút chì.
III) Các hoạt động dạy và học:
1) Oån định : Hát
2) Bài cũ : (5phút)
- Nêu các thao tác của mũi khâu thường? 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: (23 Phút) Hướng dẫn HS thực hành khâu thường
MT: HS nắm được thành thạo các thao tác khâu thường để vận dụng khâu đúng.
-Cho HS nêu lại phần lí thuyết và thực hành.
- Nhận xét các thao tác của HS.
- Hướng dẫn cho HS thực hành :
Bước 1: Vạch dấu đường khâu .
Bước 2 : Khâu các mũi khâu theo đường dấu .
- Nêu thời gian thực hành .( 20phút)
GV theo dõi HS thực hiện và có thể hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu. HS khâu xong đường thứ nhất có thể khâu thêm đường thứ hai.
- Chú ý uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ thêm cho những HS còn lúng túng .
Hoạt động 2:(5Phút) Hướng dẫn Hs đánh giá sản phẩm.
MT: GDHS tính cẩn thận ,thẫm mĩ ,sáng tạo trong lao động .
Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
Đánh giá kết quả học tập của HS theo từng cá nhân.
-2 HS nhắc lại kĩ thuật khâu thường.
- 2 HS thực hành các thao tác cầm kim, vải để khâu vài mũi theo đường vách dấu.
- HS thực hành ngay trên vải.
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình theo các tiêu chuẩn trên.
- Tổ chức đánh giá chéo nhau (không cho HS biết sản phẩm của bạn nào cả )
4) Củng cố: 	
 -HS đọc lại ghi nhớ (2 HS đọc)
5) Dặn dò: 
 - Về nhà thực hành. Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4CKTKN TUAN 5.doc