Giáo án đủ các môn Tuần 6 - Lớp 4

Giáo án đủ các môn Tuần 6 - Lớp 4

 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: Củng cố những kiến thức đã học về hai loại biểu đồ .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc , phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ . Thực hành lập biểu đồ .

3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ của bài 3

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 26 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án đủ các môn Tuần 6 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 28 tháng 09 năm 2009
 Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Củng cố những kiến thức đã học về hai loại biểu đồ .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc , phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ . Thực hành lập biểu đồ .	
3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ của bài 3
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Biểu đồ (tt) .
 - Cho HS làm lại bài tập 1a,b,c.
 - GV nhận xét ,ghi điểm.
 3. Bài mới : Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố về cách đọc , phân tích , xử lí số liệu trên biểu đồ . 
Bài 1 : Trò chơi
- GV treo phiếu bt lên bảng và chốt lại.
- Tuyên dương HS trả lời nhanh, đúng.
- Bài 2 : 
 + GV chốt lại:
	a/ 18 ngày
	b/ 15-3= 12 ngày
	c/ (18 +15 + 3): 3= 12 ngày
 + Hỏi thêm : Số ngày mưa của tháng 7 nhiều hơn số ngày mưa trung bình của ba tháng là mấy ngày ?
- Bài 3
 + Hướng dẫn HS thực hành vẽ.
 + Nhận xét và chữa bài .
4. Củng cố : 
 - Nêu lại những nội dung vừa luyện tập 
 5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện y/cầu.
- Nhận xét.
- Đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài toán .
- Một số em trả lời .
- Nhận xét.
- Tìm hiểu yêu cầu bài toán , so sánh với biểu đồ cột trong tiết trước để nắm được yêu cầu về kĩ năng của bài này .
- 1 em lên bảng làm câu a , 1 em làm câu b , cả lớp làm vào vở câu c và trình bày .
 + Trả lời.
 + HS thi vẽ
Tập đọc
 NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA	 
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Hiểu nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực , sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .
2. Kĩ năng: Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm , buồn , xúc động , thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông . Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện . 
	3. Thái độ: Có ý thức trách nhiệm với những người thân . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Gà Trống và Cáo .
	- Vài em đọc thuộc lòng.	- Giáo viên nhận xét,ghi điểm.
 3. Bài mới : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca .
 a) Giới thiệu bài : Cho HS quan sát tranh.
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc . 
- GV đọc một lần các từ khó. 
- Hướng dẫn phân đoạn : 2 đoạn .
	+ Đoạn 1 : Từ đầu  mang về nhà .
	+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
- GV kết hợp ghi từ khó lên bảng và hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV giải nghĩa từ và ghi bảng.
- Hướng dẫn qua về giọng đọc.
- Cho HS luyện đọc nhóm 2.
- Đọc diễn cảm cả bài .
-Hát
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét .
- Lắng nghe và quan sát.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . 
1- An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?
2- Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?
3- An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ?
4- Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 .
- An-đrây ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc . Mải chơi nên quên lời mẹ dặn . Mãi sau em mới nhớ ra , chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về .
- Đọc đoạn 2 .
- An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên . Ông đã qua đời .
- An-đrây-ca òa khóc ; cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng , mua thuốc về chậm mà ông chết ; kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe ; cả đêm nức nở dưới gốc cây táo do ông trồng ; vẫn tự dằn vặt mình khi đã lớn .
- An-đrây-ca rất yêu thương ông , không tha thứ cho mình vì ông sắp chết mà còn mải chơi bóng , mang thuốc về nhà muộn . An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm , trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân  
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm. 
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Bước vào phòng  ra khỏi nhà .
- GV nhận xét tuyên dương.
 4. Củng cố : 
- Yêu cầu HS : 
+ Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa của nó.
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Tiếp tục về nhà luyện đọc truyện trên theo lối phân vai.
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 2 em đọc tiếp nối nhau 2 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài tốp ( tốp 4 em ) thi đọc diễn cảm theo lối phân vai trước lớp .
- Chú bé trung thực / Chú bé giàu tình cảm / Tự trách mình / Nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân /  
	Chính tả
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Hiểu nội dung truyện ngắn Người viết truyện thật thà .
2. Kĩ năng : Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng truyện ngắn trên . Biết tự phát hiện lỗi và sử lỗi trong bài chính tả . Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có tiếng chứa các âm đầu s / x hoặc thanh hỏi / thanh ngã .
	3. Thái độ : Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . 
 II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Vài tờ phiếu khổ to ghi sẵn BT2 .
	- Từ điển để HS làm BT3 .
	- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3 .
	- Vở BT Tiếng Việt 4 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Bài cũ : Những hạt thóc giống .
	- 1 em đọc thuộc lòng câu đố ở BT3 , viết lên bảng lời giải đố .
 	- Nhận xét, ghi điểm. 
 2. Bài mới : Người viết truyện thật thà 
 a) Giới thiệu bài : 
	Các hoạt động : 
	 b) Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết .
	- Đọc toàn bài .
	- Yêu cầu cả lớp lắng nghe , suy nghĩ , nói về nội dung mẩu truyện .
	- Nhắc HS :	- Đọc bài cho HS viết .
	- Đọc lại bài một lượt .
	- GV thu bài chấm điểm.
	- Nhận xét chung vàhướng dẫn HS sửa lỗi
Hoạt động lớp .
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét.
- Theo dõi .
- 1 em đọc lại truyện .
- Lắng nghe.
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
- HS soát lỗi chéo.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
- Bài 2 : 
 + Nhắc HS : Sửa tất cả các lỗi có trong bài , không phải chỉ sửa lỗi âm đầu s / x hoặc hỏi / ngã .
 + Phát riêng phiếu cho một số em viết bài mắc lỗi chính tả .
 + Mời những em làm bài trên phiếu dán bài ở bảng lớp .
 + Chấm , chữa 7 – 10 bài .
 + Nhận xét chung .
- Bài 3 : ( lựa chọn )
 + Nêu yêu cầu BT 3a.
 + Giải thích thêm qua mẫu .
 + Phát phiếu và từ điển cho các nhóm thi tìm nhanh từ láy .
3. Củng cố : 
	- GV chốt lại nội dung bài và ghi bảng.
	- Giáo dục HS tính trung thực , thật thà .
 4. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc nội dung bài tập , cả lớp đọc thầm lại để biết cách ghi lỗi và sửa lỗi .
- Tự đọc bài , phát hiện lỗi và sửa lỗi chính tả trong bài của mình thoe mẫu SGK . 
- Từng cặp HS đổi bài cho nhau để sửa chéo .
- 1 em đọc yêu cầu BT , cả lớp theo dõi .
- 1 em nhắc lại kiến thức đã học về từ láy để vận dụng giải BT này .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn nhóm thắng cuộc .
- HS đọc lại nội dung.
.
Chào cờ
Sinh hoạt dưới cờ tuần 6
Thứ ba ngày 29 tháng 09 năm 2009
Khoa học
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS nắm được một số cách bảo quản thức ăn .
	2. Kĩ năng: Kể tên được các cách bảo quản thức ăn . Nêu được ví dụ về một số loại thức ăn và cách bảo quản chúng . 
	3. Thái độ: Có ý thức ăn uống hợp vệ sinh . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 24 , 25 SGK .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
 1. Bài cũ : 	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
	- GV nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới : Một số cách bảo quản thức ăn .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . 
 b) Các hoạt động 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn . 
- GV nhận xét , chốt lại.
Hoạt động lớp , nhóm .
- HS trả lời câu hỏi.
- Quan sát hình 24 , 25 SGK và trả lời các câu hỏi : Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình .
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn .
- Giảng : Các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng , đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển . Vì vậy , chúng dễ bị hư hỏng , ôi thiu . Do đó , muốn bảo quản thức ăn được lâu , chúng ta phải làm thế nào ?
- Giúp HS rút ra nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn.
Hoạt động lớp .
- Cả lớp thảo luận câu hỏi : Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì ? ( Làm cho thức ăn khô để các vi sinh vật không phát triển được )
- Làm bài tập : thực phẩm ?
a) Phơi khô , nướng , sấy .
b) Ướp muối , ngâm nước mắm .
c) Ướp lạnh .
d) Đóng hộp .
e) Cô đặc với đường .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà . 
- Phát phiếu học tập cho HS .
- GV nhận xét , sửa chữa.
 3. Củng cố : 
	- Nói thêm : Vì vậy , khi mua những thức ăn đã được bảo quản , cần xem kĩ hạn sử dụng đượ ...  nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn :
+ Quan sát hình 1 , 2 SGK , nhận xét , mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương , suy dinh dưỡng , bướu cổ .
+ Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên .
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp .
- Các nhóm khác bổ sung .
Hoạt động 2 : Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng . 
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
+ Ngoài các bệnh còi xương , suy dinh dưỡng , bướu cổ , các em còn biết bệnh nào do thiếu chất dinh dưỡng ?
+ Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng .
+ Bệnh quáng gà , khô mắt do thiếu vi-ta-min A ; bệnh phù do thiếu vi-ta-min B ; bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi-ta-min C .
+ Cần ăn đủ lượng , đủ chất . Đối với trẻ em , cần được theo dõi cân nặng thường xuyên . Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị .
Hoạt động 3 : Chơi trò chơi . 
- Chia lớp thành 2 đội , cử đội trưởng lên bốc thăm xem đội nào nói trước .
- Phổ biến cách chơi , luật chơi :
+ Đội 1 nói : Thiếu chất đạm .
+ Đội 2 nói : Sẽ bị suy dinh dưỡng .
+ Đội 2 nói : Thiếu i-ốt .
+ Đội 1 nói : Sẽ bị bệnh bướu cổ .
( Đội nào không trả lời được thì đội kia được quyền tiếp tục nêu bệnh mới )
- Tuyên dương đội thắng cuộc .
3. Củng cố, dặn dò : 
	- Giáo dục HS có ý thức ăn uống đủ chất để phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng 
	- Xem trước bài Phòng bệnh béo phì .
 - Nhận xét tiết học.
Hoạt động nhóm .
- Hai đội bắt đầu chơi cho đến khi có đội thắng cuộc .
Thứ sáu ngày 02 tháng 10 năm 2009
Toán
PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về : cách thực hiện phép trừ , kĩ năng làm tính trừ .
	2. Kĩ năng: Làm các phép tính trừ thành thạo .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ : Phép cộng .
	- Sửa các bài tập về nhà .
2 Bài mới : Phép trừ .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . 
 b) Các hoạt động :
 Hoạt động 1 : Củng cố cách thực hiện phép trừ . 
- Tổ chức các hoạt động tương tự tiết Phép cộng bài trước .(Hướng dẫn thực hiện các phép tính ở phần bài học )
- Hỏi : Muốn thực hiện phép trừ , ta làm thế nào ?
Hoạt động lớp .
- Muốn thực hiện phép trừ , ta làm như sau :
+ Đặt tính : Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau , viết dấu trừ và kẻ gạch ngang .
+ Tính : Trừ theo thứ tự từ phải sang trái .
- Vài em nêu lại như trên .
Hoạt động 2 : Thực hành . 
- Bài 1 : Làm bảng con 
- GV nhận xét sửa chữa.
- Bài 2 : 
+ Hướng dẫn HS tính.
+ GV nhận xét sửa chữa,ghi điểm.
- Bài 3 : 
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
+ GV nhận xét sửa chữa,ghi điểm.
- Bài 4 :
 + Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
+ GV nhận xét sửa chữa,ghi điểm. 
3. Củng cố dặn dò : 
- Nêu lại cách thực hiện phép tính trừ .
 - Làm các bài tập 2, 4.
- Chuẩn bị: Luyện tập
- HS đặt tính cột dọc và tính.
- Tự làm bài vào vở . Khi chữa bài , vừa nói vừa viết như phần bài học .
- HS làm bài bảng phụ, rồi chữa bài .
 Bài giải
Độ dài đường xe lửa Nha Trang – TPHCM là :
 1730 – 1315 = 415 (km)
 Đáp số : 415 km 
 - HS thi làm bài rồi chữa bài .
 Bài giải
Số cây năm ngoái trồng được là :
214 800 – 80 600 = 134 200 (cây)
Cả hai năm trồng được là ;
214 800 + 134 200 = 349 000 (cây)
 Đáp số : 349 000 cây 
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm : Trung thực – Tự trọng .
2. Kĩ năng: Sử dụng những từ đã học để đặt câu , chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực .
	3. Thái độ: Giáo dục HS có lòng trung thực , tính tự trọng . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 3 , 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 1,2,3 .
	- Sổ tay từ ngữ hoặc từ điển .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
 1. Bài cũ : Danh từ chung và danh từ riêng .
- Kiểm tra 2 em đồng thời lên bảng lớp :
 + 1 em viết 5 danh từ chung là tên gọi các đồ dùng.
 + 1 em viết 5 danh từ riêng là tên riêng của người , sự vật xung quanh . 
+ GV nhận xét sửa chữa,ghi điểm.
 2. Bài mới : Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng 
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học.
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
- Bài 1 : 
 + Nêu yêu cầu đề bài .
 + Phát phiếu cho 3 , 4 em .
 + Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Bài 2 : 
 + Phát phiếu cho 3 , 4 em .
 + GV Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Làm bài.
- Đọc thầm đoạn văn rồi làm bài vào vở .
- Những em làm bài trên phiếu dán bài ở bảng lớp , trình bày kết quả .
- Đọc yêu cầu đề bài , suy nghĩ , làm bài cá nhân . Có thể dùng Sổ tay từ ngữ hoặc từ điển để hiểu đúng nghĩa của từ .
- Những em làm bài trên phiếu dán bài ở bảng lớp , trình bày kết quả .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) . 
- Bài 3 : 
 + Nói : Các em đã biết nghĩa của các từ trung thành , trung hậu, trung nghĩa, trung thực, trung kiên. Nếu chưa rõ nghĩa của các từ trung bình , trung thu , trung tâm , các em nên sử dụng từ điển .
 + Phát phiếu cho 3 , 4 em .
- GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Bài 4 : 
+ GV nhận xét sửa chữa,ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Giáo dục HS có lòng trung thực , tính tự trọng .
 - Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà viết lại 2 , 3 câu văn vừa đặt ở BT4 .
Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Làm việc cá nhân .
- Phát biểu .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Nêu yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , đặt câu .
- Các nhóm thi tiếp sức . Từng thành viên trong nhóm tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt với 1 từ . Nhóm nào tiếp nối nhau liên tục , đặt được nhiều câu đúng sẽ thắng cuộc .
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu nội dung , ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu .
2. Kĩ năng: Dựa vào 6 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh , nắm được cốt truyện , phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện .
	3. Thái độ: Yêu thích tạo dựng đoạn văn kể chuyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 6 tranh minh họa truyện trong SGK phóng to , có lời dưới mỗi tranh .
	- Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng BT2 .
	- Bảng viết sẵn câu trả lời theo 5 tranh 2 , 3 , 4 , 5 , 6 . 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Đoạn văn trong bài văn kể chuyện .
	- 1 em đọc lại ghi nhớ .
	- 1 em làm lại BT phần Luyện tập 
 3. Bài mới : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Dựa vào tranh , kể lại cốt truyện . 
- Dán lên bảng lớp 6 tranh minh họa phóng to truyện Ba lưỡi rìu theo đúng thứ tự . ( Nếu có)
- Nói : Đây là câu chuyện Ba lưỡi rìu gồm 6 sự việc chính gắn với 6 tranh minh họa , mỗi tranh kể về một sự việc .
Hoạt động lớp .
- Hs trả lời
- 1 em đọc nội dung bài , phần lời dưới mỗi tranh , giải nghĩa từ tiều phu .
- Quan sát tranh , đọc thầm những câu gợi ý dưới tranh để nắm sơ lược cốt truyện , trả lời các câu hỏi sau :
+ Truyện có mấy nhân vật ? ( 2 nhân vật : chàng tiều phu , cụ già )
+ Nội dung truyện nói về điều gì ? ( Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà , trung thực qua những lưỡi rìu )
- 6 em nối tiếp nhau , mỗi em nhìn 1 tranh đọc câu dẫn giải dưới tranh .
- 2 em dựa vào tranh và dẫn giải dưới tranh thi kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu .
Hoạt động 2 : Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện . 
- Nói : Để phát triển ý thành một đoạn văn KC , các em cần quan sát kĩ từng tranh , hình dung nhân vật trong tranh đang làm gì , nói gì , ngoại hình của nhân vật thế nào , chiếc rìu trong tranh là rìu sắt , rìu vàng hay rìu bạc .
- Hướng dẫn làm mẫu theo tranh 1 :
+ Cả lớp quan sát tranh 1 , đọc gợi ý dưới tranh , suy nghĩ , trả lời các câu hỏi theo gợi ý a , b . 
+ Nhận xét , chốt lại bằng cách dán bảng tờ phiếu đã trả lời câu hỏi .
- Dán bảng các phiếu về nội dung chính của từng đoạn văn .
- Nhận xét tuyên dương. 
4. Củng cố,dặn dò : :
- Yêu cầu 1 , 2 em nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học .	
 - Khuyến khích HS về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp .
- Nhận xét tiết học , biểu dương những em xây dựng tốt đoạn văn .
- 1 em đọc nội dung BT2 , cả lớp đọc thầm .
+ Phát biểu ý kiến .
+ Vài em giỏi nhìn phiếu , tập xây dựng đoạn văn 
+ Lớp nhận xét .
- Thực hành phát triển ý , xây dựng đoạn văn KC :
+ Làm việc cá nhân , quan sát lần lượt từng tranh 2 , 3, 4 , 5 , 6 , suy nghĩ , tìm ý cho các đoạn văn .
+ Phát biểu ý kiến về từng tranh .
- Kể chuyện theo cặp , phát triển ý , xây dựng từng đoạn văn .
- Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn , kể toàn truyện .
+ Quan sát tranh , đọc gợi ý trong tranh để nắm cốt truyện .
+ Phát triển ý dưới mõi tranh thành một đoạn truyện bằng cách cụ thể hóa hành động , lời nói , ngoại hình của nhân vật .
+ Liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh .
SINH HOẠT LỚP TUẦN 6

Tài liệu đính kèm:

  • docG AN L4 T6 DU.doc