Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

A. Mục tiêu:

 Giúp học sinh :

- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của 1 năm.

- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.

- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỷ.

B. Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ

HS : SGK

B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

I. Bài cũ:

 1 giờ = ? phút ;

 1 phút = ? giây.

 1 thế kỷ = ? năm

 

doc 29 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1088Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
 Toán 
 4b-tiết 2, 4a-tiết 3
Luyện tập
A. Mục tiêu:
 Giúp học sinh :
- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của 1 năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỷ.
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ
HS : SGK
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. Bài cũ:
 1 giờ = ? phút ; 	
 1 phút = ? giây.
 1 thế kỷ = ? năm
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung:
+ Kể tên những tháng có 30 ngày?
- GV hướng dẫn cách xem bàn tay.
Bài 1(26). 
+ Tháng 4; 6; 9 ; 11
+ Những tháng có 31 ngày?
+ Tháng có 28 hoặc 29 ngày?
- Cho HS dựa vào phần trên để tính số ngày trong năm nhuận.
+ Tháng 3; 5; 7; 8; 10; 12
+ Tháng 2
- HS thực hiện
+ Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
+ Năm không nhuận (năm thường)?
+ 366 ngày
+ 365 ngày
- Nêu yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS làm miệng
- Nêu mối quan hệ giữa đơn vị đo thời gian?
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2(26). Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS làm vào SGK, nêu miệng kết quả
 3 ngày = 72 giờ.
4 giờ = 240 phút
ngày = 8 giờ
giờ = 15 phút
3 giờ 10 phút = 190 phút
2 phút 5 giây = 125 giây
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Bài 3(26). 
- HS đọc yêu cầu bài, trả lời câu hỏi
+ Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789 năm đó thuộc thế kỷ nào?
+ Thuộc thế kỷ XIIX.
+ Nguyễn Trãi sinh năm nào? thuộc thế kỷ nào?
- Nhận xét, củng cố
+ 1980 - 600 = 1380
+ Thế kỷ XIV
-Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Hướng dẫn tìm hiểu bài toán
Bài 4(26).
- H làm vở
+ Bài toán cho biết gì?
+ Chạy thi 60m
+ Nam chạy: phút.
+ Bình chạy: phút 
+ bài tập hỏi gì?
+ Ai chạy nhanh hơn và nhanh hơn mấy giây?
+ Muốn biết ai chạy nhanh hơn thì
 trước hết ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS thảo luận làm bài
Giải
Đổi: phút = 15 giây
 phút = 12 giây
Ta có: 12 giây < 15 giây
Vậy Bình chạy nhanh và nhanh hơn:
15 - 12 = 3 (giây)
Đáp số: 3 giây
- GV nêu yêu cầu bài
- Cho HS thảo luận nêu kết quả
- GV nhận xét kết luận đúng
 Bài 5(26). Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) B. 8 giờ 40 phút
b) C. 5008g
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu các đơn vị đo thời gian mới học.
- Muốn tính thời gian ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
 Toán (c)
4b-tiết 6, 4a-tiết 7
Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng
A. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố lại bảng đơn vị đo khối lượng, cách chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn, kg...
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ (bài 32)
HS : SBT
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra:
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu tiết học
2. Nội dung:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài 32(9- SBT). Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Yêu cầu HS làm bài vào SBT, nêu miệng kết quả
- GV nhận xét, chữa bài
a) 1kg = 1000g
 4kg = 4000g
 1000g = 1kg
 2000g = 2kg
c) 3 tấn 5 tạ = 35 tạ
 4 tạ 5kg = 405kg
2 tấn 50kg = 2050kg
b) 15 tấn = 150 tạ
 2 tạ = 200kg
 400 tạ = 40 tấn
 300kg = 3 tạ
d) 2kg 15g = 2015g
 1kg 10g = 1010g
 5kg 5g = 5005g
Bài 34(9-SBT) > < =
- Nêu yêu cầu bài
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- 1 HS làm bài vào bảng nhóm, trình bày
- Cho lớp nhận xét
- GV nhận xét, chữa bài
a) 1 tạ 11kg = 10 yến 1kg
b) 2 tạ 2kg < 22okg
c) 4kg 3dag < 43 hg
d) 8 tấn 80kg = 80 tạ 8 yến
- Nêu yêu cầu bài
Bài 35 (9-SBT)
- Nêu yêu cầu bài
- Hướng dẫn Hs làm bài
- Làm bài, nêu kết quả
- Cho HS làm bài vào vở, nêu kết quả
10hg 50g; 1kg 5hg; 1kg 51dag; 1kg 512g
- GV nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố kiến thức bài học
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
 Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
Toán 
4a- tiết 1, 4b-tiết 2
Tìm số trung bình cộng
A. Mục tiêu:
 Giúp học sinh: 
- Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
B. Chuẩn bị:
	GV : Hình vẽ trong SGK, bảng nhóm
HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học:
I. Bài cũ:
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung:
a. Giới thiệu số trung bình cộng và tìm số trung bình cộng:
- GV nêu bài toán
- Hướng dẫn HS giải bài toán
+ bài toán cho biết gì?
Bài toán 1
- 1HS đọc bài tập - lớp đọc thầm
+ Can T1: 6 l
+ Can T2: 4 l
+Bài tập hỏi gì?
+Rót đều: Mỗi can có ? lít dầu? 
+ Muốn biết số dầu chia đều cho mỗi can được bao nhiêu ta làm thế nào?
- Nêu cách giải bài toán
Giải
Tổng số lít dầu của 2 can là:
6 + 4 = 10 (l)
Số lít dầu rót đều vào mỗi can là:
10 : 2 = 5 (l)
 Đ. Số: 5 lít dầu
- Số 5 được gọi là gì?
- Ta nói can T1 có 6 lít, can T2 có 4 lít. TB mỗi can là 5 lít.
- GV nêu bài toán
- Hướng dẫn HS giải bài toán
+ Là số trung bình cộng của hai số 6 và 4.
Bài toán 2
+ Bài toán cho biết gì?
+ Yêu cầu tìm gì?
+ Số học sinh lớp: 25; 27; 32
+ Trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
+ Muốn tính trung bình số HS mỗi lớp ta cần tính gì?
+ Biết tổng số học sinh ta làm thế nào?
+ tính tổng số học sinh của 3 lớp
+ Ta tính trung bình số học sinh của mỗi lớp.
Giải
Tổng số học sinh của 3 lớp:
25 + 27 + 32 = 84(HS)
Trung bình mỗi lớp có:
84 : 3 = 28 (HS)
Đáp số: 28 học sinh
- Số 28 được gọi như thế nào?
- Ngoài ra còn có cách nào?
 + Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
- GV củng cố lại kiến thức
+ Gọi là số TB cộng của 3 số 25; 27; 32
+ (25 + 27 + 32) : 3 = 28 (HS)
* Học sinh nêu quy tắc.
b. Luyện tập:
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Cho HS làm bài ra nháp, nêu kết quả
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 1(27). Tìm trung bình cộng của các số sau:
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- Làm bài , nêu kết quả
42 và 52
(42 + 52) : 2 = 47
(34 + 43 + 52 +39) : 4 = 42
- Cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
(36 + 42 + 57) : 3 = 45
(20 + 35 + 37 + 65 + 73) : 5 = 46
- Gọi HS đọc bài toán
- Hướng dẫn HS làm bài
+Bài tập cho biết gì?
Bài 2(27)
- Đọc bài toán
+ Mai, Hoa, Hng, Thịnh nặng 36kg, 38kg, 40kg, 34kg. 
+Bài tập hỏi gì?
+ Muốn tính trung bình cộng mỗi bạn nặng bao nhiêu kg ta làm như thế nào?
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở, chữa bài
- GV nhận xét
+Trung bình mỗi em nặng? Kg
Bài giải
Trung bình mỗi bạn cân nặng là:
(36 + 38 + 40 + 34) : 4 = 37 (kg)
 Đáp số: 37 kg
Bài 3(27)
- Nêu yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS làm bài
+ Muốn tìm trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đ9 cần biết gì?
- Cho HS làm bài, chữa bài
- GV nhận xét
- Nêu yêu cầu bài
- Theo dõi 
+ Từ 1 đ9 có bao nhiêu số đ tính tổng ...
Giải
Trung bình cộng của các số TN từ 1đ9 là
(0+1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 8 + 9) : 9 = 5
 Đáp số: Số: 5
3. Củng cố - dặn dò:
- Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ học
Khoa học 
4a- tiết 5, 4b- tiết 6
Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn
A. Mục tiêu:
Sau bài học HS có thể:
- Giải thích lí do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nói về lợi ích của muối I-ốt.
- Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
B. Chuẩn bị:
 GV : - Hình trang 20, 21 SGK.
	- Tranh ảnh, thông tin, nhãn mác quảng cáo về các thực phẩm có chứa 
 I-ốt đối với sức khoẻ.
HS :	- Đồ dùng học tập
C. Các hoạt động dạy học.
I. Bài cũ:
- Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
- Trong nhóm đạm động vật, tại sao chúng ta nên ăn cá?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung:
HĐ1: Kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo.
- GV chia lớp thành 2 đội.
-- phổ biến luật chơi và cách chơi.
- Cho HS chơi trò chơi.
- Cùng lớp nhận xét xem nhóm nào kể 
được nhiều món ăn chứa nhiều chất béo.
- HS thực hiện chơi trò chơi
Hoạt động 2: Ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Yêu cầu học sinh chỉ tên các món ăn có chứa chất béo thực vật.
+ Tại soa chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
- HS chỉ và nêu
+ Vì trong chất béo động vật có nhiều axít béo no, trong chất béo thực vật có nhiều axít béo không no.
+ Ăn phối hợp 2 loại chất béo trên có lợi ích gì?
* Kết luận: GV chốt ý chính
+ HS nêu mục bóng đèn toả sáng.
Hoạt động 3: Lợi ích của muối I-ốt và tác hại của việc ăn mặn.
- Cho HS quan sát tranh. H5, 6, 7, thảo luận trả lời:
+ Tại sao chúng ta nên sử muối I-ốt. Sử dụng muối I-ốt có tác dùng gì?
+ Vì muối I-ốt có bổ sung I-ốt phòng tránh các rối loạn do thiếu I-ốt.
+ Nếu thiếu I-ốt cơ thể có tác hại nh thế nào?
+ Cơ thể kém phát triển về cả thể lực và trí tuệ gây u tuyến giáp (biếu cổ).
+ Tại sao chúng ta không nên ăn mặn?
+ Ăn mặn có liên quan đến bệnh huyết áp cao.
- Học sinh nêu mục bóng đèn toả sáng.
* Kết luận: SGK
 Hoạt động nối tiếp.
- Qua bài học em biết thêm điều gì mới?
- Vì sao lại phải ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hiện tốt như nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
Chính tả 
Những hạt thóc giống
A. Mục tiêu:
1. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: Những hạt thóc giống.
2. Làm đúng các bài tập, phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l/n, en/eng
B. Chuẩn bị:
 GV : Viết sẵn nội dung bài 2a.
 HS : 	Đồ dùng học tập.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 I. Bài cũ:
- HS lên bảng viết các từ ngữ bắt đầu bằng d/gi/r. (2HS)
 II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
- GV đọc mẫu.
+ Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực?
- HS nghe - đọc thầm trả lời câu hỏi
+ Phát cho ngời dân 1 thúng thóc giống đã luộc kỹ về gieo trồng và hẹn. Ai thu được nhiều thóc sẽ truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị chừng phạt.
- GV đọc tiếng khó cho HS luyện viết
- lớp viết vào bảng con
VD: luộc kỹ, thóc giống, dốc công
 nộp, lo lắng, nô nức
- GV hướng dẫn học sinh viết bài
- Đọc bài cho HS viết 
- Đọc lại bài, yêu cầu HS soát lỗi
- Thu vở chấm điểm, nhận xét
- HS viết chính tả.
- HS soát bài
3. Luyện tập:
Bài 2(a)
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS làm bài
- HS chữa bài, lớp nhận xét
+ lời giải, nộp bài, lần này, làm em, lâu nay, lòng thanh thản, làm bài
Bài 3
- GV cho HS thi giải câu đố
- Con nòng nọc
- Chim én
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét qua bài chấm, giờ học.
	- Về nhà học thuộc lòng 2 câu để đố lại người thân.
Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2009
Toán 
4a- tiết 2, 4b- tiết 3
Luyện tập
A. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố:
- Hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng và cách ... 
Giúp HS :
- Bước đầu nhận biết về biểu đồ tranh.
- Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh.
- Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ tranh.
B. Chuẩn bị:
	 GV : Biểu đồ tranh "Các con của năm gia đình".
 HS : Đồ dùng học tập.
C. hoạt động dạy - học
I. Bài cũ:
- Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung:
a) Làm quen với biểu đồ tranh.
+ Cho học sinh quan sát biểu đồ.
+ HS quan sát biểu đồ "Các con của 5 gia đình"
+ Em có nhận xét gì về cách lập biểu đồ?
+ Biểu đồ gồm có 2 cột.
+ Cột bên trái ghi tên các gia đình.
+ Cột bên phải cho biết số con trai và con gái của mỗi gia đình.
+ Nhìn vào hàng thứ nhất gia đình cô Mai cho biết gì?
+ Gia đình cô có 2 con gái.
- Hàng T 2?
- Hàng T 3?
- Hàng T 4?
- Hàng T 5?
b) Luyện tập:
+ Gia đình cô Lan có 1 con trai.
+ Gia đình cô Hồng có 1 con trai, 1 con gái
+ Gia đình cô Đào có 1 con gái.
+ Gia đình cô Cúc có 2 con trai.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS quan sát biểu đồ, trả lời câu hỏi:
+ Những lớp nào được nêu trong biểu đồ?
+ Khối 4 tham gia mấy môn thể thao? Gồm những môn nào?
+ Môn bơi có mấy lớp tham gia?
 Bài 1(29)
- HS quan sát SGK nêu miệng
+ Lớp 4A, 4B, 4C
+ Gồm 4 môn thể thao: Bơi, nhảy dây, đá cầu, cờ vua.
+ 2 lớp 4A, 4C
- Nêu yêu cầu bài
- Hướng dẫn quan sát biểu đồ, trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở
- Nhận xét, chữa bài
 Bài 2(29).
- Quan sát biểu đồ, trả lời câu hỏi:
+ Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch được 5 tấn thóc.
+ Năm 2002 thu hoạch nhiều hơn năm 2000 là 10 tạ thóc.
3. Củng cố - dặn dò:
- Biểu đồ là gì?
- Nhận xét giờ học.
Khoa học
 ăn nhiều rau và quả chín
sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
A. Mục tiêu:
Sau bài học HS có thể:
- Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
- Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
- Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
B. Chuẩn bị:
GV: 	- Hình trang 22, 23 SGK.
	- Sơ đồ tháp dinh dưỡng.
HS : 	- 1số rau, quả, 1 số đồ hộp hoặc vỏ đồ hộp.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Bài cũ:
- Nêu ích lợi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Lí do cần ăn nhiều rau và quả chín.
- Cho học sinh quan sát sơ đồ tháp dinh
 dưỡng cân đối.
+ Kể tên 1 số loại rau, quả các em vẫn ăn hàng ngày.
+ Nêu lợi ích của việc ăn rau, quả
* Kết luận: Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại rau quả?
- HS tự nêu
Hoạt động 2: Tiêu chuẩn thực phẩm sạch và rau an toàn.
- Cho HS dựa vào kênh chữ để thảo luận.
+ Theo bạn thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
+ HS thảo luận nhóm 2
- HS kết hợp quan sát các loại rau, quả + 1 số đồ hộp mang đến lớp.
+ Thực phẩm nuôi trồng theo quy định hợp vệ sinh.
+ Bảo quản và chế biến hợp vệ sinh.
+ Thực phẩm phải giữ được chất dinh dưỡng
+ Không ôi thiu
+ Không nhiễm hoá chất.
+ Không gây ngộ độc lâu dài cho sức khoẻ
HĐ3: Các biến pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Cho HS thảo luận nhóm
+ HS thảo luận nhóm
- Cách chọn thực phẩm tươi, sạch
- Chọn đồ hộp và thức ăn đóng gói
- Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn, sự cần thiết phải nấu thức ăn chín.
- Cho đại diện nhóm trình bày
- GV đánh giá chung
* Kết luận: GV chốt ý
- Lớp nhận xét - bổ sung
 Hoạt động nối tiếp.
- Em biết điều gì mới qua tiết học?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
- Chuẩn bị bài sau.
Kĩ Thuật 
Khâu thường (tiết 2)
A. Mục tiêu
- HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu theo đường vạch dấu.
- Rèn luyện tính kiên trì và khéo tay.
B. Chuẩn bị:
- Tranh và quy trình khâu thường.
- Mẫu khâu thường.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Bài cũ:
- Nêu cách cầm vải và cầm kim.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung:
 HĐ 3: Thực hành khâu thường.
- Nêu lại về kỹ thuật khâu thường.
- GV cho HS quan sát tranh quy trình để nhắc lại các bước khâu thường.
- GV cho HS thực hành , GV nêu thời gian quy định.
- 1, 2 HS lên thực hiện các thao tác.
+ Vạch dấu đường khâu.
+ Khâu các mũi khâu theo đường dấu.
- HS thực hành khâu mũi thường trên vải.
HĐ 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá. 
- HS dựa vào cac tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
+ Đường vạch dấu thẳng và cách đều độ dài của mảnh vải.
+ Các mũi khâu tương đối đều nhau, không bị dúm và thẳng theo đường vạch dấu.
+ Hoàn thành đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét, chung
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị vật liệu cho tiết sau.
Thứ bảy ngày 26 tháng 9 năm 2009
Toán
4b-tiết 1, 4a-tiết 2
 Biểu đồ (tiếp)
A. Mục tiêu:
 Giúp học sinh: 
- Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột.
- Biết cách đọc và phân tích các số liệu trên biểu đồ cột.
- Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
B. Chuẩn bị:
	GV: Vẽ sẵn biểu đồ cột về "Số chuột 4 thôn đã diệt được" biểu đồ ở bài tập 2.
HS : SGK
C. các hoạt động dạy và học:
I. Bài cũ:
- Cho học sinh nêu miệng bài 2b.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài
2. Nội dung:
a) Làm quen với biểu đồ cột:
- GV cho HS quan sát biểu đồ cột.
+ HS quan sát biểu đồ: "Số chuột 4 thôn đã diệt được"
- Biểu đồ bên là thành tích diệt chuột của 4 thôn (Đông, Đoài,Trung,Thượng).
- Cứ 1 dòng kẻ 1cm thay cho 250 con chuột.
+ Các số ở bên trái biểu đồ ghi gì?
+ Chỉ số chuột
+ Bên phải của biểu đồ cột ghi gì?
+ Các cột đứng dọc biểu thị gì?
+ Cột thứ nhất cao đến số 2000 chỉ gì?
+ Tên các thôn diệt chuột.
+ Số chuột từng thôn đã diệt.
+ Chỉ số chuột của thôn Đông đã diệt được là 2000 con.
+ Cột thứ 2 cao bao nhiêu? Chỉ số chuột của thôn nào?
+ Cao đến 2200 chỉ số chuột của thôn Đoàn là 2200 con.
+ Số ghi ở đỉnh cột thứ 3 là bao nhiêu? Cho ta biết điều gì?
+ Là 1600 cho ta biết số chuột thôn Trung đã diệt.
+ Thôn Thượng diệt được bao nhiêu con?
+ Diệt được 2750 con chuột.
+ Qua các cột biểu diễn em có nhận xét gì?
+ Cột cao biểu diễn số chuột nhiều hơn, cột thấp biểu diễn số chuột ít hơn.
- GV cho HS đọc lại các số liệu trên biểu đồ.
b) Luyện tập:
- Nêu yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS quan sát biểu đồ, trả lời câu hỏi
Bài 1(31)
- HS làm miệng
+ Những lớp nào đã tham gia trồng cây.
+ Lớp 4A, 4B, 5A, 5B, 5C.
+ Lớp 4A trồng được bao nhiêu cây? 
 5B trồng được bao nhiêu cây? 
 5C trồngđược bao nhiêu cây?
+ Nêu cách đọc biểu đồ.
+ 4A: 35 cây
+ 5A: 40 cây.
+ 5B: 23 cây.
Bài số 2(29)
+ Bài tập yêu cầu gì?
+ Viết tiếp vào chỗ chấm trong biểu đồ.
+ Muốn điền được số thích hợp vào chỗ chấm ta làm thế nào?
+ Dóng độ cao của từng cột với các số đã chia bên trái biểu đồ hoặc yếu tố thống kê ở đầu bài.
- Cho học sinh lên bảng điền vào biểu đồ.
- GV đánh giá.
- Lớp nhận xét - bổ sung
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách đọc biểu đồ hình cột.
- Mỗi 1 cột trong biểu đồ cho ta biết điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập 2b.
- Chuẩn bị bài giờ sau.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần 5
A. Mục tiêu:
- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 5.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
B. Nội dung:
1. Lớp trưởng báo cáo việc thực hiện của lớp trong tuần 5
2. 4 tổ trưởng báo cáo kết quả thực hiện của tổ
 3. Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
	- ý thức tự quản tốt
	- Có tiến bộ trong học tập ở 
	- Vệ sinh thân thể , vệ sinh lớp học sạch sẽ, đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
 Tồn tại:
	- 1 số em còn lười học bài, đi học không soạn bài theo thời khoá biểu, còn hay quên đồ dùng học tập.
4. Phương hướng:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.
- Tiếp tục kiểm ra và kèm HS yếu.
	- Rèn chữ cho học sinh.
Toán (c)
(4c - 4 d)
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Ôn cách đọc, viết, phân tích cấu tạo, so sánh và sắp thứ tự các số tự nhiên có nhiều chữ số.
- Ôn các đơn vị đo khối lượng, thời gian và quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Biết cách tính số trung bình cộng của nhiều số.
B. Chuẩn bị:
GV : Kẻ sẵn bảng bài 3
HS : SBT
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra
II. Bài mới
1. Giới thiệu
2. Nội dung:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS làm bài, nêu kết quả
Bài 2(16- SBT). Đọc đúng ghi Đ, sai ghi S:
- Đọc yêu cầu bài
- Làm bài vào vở, nêu kết quả
D
a) 3 069 784: ba triệu sáu mươi chín nghìn bảy trăm tám mươi tư.
D
b) 4 007 050: Bốn triệu không trăm linh bảy nghìn không trăm năm mươi
- Nhận xét, chữa bài
S
c) 5 009 105: Năm trăm linh chín nghìn một trăm linh năm.
 Bài 3(16-SBT). Hãy điền vào bảng cho đúng:
- Đọc yêu cầu bài
- 2 HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, nêu miệng kết quả
Ngày thứ
Gạo tẻ
gạo nếp
Cả hai loại
1
150kg
36kg
186kg
2
185kg
47kg
232kg
3
115kg
43kg
158kg
- Nhận xét, chữa bài
Bài1(17-SBT). Điền dấu > < = vào ô trống:
- Nêu yêu cầu bài
- Nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở
- Cho HS làm bài vào vở
3 giờ 300 phút
8 phút 240 giây
 phút 12 giây
 thế kỉ 50 năm
 năm 3 tháng 
- nhận xét, chữa bài
 ngày 5 giờ
Bài 4(18)
- Gọi HS đọc bài toán
Bài toán
 Nhà bạn An thu hoạch được 65kg lạc (đã phơi khô). nhà bạn Bình thu hoạch được nhiều hơn nhà bạn An là 14 kg. Nhà bạn Huệ thu hoạch được số lạc nhiều hơn số trung bình cộng của cả ba nhà là 10 kg lạc. Tính số ki-lô-gam lạc mà nhà Bình đã thu được? Số ki-lô-gam mà nhà Huệ đã thu được?
- 2 HS đọc bài toán
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán
- Nêu tóm tắt bài toán
- Hướng dẫn HS giải bài toán
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở
- Làm bài vào vở, chữa bài
Bài giải
Số lạc mà nhà bạn Bình thu được là:
65 + 14 = 79 9kg)
Vì số lạc nhà Huế thu được nhiều hơn trung bình cộng của cả ba nhà là 10 kg, tức là số lạc của nhà Huệ cho bớt 10kg sang tổng số lạc của hai nhà An, Bình và chia đều cho hai nhà thì được số trung bình cộng .
 Vậy ta có số trung bình cộng của ba nhà là:
 ( 65 + 79 + 10) : 2 = 77 (kg)
Số lạc nhà Huệ thu được là:
 77 + 10 = 87 (kg)
 Đ áp số: Nhà Bình thu: 79 kg
 Nhà Huệ thu : 87 kg
- 1 HS làm bài vào bảng, trình bày
- GV nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố kiến thức bài học
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn về nhà học bài chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc