VIẾT THƯ
(Kiểm tra viết)
I - MỤC TIÊU:
Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư).
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Viết bảng phụ, phần ghi nhớ, phong bì.
- Học sinh: Mỗi em chuẩn bị 1 phong bì thư, sách vở, đồ dùng.
III - PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát, giảng giải, phân tích, thảo luận, thực hành.
IV - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC - CHỦ YẾU:
- Có ý thưc đoàn kếtvới bạn, lễ phép với thầu cô giáo Nhược điểm: - Nhiều em còn quên sách vở, bảng con: Thắng, Công - Một số em chưa làm bài tập: Thắng, Khánh, Công - Một số em còn nghịch trong lớp: Thắng, Trấn, Công, Thuý - Một số em quên khăn quàng: Thắng. - Đi học muộn: Thuỳ b. Kết quả đạt được - Tuyên dương: Hạnh, Thuỳ, Thuỷ, Liên, Duyên, Hoàng Trang, Khiên Hăng hái phát biểu XD bài c. Phương hướng: - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt - Mua đầy đủ sách vở phục vụ cho việc học. *Phần bổ sung: . i TUẦN 5. THỨ HAI NGÀY 13/9/2010 Tiết 1. CHÀO CỜ. LỚP 4A ----------------------------------------------------- Tiết 2: TẬP ĐỌC. NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. Mục tiêu - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). HS khá, giỏi trả lời được CH 4 (SGK). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh trong SGK. - Bảng lớp ghi từ ngữ, câu cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi hs đọc bài Tre Việt Nam - Trả lời câu hỏi 4 trong SGK - Bài thơ nhằm ca ngợi những phẩm chất gì, của ai? - Gv nhận xét cho điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 1’ Những hạt thóc giống thể hiện rõ hơn: trung thực là một đức tính đáng quý, đáng được đề cao.... - Gv ghi đề bài lên bảng 2. Luyện đọc 8’ - Goi 1 hs đọc toàn bài - Luyện đọc đoạn - Lần 1: Từ khó +từ sai - Lần 2 :Từ chú giải - Lần 3: Đọc trong N3 - Đọc cả bài. 3 Tìm hiểu bài : 10’’ - Gọi hs đọc toàn truyện ? Nhà vua muốn chọn người như thế nào để nối ngôi? - Nhà vua làm cách nào tìm được người trung thực? - Gv hỏi thêm HS: thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không (HS tự trả lời) Mưu kế của nhà vua. - Gv chốt: Đó là mưu kế của nhà vua. Vua bắt dân gieo thứ thóc đã luộc – thứ thóc không thể nảy mầm được, lại giao hẹn kẻ không có thóc bị trị tội. Bằng cách đấy, vua sẽ biết ai là người trung thực, dũng cảm nói sự thật. Đoạn 2 : ? Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? ? Đến kỳ phải nộp thóc cho vua, mọi người đã làm gì? Chôm đã làm gì? ? Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? ? Thái độ mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm? ? Chôm đã được hưởng điều gì? - Theo em, vì sao trung thực là một phẩm chất đáng quý? TK: • Người trung thực là người dũng cảm, dám bảo vệ sự thật, không sợ cái chết, không vì quyền lợi của mình mà dối trá, làm hại người khác. ? Câu truyện ca ngợi ai, ca ngợi điều gì? 4 Đọc diễn cảm 10’ - Gv đọc diễn cảm bài văn. - Giọng văn đọc chậm rãi. Lời Chôm tâu vua ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn (lúc giải thích thóc giống đã được luộc kỹ), khi dõng dạc (lúc ca ngợi đức tính trung thực của chú bé Chôm. - Gọi hs nêu cách đọc từng đoạn - Luyện đọc đoạn * Thi đọc diễn cảm đ3 - Y/C đọc trong N2 - Vài N đọc thi *GV nx đg 3. Củng cố, dặn dò 2’ -Gv củng cố nd bài - Liên hệ trực tế trong lớp về tính trung thực *Dặn dò bài sau - HS đọc thuộc lòng bài thơ. - HS trả lời Bài thơ ca ngợi cây tre, tượng trưng cho người Việt Nam có những phẩm chất tốt đẹp: ngay thẳng, trung thực, đoàn kết, giàu tình yêu thương nhau. - hs ghi vở - 1 hs - 3 hs nối tiếp nhau đọc - 3hs đọc +TLC - hs đọc +3 N thi đọc +nx - 1 hs đọc - 1HS đọc thành tiếng đoạn 1. Cả lớp đọc thầm, - Vua muốn chọn người trung thực để nối ngôi. - Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. - Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm. - Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho vua. Chôm khác hẳn mọi người - Chôm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt. - Mọi người sững sờ, sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm là người dám nói sự thật không sợ bị trừng phạt. - Được lên làm vua • Vì người trung thực là đáng tin cậy, bao giờ cũng nói thật, đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết. • Người trung thực là người yêu sự thật, ghét dối trá. Họ bao giờ cũng là người tốt, người nhân hậu. *) Nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự - hs nghe -3 hs nêu+ đọc đoạn - HS đọc trong N2 - 3 N đọc nx và bình chọn bạn đọc hay nhất -------------------------------------------------------------------- Tiết 3: TOÁN. Bài 20: GIÂY , THẾ KỈ I/MỤC TIÊU - Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của tạ, tấn với ki-lô-gam. - Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam. - Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn. Bài 1, bài 2, bài 3 (chọn 2 trong 4 phép tính) II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV:Giáo án , sgk HS: Chuẩn bị bài chu đáo III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC:2P - Gọi hs đọc bảng đơn vị đo khối lượng . - Nhận xét cho điểm B. Bài mới *Giới thiệu và ghi đầu bài 1, Giới thiệu giây (10p) - Giới thiệu trên mô hình đồng hồ giây và mối quan hệ giây , phút và giờ . 2, Thế kỉ (10p) Nêu câu hỏi cho hs trả lời . - Đơn vị đo lớn hơn năm là gì ? ?1 thế kỉ bằng bao nhiêu năm . Giới thiệu từ năm 1 đến năm 100 là 1 thế kỉ . Từ năm 101 200 là TK 2... ?Năm 1990 là TK bao nhiêu . ?Năm nay (2008) là thế kỉ bao nhiêu. - Cho hs nêu lại mối quan hệ của số đo thời gian . 3.Luyện tập *Hướng dẫn hs làm bài tập Bài 1: 7p -Gọi hs đọc yêu cầu + Cho hs nêu miệng + Nhận xét chữa bài Bài 2:6p - Gọi hs đọc yêu cầu + Cho hs thảo luận nhóm đôi – báo cáo + Nhận xét chữa bài Bài 3: 6p - Gọi hs đọc yêu cầu + Cho hs viết đáp án vào bảng con + Nhận xét chữa bài 3. Củng cố, dặn dò(1p) * Gọi hs nêu lại nội dung bài -Nhận xét giờ học 3 – 4 hs - Ghi đầu bài - Quan sát + 1giờ = 60 phút ; + 1phút = 60 giây ... - Thế kỉ - 1 Thế kỉ = 100 năm - Thế kỉ XX - Thế kỉ XXI - 4 – 5 hs nêu - 2 hs đọc yêu cầu 1phút = 60 giây 1 TK = 100 năm 60 giây = 1 phút 5 TK = 500 năm 2 phút = 120 giây 9 TK = 900 năm 7 phút = 420 giây TK = 50 năm phút = 20 giây TK = 20 năm 1 phút 8 giây = 68 giây - Nhận xét chữa bài - 2 hs đọc yêu cầu thảo luận nhóm đôi – báo cáo a,Bác Hồ sinh vào TK 19 Bác ra đi tìm đường cứu nước ...TK XX b,CM Tháng 8 ... TK XX c,Bà Triệu lãnh đạo ... năm 248 thuộc TK III. - Nhận xét chữa bài - 2 hs đọc yêu cầu a,Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long 1010 TK (XI) b,Ngô Quyền đánh tan quân ...năm 938(TK X) - Nhận xét chữa bài - 2 hs --------------------------------------------------------- Tiết 4: KĨ THUẬT. (Đ/C VĨNH DẠY) ----------------------------------------------------------- Tiết 5: TẬP LÀM VĂN. VIẾT THƯ (Kiểm tra viết) I - MỤC TIÊU: Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư). II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: Viết bảng phụ, phần ghi nhớ, phong bì. - Học sinh: Mỗi em chuẩn bị 1 phong bì thư, sách vở, đồ dùng. III - PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, giảng giải, phân tích, thảo luận, thực hành. IV - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC - CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A - Ổn định tổ chức: Cho lớp hát, nhắc nhở hs. B - Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 hs nhắc lại nội dung một bức thư. - Treo bảng phụ nội dung ghi nhớ phần viết thư (T34) lên bảng. C - Dạy bài mới: 1) Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng. 2) Tìm hiểu bài: - Kiểm tra sự chuẩn bị giấy, phong bì của hs. -Y/c hs đọc đề trong sgk. - GV nhắc lại hs: + Có thể cọn 1 trong 4 đề bài để làm bài. + Lời lẽ trong thư cần thân mật, thể hiện sự chân thành. + Viết xong cho vào phong bì, ghi đầu đủ tên người viết, người nhận, địa chỉ vào phong bì (thư không dán). GV hỏi: em chọ viết thư cho ai? viết thư với mục đích gì? + Khi viết em cần xưng hô thế nào? 3) Thực hành viết thư: - Y/c hs tự làm bài. - GV theo dõi, quan sát và nhắc nhở của hs. - GV chấm một số bài, nxét và sửa nếu hs làm chưa đúng y/c của bài. 4) Củng cố - dặn dò: - Qua bài học hôm nay các em đã nắm được cách viết một bức thư cần có những yêu cầu gì? - Các em cần viết thư để thăm hỏi ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình và các bạn của mình. - Nhận xét tiết học. - Dặn hs về nhà học chuẩn bị bài sau. Cả lớp hát, lấy sách vở môn học - Hs nhắc lại. - Hs đọc thầm lại. Hs viết vào vở. - Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình. - 2 Hs đọc thành tiếng. - Hs chọn đề bài. - 5 - 7 hs trả lời. - Nếu là người lớn tuổi phải xưng hô lễ phép, với bạn bè thì xưng hô thân mật... - HS tự làm bài. - Hs nộp bài. - Hs lắng nghe. - HS ghi nhớ. =================================== THỨ BA NGÀY 14/9/2010. Tiết 1. TOÁN. Bài 21: LUYỆN TẬP I/Mục tiêu - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. - Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. Bài 1, bài 2, bài 3 II/Đồ dùng dạy học GV:Giáo án , sgk HS: Chuẩn bị bài chu đáo III/Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.KTBC:4P - Gọi hs nêu mối quan hệ của số đo thời gian -Nhận xét chữa bài B. BÀI MỚI *Giới thiệu và ghi đầu bài *Hướng dẫn hs làm bài tập Bài 1: 6p -Gọi hs đọc yêu cầu + Cho hs nêu miệng + Nhận xét chữa bài Bài 2:10p - Gọi hs đọc yêu cầu + Cho hs làm bảng + vở + Nhận xét chữa bài Bài 3: 8p - Gọi hs đọc yêu cầu + Cho hs hoạt động nhóm đôi – báo cáo + Nhận xét chữa bài Bài 4:6 (nếu còn thời gian) - Gọi hs đọc yêu cầu + Cho hs làm bảng + vở + Nhận xét chữa bài Bài 5:HD học ở nhà - Gọi hs đọc yêu cầu + Cho hs nêu miệng + Nhận xét chữa bài 3.Củng cố,dặn dò(2p) * Gọi hs nêu lại nội dung bài -Nhận xét giờ học 3 – 4 hs - Ghi đầu bài - 2 hs đọc yêu cầu +Tháng có 30 ngày là : 4,6,9,11 +Tháng có 31 ngày là : 1,3,5,7,8,10,12. +Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. +Năm thường có 365 ngày +Năm nhuận có 366 ngày. - Nhận xét chữa bài - 2 hs đọc yêu cầu 3 ngày = 72 giờ ngày = 8 giờ 4 giờ = 240 phút giờ = 15 phút 8 phút = 480 giây phút = 30 giây giờ = 20 phút 3giờ 10phút =190 phút 2 phút 5 giây = 125 giây 4 phút 20 giây = 260 giây - Nhận xét chữa bài - 2 hs đọc yêu cầu a, Năm 1789 thuộc TK 18. b,Nguyễn Trãi sinh năm : 1980 – 600 ... àm nòng cốt cho diễn biến của truyện. - Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng. - 3 ® 5 hs đọc to. - 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm. - Câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực thật thà. - Đoạn 1 và đoạn 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu. - Kể về cuộc sống và tình cảm của 2 mẹ con: Nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm. - Kể về mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thuốc. - Đoạn 3 còn thiếu phần thân đoạn. - Kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền. - Hs viết bài vào vở nháp. - Cô bé nhặt tay nải lên. Miếng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong những thói vàng lấp lánh. Ngửng lên cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán chắc đây là tay nải của bà cụ. Tội nghiệp bà cụ mất tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Nghĩ vậy cô liền rảo bước đuổi theo bà ại, vừa đi vừa gọi: - Cụ ơi, cụ dừng lại đã, cụ đánh rơi tay nải này. Bà cụ có lẽ nặng tai nên mãi mới nghe thấy và dừng lại. Cô bé tới nơi hổn hển nói: “Có phải cụ quên cái tay nải ở đằng kia không ạ?”. ---------------------------------------------------------- Tiết 2: ĐẠO ĐỨC. VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2) (Đ/C THIỆN DẠY) --------------------------------------------------------- Tiết 3: TOÁN. Bài 24. BIỂU ĐỒ I. MỤC TIÊU: - Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh. - Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh. Bài 1, bài 2 (a, b) II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - GV : Giáo án, SGK, biểu đồ phần bài học SGK phóng to - HS : Sách vở, đồ dùng môn học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1. Kiểm tra bài cũ (5’) *Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 5 GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Làm quen với Biểu đồ(10’) GV treo biểu đồ các con của 5 gia đình cho HS quan sát. - GV giới thiệu biểu đồ và lần lượt hỏi HS, yêu cầu các em trả lời : + Biểu đồ gồm mấy cột, cột bên trái cho biết điều gì ? + Cột bên phải cho biết những gì ? + Biểu đồ cho biết về các con của những gia đình nào ? - Gv hỏi tiếp về số con của từng gia đình. Kết luận chung : c. Luyện tập : Bài 1(10’) - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ sau đó tự làm bài.: + Biểu đồ biểu diễn nội dung gì? + Khối 4 có mấy lớp, nêu tên các lớp đó? + Cả ba lớp tham gia mấy môn thể thao, là những môn nào? + Môn bơi có mấy lớp tham gia, là những lớp nào? + Môn nào có ít lớp tham gia nhất? + Lớp 4B và lớp 4C tham gia tất cả mấy môn. Trong đó họ cùng tham gia những môn nào? - GV nhận xét, sửa cho HS. Bài 2(11’) Yêu cầu HS đọc đầu bài , sau đó làm bài vào vở. + Năm nào thu hoạch được nhiều nhất, năm nào thu được ít thóc nhất? - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS 4. Củng cố – dặn dò(3’) - GV nx đg tiết học Dặn dò bài sau - 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu. - HS ghi đầu bài vào vở - HS quan sát và đọc trên biểu đồ. + HS theo dõi và trả lới câu hỏi: - Biểu đồ gồm 2 cột, cột bên trái nêu tên của các gia đình. - Cột bên phải cho biết số con, mỗi con của từng gia đình là trai hay gái. - Gia đình co Mai, gia đình cô Lan, cô Hồng, cô Đào và gia đình cô Cúc. - HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu. - HS quan sát, đọc biểu đồ và làm bài vào vở. - Biểu đồ biểu diễn các môn thể thao do khối 4 tham gia. - Khối 4 có ba lớp là 4A, 4B, 4C. - Khối 4 tham gia 4 môn thể thao là : bơi, nhảy dây, đá cầu, cờ vua. - Môn bơi có hai lớp tham gia đó là: lớp 4A và lớp 4C - Môn cờ vua chỉ có 1 lớp tham gia là lớp 4A. - Lớp 4B và 4C tham gia tất cả 3 môn, trong đó họ cùng tham gia môn đá cầu. - HS làm bài vào vở. Bài giải: a. Số tấn thóc gia đình bác Hà thuhoạchđược trong năm 2002 là: 10 x 5 = 50 ( tạ ) = 5 tấn b. Số tạ thóc gia đình bác Hà thu hoạch đượcnhiều hơn năm 2000 là: 50 – 40 = 10 ( tạ ) c. Số tạ thóc gia đình bác Hà thu hoạch được trong năm 2001 là: 10 x 3 = 30 ( tạ ) Số tấn thóc cả 3 năm gia đình bác Hà thu hoạch được là: 40 + 30 + 50 = 120 ( tạ )= 12 tấn Năm thu hoạch được nhiều nhất là năm 2002, năm thu hoạch được ít thóc nhất là năm 2001 - HS chữa bài ------------------------------------------------------------------ Tiết 4: KHOA HỌC. Bài 10 ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN I) Mục tiêu - Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn. - Nêu được: + Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn (giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không bị nhiễm khuẩn, hoá chất; không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người). + Một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc, mùi vị lạ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết). II) Đồ dùng dạy - học - Hình trang 22, 23 sách giáo khoa. - Một số rau quả tươi, một mớ rau bị héo, một hộp sữa mới và một hộp sữa để lâu đã bị gỉ. - Năm tờ phiếu có ghi sẵn câu hỏi. III) Các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định 1’ B. Kiểm tra bài cũ 4’ ? Vì sao phải ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ? ? Vì sao phải ăn muối và không nên ăn mặn ? - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng đã dặn. C. Dạy học bài mới30’ - 1 học sinh đọc to tên bài. - Giới thiệu: hiểu rõ về thực phẩm sạch và an toàn và các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, ích lợi của việc ăn nhiều rau và quả chín. Hát - 1 học sinh trả lời. - 2 học sinh trả lời. - Các tổ trưởng báo cáo. Hoạt động 1: Ích lợi của việc ăn rau và quả chín hàng ngày. - Học sinh thảo luận cặp đôi theo câu hỏi: 1. Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau ? 2. Ăn rau và quả chín hàng ngày có ích lợi gì ? - Gọi học sinh trình bày và bổ sung. - Nhận xét, tuyên dương học sinh thảo luận. Kết luận: ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón. Vì vậy hàng ngày thức ăn nên chú ý ăn nhiều rau và hoa quả. - Thảo luận cùng bạn. 1. Người mệt mỏi, khó tiêu, không đi vệ sinh được. 2. Chống táo bón, đủ các chất vi-ta-min cần thiết, đẹp da, ngon miệng. Hoạt động 2: Trò chơi “Đi chợ mua hàng” Yêu cầu lớp chia thành 4 tổ, sử dụng các loại rau, đồ hộp mang đến để tiến hành trò chơi. - Các đội cùng đi chợ, mua những thứ mình cho là sạch và an toàn. + Giải thích tại sao đội mình chọn mua thứ này mà không mua thứ kia. - 5 phút sẽ gọi các đọi mang hàng lên và giải thích. - Nhận xét, tuyên dương các nhóm biết mua hàng và trình bày lưu loát. Kết luận: Những thực phẩm sạch và an toàn phải giữ được chất dinh dưỡng, được chế biế hợp vệ sinh, không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng. - Học sinh chia tổ, để gọn những thứ của tổ mình cần vào một chỗ. - Các đội cùng đi mua hàng. + Mỗi đọi cử 2 người tham gia, giới thiệu về các thức ăn mà mình đã mua. Ví dụ: Đội em mua loại rau còn tươi vì khi chế biến các món ăn sẽ ngon, không bị ngộ độc. Còn loại rau đã héo và úa vàng thì không nên mua vì chúng sắp hang, ăn không ngon, dễ bị mắc bệnh. Đồ hộp trước khi mua nên xem kĩ hạn sử dụng, không mua loại hộp đã cũ hoặc bị gỉ hay sắp hết hạn sử dụng vì chúng đã bị nhiễm hoá chất có thể gây hại cho sức khoẻ. - Nghe và ghi nhớ. Hoạt động 3: Các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng. - Chia 8 nhóm, phát phiếu có câu hỏi. - Sau 10p gọi các nhóm lên trình bày. Nhóm có cùng nội dung thì nhận xét, bổ sung. - Tuyên dương những nhóm có ý kiến đúng, trình bày rõ ràng, dễ hiểu. -Nội dung phiếu: Phiếu 1 1. Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi sạch ? 2. Làm thế nào để nhận ra rau, thịt đã ôi ? Phiếu 2 1. Khi mua đồ hộp cần chú ý đến những gì ? Phiếu 3 1. Tại sao phải dùng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn ? 2. Nấu chín thức ăn có lợi gì ? Phiếu 4 1. Tại sao phải ăn thức ăn ngay sau khi nấu song ? 2. Bảo quản thức ăn chưa dùng hết trong tủ lạnh có lợi gì ? - Thảo luận nhóm theo định hướng. - Chia nhóm, nhận phiếu. - Các nhóm lên trình bày. Phiếu 1 1. là thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi thiu, héo, úa, mốc 2. Rau mềm và nhũn, có mầu hơi vàng, là rua bị úa, thịt thâm, có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi. Phiếu 2 1. Chú ý đến hạn sử dụng, không dùng những loại hộp bị thủng, bị gỉ. Phiếu 3 1. Vì như vậy mới đảm bảo thức ăn và dụng cụ nấu ăn đã được rửa sạch sẽ. 2. Giúp chúng thức ăn ngon miệng, không bị đau bong, không bị ngộ độc, đảm bảo vệ sinh. Phiếu 4 1. Để đảm bảo nóng sốt, ngon miệng, không bị ruồi muỗi hay các vi khuẩn khác bay vào. 2. Thức ăn thừa.tránh lãng phí và tránh ruồi bọ bay vào. Hoạt động kết thúc: - Gọi học sinh đọc lại mục bạn cần biết, yêu cầu về nhà học thuộc. - Nhận xét tiết học. - Về nhà tìm hiểu gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn. --------------------------------------------------------- Tiết 5: TIẾNG ANH. (Đ/C HƯƠNG DẠY) Tiết 6: SINH HOẠT TUẦN 5. I/ Yêu cầu - HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp - Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS II/ Lên lớp 1. Tổ chức: Hát 2. Bài mới *Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp. - Đạo đức - Học tập - Các hoạt động khác *GV đánh giá nhận xét: a. Nhận định tình hình chung của lớp Ưu điểm: + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm + Đầu giờ trật tự truy bài - Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp - Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác - Có ý thưc đoàn kếtvới bạn, lễ phép với thầu cô giáo Nhược điểm: - Nhiều em còn quên sách vở, bảng con: Thắng, Công - Một số em chưa làm bài tập: Thắng, Khánh, Công - Một số em còn nghịch trong lớp: Thắng, Trấn, Công, Thuý - Một số em quên khăn quàng: Thắng. - Đi học muộn: b. Kết quả đạt được - Tuyên dương: Hạnh, Thuỳ, Thuỷ, Liên, Duyên, Hoàng Trang, Khiên Hăng hái phát biểu XD bài c. Phương hướng: - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt - Mua đầy đủ sách vở phục vụ cho việc học. *Phần bổ sung: .
Tài liệu đính kèm: