A. Mục tiêu:
- Tiếp tục rèn cho HS viết đúng mẫu, đúng cữ chữ, độ cao.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng chữ cái chuẩn của Tiểu học
- HS: Vở luyện viết.
C. Các hoạt động dạy học
Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2010 Đạo đức Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến A. Mục tiêu: Học xong bài học này HS có khả năng: - Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường. - Biết tôn trọng ý kiến của người khác. B. Đồ dùng dạy học: - GV: SGK Đạo đức 4; một vài bức tranh, đồ vật dùng cho hoạt động khởi động. - HS: Mỗi em 3 tấm bìa: Đỏ, xanh, trắng. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ: - Khi gặp bài tập khó em sẽ làm gì? II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới a) Khởi động: Trò chơi "diễn tả". - GV nêu cách chơi: - Thảo luận: ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không? - GV kết luận: b) Hoạt động 1: - Cho HS đọc các tình huống 1, 2, 3, 4. - GV kết luận: Mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến của mình. c) Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập. - GV cho HS làm BT 1SGK. - GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng; bạn Hồng, bạn Khánh là sai. d) Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến: - GV hướng dẫn HS giơ các tấm bìa để bày tỏ ý kiến: Màu đỏ : tán thành; màu xanh: phản đối; màu trắng: phân vân, lưỡng lự. - GV nêu từng ý kiến: - GV kết luận: III. Củng cố, dặn dò - Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em và lớp em? - VN đọc trước bài 3, - 2 HS nêu. - Cả lớp cùng chơi. - HS đọc tình huống và thảo luận. - Các nhóm trình bày. - Lớp nhận xét, bổ xung - HS đọc BT và thảo luận nhóm đôi. - 1 số nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét, bổ xung. - HS giơ các tấm bìa- và giải thích tại sao chọn tấm bìa đó. - 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ. - HS tự trả lời. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Luyện viết Bài 4 A. Mục tiêu: - Tiếp tục rèn cho HS viết đúng mẫu, đúng cữ chữ, độ cao. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng chữ cái chuẩn của Tiểu học - HS: Vở luyện viết. C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra đồ dùng. II. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới. a) Hướng dẫn luyện viết - GV treo bảng chữ cái chuẩn. - Gọi HS nêu những con chữ cần phải viết. - Gọi HS nêu độ cao, cách viết các con chữ theo kiểu chữ hoa, chữ thường? - GV tổng kết lại cách viết, đồng thời di bút theo mẫu hoặc viết mẫu trên bảng. - Yêu cầu HS quan sát nêu lại quy trình viết. b) Thực hành luyện viết - Yêu cầu HS luyện viết vào vở. - GV quan sát, chỉnh sửa giúp HS. c) Kiểm tra, chấm bài. - GV kiểm tra một số bài viết. - Chấm một số bài viết xong trước. - Nhận xét các bài viết chưa tôt. Tuyên dương những bạn viết tôt, cẩn thận. III. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tiếp tục rèn tập viết. HS lấy Vở luyện viết HS lắng nghe, mở vở. HS quan sát. HS nêu: d, D HS lên nêu: Chữ D cỡ vừa cao 5 li, cỡ nhỏ cao 2,5 li Gồm một nét: Từ điểm đặt bút ở ĐK6 hơi lượn trái theo chiều xuống, rồi kéo thẳng gần ĐK1, vòng về tráI tạo thành đường xoắn nhỏ ở chân chữ rồi ngược lên cong về bên phảI cho chạm đến ĐK6, lượn sang tráI theo chiều xuống để tạo nét cong vào trong, dừng bút ở ĐK5 HS luyện viết HS lắng nghe. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Phụ đạo HSY Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 3 ngày = .....giờ 5 giờ = ...... phút b) 3giờ 10 phút = ....phút 2 phút 5 giây = .... giâyài 2: Một tổ có 5 HS có số đo lần lượt là: 138cm, 134cm,128cm, 135cm, 130cm . Hỏi trung bình số đo chiều cao Bài 3: Trong các số 5 647 532 ; 7 685 421 ; 8 000 000 ; 11 048 502 ; 4 785 367 ; 7 071 071 thì số bé nhất là : A. 5 647 532 B. 4 785 367 C. 11 048 502 D. 8 000 000 Bài 4 : Can thứ nhất đựng 12 lít nước . Can thứ hai đựng 16 lít nước . Hỏi can thứ ba đựng bao nhiêu lít nước ? Biết trung bình mỗi can đựng 15 lít nước . Đáp án Bài 1: a) 3 ngày = 72 giờ 5 giờ = 300 phút b) 3giờ 10 phút = 190 phút 2 phút 5 giây = 125 giây Bài 2: Tổng số đo chiều cao của năm bạn là: 138 + 134 +128 + 135 + 130 = 665 ( cm ) Trung bình số đo chiều cao của mỗi HS trong tổ đó là: 665 : 5 = 135 ( cm ) Đáp số:135 cm B ài 3 : B B ài 4 : Ba can đựng tất cả số lít nước là : 15 x 3 = 45 ( l ) Can thứ ba đựng số lít nước là : 45 – ( 12 + 16 ) = 17 ( l ) Đáp số : 17 l Thứ ba, ngày 28 tháng 9 năm 2010 Toán (TH) Luyện tập A. Mục đích, yêu cầu - Tiếp tục củng cố cho HS cách đọc biểu đồ và tính toán trong biểu đồ B. Đồ dùng dạy- học - GV: Vở bài tập - HS: Vở bài t ập C. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ - Có mấy loại biểu đồ đã học? Đố là những loại nào? - GV nhận xét. II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới. a) Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu đề bài - Biểu đồ này thuộc loại nào? - Tên biểu đồ là gì? - Gồm mấy loại vải, là những loại nào? Mỗi loại được biểu hiện bằng những hình ảnh nào? - Gọi HS đọc toàn bộ biểu đồ. - Dựa trên những câu trả lời của các bạn các em hãy tự làm vào VBT/ Bài 2: Gọi HS đọc và nêu yêu cầu đề bài. - Biểu đồ này thuộc loại nào? - Tên biểu đồ là gì? - Đường bên trái thể hiện cái gì? Đường nằm ngang thể hiện cái gì? - Có những tháng nào được nhắc tới? - Tháng nào nhiều mưa nhất? Tháng nào ít mưa nhất? - Muốn tính số ngày mưa trung bình của mỗi tháng ta làm như thế nào? Thuộc dạng toán gì? - Yêu cầu HS tự làm bài. b) Kiểm tra, chấm chữa bài. - GV quan sát việc làm bài của Hs. - Chấm 1 số bài. - Chữa những lỗi mà HS hay mắc phải. III. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà làm bài đầy đủ. 2 loại: Hình cột và biểu đồ bằng tranh ảnh Biểu đồ bằng tranh ảnh. HS trả lời HS đọc biểu đồ. - HS làm bài Hs đọc đề bài BĐ hình cột Bên trái thể hiện số ngày mưa; dưới thể hiên các tháng. Hs trả lời Lấy số ngày mưa của cả 3 tháng cộng lại với nhau rồi chia tất cả cho 3. HS lắng nghe. HS lắng nghe, ghi nhớ. Luyện từ và câu Luyện mở rộng vốn từ: Trung thực- Tự trọng. Danh từ A. Mục đích, yêu cầu - Luyện cho HS nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu. B. Đồ dùng dạy- học - vở bài tập tiếng Việt 4 C. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Bài mới: a) Yêu cầu HS làm BT - GV nhận xét chốt lời giải đúng: + Từ cùng nghĩa với trung thực: Thẳng thắn ngay thẳng, thành thật, thật tâm +Từ trái nghĩa với trung thực: Dối trá, gian dối, gian lận, gian giảo, lừa bịp - GV nêu yêu cầu của bài - Nhận xét - GV treo bảng phụ - GV nhận xét chốt lời giải đúng +Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. - GV gợi ý, gọi 2 em lên bảng chữa bài - Nhận xét chốt lời giải đúng b) Luyện danh từ : - Gọi 1 học sinh nêu ghi nhớ: Thế nào là danh từ? - GV phát phiếu bài tập - Nêu yêu cầu của bài tập 2. - GV nhận xét c. Chấm chữa bài - Theo dõi chấm chữa một số bài III.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học + Học sinh làm lại bài tập 1 - HS trình bày kết quả - Làm bài đúng vào vở + HS mở vở làm bài tập 2 - Nghe GV phân tích yêu cầu - Tự đặt 2 câu theo yêu cầu - Lần lượt đọc + Học sinh làm miệng bài tập 3 - 1em làm bảng phụ - Lớp làm bài vào vở - 2-3 em đọc bài - Học sinh làm lại bài 4 - 2 em chữa bài trên bảng - Học sinh nêu - Lớp nhận xét - Học sinh làm lại bài tập 1 - Vài em đọc bài làm - HS lắng nghe, ghi nhớ Thứ tư, ngày 29 tháng 9 năm 2010 Thực hành Tiếng Việt I. Mục tiêu - Rốn kĩ năng tớch lũy và sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng; ễn về từ ghộp và từ lỏy, Danh từ II. Đồ dùng dạy học - VBT, Vở thực hành Tiếng Việt 4 III. Hoạt động dạy học Gv hệ thống lại phần lý thuyết về từ ghộp, từ lỏy , danh từ Thực hành : Bài 1 : Hóy tỡm từ ghộp và từ lỏy cú trong đoạn văn sau : Nổi bật trờn hoa văn trống đồng là vị trớ chủ đạo của hỡnh tượng con người hũa với thiờn nhiờn. Con người lao động, đỏnh cỏ, săn bắn. Con người đỏnh cỏ thổi kốn. Con người cầm vũ khớ để bảo vệ quờ hương và tưng bừng nhảy mỳa mừng chiến cụng hay cảm tạ thần linh... Đú là con người thuần hậu, hiền hũa, mang bản tớnh nhõn văn sõu sắc. Bài 2 : Tỡm từ ghộp, từ lỏy chứa từng tiếng sau : sỏng, trong, tươi. Đặt cõu với một từ ghộp hay một từ lỏy vừa tỡm. Hs đặt cõu, Gv hướng dẫn Hs sửa lỗi, Ghi cõu đặt đỳng vào vở Kĩ thuật Khâu thường (tiết 2) A. Mục tiêu - HS biết cách cẩm vải, cẩm kim, lên kim, xuống kim - Thực hành khâu các mũi khâu thờng - Rèn luyện tính kiên trì, khéo léo B. Đồ dùng dạy học - GV: Tranh quy trình khâu thường; mẫu khâu thường( trên giấy và trên vải) - HS: Bộ đồ dùng kĩ thuật 4 C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I.Kiểm tra bài cũ - 1 em nêu kết luận ở hoạt động 1.1 em thực hành - Khâu thường vào giấy ô ki - GV nhân xét II.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới a)Hoạt động 3:Thực hành - Gọi học sinh nhắc lại về kĩ thuật khâu thường - Gọi 2 h/s thao tac mẫu - GV nhận xét - Treo tranh quy trình, nêu các bước thực hành khâu thường - Kết thức đường khâu ta phải làm gì? - Tổ chức thực hành - GV quan sát, uốn nắn b)Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của h/s - GV tổ chức cho h/s trưng bày sản phẩm - GV tổ chức thi mẫu khâu đẹp - GV nhận xét Biểu dương bài thực hành tốt III. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn h/s ôn bài, chuẩn bị bài tiết 6 2-3 em nêu Lớp bổ sung 2 em thực hiện Lớp nhận xét 2-3 em nêu Bước 1:Vạch dấu đường khâu Bước 2:Khâu theo đường dấu Khâu lại mũi và nút chỉ Cả lớp thục hành khâu trên vải Lớp chia nhóm theo tổ Tổ trưởng điều khiển việc trưng bày sản phẩm,chọn 1 sản phẩm tốt nhất thi trước lớp Các tổ chức dán mẫu khâu đẹp lên bảng Nhận xét chọn mẫu dẹp nhất Tập làm văn Luyện : Luyện tập xây dựng cốt truyện A. Mục đích, yêu cầu Luyện tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện. B. Đồ dùng dạy- học - HS: Vở bài tập Tiếng Việt 4 C. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện xây dựng cốt truyện a) Xác định yêu cầu đề bài - Phân tích, gạch chân từ ngữ quan trọng. - Có mấy nhân vật ? - Đây là truyện có thật hay tưởng tượng, vì sao em biết? - Yêu cầu chính của đề là gì? b)Lựa chọn chủ đề câu truyện c) Thực hành xây dựng cốt truyện - Yêu cầu h/s làm bài đang chưa xong của buổi sáng. d) Chấm chữa bài - Gọi HS lên kể chuyện đã xây dựng III. Củng cố, dặn dò: - Dặn h/s chuẩn bị cho bài kiểm tra. - 1em đọc yêu cầu đề bài - Mở vở bài tập - 2 em trả lời : có 3 nhân vật - Là truyện tưởng tượng vì có nhân vật bà tiên. - Xây dựng cốt truyện (không kể chi tiết). - 2 em đọc gợi ý 1, 2 - Lớp theo dõi sách - Nhiều em nói chủ đề mình lựa chọn - HS làm bài cá nhân vào vở bài tập - 1em làm mẫu trước lớp - Từng cặp kể vắn tắt truyện đã chuẩn bị - HS thi kể trước lớp - Lớp bình chọn bạn kể hay nhất. - 2 em nêu - nghe nhận xét - Thực hiện. Thứ năm, ngày 30 tháng 9 năm 2010 Toán Tự kiểm tra A. Mục đích, yêu cầu - Giúp HS tự đánh giá bản thân vvề việc nắm kiến thức môn toán. - Tiếp tục củng cố những kiến thức toán cho các em. B. Đồ dùng dạy- học C. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra vở bài tập của HS II. Bài mới 1. Hướng dẫn cách làm bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. Không quay ngang dọc, nhìn bài bạn.. - Thực hiện đúng yêu cầu của đề bài. 2. Thực hành - Yêu cầu Hs làm bài. - GV đi kiểm tra việc làm của HS 3. Thu chấm bài - Chấm trước một số bài làm xong. - Thu VBT - Chữa bài. III. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết kiểm tra. HS lấy VBT. HS lắng nghe HS làm bài HS lắng nghe. Chép lại bài chữa của GV - HS lắng nghe. Sinh hoạt lớp tuần 5 A. Mục đích yêu cầu. - Tổng kết hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. - Tổ chức trò chơi: Phấn khởi, hứng thú trong học tập B. Các hoạt động chủ yếu I. ổn định tổ chức. II. Nhận xét dánh giá 1. Tổ trưởng nhận xét từng tổ. 2. Lớp trưởng nhận xét. a) Về đạo đức. b) Về học tập. c) Các hoạt dộng khác 3. Giáo viên nhận xét a) Về đạo đức: - Đa số các em có ý thức tốt, quan hệ với thầy cô đúng mực, thân thiện với bạn bè. - Đi học đều, ra vào lớp ngay ngắn, khẩn trương Tuy nhiên vẫn còn tình trạng đi học chậm. Đặc biệt các bạn còn đùa nghịch nhau nhiều có khi dẫn tới cãi cọ, chửi nhau. b) Về học tập: - Nhìn chung các em có ý thức học tập tốt; học bài và làm bài trước khi đến lớp; hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng. - Bên cạnh đó vẫn còn những ban chưa chú ý vào học tập còn nói chuyện trong lớp, không chịu làm bài tập c) Các hoạt động khác. - Tổ 2 đã tưới nước cho bồn hoa. III. Phương hướng tuần tới Đưa ra những hình phạt cho các bạn còn mắc nhiều khuyết điểm: Viết bản kiểm điểm, phạt trực nhật. Thực hiện đầy đủ nề nếp trường lớp. Tiếp tục tăng cường kiểm tra đồ dùng học tập, vở bài tập. Thực hiên tốt các hoạt động ngoài giờ: Múa hát sân trường, thể dục giữa giờ. IV. Tổ chức cho HS chơi trò chơi ( văn nghệ) HĐNGLL tìm hiểu về truyền thống nhà trường 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt của các thầy cô và gương học tốt của học sinh. - Phấn khởi tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, lớp bằng việc phấn dấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung - ý nghĩa của tên trường. - Những truyền thống tốt đẹp của trường. - Những tấm gương học tập tốt của trường, của lớp mà bạn bè mến phục nhất. - Bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường. b. Hình thức hoạt động - Thi hỏi - đáp và kể chuyện về truyền thống của nhà trường. - Thi đố vui và văn nghệ. 3. Chuẩn bị hoạt động a. Về phương tiện hoạt động - Các mẫu chuyện về danh nhân hoặc địa danh mà trường mang tên; về gương các thầy cô giáo dạy tốt; các bạn học tốt và về những thành tích nổi bật của trường, lớp. - Các bài hát về trường, lớp thầy cô giáo và bạn bè. - Các câu hỏi, câu đố cùng đáp án về truyền thống nhà trường và lớp. b. Về tổ chức - Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề, nội dung chương trình, nội dung chương trình, kế hoạch, thời gian tiến hành cho cả lớp và hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiên hoạt động. - Lớp thảo luận để thống nhất yêu cầu, nội dung chương trình, hình thức hoạt động và phân công công việc cụ thể. - Cử ban giám khảo. - Cử người dẫn chương trình - Trang trí. - Kê bàn hình chữ U. 4. Tiến hành hoạt động a) Khởi động - Hát tập thể: chọn các bài hát liên quan đến chủ đề tháng 9. - Giới thiệu chương trình văn nghệ: tuyên bố lý do, giới thiệu ban giám khảo và thư ký. - Thực hiện cuộc thi: Thi tìm hiểu về truyền thống nàh trường Người dẫn chương trình lần lượt nêu yêu cầu và từng câu hỏi của cuộc thi. Các đội báo cáo tín hiệu trả lời bằng cách giơ cờ. Thi đố vui và văn nghệ: Người dẫn chương trình nêu từng câu đố vui hoặc yêu cầu về văn nghệ, sau đó lần lượt mời các bạn tham dự. 5. Kết thúc hoạt động - Công bố kết quả. - Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. ...
Tài liệu đính kèm: