Tiết 5: TOÁN.
Tiết 19 : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG.
I) Mục tiêu:
- Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gạm, héc-tô-gamvà gam.
- Biết chuyển đổ đơn vị đo khối lượng.
- Biết thực hiện phép tính đối với đơn vị đo khối lượng.
- Thực hiện bài tập 1,2
II) Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK, bảng đơn vị đo khối lượng vẽ sẵn lên bảng phụ
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
III) Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
IV) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TUẦN 5: Thứ hai ngày 19/9/2011 Tiết 1: CHÀO CỜ. (LỚP 2A) --------------------------------------------------------------- Tiết 2: THỂ DỤC. (Đ/ C TÌNH DẠY) --------------------------------------------------------------- Tiết 3: TẬP ĐỌC. NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. Mục tiêu - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). HS khá, giỏi trả lời được CH 4 (SGK). - GD HS tính trung thực II. Đồ dùng dạy học: - Tranh trong SGK. - Bảng lớp ghi từ ngữ, câu cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi hs đọc bài Tre Việt Nam - Trả lời câu hỏi 4 trong SGK - Bài thơ nhằm ca ngợi những phẩm chất gì, của ai? - Gv nhận xét cho điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 1’ Những hạt thóc giống thể hiện rõ hơn: trung thực là một đức tính đáng quý, đáng được đề cao.... - Gv ghi đề bài lên bảng 2. Luyện đọc 8’ - Goi 1 hs đọc toàn bài - Luyện đọc đoạn - Lần 1: Từ khó +từ sai - Lần 2 :Từ chú giải - Lần 3: Đọc trong N3 - Đọc cả bài. 3 Tìm hiểu bài : 10’’ - Gọi hs đọc toàn truyện ? Nhà vua muốn chọn người như thế nào để nối ngôi? - Nhà vua làm cách nào tìm được người trung thực? - Gv hỏi thêm HS: thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không (HS tự trả lời) Mưu kế của nhà vua. - Gv chốt: Đó là mưu kế của nhà vua. Vua bắt dân gieo thứ thóc đã luộc – thứ thóc không thể nảy mầm được, lại giao hẹn kẻ không có thóc bị trị tội. Bằng cách đấy, vua sẽ biết ai là người trung thực, dũng cảm nói sự thật. Đoạn 2 : ? Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? ? Đến kỳ phải nộp thóc cho vua, mọi người đã làm gì? Chôm đã làm gì? ? Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? ? Thái độ mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm? ? Chôm đã được hưởng điều gì? - Theo em, vì sao trung thực là một phẩm chất đáng quý? TK: • Người trung thực là người dũng cảm, dám bảo vệ sự thật, không sợ cái chết, không vì quyền lợi của mình mà dối trá, làm hại người khác. ? Câu truyện ca ngợi ai, ca ngợi điều gì? 4 Đọc diễn cảm 10’ - Gv đọc diễn cảm bài văn. - Giọng văn đọc chậm rãi. Lời Chôm tâu vua ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn (lúc giải thích thóc giống đã được luộc kỹ), khi dõng dạc (lúc ca ngợi đức tính trung thực của chú bé Chôm. - Gọi hs nêu cách đọc từng đoạn - Luyện đọc đoạn * Thi đọc diễn cảm đoạn 3 - Y/C đọc trong N2 - Vài N đọc thi *GV nx đg 3. Củng cố, dặn dò 2’ -Gv củng cố nd bài - Liên hệ trực tế trong lớp về tính trung thực *Dặn dò bài sau - HS đọc thuộc lòng bài thơ. - HS trả lời Bài thơ ca ngợi cây tre, tượng trưng cho người Việt Nam có những phẩm chất tốt đẹp: ngay thẳng, trung thực, đoàn kết, giàu tình yêu thương nhau. - hs ghi vở - 1 hs - 3 hs nối tiếp nhau đọc - 3hs đọc +TLC - hs đọc +3 N thi đọc +nx - 1 hs đọc - 1HS đọc thành tiếng đoạn 1. Cả lớp đọc thầm, - Vua muốn chọn người trung thực để nối ngôi. - Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. - Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm. - Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho vua. Chôm khác hẳn mọi người - Chôm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt. - Mọi người sững sờ, sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm là người dám nói sự thật không sợ bị trừng phạt. - Được lên làm vua • Vì người trung thực là đáng tin cậy, bao giờ cũng nói thật, đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết. • Người trung thực là người yêu sự thật, ghét dối trá. Họ bao giờ cũng là người tốt, người nhân hậu. *) Nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự - hs nghe -3 hs nêu+ đọc đoạn - HS đọc trong N2 - 3 N đọc nx và bình chọn bạn đọc hay nhất --------------------------------------------------------------- Tiết 4: LỊCH SỬ. (Đ/C DƯỠNG DẠY) ------------------------------------------------------------- Tiết 5: TOÁN. Tiết 19 : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG. I) Mục tiêu: - Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gạm, héc-tô-gamvà gam. - Biết chuyển đổ đơn vị đo khối lượng. - Biết thực hiện phép tính đối với đơn vị đo khối lượng. - Thực hiện bài tập 1,2 II) Đồ dùng dạy – học : - GV : Giáo án, SGK, bảng đơn vị đo khối lượng vẽ sẵn lên bảng phụ - HS : Sách vở, đồ dùng môn học. III) Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành IV) Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức : Cho hát, nhắc nhở học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 7 yến = kg 200 kg = tạ 4 tạ = .kg 705 kg = yến GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài – Ghi bảng. b.Giới thiệu Đề-ca-gam, Héc-tô gam: * Giới thiệu Đề – ca – gam: - Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học. GV giới thiệu Đề – ca – gam và ghi lên bảng: Đề – ca – gam viết tắt là : dag 1 dag = 10 g 10 g = 1 dag * Giới thiệu Héc – tô - gam : GV giới thiệu và ghi bảng : Héc – tô - gam viết tắt là : hg 1 hg = 10 dag 1 hg = 100 g * Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng : GV giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng theo SGK. GV nêu nhận xét : Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền nó. c. Thực hành : Bài 1: GV ghi bài tập lên bảng sau đó cho HS lần lượt lên bảng làm bài. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: GV nhận xét chung. Bài 2: - Yêu cầu 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - GV cùng HS nhận xét và chữa bài. Bài 3:(Nếu còn thời gian) - GV ghi đầu bài lên bảng rồi yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV yêu cầu HS N/x và chữa bài vào vở. Bài 4:(HD thực hhiện ở nhà) Yêu cầu HS đọc đầu bài và làm bài vào vở. GV hướng dẫn HS tóm tắt: Có : 4 bánh 1 bánh : 150 g 2 kẹo 1 kẹo : 200 g Tất cả : ..... g ? - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Giây , thế kỷ” Chuẩn bị đồ dùng, sách vở 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu. 7 yến = 70 kg 200 kg = 2 tạ 4 tạ = 400 kg 705 kg = 7 tạ 5yến - HS ghi đầu bài vào vở HS nêu : Tấn, tạ, yến , ki – lô - gam , gam - HS theo dõi và đọc lại, sau đó ghi vào vở 1 dag = 10 g 10 g = 1 dag - HS đọc lại và ghi vào vở. 1 hg = 10 dag 1 hg = 100 g - HS nối tiếp trả lời câu hỏi theo Y/c của GV Lớn hơn ki – lô - gam Ki – lô- gam Nhỏ hơn ki – lô - gam Tấn Tạ Yến Kg hg dag g 1 tấn = 10 tạ = 1000 kg 1 tạ = 10 yến =100 kg 1 yến = 10 kg 1 kg = 10 hg = 1000 g 1 hg = 10 dag = 100 g 1 dag = 10 g 1g - HS lần lượt lên bảng làm bài: a. 1 dag = 10 g 1 hg = 10 dag 10 g = 1 dag 10 dag = 1 hg b. 4 dag = 40 g 3 kg = 30 hg 8 hg = 80 dag 7 kg = 7000 g 2 kg 300 g = 2 300 g 2 kg 30 g = 2 030 g - HS nhận xét, chữa bài. - 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở: 380 g + 195 g = 575 g 928 dag - 274 dag = 654 dag 452 hg x 3 = 1 356 hg 768 hg : 6 = 128 hg - HS nhận xét, chữa bài. - HS làm bài theo nhóm 5 dag = 50 g 4 tạ 30 kg > 4 tạ 3 kg 8 tấn < 8 100kg 3 tấn 500 kg = 3 500 kg - HS đọc đề. Bài giải: Số bánh nặng là: 150 x 4 = 600 ( g ) Số kẹo nặng là: 200 x 2 = 400 ( g ) Số bánh và kẹo nặng là: 600 + 400 = 1 000 ( g ) = 1 ( kg) Đáp số : 1 kg - HS chữa bài vào vở. - Lắng nghe - Ghi nhớ ----------------------------------------------------------- Tiết 6: KĨ THUẬT. KHÂU THƯỜNG (2 tiết ) I/ Mục tiêu: - HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường. - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. - Rèn luyện tính kiên trì, sư khéo léo của đôi bàn tay. II/ Đồ dùng dạy- học: - Tranh quy trình khâu thường. - Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên các vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thườmg. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu kích 20 – 30cm. + Len (hoặc sợi) khác màu với vải. + Kim khâu len (kim khâu cỡ to), thước may, kéo, phấn vạch. III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định và KTBC: Kiểm tra dụng cụ học tập. 2. Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Khâu thường. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu khâu mũi thường và giải thích: các mũi khâu xuất hiện ở mặt phải là mũi chỉ nổi, mặt trái là mũi chỉ lặn. - GV bổ sung và kết luận đặc điểm của mũi khâu thường: + Đường khâu ở mặt trái và phải giống nhau. + Mũi khâu ở mặt phải và ở mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau. - Vậy thế nào là khâu thường? * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật. - GV hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản. - Đây là bài học đầu tiên về khâu, thêu nên trước khi hướng dẫn khâu thường HS phải biết cách cầm vải, kim, cách lên xuống kim. - Cho HS quan sát H1 và gọi HS nêu cách lên xuống kim. - GV hướng dẫn 1 số điểm cần lưu ý: + Khi cầm vải, lòng bàn tay trái hướng lên trên và chỗ sắp khâu nằm gần đầu ngón tay trỏ. Ngón cái ở trên đè xuống đầu ngón trỏ để kẹp đúng vào đường dấu. + Cầm kim chặt vừa phải, không nên cầm chặt quá hoặc lỏng quá sẽ khó khâu. + Cần giữ an toàn tránh kim đâm vào ngón tay hoặc bạn bên cạnh. - GV gọi HS lên bảng thực hiện thao tác. * GV hướng dẫn kỹ thuật khâu thường: - GV treo tranh quy trình, hướng dẫn HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường. - Hướng dẫn HS quan sát H.4 để nêu cách vạch dấu đường khâu thường. - GV hướng dẫn HS đường khâu theo 2cách: + Cách 1: dùng thước kẻ, bút chì vạch dấu và chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu. + Cách 2: Dùng mũi kim gẩy 1 sợi vải cách mép vải 2cm, rút sợi vải ra khỏi mảnh vải dược đường dấu. Dùng bút chì chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu. - Hỏi :Nêu các mũi khâu thường theo đường vạch dấu tiếp theo ? - GV hướng dẫn 2 lần thao tác kĩ thuật khâu mũi thường. - GV hỏi: khâu đến cuối đường vạch dấu ta cần làm gì? - GV hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu theo SGK. - GV lưu ý : + Khâu từ phải sang trái. + Trong khi khâu, tay cầm vải đưa phần vải có đường dấu lên, xuố ... ài 4 (Nếu còn thời gian): Gọi HS đọc yêu cầu của bài toán sau đó làm bài theo nhóm. Gv nhận xét, chữa bài 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về học bài , làm bài tập 5+ (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Biểu đồ” - 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu. ( 87 + 39 ) : 2 = 63 ( 46 + 30 + 64 + 92 ) : 4 = 58 - HS ghi đầu bài vào vở - HS tự làm bài . a. ( 96 + 121 + 143 ) : 3 = 120 b. ( 35 + 12 + 24 + 21 + 43 ): 5 = 27 - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. Bài giải: Tổng số người tăng thêm trong 3 năm là: 96 + 82 + 71 = 249 ( người) Trung bình mỗi năm dân số tăng thêm là: 249 : 3 = 83 ( người) Đáp số: 83 người - HS chữa bài. - HS đọc yêu cầu và làm bai. Bài giải: Tổng số chiều cao của 5 bạn là: 138 +132 +130 + 136 + 134 = 670 (cm) Trung bình số đo chiều cao của mỗi bạn là: 670 : 5 = 134 ( cm) Đáp số: 134 cm - HS chữa bài vào vở. - HS đọc bài và làm bài vào vở Bài giải: Số thực phẩm do 5 ô tô đi đầu chuyển được : 36 x 5 = 180 ( tạ ) Số thực phẩm do 4 ô tô đi sau chuyển được : 45 x 4 = 180 ( tạ ) Số thực phẩm do 9 ô tô chuyển được : 180 + 180 = 360 ( tạ) Trung bình mỗi ô tô chuyển được là: 360 : 9 = 40 ( tạ) Đáp số: 40 tạ - HS chữa bài - Lắng nghe - Ghi nhớ ------------------------------------------------------------------- Tiết 3: TIẾNG ANH. (Đ/C HƯƠNG DẠY) -------------------------------------------------------------------- Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU. Bài 10. DANH TỪ I- Mục tiêu: - Hiểu được danh từ (DT) là những từ chỉ sự vật (người, vật,, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). - Nhận biết được DT chỉ khái niệm trong số các DT cho trước và tập đặt câu (BT mục III). II- Đồ dùng dạy - học: - Giáo viên: Bảng lớp viết sẵn bài 1 phần nxét, giấy khổ to, bút dạ, tranh, ảnh vẽ con sông, cây dừa, trời mưa, quyển truyện... - Học sinh: Sách vở môn học. III- Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, thảo luận, luyện tập, thực hành... IV- Các hoạt động dạy - học - chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Tìm từ trái nghĩa với trung thực và đặt câu với từ vừa tìm được. - Gọi hs dưới lớp đọc đoạn văn đã giao về nhà luyện tập. - GV nxét và ghi điểm cho hs. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng. b) Tìm hiểu bài: *Phần nhận xét: Bài tập 1: Gọi hs đọc y/c và nội dung. - Y/c hs thảo luận cặp đôi và tìm từ. - Gọi hs đọc câu trả lời: Mỗi hs tìm từ ở một dòng thơ. - Gv dùng phấn màu gạch chân dưới những từ chỉ sự vật. Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c. - Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. - Y/c các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu. - Y/c các nhóm trình bày phiếu của mình. GV: Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm và đơn vị được gọi là danh từ. Hỏi: + Danh từ là gì? + Danh từ chỉ người là gì? + Khi nói đến “cuộc đời”, “cuộc sống” em có nếm, ngửi, nhìn được không? + Danh từ chỉ khái niệm là gì? GV giải thích: Danh từ chỉ khái niệm chỉ những cái chỉ có trong nhận thức của con người. Không có hình thù, không chạm tay hay ngửi, nếm, sờ chúng được. - Danh từ chỉ đơn vị là gì? *Phần ghi nhớ: Y/c hs đọc ghi nhớ trong sgk. - Y/c hs lấy ví dụ về danh từ, gv ghi nhanh lên bảng. c) Luyện tập: Bài tập 1: Gọi hs đọc nội dung và y/c. - Y/c hs thảo luận cặp đôi và tìm danh từ chỉ khái niệm. - Gọi hs trả lời, các hs khác nxét bổ sung. + Tại sao các từ: Nước, nhà, người không phải là danh từ chỉ khái niệm? + Tại sao từ “cách mạng” là danh từ chỉ khái niệm? - GV nxét, tuyên dương hs. Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c. - Y/c hs tự đặt câu - Gọi hs đọc câu mình đặt. - GV nxét, sửa sai cho hs. 3. Củng cố - dặn dò: - Thế nào là danh từ ? lấy ví dụ về danh từ chỉ vật cây cối? - GV nhận xét giờ học. - Dặn hs về nhà học thuộc bài. - Chuẩn bị bài sau. - 2 Hs thực hiện y/c. - Hs ghi đầu bài vào vở. - 2 Hs đọc y/c và nội dung. - Hs thảo luận cặp đôi và tìm từ ghi vào vở nháp. - Tiếp nối đọc bài và nxét. Dòng 1: Truyện cổ. Dòng 2: Cuộc sống, tiếng, xưa Dòng 3: Cơn, nắng, mưa. Dòng 4: Con, sông, rặng, dừa. Dòng 5: Đời, cha ông. Dòng 6: Con sông, chân trời. Dòng 7: Truyện cổ. Dòng 8: Mặt, ông cha. - Hs đọc lại. - 1 Hs đọc to, cả lớp theo dõi. - Nhận đồ dùng học tập. - Dán phiếu, nxét, bổ sung. + Từ chỉ người: ông cha, cha ông. + Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời. + Từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa. + Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời. + Từ chỉ đơn vị: con, cơn, rặng. Lắng nghe. - Danh từ là từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị. - Danh từ chỉ người là những danh từ chỉ người. - Không nếm, nhìn được về “cuộc đời” “cuộc sống” vì nó không có hình thái rõ rệt. - Là từ chỉ những sự vật không có hình thái rõ rệt. - Nhắc lại. - Là những từ dùng để chỉ những sự vật có thể đếm, định lượng được. - Hs đọc ghi nhớ (2, 3 em). - Hs nêu ví dụ: thầy giáo, cô giáo, bàn, ghế, gió, sấm... - HS đọc. - Hoạt động theo cặp đôi. - Các danh từ chỉ khái niệm: điểm đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng. - Vì nước, nhà là danh từ chỉ vật người là danh từ chỉ người, những sự vật này ta có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được. - Vì “cách mạng” nghĩa là cuộc đấu tranh về chính trị hay kinh tế mà ta chỉ có thể nhận thức trong đầu, không nhìn thấy và chạm được. - 1 hs đọc thành tiếng. - Đặt câu và tiếp nối đặt câu của mình. - HS đọc: + Bạn An có một điểm rất đáng quý là thật thà. + Chúng ta luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức. - Hs nối tiếp trả lời. - Hs ghi nhớ. ------------------------------------------------------------------- Tiết 5: AN TOÀN GIAO THÔNG. Bài 3 : ĐI XE ĐẠP AN TOÀN I- Mục tiêu . - Học sinh biết xe đạp là phương tiện giao thông thường dễ đi, nhưng phải bảo đảm an toàn. + HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng qui định mới có thể đi xe ra đường phố. + Biết được nhưng qui định của luật giao thông đường bộ .... - Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe. - Có ý thức chỉ đi xe của cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết. II- Nội dung ATGT. 1-Những điều kiện để đảm bảo đi xe đạp an toàn - Phải có xe đạp tốt ... - Xe phải vững chắc ... - Có đủ 2 phanh còn tốt ... - Đã biết đi xe đạp vưng vàng ... - Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp ra đường phố ... 2-Những qui định để đảm bảo an toàn. - Đi đúng hướng đường đường được phép, đúng làn đường dành cho xe thô sơ đi sát mép đường bên phải. - Khi muốn rẽ phải đi sát dần về hướng rẽ ... - Đi đêm phải có đèn chiếu sáng ... Các hành vi cấm - Đi vào đường cấm, đường ngược chiều - Đi dàn hàng ngang - Cầm ô, buông thả hai tay - Đi lạng lách, đánh võng. - Kéo đẩy xe khác ... III-Chuẩn bị - GV: Hai chiếc xe đạp nhỏ, Sơ đồ 1 ngã tư có vòng xuyến, một số hình ảnh đúng và sai - HS : Sách vở IV-Các hoạt động dạy hoc chủ yếu *Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn a-Mục tiêu: Giúp học sinh xác định đươc thế nào là một chiếc xe đạp bảo đảm an toàn HS biết khi nào thì trẻ em có thể đi xe đạp ra đường b- Cách tiến hành - Ở lớp ta có nhưng ai đã biết đi xe đạp ? - Các em có thích được đi học bằng xe đạp không ? GV đưa ra hình ảnh 1 số chiếc xe đạp - Chiếc xe đạp bảo đảm an toàn là chiếc xe đạp ntn? + Kết luận : Muốn đảm bảo an toàn khi đi đường trẻ em phải đi xe đạp nhỏ, xe đạp phải còn tốt, phải có đủ các bộ phận đặc biệt là phanh và đèn . *Hoạt động 2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường . a-Mục tiêu : HS biết những qui định đối với người khi đi xe đạp trên đường - Có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ b- Cách tiến hành . - GV hướng dẫn HS quan sát tranh và sơ đồ phân tích hướng đi đúngvà sai - Chỉ trong tranh những hành vi nào sai ? GV cho HS kể những hành vi của người đi xe đạp không an toàn ? - Theo em để đi xe đạp an toàn người đi xe đạp phải đi ntn ? *Kết luận: Nhắc lại qui định đối với người đi xe đạp * Hoạt động 3: Trò chơi giao thông a-Mục tiêu : Củng cố những kiến thức của học sinh về cách đi đường an toàn - Thực hành và xử lí các tình huống đi xe đạp b- Cách tiến hành - Dùng sơ đồ treo bảng và gọi học sinh xử lí các tình huống - Khi phải vượt xe đỗ trên đường - Khi phải đi qua vòng xuyến . - Khi đi từ trong ngõ ... IV- Củng cố dặn dò: -Vì lí do nào mà em phải đi xe đạp của người lớn ra đường thì phải thực hiện ntn? - Về học bài và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi ra đường NX tiết học - HS trả lời - HS thảo luận nhóm - Phải chắc chắn có đèn phanh có chuông ... - Thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trả lời và phân tích trên sơ đồ: - Không được đi lạng lách - Không đèo nhau đi dàn hàng ngang - Không được đi vào đường cấm - Không buông thả hai tay - Đi bên tay phải ,đi sát lề đường - Đi đúng hướng đường làn đường . - Muốn rẽ phải giơ tay xin đường - Đêm đi phải có đèn phát sáng . - Nên đội mũ bảo hiểm - Phải là xe đạp nữ - Phải có cọc yên thấp - Hạ tay lái xuống thấp - HS nhắc lại - Ghi nhớ ---------------------------------------------------------------------- Tiết 6: SINH HOẠT TUẦN 5. I/ Yêu cầu - HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp - Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS II/ Lên lớp 1. Tổ chức: Hát 2. Bài mới *Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp. - Đạo đức - Học tập - Các hoạt động khác *GV đánh giá nhận xét: a. Nhận định tình hình chung của lớp Ưu điểm: + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm + Đầu giờ trật tự truy bài - Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp - Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác - Có ý thưc đoàn kếtvới bạn, lễ phép với thầu cô giáo Nhược điểm: - Nhiều em còn quên sách vở, bảng con: Thiệp, Ái - Một số em chưa làm bài tập: Thiệp Ái, Thuận - Một số em còn nghịch trong lớp: Thiệp, Thuận, Quỳnh, b. Kết quả đạt được - Tuyên dương: Dũng, Huyền, Trang, Hường, Doanh, Hiếu, Thảo, Hăng hái phát biểu XD bài c. Phương hướng: - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt - Mua đầy đủ sách vở phục vụ cho việc học. *Phần bổ sung: ...... ... . . .
Tài liệu đính kèm: