Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Thùy Dung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Thùy Dung

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực. dũng cảm, dám nói lên sự thật ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

* HS khá, giỏi: trả lời được câu hỏi 4 SGK.

* Kĩ năng sống: Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

+ GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 46, SGK; Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

+ HS: SGK, Vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai, ngày 20 tháng 9 năm 2011
Tiết 2:	 	 Tốn
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.
- Chuyển đổi dược đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
- HS làm bài tập 1, 2, 3. Các bài còn lại HS khá giỏi làm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: Nội dung bảng bài tập 1, kẻ sẵn trên bảng phụ, nếu có thể.
- HS: SGK, Vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
1.KTBC: 
 - GV gọi2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 20.
 - Kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 FBài 1:
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
-GV yêu cầu HS nêu lại: Những tháng nào có 30 ngày ? Những tháng nào có 31 ngày ? Tháng 2 có bao nhiêu ngày ?
 FBài 2:
 -GV yêu cầu HS tự đổi đơn vị, sau đó gọi một số HS giải thích cách đổi của mình.
 FBài 3:
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
 -GV có thể yêu cầu HS nêu cách tính số năm từ khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh đến nay.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài phần b, sau đó chữa bài.
 FBài 4:
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -Muốn biết bạn nào chạy nhanh hơn, chúng ta phải làm gì ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhận xét.
 FBài 5:
 -GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ.
 -8 giờ 40 phút còn được gọi là mấy giờ ?
 -GV cho HS tự làm phần b.
3.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe giới thiệu bài.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS nhận xét bài bạn và đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-Những tháng có 30 ngày là 4, 6, 9, 11. Những tháng có 31 ngày là 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một dòng, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ thứ XVIII.
-Thực hiện phép trừ, lấy số năm hiện nay trừ đi năm vua Quang Trung đại phá quân Thanh. 
Năm đó thuộc thế kỉ XIV.
-HS đọc.
-Đổi thời gian chạy của hai bạn ra đơn vị giây rồi so sánh. (Không so sánh 1/4 và 1/5)
-Bạn Nam chạy hết 1/4 phút = 15 giây; Bạn Bình chạy hết 1/5 phút = 12 giây. 12 giây < 15 giây, Vậy bạn Bình chạy nhanh hơn bạn Nam.
-8 giờ 40 phút.
-Còn được gọi là 9 giờ kém 20 phút.
-Đọc giờ theo cách quay kim đồng hồ của GV.
-HS cả lớp.
--------------------------------------------------------------------------
Tiết số 3:	 	 Tập đọc 
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU
 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực. dũng cảm, dám nói lên sự thật ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* HS khá, giỏi: trả lời được câu hỏi 4 SGK.
* Kĩ năng sống: Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 46, SGK; Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
+ HS: SGK, Vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi sau:
1/. Bài thơ ca ngợi phẩm chất gì? Của ai?
2/. Em thích hình ảnh nào, vì sao?
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Những hạt thóc giống
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Yêu cầu HS mở SGK trang 46, tiếp nối nhau đọc từng đoạn ( HS đọc 3 lượt)
-Gọi 2 HS đọc toàn bài.
-Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
-GV đọc mẫu. 
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
-Gọi HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực.
-Đoạn 1 ý nói gì? – Ghi ý chính đoạn 1.
-Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
+ Theo lệng vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
+ Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra?
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
-Gọi HS đọc đoạn 3.
+Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói.
-Câu chuyện kết thúc như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn kết.
+Nhà vua đã nói như thế nào?
+Vua khen cậu bé Chôm những gì?
+Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình?
+Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
-Yêu cầu HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi : Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
-Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
-Gọi 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra gịong đọc thích hợp.
-Gọi 4 HS tiếp theo đọc nối tiếp từng đoạn.
-Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
-GV đọc mẫu.
-Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc.
-Gọi 3 HS tham gia đọc theo vai.
-Nhận xét và cho điển HS đọc tốt.
3.Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS ghi đề bài vào vở.
-HS đọc theo trình tự.
-2 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc.
-Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời: Nhà vua chọn người trung thực để truyền ngôi.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Vua muốn tìm xem ai là người trung thực, ai là người chỉ mong làm đẹp lòng vua, tham lam quyền chức.
-Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Chôm gieo trồng, em dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Mọi người sững sờ, ngạc nhiên vì lời thú tội của Chôm. Mọi người lo lắng vì có lẽ Chôm sẽ nhận được sự trừng phạt.
-Đọc thầm đọan cuối.
+Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm.
+Cậu được vua truyền ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh.
+Tiếp nối nhau trả lời theo ý hiểu.
*Vì người trung thực bao giờ cũng nói đúng sự thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung.
-Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật.
-Đọc thầm tiếp nối nhau trả lời: Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
-2 HS nhắc lại.
-4 HS đọc tiếp nối từng đoạn.
-Tìm ra cách đọc như đã hướng dẫn.
-4 HS đọc.
-HS theo dõi.
-Tìm ra giọng đọc cho từng nhân vật. Luyện đọc theo vai.
-3 HS đọc.
- Cả lớp.
--------------------------------------------------------
Tiết số 4:	 Chính tả 
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật. 
- Làm đúng BT2 a/b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
* HS khá, giỏi: Giải được câu đố ở BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 + Bài tập 2a, bài tập 2b viết sẵn 2 lần trên bảng lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
-Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết.
-Nhận xét về chữ viết của HS.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn nghe- viết chính tả:
 * Trao đổi nội dung đoạn văn:
-Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
-Hỏi:
+Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
+Vì sao người trung thực là người đáng qúy?
 * Hướùng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
 * Viết chính tả:
-GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu, * Thu chấm và nhận xét bài cùa HS :
 c. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2:
a/. Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Tổ chức cho HS thi làm bài tập theo nhóm.
-Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: Tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả.
b/. Cách tiến hành như mục a.
 Bài 3:
a/. – Gôi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm ra tên con vật.
b/. Cách tiến hành như mục a.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại bài 2a hoặc 2b vào vở. Học thuộc lòng 2 câu đố.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
bâng khuân, bận bịu, nhân dân, vâng lời, dân dâng,
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
+Vì người trung thực dám nói đúng sự thực, không màng đến lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến mọi người.
-Các từ ngữ: luộc kĩ, giống thóc, dõng dạc, truyền ngôi,
-Viết vào vở nháp.
- HS viết chính tả.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Cử 1 đại diện đọc lại đoạn văn.
lời giải- nộp bài- lần này- làm em- lâu nay- lòng thanh thản- làm bài- chen chân- len qua- leng keng- áo len- màu đen- khen em.
-1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Lời giải: Con nòng nọc.
-Lắng nghe.
-Lời giải: Chim én.
-Cả lớp.
Thứ ba, ngày 20 tháng 9 năm 2011
Tiết số 2:	 To¸n
TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số .
- Biết cách tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.
- HS làm bài tập 1 ( a, b, c) và bài 3. Các bài còn lại HS khá giỏi làm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Hình vẽ và đề bài toán a, b phần bài học SGK viết sẵn trên bảng phụ.
- HS: SGK, Vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 21. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Giớ th ... học.
-HS trả lời.
-HS đọc SGK và quan sát tranh, ảnh và trả lời. 
- HS nhận xét ,bổ sung.
-HS lên chỉ bản đồ.
 +HS trả lời.
-HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời.
+ Ở đây rừng bị khai thác cạn kiệt, làm cho đất trồng, đồi trọc tăng lên.
+ HS trả lời.
-HS đại diện nhóm trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung. 
-HS cả lớp quan sát tranh ,ảnh .
- Nhiều HS đọc.
--------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 23 tháng 9 năm 2011
Tiết số 2:	 To¸n
BIỂU ĐỒ ( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột.
- Biết đọc thông tin trên biểu đồ cột.
- HS làm các bài tập 1; 2 ( a) . Các bài khác HS khá giỏi làm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Phóng to, hoặc vẽ sẵn vào bảng phụ biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt
- HS: SGK, Vở, đồ dùng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2 SGK trang 29.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Giới thiệu biểu đồ hình cột – Số chuột 4 thôn đã diệt: 
 -GV treo biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt và giới thiệu: Đây là biểu đồ hình cột thể hiện số chuột của 4 thôn đã diệt.
 +Biểu đồ có mấy cột ?
 +Dưới chân các cột ghi gì ?
 +Trục bên trái của biểu đồ ghi gì ?
 +Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì ?
 *Nếu HS không nêu được các đặc điểm này thì GV nêu cho các em hiểu.
 -GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ:
 c.Luyện tập, thực hành :
FBài 1:
 -GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ này là biểu đồ hình gì ? Biểu đồ biểu diễn về cái gì ?
 -Có những lớp nào tham gia trồng cây ?
 -Hãy nêu số cây trồng được của từng lớp.
-Khối lớp 5 có mấy lớp tham gia trồng cây, đó là những lớp nào ?
 -Có mấy lớp trồng được trên 30 cây ? Đó là những lớp nào ?
 -Lớp nào trồng được nhiều cây nhất ?
 -Lớp nào trồng được ít cây nhất ?
 -Số cây trồng được của cả khối lớp 4 và khối lớp 5 là bao nhiêu cây ?
 FBài 2
 -GV yêu cầu HS đọc số lớp 1 của trường tiểu học Hòa Bình trong từng năm học.
 -Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV treo biểu đồ như SGK và hỏi: Cột đầu tiên trong biểu đồ biểu diễn gì ?
 -GV yêu cầu HS tự làm với 2 cột còn lại.
 -GV yêu cầu HS tự làm phần b.
 -GV chữa bài và cho điểm HS.
3.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi của GV để nhận biết đặc điểm của biểu đồ:
+Biểu đồ có 4 cột.
+Dưới chân các cột ghi tên của 4 thôn.
+Trục bên trái của biểu đồ ghi số con chuột đã được diệt.
+Là số con chuột được biểu diễn ở cột đó.
+2 HS lên bảng chỉ, chỉ vào cột của thôn nào thì nêu tên thôn đó.
-Biểu đồ hình cột, biểu diễn số cây của khối lớp 4 và lớp 5 đã trồng.
-Lớp 4A, 4B, 5A, 5B, 5C.
-Lớp 4A trồng được 35 cây, lớp 4B trồng được 28 cây, lớp 5A trồng được 45 cây, lớp 5B trồng được 40 cây, lớp 5C trồng được 23 cây.
-Khối lớp 5 có 3 lớp tham gia trồng cây, đó là 5A, 5B, 5C.
-Có 3 lớp trồng được trên 30 cây đó là lớp 4A, 5A, 5B.
-Lớp 5A trồng được nhiều cây nhất.
-Lớp 5C trồng được ít cây nhất.
-Số cây của cả khối lớp Bốn và khối lớp Năm trồng được là: 
35 + 28 + 45 + 40 + 23 = 171 (cây)
-HS nhìn SGK và đọc: 
-Điền vào những chỗ còn thiếu trong biểu đồ rồi trả lời câu hỏi.
-Biểu diễn số lớp Một của năm học 2001 - 2002.
-Điền 4, vì đỉnh cột ghi số lớp Một của năm 2001 – 2002.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp dùng bút chì điền vào SGK.
-3 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.
-HS cả lớp.
----------------------------------------------------
Tiết số 3:	 Tập làm văn
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (nội dung Ghi nhớ)
- Biết vận dụng những hiểu đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
+ GV : Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK 
+ HS: SGK, Vở, đồ dùng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
-Gọi HS trả lời câu hỏi.
1/. Cốt truyện là gì?
2/.Cốt truyện gồm những phần nào?
-Nhận xét câu trả lời của HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 FBài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống.
-Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu.
-Kết luận lời giải đúng trên phiếu.
*Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu)
*Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (10 dòng tiếp)
*Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (4 dòng còn lại).
 FBài 2:
-Hỏi: + Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ?
+Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2 ?
-Trong khi viết văn, những chỗ xuống dòng ở các lời thoại nhưng chưa kết thúc đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng.
 FBài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS trả lời cặp đôi và trả lời câu hỏi.
-Gọi HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
 C.Ghi nhớ:
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Nhắc HS đọc thần để thuộc ngay tại lớp.
-Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn bất kì trong các bài tập đọc, truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó.
-Nhận xét, khen những HS lấy đúng ví dụ và hiểu bài.
 D. Luyện tập:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
-Hỏi:
 +Câu truyện kể lại chuyện gì?
+Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?
+Đoạn 1 kể sự việc gì?
+Đoạn 2 kể sự việc gì?
+Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
+Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
-Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
-Gọi HS trình bày, GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà việt lại đoạn 3 câu truyện vào vở.
-2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
-Trao đổi, hoàn thành phiếu trong nhóm.
-Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu SGK.
-Thảo luận cặp đôi. Trả lời.
-Lắng nghe.
-3 đến 5 HS đọc thành tiếng.
-3 đến 4 HS phát biểu:
- 4 HS đọc.
- HS thực hiện.
-2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung và yêu cầu.
- HS lần lượt trả lời.
-Viết bài vào vở nháp.
-Đọc bài làm của mình.
- Cả lớp.
--------------------------------------------------------------------------
Tiết số 4:	 Đạo đức
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết được
- Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
* GDBVMT: HS cần biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, với thầy cô, với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình; về môi trường lớp học, trường học; về môi ở cộng đồng địa phương,
* Kĩ năng sống: Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học; Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến; Kĩ năng kiềm chế cảm xúc ; Kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV : SGK Đạo đức lớp 4
- HS: SGK, Vở, đồ dùng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC:
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Nhắc lại phần ghi nhớ bài “Vượt khó trong học tập”. Giải quyết tình huống bài tập 4. (SGK/7)
 2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Biết bày tỏ ý kiến.
b.Nội dung: 
Hoạt động 1: 
Thảo luận nhóm (Câu 1, 2- SGK/9) 
 -GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống ở câu 1.
 ị Nhóm 1 : Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng?
 ị Nhóm 2 : Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình?
 ịNhóm 3 : Em sẽ làm gì khi em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi?
 ịNhóm 4 : Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường?
 -GV nêu yêu cầu câu 2:
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?
 -GV kết luận:
Hoạt động 2: 
Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/9)
 -GV nêu cầu bài tập 1:
 -GV kết luận
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/10)
 -GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu.
 -GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 (SGK/10)
 -GV yêu cầu HS giải thích lí do.
 -GV kết luận.
- GV hướng dẫn HS biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, với thầy cô, với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình; về môi trường lớp học, trường học; về môi ở cộng đồng địa phương,
 3. Củng cố - Dặn dò:
 -Thực hiện yêu cầu bài tập 4.
 +Em hãy viết, vẽ, kể chuyện hoặc cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em.
- Một số HS thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét.
-HS thực hiện.
-HS thảo luận:
+Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không?
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, 
-Cả lớp thảo luận.
-Đại điện lớp trình bày ý kiến .
- HS từng nhóm đôi thảo luận và chọn ý đúng.
-HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước.
-Vài HS giải thích.
- HS lắng nghe, thực hiện.
-HS cả lớp thực hiện.
- HS: SGK, Vở, đồ dùng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4Tuan 5.doc